Skip to main content

9 tuyệt chiêu quản trị “Hiếm như vàng đen” của trùm dầu mỏ giàu nhất mọi thời đại John D. Rockefeller

Table of Contents

Dầu mỏ, hay còn được biết đến với cái tên “vàng đen”, là một tài nguyên quan trọng và có giá trị kinh tế lớn. Nhiều quốc gia và tỷ phú siêu giàu trên thế giới đã phát triển doanh nghiệp dựa trên việc khai thác và kinh doanh loại tài nguyên này. Tuy nhiên, sở hữu lượng dầu mỏ lớn như các quốc gia Trung Đông không chỉ mang lại những lợi ích khổng lồ mà còn đem theo những thách thức và rủi ro, đặc biệt là trong việc quản lý và phân phối.

Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc bất ổn chính trị kéo dài suốt nhiều thập kỷ và vẫn chưa được giải quyết triệt để nơi đây.

John D. Rockefeller được biết đến là một trong những người giàu có và quyền lực nhất thế giới nhờ vào sự thành công trong việc xây dựng đế chế kinh doanh dầu mỏ của mình. Ông thành lập và điều hành Tập đoàn Standard Oil, một trong những tập đoàn dầu mỏ “Bành trướng” nhất trong lịch sử. Với ước lượng khối tài sản lên tới xấp xỉ 2% tổng GDP nền kinh tế Mỹ, là nhân tố gây lũng đoạn thị trường bằng cách độc quyền suốt thế kỷ 20, một ông trùm thật sự đằng sau sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ.

Thật khó có thể tưởng tượng nước Mỹ sẽ ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới hiện đại, nếu ngày ấy không có một John D. Rockefeller – Thiên tài kinh doanh, danh bất hư truyền.

I. Ông trùm Do Thái John D. Rockefeller là ai?

John D. Rockefeller (sinh năm 1839 – mất năm 1937) là một doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ gốc Do Thái, được biết đến là trùm dầu mỏ khét tiếng trên thương trường.

Ông thành lập Standard Oil Company vào thế kỷ 19, một trong những tập đoàn dầu mỏ lớn và quyền lực nhất trong lịch sử thế giới đến tận ngày nay. Tính đến năm 1879, Standard Oil kiểm soát 90% lĩnh vực lọc dầu của nước Mỹ, đồng thời cũng thống lĩnh các đường ống, hệ thống đầu mối của Vùng đất dầu và làm chủ luôn cả hệ thống vận tải.

Báo chí Mỹ liên tục nói về sự bành trướng không mệt mỏi của John D. Rockefeller. Người ta nói mỗi sáng thức dậy, tài sản của John D. Rockefeller lại phình to hơn, thậm chí từng giây. Tài sản của ông được ước tính lên tới hơn 300 tỷ USD.

Ngoài sự nghiệp kinh doanh, John D. Rockefeller cũng được biết đến với các hoạt động từ thiện, tài trợ lớn cho giáo dục.

Tiêu biểu như các tổ chức từ thiện thuộc top lớn nhất thế giới gồm: Rockefeller Foundation và Rockefeller University, cùng các đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực Y Học. Toà nhà Liên Hợp Quốc được gia tộc Rockefeller tài trợ đất không hoàn lại tương đương 110 triệu USD.

Ông được mệnh danh là Vua Dầu Mỏ – Người đàn ông kiến tạo nền kinh tế Mỹ

II. Phong cách làm việc “đơn giản” tạo nên một nhà Đại tư bản

John D. Rockefeller nổi tiếng với phong cách làm việc tập trung cao độ và cầu toàn. Ông luôn tìm cách cải tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất, để đạt được hiệu quả và lợi nhuận tối đa.

Một trong những điều nổi bật của John D. Rockefeller là tầm nhìn chiến lược của ông. Ông đã đưa ra nhiều quyết định đột phá và táo bạo trong quản lý và phát triển công ty, như việc tập trung vào sản xuất dầu mỏ để tăng năng suất và giảm chi phí, hay việc thâu tóm các công ty cạnh tranh để đạt được sự kiểm soát toàn diện trên thị trường dầu mỏ.

Triều đại Standard Oil lừng lẫy

Tuy nhiên, để đạt được đế chế Dầu mỏ của mình ông cũng đã có những hành động gây tranh cãi, chèn ép đối thủ không chút nhân nhượng, sử dụng chiến thuật giá cả độc quyền,…. giới truyền thông Mỹ có thời gian còn gọi ông là “Bạch tuộc hút máu”.  Dù vậy, không thể phủ nhận rằng John D. Rockefeller là một nhà kinh doanh tài ba, có nhiều đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp dầu mỏ và nền kinh tế của Mỹ.

Giờ hãy cùng Simplamo khám phá 9 tuyệt chiêu quản trị giúp Vua Dầu Mỏ điều hành đế chế của mình.

III. 9 Tuyệt chiêu quản trị “Hiếm như Vàng đen” của John D. Rockefeller

1. Tập trung vào hoạt động cốt lõi: John D. Rockefeller là nhà lãnh đạo nổi tiếng với cách quản trị công ty theo tầm nhìn xa, ông hiểu rằng để thành công, cần tập trung vào các hoạt động liên quan đến việc khai thác dầu mỏ và sản xuất dầu hỏa bởi vì đó là những hoạt động có khả năng sinh lời cao nhất, sau đó dồn toàn bộ tài nguyên, nhân lực và vốn vào nó. Loại bỏ tất cả các hoạt động phụ khác, không liên quan như sản xuất nến, dầu bôi trơn và mỡ động vật. Ông luôn tâm niệm chỉ có tập trung và tập trung luôn là lợi nhuận cuối cùng.

2. Mô hình quản trị thống nhất: John D. Rockefeller từng tuyên bố trong cuộc họp với các công ty con: “Quy tắc chung của chúng ta là sẽ không tiến hành công việc quan trọng nào, nếu tất cả mọi người không cùng tin rằng hành động đó là đúng đắn”. Sự đồng thuận ở đây là yếu tố then chốt, bởi vì tập đoàn là sự hợp nhất của các công ty có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động của toàn bộ hệ thống có thông suốt, nhịp nhàng hay không đều dựa vào khả năng vận hành của từng bộ phận.

Gia tộc Đại Tư Bản chi phối nền kinh tế Mỹ

3. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: John D. Rockefeller đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển để tìm ra những cách thức sản xuất dầu hỏa mới và tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí hơn. Điều này giúp ông đạt được sự tiến bộ và trở thành một trong những nhà sản xuất dầu hỏa lớn nhất thế giới.

4. Kiểm soát tài chính chặt chẽ: Ông chỉ dựa vào con số để xem xét tình hình công ty Standard Oil của mình có đang đi đúng hướng hay không, ông có một cuốn sổ chép tay tất cả số liệu tài chính của công ty cũng như ghi lại từng mỗi một chi phí, chính xác đến chữ số thập phân cuối cùng. John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá hoạt động của mình thông qua các con số và không gì khác ngoài các con số“.

5. Biết ủy quyền nhiệm vụ: John D. Rockefeller từng nói với một nhân sự mới: “Chẳng ai phải mắc công làm việc nếu như anh ta có thể tìm được bất kỳ người nào khác làm thay. Ngay khi có thể, hãy tìm một người mà cậu có thể tin tưởng, đào tạo anh ta làm việc, rồi sau đó ngồi xuống và vắt tay lên trán suy nghĩ xem làm cách nào để Standard Oil kiếm ra tiền“.

Với John D. Rockefeller, hiện thực hóa quan điểm này đồng nghĩa với việc tự tách bản thân ra khỏi những bộn bề mỗi ngày để dành hết tâm huyết cho “những quyết sách trên diện rộng”.

6.  Tôn trọng nhân viên: John D. Rockefeller thường kể câu chuyện rằng Napoleon Bonaparte đã chẳng thể thành công đến như vậy nếu thiếu đi các vị nguyên soái của mình. Tương tự, vị tỷ phú cũng tin rằng thành công của ông bắt nguồn một phần từ khả năng tạo động lực cho nhân viên. Ông vua dầu mỏ rất biết cách để cho nhân viên tự chủ trong công việc, luôn khéo léo và hoà nhã với những công nhân cấp thấp, không phản ứng giận dữ khi nghe chỉ trích cũng như luôn điềm đạm trong những tình huống căng thẳng.

7. Thực hiện các thỏa thuận chiến lược: John D. Rockefeller đã thực hiện các thỏa thuận chiến lược để tạo ra các liên minh với các đối tác kinh doanh khác, giúp tăng cường vị thế và tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ như ông đã tạo ra một liên minh giữa các công ty dầu mỏ lớn để kiểm soát giá cả và tránh đụng độ trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh.

Năm 1867, ông thiết lập mối quan hệ đối tác với Henry Flagler – một thương gia lớn chuyên kinh doanh rượu và ngũ cốc, người có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực vận tải và biết tận dụng những hiểu biết của mình để đàm phán và thương thảo với các nhà điều hành đường sắt. Nhờ sự kết hợp này, Rockefeller đã được bảo đảm về phương tiện vận chuyển tin cậy với giá cả phải chăng.

Kể từ thời điểm này, chi phí sản xuất bắt đầu giảm. Trong khi các công ty khác phải chịu chi phí khoảng 6 cent cho mỗi gallon Đơn vị đo lường chất lỏng, thì ở nhà máy lọc dầu Standard, với số lượng sản xuất 1.500 thùng chỉ mất có 3 cent mỗi gallon, thậm chí còn thấp hơn. Năng lực sản xuất của Standard đã tạo đà để các nhà sản xuất và cung ứng phát triển lớn mạnh.

John D. Rockefellernói: “Chúng tôi có thể mua các loại nguyên liệu từ keo, sơn, thép,… với giá thấp hơn nhiều so với bất kỳ công ty nào khác bởi vì nhu cầu của chúng tôi tương đối ổn định và bao giờ chúng tôi cũng mua số lượng lớn”.

8. Tiết kiệm là nguyên tắc số 1 trong quản lý: John D. Rockefeller áp dụng phương pháp kinh doanh “khép kín toàn bộ” khi thành lập Standard Oil, nghĩa là kiểm soát tất cả công đoạn và các bộ phận có liên quan, nhằm tối đa hóa việc tự cung tự cấp trong điều kiện cho phép để giảm bớt chi phí. Ông vô cùng nghiêm khắc và đòi hỏi sự chính xác trong việc hạch toán. Mọi số liệu phải được tính tới ba con số phía sau dấu phẩy. Bởi sự chính xác của các con số cho biết ông đang có hay mất bao nhiêu tiền.

Ông kiên quyết yêu cầu mỗi sáng khi đến văn phòng, trên bàn làm việc của ông phải có một biểu đồ báo cáo về lãi ròng của ngày hôm trước. Để tiết kiệm phí vận chuyển, ông cho xây dựng đường ống dẫn dầu. Đến năm l876, Standard Oil đã xây dựng được 644 km đường ống dẫn dầu và một kho chứa l.500.000 thùng dầu tại cuối đường ống.

9. Tạo ra thương hiệu mạnh: John D. Rockefeller đã tạo ra một thương hiệu mạnh cho Standard Oil bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tập trung tuyệt đối vào khách hàng và luôn có được được những thông tin về các xu hướng tiếp theo của thị trường.

Đọc thêm bài viết cùng chủ đề: 9 Bài học quản trị doanh nghiệp Bền Vững từ chủ tịch Pepsico – Nữ tướng quyền lực gốc Ấn Indra Nooyi

IV. Simplamo – Khai thông huyết mạch điều hành bằng thao tác đơn giản

John D. Rockefeller thành công trong quản trị công ty nhờ vào tầm nhìn rõ ràng về chiến lược tham vọng của mình, và trên Simplamo có tất cả những công cụ cần có, để biến tầm nhìn chiến lược thành hiện thực, cộng thêm khả năng lưu trữ tuyệt vời, rất dễ sử dụng bằng các thao tác đơn giản, chỉ cần biết Search google. Tất nhiên bạn không cần phải là tiến sĩ mới làm được điều đó.

Cụ thể Simplamo có các công cụ quản trị rất hệ thống, xây dựng năng lực lõi cho mọi doanh nghiệp, sự đơn giản là chìa khóa. Tiết kiệm biết bao năm khổ luyện với mớ vận hành lộn xộn, rời rạc, cấu trúc lại doanh nghiệp rõ ràng, vững chắc, đặt đúng người đúng vị trí và trao quyền làm chủ công việc, tạo điều kiện cho mọi người phát huy tài năng của mình.

  • Thứ nhất, đa số các lãnh đạo đều có cái tôi lớn, vì thế để thống nhất ý kiến trong hội đồng quản trị là chuyện rất khó, tuy nhiên Simplamo có công cụ xây dựng tầm nhìn mục tiêu cốt lõi bằng 8 câu hỏi đơn giản theo mô hình quản trị hiện đại đến từ Hoa Kỳ. Giúp các lãnh đạo cùng nhìn một hướng và lao nhanh về một thế giới rộng lớn hơn.

  • Sơ đồ trách nhiệm được cụ thể hoá các đầu việc cho mọi chức danh trong công ty, từ 5 vai trò cốt lõi cho từng người trở xuống, bởi vì sự minh bạch và đơn giản giúp “Tối thiểu hóa sự hiểu lầm” trong đội nhóm.

  • Thiết lập quy trình kinh doanh theo từng nhóm ngành, tất cả gợi ý đều được tích hợp sẵn trên phần mềm Simplamo, các mẫu đã có sẵn, click chuột một cái là xong ngay – Không cần bạn phải là tiến sỹ mới làm được.
  • Chỉ số mục tiêu KPI được theo dõi toàn bộ trên Scorecard và được thảo luận liên tục để phù hợp với tình hình kinh doanh và sự linh hoạt của thị trường, xuất file nhanh như chớp, thuận tiện cho việc in ấn báo cáo.

  • Đối thoại 1:1 tăng khả năng trao quyền – điều đó thể hiện sự vĩ đại của một ông chủ (Lãnh đạo cấp độ 5 theo Jim Collins – Tác giả cuốn sách từ tốt đến vĩ đại), đẩy nhân viên vào những việc táo bạo, cho phép họ tự làm chủ task để khám phá ra họ tài giỏi tới mức nào.

  • Ra quyết định đầy tự tin nhờ vào các dữ liệu có căn cứ được lưu trữ trên phầnmềm.
  • Công cụ Weekly Meeting khắc phục hàng tấn các đoạn gãy trong thực thi kế hoạch – Nhịp họp Weekly hiệu quả, với bộ khung có sẵn, 7 bước cụ thể, các bước đều được link với nhau và tự động tạo các vấn đề khi phát sinh liên tục. Cần giải quyết gấp sẽ cho lên To-do list, nếu lâu hơn, sẽ được liệt kê vào Rock mục tiêu quý cần hoàn thành. PIC cho từng người cụ thể, luân phiên điều phối cuộc họp ở trên BOD giúp anh em quản lý cấp trung mạnh lên và không có thói quen ỷ lại vào Sếp lớn.

Simplamo còn hơn cả một phần mềm, đó là tâm huyết, trí tuệ của các kỹ sư đang không ngừng cải tiến, cập nhật sản phẩm trở nên thông minh hơn, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn và đặc biệt giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh bền vững, chúng ta cùng đồng hành và cùng chiến thắng.

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp các sếp chính là kim chỉ nan tuyệt đối cho Simplamo, bằng tất cả trái tim và khát khao, Simplamo tin là mọi nỗi đau vận hành sẽ được Simplamo hoá giải thành Zero, dọn đường cho các Sếp vươn mình bứt phá, phát huy tối đa tiềm năng phát triển của doanh nghiệp – Siêu tăng trưởng – Siêu lợi nhuận.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Recommended For You

True Platform for CEO

Run Business Simply and More

Empower People, Increase Connection, Grow Company with Simplamo

Start your trial