Indra Nooyi được biết đến là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong nhiều năm qua, không chỉ thành công trên cương vị “Thuyền trưởng” lèo lái siêu tàu Pepsico vượt qua giai đoạn suy thoái cũng như bứt phá trong giai đoạn tăng trưởng bão hoà. Đưa Pepsi mở rộng toàn cầu và đứng vững trên thị trường thương mại cạnh tranh gay gắt.
Ngoài sự nghiệp lẫy lừng bà Indra Nooyi còn được biết đến là một nhà từ thiện, cải cách xã hội tích cực. Cuộc đời bà là một câu chuyện thành công vươn lên từ người nhập cư nghèo khó để thực sự chinh phục được “Giấc mơ Mỹ”, truyền cảm hứng cho phụ nữ, sự xuất sắc của bà khiến nhiều người phải ngả mũ kính phục.
1. Một vài nét về cuộc đời Indra Nooyi (Indra Krishnamurthy Nooyi):
Indra Nooyi sinh năm 1955 tại thành phố Chennai, Ấn Độ. Sau khi lấy bằng MBA tại một học viện quản lý, Nooyi có 2 năm làm việc cho hãng Johnson & Johnson ở Mumbai trước khi lên đường sang Mỹ năm 1978.
Bà đến Mỹ với tất cả những gì mình có là 500 USD và một học bổng từ Đại học Yale. Là một người nhập cư, bà đã phải làm tất cả mọi việc để có thể tiếp tục học hành.
Indra Nooyi bắt đầu làm việc cho PepsiCo vào năm 1994 và nhanh chóng lên chức giám đốc tài chính vào năm 2001. Thành quả nổi bật nhất trong sự nghiệp của bà tại Pepsico phải kể đến là việc tái cấu trúc toán bộ Pepsico, chỉ đạo các chiến lược toàn cầu của công ty trong hơn một thập kỷ . Từ khi Indra Nooyi trở thành giám đốc tài chính, bà đã khiến cho lợi nhuận ròng hàng năm của công ty đã tăng từ 2,7 tỷ đô lên 6,5 tỷ đô.
2. 9 bài học quản trị doanh nghiệp bền vững từ vị nữ chủ tịch Indra Nooyi đáng kính trong quá trình điều hành Pepsico hơn 1 thập kỷ qua:
1. Tập trung vào tầm nhìn
Indra Nooyi đưa ra một trích dẫn từ kinh thánh: “Nơi nào không có khải tượng, loài người sẽ diệt vong”, bà Indra Nooyi tin rằng tầm nhìn lớn không chỉ phản ánh được chiến lược dài hạn mà còn là động lực thúc đẩy công ty và con người tập trung nhìn phía trước, mở ánh mắt rực rỡ của tương lai với sự lạc quan và chân tay luôn vận động.
“Khi tôi trở thành Giám đốc điều hành, tôi không muốn thay đổi một cách đột ngột các chiến lược của công ty. Nhưng tôi cũng tin rằng việc cải tổ là một nước đi cần thiết để công ty có thể phát triển, và tôi đã làm thế bất chấp khó khăn bằng một tầm nhìn lớn, Pepsi phải hướng tới dẫn đầu và không được quên điều ấy”
2. Phân bổ thời gian hợp lý
Điều này nghe có vẻ cổ xưa nhưng luôn luôn đúng “chìa khóa cho vạn vật là Thời Gian”. Indra Nooyi đề cao việc cân bằng lợi ích ngắn hạn và dài hạn, điều này có nghĩa là người lãnh đạo cần suy nghĩ kĩ về thời gian khi lên kế hoạch chiến lược, càng sát thực tế thì tỷ lệ loại bỏ điểm nhiễu của tương lai sẽ tốt hơn, giúp công ty đi lên và tránh những rủi ro ngắn hạn.
Indra Nooyi khuyên các doanh nghiệp với tư cách nhà cố vấn rằng: “Khi một doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận, doanh nghiệp đó sẽ thu được lợi nhuận ở mức tỉ suất cao, nhưng đó chỉ là con số tăng trưởng nóng không mang tính bền vững. “Tại Pepsi, chúng tôi áp dụng một chiến lược khác, một chiến lược đủ thông minh để chúng tôi có thể phân phối lợi nhuận liên tục và bền vững trong một khoảng thời gian dài”.
3. Kỹ năng đàm phán giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề
Nhớ lại thời điểm ra mắt chiến dịch “Performance with purpose” với mục tiêu tạo ra các sản phẩm của PepsiCo để phục vụ sức khỏe cộng đồng, gắn liền với trách nhiệm xã hội đã bị phản ứng trái chiều, các nhà phê bình thậm chí còn khuyên bà Indra Nooyi hãy quên chế độ dinh dưỡng đi và tập trung vào việc bán khoai tây chiên và nước soda.
Ngay sau khi công bố “Performance with Purpose”, tôi đã đến thăm đội Frito ở Plano, Texas. Họ là những tân binh đầu tiên của tôi. Tôi trang bị cho họ những thông điệp cần thiết để họ thuyết phục những người còn lại tin tưởng vào chiến lược. Bằng cách áp dụng mô hình trên, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng, chúng tôi đã thành lập được Quỹ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Và cùng nhau chúng tôi đã loại bỏ được 6,4 nghìn tỷ calo trong các sản phẩm, vượt cam kết hơn 400% và vượt thời hạn ba năm”, bà Indra Nooyi kể lại.
Điều này rút ra bài học: Điều quan trọng của một chiến lược tốt không chỉ nằm ở thông điệp rõ ràng, mà còn ở khả năng thuyết phục của nhà lãnh đạo để tìm được sự đồng thuận và lan tỏa chiến lược.
4. Nguyên tắc số 1 của lãnh đạo là “ Lắng nghe”
Làm người thường lắng nghe đã khó rồi, làm lãnh đạo bạn phải rèn luyện khả năng lắng nghe lên gấp 10 lần, một doanh nghiệp có càng nhiều người, việc giải quyết vấn đề sẽ càng khó hơn. Cùng một vấn đề nhưng luôn luôn có nhiều ý tưởng khác nhau, thậm chí là những ý tưởng cực kỳ sáng tạo. Kỹ năng lắng nghe sẽ đưa lại cho nhà quản lý nhiều hơn một lựa chọn giải pháp cho các vấn đề. Lắng nghe thể hiện sự khôn ngoan của 1 ông chủ.
“Chúng tôi tiếp nhận phản hồi từ cả người tiêu dùng và nhân viên tại PepsiCo. Và tôi cũng nhận thấy rằng một số lời khuyên tốt nhất đã đến trong khoảnh khắc mà tôi ít mong đợi nhất”, bà Indra Nooyi cho biết.
5. Con người là tất cả
Trước đây, nếu bạn muốn tuyển dụng được người có tài năng tốt nhất, tất cả những gì bạn cần quan tâm chỉ là về năng lực công việc. Trong thế giới ngày nay, điều đó là chưa đủ. Bạn không chỉ cần quan tâm đến cái đầu của nhân viên, mà còn phải hiểu trái tim của họ.
“Khi Steve Reinemund là Giám đốc điều hành của Pepsi, ông đã làm điều này rất tuyệt vời. Ông ấy thường gửi các lá thư viết tay cho nhân viên cám ơn họ đã làm tốt công việc. Khi tôi trở thành CEO, tôi cũng cố gắng làm như vậy.”
6. Để vương miệng trong gara
“Không ai trong chúng ta chỉ là một nhân viên. Chúng ta cũng là một bà mẹ, người vợ hoặc người chồng, con gái hoặc con trai. Ai cũng phải cố gắng cân bằng nhiều vai trò. Và đó là bài học tiếp theo của tôi.
Tôi sẽ không bao giờ quên được lần trở về nhà sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Pepsico vào năm 2001. Mẹ tôi đã đến thăm vào thời điểm đó.
“Mẹ, con có tin tuyệt vời cho mẹ” tôi hét lên. Mẹ tôi bình tĩnh trả lời: “Đợi đã, mẹ cần con đi ra ngoài và lấy sữa!”
Vâng, tôi đi ra ngoài và lấy sữa. Khi tôi trở lại, tôi nhảy lên hào hứng. Tôi hét lớn: “Con có một tin tuyệt vời cho mẹ. Con vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Pepsi. Vậy mà tất cả những gì mẹ muốn con làm là đi ra ngoài và lấy sữa sao?”
Mẹ tôi đã nói: “Để mẹ giải thích cho con nghe. Con có thể là Chủ tịch của Pepsi. Nhưng khi bước vào ngôi nhà này, trước tiên con là vợ và là mẹ. Không ai có thể thay được vị trí đó của con. Vậy nên hãy để lại vương miện trong gara!”
Mẹ tôi nói đúng, tất nhiên. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta làm được gì, không ai có thể thay thế chúng ta trong gia đình của chúng ta.
7. Hãy thực tế trong vai trò của mình
Với tư cách là CEO của PepsiCo, bà Indra Nooyi thường đặt ra những mục tiêu thực tế cho bản thân và nhân viên của mình. Bà chia sẻ “Tôi sẽ không yêu cầu ai làm điều gì đó mà tôi sẽ không thể tự làm”.
Khi rời PepsiCo với tư cách CEO, bà Indra Nooyi nói rằng “Một người ở vị trí hàng đầu cần phải hoạt động hết công suất và thực tế trong từng đầu việc cụ thể. Bạn không thể nghĩ đến kế hoạch dài hạn khi luôn thất bại ở mọi bước đi ngắn hạn. Cần kiểm soát được các bước đi ngắn. “
8. Tuổi tác không quan trọng
“Đừng đánh giá nhân sự hoàn toàn qua vẻ bề ngoài hay bằng cấp của họ” khi Indra Nooyi trở thành CEO của PepsiCo vào năm 2006, bà đã 50 tuổi và bà tiếp tục phục vụ công ty với sự nhiệt tình tương tự trong 12 năm. Trách nhiệm với bản thân và xã hội không ngừng là dấu ấn của một nhà lãnh đạo vĩ đại.
9. Trả lại cho xã hội
Trước khi Indra Nooyi trở thành CEO của PepsiCo, công ty đang đấu tranh để giải quyết các vấn đề sức khỏe. Sau khi Indra Nooyi được bổ nhiệm, bà ngay lập tức giải quyết vấn đề béo phì đang bị nhiều khách hàng la ó về sản phẩm của Pepsi. Bà cũng khuyến khích khách hàng chuyển sang đồ ăn nhẹ lành mạnh thay vì nước trái cây ngọt. Kinh doanh không đơn giản là lợi nhuận, kinh doanh là giá trị duy trì của cải. Sức khoẻ người tiêu dùng là trên hết, đó là kim chỉ nam cho mọi chiến lược hay của những tay chơi lớn.
Đọc thêm bài viết cùng chủ đề: 9 tuyệt chiêu quản trị “Hiếm như vàng đen” của trùm dầu mỏ giàu nhất mọi thời đại John D. Rockefeller
—————————————————
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up?lang=vi