Skip to main content

Hướng dẫn lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ – Template chuẩn Hoa Kỳ

Nội dung bài viết

Theo cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam so với mức tiêu dùng 2023 tăng 15% so với năm 2019.

“Nếu xem thị trường bán lẻ Việt Nam như một chiếc bánh thì đây là chiếc bánh thơm ngon, béo bở với quy mô dân số gần 100 triệu dân, cơ cấu trẻ, chịu chi và chịu thích nghi.”

Mặc dù vậy, một thị trường tiềm năng cũng không có nghĩa là dễ dàng cho tất cả các doanh nghiệp gia nhập vào. Trong một thị trường đầy cạnh tranh và biến động như bán lẻ, đòi hỏi mỗi bước đi của doanh nghiệp đều phải “mang tính chiến lược” và có kế hoạch bài bản để đi xa hơn trong ngành.

Trong bài viết này, Simplamo sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ nhìn sâu vào cơ cấu vận hành của mình, phân tích các điểm chưa hiệu quả, và cuối cùng là đưa ra phương pháp lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ mang tính chiến lược, từng bước xóa bỏ khuyết điểm và phát huy thế mạnh của mình.

1. Đặc thù vận hành trong doanh nghiệp bán lẻ

Bên cạnh các áp lực bởi yếu tố bên ngoài thị trường, thì ở bên trong, doanh nghiệp bán lẻ còn phải đối mặt với rất nhiều sức ép từ cơ cấu vận hành của tổ chức, yêu cầu mọi thứ luôn được diễn ra một cách trơn tru và kịp thời:

  • Quản lý chuỗi cung ứng và tồn kho: Quản lý chuỗi cung ứng là một phần quan trọng của doanh nghiệp bán lẻ, cần đảm bảo rằng họ có chuỗi cung ứng ổn định và hàng tồn kho được quản lý hiệu quả để tránh thiếu hụt hoặc tồn kho quá nhiều. Theo đó việc sử dụng dữ liệu để kiểm soát kỹ hơn ở khía cạnh này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định giúp tối ưu hóa các nỗ lực của mình.
  • Chi phí vận hành và lợi nhuận: Doanh nghiệp bán lẻ phải quản lý các chi phí vận hành một cách cẩn thận để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Biến đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng: Nhu cầu và hành vi của khách hàng không ngừng thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng linh hoạt với thị trường.
  • Thách thức về môi trường: Doanh nghiệp bán lẻ cần đo lường dữ liệu khoa học để kịp thời theo dõi và ra quyết định khi cần thiết, sẵn sàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó với các biến động.

Khi nắm rõ các đặc thù trong ngành của mình, doanh nghiệp bán lẻ sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn cách thức vận hành phù hợp, sao cho giải quyết tốt các sức ép trên mà vẫn tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường.

lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ

Một gợi ý quan trọng của chuyên gia ngành bán lẻ để giải quyết các sức ép bên trong và bên ngoài, đó là sử dụng các bảng dữ liệu đo lường hoạt động kịp thời (hàng tuần, hàng tháng) trong doanh nghiệp bán lẻ. Bên cạnh việc kiểm soát tốt các hoạt động chính từ các phòng ban, cửa hàng và ghi nhận phản hồi của khách hàng, chủ doanh nghiệp còn có thể dựa vào bảng dữ liệu để đưa ra các chiến lược linh hoạt đối phó với sự thay đổi.

Xem thêm: video record webinar “Hướng dẫn lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ 2024” do Simplamo phối hợp với Retail Hub tổ chức.

2. Các điểm chưa hiệu quả trong vận hành doanh nghiệp bán lẻ

Vận hành một doanh nghiệp bán lẻ không phải là việc đơn giản, đó là lý do mà chúng ta thấy nhiều doanh nghiệp gia nhập nhưng cũng không ít doanh nghiệp rút lui khỏi ngành bán lẻ hàng năm. Tại phần này, Simplamo sẽ phân tích những lỗ hỏng trong việc vận hành doanh nghiệp bán lẻ để doanh nghiệp đối chiếu với hoạt động hiện tại của mình, bao gồm 5 khía cạnh quan trọng: Công việc, Con người, Quy trình, Quản lý, Đào tạo:

Công việc

  • Hiện trạng công việc chồng chéo giữa các nhân viên, sếp khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát giữa các cửa hàng.
  • Các sản phẩm hoặc hàng tồn kho không được dự đoán dẫn đến tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hàng.

Con người

  • Mọi người thiếu trách nhiệm giải trình cho công việc cũng như tính chủ động trong quá trình thực thi. Khi đội ngũ không nắm rõ công việc cần làm, khiến quá trình thực thi chiến lược không hiệu quả.
  • Thiếu đào tạo và kỹ năng: Nhân viên không được đào tạo đầy đủ hoặc không có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình.

Quy trình

  • Quy trình không tối ưu: Các quy trình làm việc phức tạp và không tối ưu tăng nguy cơ mắc kẹt và lãng phí. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn làm tăng chi phí và giảm sự hài lòng của khách hàng.

Quản lý

  • Thiếu quản lý chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng không được quản lý một cách hiệu quả có thể gây ra sự không ổn định trong việc cung cấp sản phẩm.

lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ

Như vậy, vận hành doanh nghiệp bán lẻ, không phải chỉ tập trung vào 3 yếu tố Bán hàng, Sản phẩm, Khách hàng là đủ, mà doanh nghiệp còn phải xem xét các yếu tố nền tảng như Công việc, Con người, Quy trình, Quản lý và Đào tạo. Đảm bảo đúng việc, đúng người, trao quyền đúng, hỗ trợ môi trường, đảm bảo tiến độ mục tiêu. Kết hợp sử dụng phương pháp quản trị hệ thống, cơ cấu linh hoạt, xây dựng nền tảng văn hóa và minh bạch hơn.

Và để đi đường dài, đạt được bức tranh tăng trưởng hay nhân chuỗi cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ cần thực hiện song song các hoạt động sau:

  • Xác định rõ các yếu điểm trong nội lực, lên kế hoạch điều chỉnh
  • Lập kế hoạch tăng trưởng 2024 mang tính bài bản, khoa học
  • Đi kèm với đó là cách theo dõi đội ngũ thực thi, đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch

Phần tiếp theo của bài viết sẽ chỉ ra các bước cần thực hiện trước khi lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ 2024, bao gồm phần củng cố nội lực.

3.Hướng dẫn lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ 2024

3.1 Củng cố nội lực trước khi lập kế hoạch kinh doanh

  • Review Tầm nhìn doanh nghiệp

Bước đầu review Tầm nhìn sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định được các điểm quan trọng: Giá trị cốt lõi, giá trị doanh nghiệp, mục tiêu 10 năm, mục tiêu 3 năm. Đây là bước quan trọng để giúp đội ngũ có cái nhìn tổng quan và là điểm then chốt không nên bỏ qua trước khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh năm. Một bản kế hoạch năm không rời xa tầm nhìn sẽ đảm bảo mọi hoạt động của đội ngũ đều đang phục vụ cho bức tranh lớn.

Nếu doanh nghiệp của sếp chưa có bảng Tầm nhìn doanh nghiệp bài bản, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn tại đây.

  • Review Sơ đồ trách nhiệm

Quá trình review Sơ đồ trách nhiệm là bước thứ hai quan trọng giúp chủ doanh nghiệp cụ thể những những chức năng chính công ty cần trong 6 -12 tháng, những chức năng cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chi tiết hơn nữa là tại mỗi chức năng mô tả 3 – 5 vai trò/trách nhiệm chính mà người đảm nhận cần thực hiện. Khi mọi thứ được thể hiện chi tiết hơn, doanh nghiệp sẽ xóa bỏ được hiện trạng chồng chéo ở vai trò trách nhiệm. Đội ngũ nắm rõ công việc của mình, dễ dàng phối hợp và thống nhất hoạt động tại tất cả phòng ban, cửa hàng

Xem bài viết hướng dẫn xây dựng sơ đồ trách nhiệm doanh nghiệp 2024.

3.2 Các bước lập kế hoạch kinh doanh năm

  • Bắt đầu từ xác định mục tiêu năm

Sau khi review lại Tầm nhìn doanh nghiệp và thống nhất ở bức tranh 3 năm, lúc này doanh nghiệp cần tiến hành làm rõ kế hoạch kinh doanh 1 năm của mình, bao gồm các phần quan trọng là: Các chỉ số đo lường quan trọng (doanh thu, lợi nhuận, số cửa hàng, Khách hàng,…) và các mục tiêu năm cần hoàn thành để đạt được các chỉ số đó (bao gồm về Kinh doanh, MKT, Vận hành, Nhân sự,…)

  • Các công việc ưu tiên cần hoàn thành trong 90 ngày đầu tiên

Mộ tổ chức muốn đi đến tầm nhìn xa thì cách đi phải “định hướng kết quả”. Sau khi kế hoạch một năm được làm rõ, doanh nghiệp hãy phân rã mục tiêu năm thành các công việc ưu tiên trong 90 ngày.

Trong môi trường làm việc hàng ngày, đội ngũ của sếp sẽ có rất nhiều sự vụ phát sinh cần phải giải quyết, do đó khi xác định rõ các công việc ưu tiên sẽ giúp đội ngũ biết sắp xếp thời gian và công việc của mình, đảm bảo đặt mục tiêu ưu tiên lên hàng đầu để phục vụ cho mục tiêu ưu tiên của tổ chức. Trong đó, mỗi công việc ưu tiên sẽ được chia nhỏ thành các cột mốc nhỏ hơn, để đảm bảo công việc luôn được theo sát và diễn ra đúng tiến độ.

  • Nâng cao khả năng dự đoán cho Doanh nghiệp bán lẻ thông qua bảng chỉ số Scorecard

Xây dựng chỉ số Scorecard từ 5 -15 chỉ số cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ nhận biết tình hình hoạt động, đây còn là một “bức tranh chụp nhanh” về sức khỏe của doanh nghiệp. Thông qua bảng chỉ số Scorecard chủ doanh nghiệp sẽ đo lường các dữ liệu cốt lõi để nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp.

  • Công cụ giúp doanh nghiệp bám sát kế hoạch, tập trung vào thực thi, giải quyết vấn đề

Để bản kế hoạch kinh doanh dài một năm được đội ngũ theo đuổi đến cùng, doanh nghiệp cần duy trì tổ chức các cuộc họp định kỳ bao gồm: Cuộc họp tuần, cuộc họp quý và cuộc họp năm.

Lý do mà doanh nghiệp cần hình thành nhịp họp này trong tổ chức vì đây chính là sợi dây liên kết mục tiêu kinh doanh với đội ngũ, đảm bảo đội ngũ luôn bám sát kế hoạch, không có sự lơ là, luôn tập trung vào thực thi và giải quyết vấn đề hiệu quả.

  • Đối với cuộc họp tuần hàng tuần, là nơi các thành viên ngồi lại với nhau hàng tuần để review liên tục các mục tiêu, chỉ số và xem xét tình hình, nơi các vấn đề được giải quyết theo nguyên tắc khoa học.
  • Đối với cuộc họp quý: Nơi đội ngũ đánh giá các mục tiêu của quý trước, rút kinh nghiệm và xây dựng mục tiêu cho quý tiếp theo, phù hợp với bối cảnh hiện tại.

lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ

Việc đều đặn tổ chức các cuộc họp hàng tuần theo một khung khoa học, tích hợp quá trình review các chỉ số cốt lõi và mục tiêu, sẽ giúp đội ngũ hình thành tính trách nhiệm, theo dõi mục tiêu đã đặt ra và giải quyết vấn đề kịp thời khi chúng phát sinh. Điều đó có nghĩa là, khi các cuộc họp được tổ chức một cách đều đặn, mục tiêu của sếp sẽ được “hoạt động” liên tục.

Công thức lập kế hoạch kinh doanh và cách thức theo dõi kế hoạch này được diễn ra liên tục hàng tuần đều được tích hợp sẵn trên phần mềm Simplamo.

Không những thế, hiện tại Simplamo đã tích hợp công nghệ AI trong việc đưa ra các gợi ý thông minh để lập kế hoạch kinh doanh năm, như: xây dựng mục tiêu theo ngành, tự động phân rã mục tiêu thành cột mốc, và tạo các chỉ số đo lường hàng tuần dựa trên vai trò của mỗi nhân sự.

Simplamo AI giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thực thi mục tiêu đúng đắn, đảm bảo dẫn dắt một kết quả đúng đắn, xây dựng lộ trình chinh phục chiến lược và nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ.

Các khách hàng bán lẻ đang sử dụng Simplamo để chinh phục mục tiêu kinh doanh như: Bye Béo, Bánh Mì Má Hải, Bánh Mì Khói, Masscom,…

Cảm ơn sếp đã đọc bài viết của Simplamo, để tìm hiểu chi tiết về cách thức lập kế hoạch kinh doanh ngành bán lẻ và quản trị đội ngũ thực thi hàng tuần, sếp hãy đăng ký tại đây, hoặc gọi đến hotline 0901 866 922 để được tư vấn hướng dẫn.

————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up?lang=vi

Recommended For You

Nền tảng đích thực dành cho CEO

Người biết xây dựng tầm nhìn
Đội nhóm hành động xuất xắc

Một phong cách lãnh đạo hiện đại, trao quyền, tăng kết nối và đồng thuận trong toàn đội ngũ, tạo sự tăng trưởng đột phá

Bắt đầu dùng thử