Skip to main content

Bài 5: Giải pháp Tăng trưởng Doanh thu từ Chiến lược Marketing hiệu quả

Nội dung bài viết

Chiến lược Marketing

1. Chiến lược Marketing hiệu quả giúp Tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận

Chiến lược Marketing hiệu quả tác động rất lớn đến tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận của Doanh nghiệp, thông qua các khía cạnh: Tiếp cận đúng thị trường mục tiêu, Định vị và tạo ra Lợi thế cạnh tranh, Tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Được thể hiện qua các con số ấn tượng sau:

  • Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, việc hiểu đúng thị trường mục tiêu có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên đến 20%.
  • Theo Nielsen, các Doanh nghiệp có chiến lược định vị rõ ràng có thể tăng lợi nhuận lên đến 5-7% mỗi năm nhờ việc duy trì lòng trung thành của khách hàng.
  • Theo HubSpot, các công ty có chiến lược tăng cường sự tin cậy của khách hàng thông qua cam kết và dịch vụ bảo đảm thường tăng tỷ lệ duy trì khách hàng lên đến 76%, điều này trực tiếp tác động đến doanh thu bền vững.
  • Một nghiên cứu từ Bain & Company chỉ ra rằng việc tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% có thể làm tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%.

Tóm lại, chiến lược Marketing không chỉ tạo ra các chiến dịch ngắn hạn mà còn định hướng sự phát triển dài hạn của Doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa nguồn lực và mang lại tăng trưởng Doanh thu bền vững.

Đọc thêm: Series Giải pháp Tăng Doanh thu, Giảm chi phí

2. Các lỗi thường mắc phải khi xây dựng chiến lược Marketing:

Marketing đóng vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Và mặc dù nắm bắt được tầm quan trọng của nó, nhưng không phải Doanh nghiệp nào cũng có sự đầu tư đủ, đúng và thực hiện hiệu quả. Dưới đây là các lỗi mà Doanh nghiệp thường gặp đối với hoạt động Marketing:

  • Không lập chiến lược, tất cả tùy thuộc vào cảm tính và bán hàng dựa vào mối quan hệ của chủ Doanh nghiệp
  • Có lập chiến lược nhưng chung chung, mơ hồ, không biết đâu là những yếu tố nền tảng trong một chiến lược Marketing
  • Không có kim chỉ nam mà thường xuyên thay đổi, mỗi lần thay đổi gây ra nhiều xáo trộn trong đội ngũ, hao tốn nguồn lực
  • Chiến lược Marketing không được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu và truyền thông trong nội bộ, các bộ phận khác không nắm bắt chiến lược Marketing của công ty, hình thành nhiều thông điệp khác nhau khi đến tai khách hàng, mất lợi thế trước đối thủ cạnh tranh
  • Có chiến lược Marketing nhưng không được review thường xuyên và áp dụng nhất quán trong các Mục tiêu/Dự án hàng quý hàng năm
Chiến lược Marketing

Không có kim chỉ nam trong Marketing, nhiều Doanh nghiệp loay hoay trong tìm kiếm và bán hàng

Không tận dụng được lợi thế của một chiến lược Marketing hoàn chỉnh, nhiều Doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và nguồn lực trên hành trình tiếp cận khách hàng, thậm chí phải rời bỏ thị trường vì không thể tiếp tục cầm cự. Đây là điều không Doanh nghiệp nào mong muốn.

Bài viết hôm nay Simplamo sẽ hướng dẫn sếp cách lên chiến lược Marketing bằng cách trả lời 4 câu hỏi trọng tâm nhất, là yếu tố nền tảng trong bất cứ một chiến lược Marketing nào. Từ 4 câu trả lời này, Doanh nghiệp sẽ có kim chỉ nam để xây dựng các hoạt động Marketing/Bán hàng nhất quán, tập trung nguồn lực, bứt phá doanh thu.

3. 4 Nội dung chính trong một Chiến lược Marketing nền tảng

Chiến lược Marketing giúp Doanh nghiệp xác định rõ cách tiếp cận thị trường mục tiêu và truyền tải giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm bốn yếu tố chính sau:

1.Target Market (Thị trường mục tiêu):

Xác định nhóm khách hàng lý tưởng mà Doanh nghiệp hướng đến. Đây là phân khúc khách hàng có nhu cầu phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà Doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp cần mô tả chi tiết khách hàng về đặc điểm nhân khẩu học, địa lý, hành vi mua hàng, và các vấn đề mà họ đang đối mặt.

Tiếp cận đúng nhóm đối tượng khách hàng, tìm đúng kênh xuất hiện và thiết kế các chiến lược phù hợp với tệp khách hàng này. Từ đó tiết kiệm nguồn lực, thời gian và đẩy nhanh tốc độ bán hàng.

2. Three Uniques (Ba điểm độc đáo):

Ba yếu tố phân biệt Doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Đây có thể là chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, hoặc bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào khác. Ba điểm độc đáo này giúp định vị Doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và thị trường mục tiêu.

Mỗi Doanh nghiệp phải đối mặt với hàng trăm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và các đối thủ mới gia nhập thị trường mỗi ngày. Thông điệp uniques sẽ giúp khách hàng nhanh chóng phân biệt với đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế nổi bật.

3. Proven Process (Quy trình đã chứng minh)

Một quy trình đơn giản, rõ ràng và đã được chứng minh là hiệu quả, từ giai đoạn khách hàng tiếp xúc đầu tiên đến khi hoàn thành giao dịch. Quy trình này giúp khách hàng hiểu được từng bước mà Doanh nghiệp sẽ thực hiện để mang lại giá trị cho họ, tạo sự tin tưởng và minh bạch.

Quy trình đã chứng minh tạo nên sự thống nhất và hành động đồng bộ trong đội ngũ, đẩy nhanh tốc độ bán hàng và chốt deal thành công. Doanh nghiệp không xây dựng Quy trình mà làm một cách tự nhiên sẽ không duy trì được mức doanh thu ổn định, hao tốn nguồn lực.

4. Guarantee (Cam kết):

Lời hứa hoặc bảo đảm từ Doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Cam kết này có thể là hoàn tiền, bảo hành, hoặc đảm bảo về hiệu quả sản phẩm.

Cam kết tạo niềm tin và tăng khả năng chuyển đổi, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược Marketing

Mục đích của việc xác định này là giúp tạo ra trọng tâm cho các nỗ lực kinh doanh và Marketing của sếp. Một nỗ lực có trọng tâm sẽ giúp sếp bán hàng và chốt được nhiều hoạt động kinh doanh đúng đắn hơn.

Một chiến lược Marketing rõ nét cũng sẽ giúp sếp trở nên khác biệt và nổi bật trong mắt các khách hàng lý tưởng. Tất cả nhân viên sẽ có định hướng đúng về việc khách hàng lý tưởng của Doanh nghiệp là ai, Doanh nghiệp cần làm gì cho họ và sẽ biết làm điều đó như thế nào.

Cuối cùng, sếp sẽ biết ai là kiểu khách hàng sếp nên và không nên phục vụ. Hãy ngừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.

4. Lưu ý khi xây dựng chiến lược Marketing

Mặc dù chỉ là một bảng chiến lược ngắn gọn với 4 câu hỏi rất trọng tâm, nhưng Doanh nghiệp vẫn gặp nhiều lỗi trong quá trình này. Dưới đây là các lưu ý quan trọng để sếp có được câu trả lời và áp dụng chúng hiệu quả nhất:

  • Khi trả lời 4 câu hỏi này, sếp nên tập trung ban lãnh đạo vào một cuộc họp, cùng các thành viên thảo luận và thống nhất câu trả lời. Đây cũng là lúc sếp nhận thấy, dù chỉ là những câu hỏi rất nền tảng nhưng mỗi thành viên sẽ có cách trả lời khác nhau, đây là điều xảy ra trong hầu hết Doanh nghiệp.
  • Câu trả lời cần được thể hiện một cách ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành Marketing gây khó khăn cho các phòng ban khác.
  • Sau khi đã hoàn thành 4 câu hỏi này, sếp cần tổ chức hoạt động truyền thông trong đội ngũ, đảm bảo họ có cùng chung cách hiểu và áp dụng đúng cách.
  • Mỗi khi tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng quý, hằng năm và lên các Mục tiêu/Hành động, cần review lại chiến lược Marketing để đảm bảo các hoạt động đang đi đúng theo chiến lược Marketing này.

Đối với những Doanh nghiệp mới thành lập từ 1-3 năm, có một chiến lược Marketing đúng đắn ngay từ đầu là một việc rất khó khăn. Vì Doanh nghiệp cần thời gian trải nghiệm, đánh giá và điều chỉnh để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất. Nên trong thời gian đầu này, Doanh nghiệp nên nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia và hãy thật quyết tâm cho đến khi tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.

Chiến lược Marketing là phần số 4 trong Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp bao gồm 8 phần mà Simplamo xây dựng cho rất nhiều Doanh nghiệp trong thời gian qua.

Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp cụ thể hóa các ý tưởng và chiến lược của chủ doanh nghiệp từ 50-100 trang xuống còn 2 trang, trong đó bao gồm 8 phần quan trọng: Giá trị cốt lõi, Giá trị Doanh nghiệp, Mục tiêu 10 năm, Chiến lược Marketing, Mục tiêu 3 năm, Kế hoạch 1 năm, Mục tiêu ưu tiên quý, Vấn đề dài hạn.

Đa phần chủ doanh nghiệp đều biết Tầm nhìn là gì và thấy Tầm nhìn của họ rất rõ, sai lầm của họ là cho rằng những người khác cũng nhìn thấy nó. Nhưng thực tế, đội ngũ hầu như không thể nhìn thấy chúng, kết quả là các lãnh đạo luôn cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng, và những Tầm nhìn lớn lao mãi không thể trở thành hiện thực.

Đăng ký tư vấn để tìm hiểu Giải pháp Tăng trưởng bền vững thông qua xây dựng Bảng Tầm nhìn và chiến lược MKT từ Simplamo.

Simplamo – Hệ điều hành quản trị thực thi Mục tiêu xuất sắc với AI, ứng dụng KPI, OKRs, BSC, 4DX. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/vi/sign-up

Recommended For You

Nền tảng đích thực dành cho CEO

Người biết xây dựng tầm nhìn
Đội nhóm hành động xuất xắc

Một phong cách lãnh đạo hiện đại, trao quyền, tăng kết nối và đồng thuận trong toàn đội ngũ, tạo sự tăng trưởng đột phá

Bắt đầu dùng thử