Cách đây hơn 2 năm, chúng ta vẫn luôn nghỉ sức khỏe của mình ổn, cho đến khi đương đầu với dịch covid mới biết hóa ra sức đề kháng của mình kém đến thế. Kể từ đợt đó, mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, tăng cường các hoạt động thể thao và ăn uống lành mạnh.
Sức khỏe doanh nghiệp cũng y như vậy, khi mọi chuyện thuận lợi, tình hình kinh doanh khấm khá, chúng ta thường bỏ qua yếu tố lành mạnh, bền vững. Đến khi khó khăn ập tới thì một tổ chức yếu ớt, lỏng lẽo chắc chắn sẽ bị “quật” nhanh nhất, nội bộ rối loạn, chi vượt thu, thậm chí phải tính đến phương án cắt giảm, thu gọn.
Một doanh nghiệp có sức khỏe tốt không những có khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường, mà thêm vào đó còn mang lại mức lợi nhuận cao gấp 2 đến 3 lần so với các doanh nghiệp khác (theo số liệu thống kê từ McKinsey). Đã đến lúc doanh nghiệp nên nghiêm túc xem xét lại sức khỏe của mình, xác định các điểm mạnh-yếu và đưa ra các hành động tăng cường sức khỏe.
Bài viết ngày hôm nay sẽ làm rõ sức khỏe doanh nghiệp là gì, các dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang bất ổn và các biện pháp tăng cường sức khỏe doanh nghiệp đơn giản có thể áp dụng được ngay.
I. Sức khỏe doanh nghiệp là gì?
Nói đến sức khỏe doanh nghiệp đa phần mọi người thường liên tưởng tới các chỉ số tài chính, ví dụ như chỉ số P&L, vốn vay & nợ phải trả, khả năng thanh toán,… Theo đó, chỉ số tài chính chỉ phản ánh một phần sức khỏe doanh nghiệp và là kết quả “đã rồi”, trong khi đó, các yếu tố về mặt con người, vận hành hay quy trình lại mang nhiều ý nghĩa hơn, vì nó cho thấy đây là một doanh nghiệp khỏe mạnh đúng nghĩa và có khả năng thích nghi tốt.
Theo McKinsey & Company, hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của tổ chức đó – khả năng liên kết và đạt được các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo bỏ qua sức khỏe của tổ chức vì họ thiếu một cách rõ ràng để đo lường và cải thiện nó.
Để đánh giá toàn diện sức khỏe của một doanh nghiệp, McKinsey đưa ra 9 nhóm kết quả sức khỏe và 37 phương thức quản lý để tăng cường sức khỏe như sau:
9 nhóm kết quả bao gồm: Định hướng tầm nhìn, Khả năng lãnh đạo, Vai trò và trách nhiệm, Phối hợp và kiểm soát, Định hướng bên ngoài, Học tập và cải tiến, Động lực và khả năng của nhân viên, Môi trường làm việc.
II. Các dấu hiệu nhận biết sức khỏe doanh nghiệp đang đi xuống
Khi cơ thể đang khỏe mạnh, chúng ta ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, nhưng một khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu ốm yếu uể oải, sụt cân/tăng cân bất thường hoặc chỗ bị đau không bớt – đó là lúc chúng ta nên khám sức khỏe thật kỹ lưỡng để tìm ra cách điều trị kịp thời.
Về phía doanh nghiệp, sau đây là một số dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang bị giảm sút:
- Doanh nghiệp chạm trần (ngưng tăng trưởng) trong một thời gian mà không rõ lý do
- Nhân sự ra vô liên tục kể cả các vai trò chủ chốt
- Nội bộ lục đục, bất đồng quan điểm và né tránh trách nhiệm
- Các phòng ban hoạt động riêng lẽ, không quan tâm hoặc không biết đến mục tiêu chung
- Không có quy trình phối hợp làm việc hoặc có nhưng không được đội ngũ follow
- Các cuộc họp không hiệu quả, gây mất thời gian và tăng chi phí
- Mất kiểm soát
Đọc thêm: Mười thay đổi quan trọng nhất mà doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt
III. Các biện pháp tăng cường sức khỏe doanh ngiệp đơn giản áp dụng được ngay
Theo McKinsey, Doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố cốt lõi để tăng cường sức khỏe như:
- Tầm nhìn – Định hướng & Chiến lược
- Con người – Lãnh đạo, Vai trò & trách nhiệm, Học tập & cải tiến
- Quy trình & Dữ liệu – Phối hợp và kiểm soát
- Lực đẩy – Động lực & môi trường làm việc
Với các gợi ý hành động trên, doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng để tăng cường sức khỏe của mình ở những mặt còn yếu. Tuy thế, các hành động vẫn khá khó khăn đối với các doanh nghiệp SME khi chưa có một nền tảng vững chắc và chưa biết thứ tự ưu tiên như thế nào để đảm bảo các hoạt động này phát huy hiệu quả và truyền cảm hứng cho đội ngũ.
Dưới đây là thứ tự các hoạt động tăng cường sức khỏe cụ thể mà doanh nghiệp SME có thể áp dụng được ngay:
- Xây dựng bảng Tầm nhìn chiến lược cụ thể, ngắn gọn nhắm mục đích truyền thông dễ dàng trong tổ chức và cho thấy sự đóng góp của nhân sự trong bảng Tầm nhìn này
- Hoàn thiện sơ đồ tổ chức, trong đó vai trò và mục tiêu sở hữu của mỗi vị trí được thể hiện rõ ràng, minh bạch
- Kiểm soát dữ liệu kịp thời thông qua bảng số liệu cụ thể, được cập nhật đều đặn
- Xây dựng quy trình làm việc & phối hợp phòng ban, đảm bảo đơn giản dễ follow
- Môi trường làm việc cởi mở, thông qua việc tôn trọng ý kiến cá nhân, sự sáng tạo và xung đột lành mạnh
- Đào tạo và thực hành nâng cao năng lực lãnh đạo
- Xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển nhân tài cùng với các chính sách phúc lợi, khen thưởng
Một doanh nghiệp có sức khỏe tốt là tập hợp của những con người phù hợp, có trách nhiệm và đồng lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, nơi có văn hóa cởi mở, sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt và có phương pháp phối hợp làm việc hiệu quả. Với nội lực mạnh mẽ này, các doanh nghiệp có sức khỏe tốt dễ dàng vượt qua các khó khăn và sự biến động của thị trường nhờ mội đội ngũ gắn kết và những nhà lãnh đạo tài năng.
Tập trung vào tăng cường sức khỏe của doanh nghiệp cũng là xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới khi đối mặt với nền kinh tế bất ổn. Hãy nắm bắt và mang đến sự thay đổi cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!
—————————————————
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up