Skip to main content

Cách xây dựng OKRs đơn giản cho Doanh nghiệp kết hợp với ứng dụng AI

Table of Contents

Phát triển dựa trên phương pháp quản trị mục tiêu MBO và được hoàn thiện bởi John Doerr từ năm 1974, OKRs ngày nay là một trong những phương pháp quản trị nổi tiếng nhất và được áp dụng thành công tại các công ty lớn như Google, Spotify, Adobe, Facebook, Twitter, Linkedin,…Tại Việt Nam, OKRs phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Có rất nhiều khóa học và công cụ để Doanh nghiệp Việt triển khai OKRs cho đội ngũ, thế nhưng OKRs vẫn còn khá phức tạp và mất nhiều thời gian để xây dựng hàng quý. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng OKRs đơn giản kết hợp với ứng dụng AI – xu thế áp dụng OKRs mới trên toàn cầu, giúp tăng tốc độ và tối ưu chi phí cho mỗi lần triển khai OKR.

cach-xay-dung-okrs

1. OKRs là gì? Lợi ích của OKRs đối với Doanh nghiệp

OKRs (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhằm giúp tổ chức định hướng, tập trung vào mục tiêu cụ thể và đo lường được hiệu suất. OKRs bao gồm hai thành phần chính:

  1. Mục tiêu (Objectives): Đây là những mục tiêu cấp cao mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Mục tiêu phải cụ thể, đo lường được và thường được thiết lập dựa trên chiến lược tổng thể của tổ chức.
  2. Chỉ số Kết quả Chính (Key Results): Key Results là các chỉ số cụ thể và đo lường được mà tổ chức sử dụng để đánh giá mức độ thành công của mục tiêu. Chúng thường được thiết lập dưới dạng số liệu hoặc phần trăm cụ thể.

Lợi ích của OKRs đối với Doanh nghiệp:

  • Tạo sự tập trung: OKR giúp tổ chức tập trung vào 3 – 5 mục tiêu quan trọng nhất, khai phá tối đa năng lực đội ngũ, loại bỏ các công việc thừa thải từ đó tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
  • Liên kết mục tiêu nội bộ: Bằng việc thống nhất các mục tiêu chung và phân bổ hợp lý từ trên xuống dưới, cũng như liên phòng ban, OKR đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức đều phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Đo lường hiệu suất: Bằng cách sử dụng Key Results, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tiến triển và hiệu suất của đội ngũ một cách rõ ràng.
  • Tăng tính cam kết, trách nhiệm: Việc theo dõi định kỳ sẽ tạo ra sự cam kết của mỗi cá nhân đối với OKRs của họ, đồng thời gia tăng tính trách nhiệm trong công việc khi mọi thứ đều rõ ràng và minh bạch.
  • Mang lại kết quả vượt bậc: Bằng việc sử dụng khéo léo OKRs, các nhà lãnh đạo và quản lý có được công cụ mạnh mẽ để tập trung đội ngũ vào những mục tiêu đột phá, phát huy sức sáng tạo và năng lực dựa trên sự cam kết và trao quyền, từ đó mang đến kết quả vượt bậc cho doanh nghiệp.

2. OKRs phù hợp với Doanh nghiệp nào?

Trên thực tế, OKRs phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp với quy mô và ngành nghề khác nhau, chứ không chỉ giới hạn ở các công ty phần mềm như đa phần chúng ta vẫn lầm tưởng. Trong đó, đối với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, OKRs mang đến những lợi ích riêng biệt như:

  • Start-up: OKRs giúp các công ty mới thành lập xác định hướng đi đúng đắn và đảm bảo rằng họ không trải qua sự lãng phí thời gian và nguồn lực.
  • Giai đoạn phát triển: OKRs giúp xây dựng và thực thi các chiến lược tăng trưởng một cách hiệu quả, triển khai đồng bộ trong toàn tổ chức, phát huy năng lực nhân viên và gắn kết đội ngũ.
  • Giai đoạn trưởng thành: OKRs giúp quản lý hiệu quả, minh bạch, tối ưu hiệu suất làm việc và kết nối các phòng ban trong tổ chức vào mục tiêu chung.

3. Các khó khăn khi áp dụng OKRs hiện nay

Mặc dù OKRs được PR rầm rộ tại Việt Nam trong thời gian gần đây, với nhiều khóa học và công cụ hỗ trợ, thế nhưng không có nhiều doanh nghiệp thành công với phương pháp quản trị này. Dưới đây là một số nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các khó khăn khi áp dụng OKRs:

  • Chưa có nền tảng vận hành ban đầu trước khi áp dụng OKRs

OKRs được áp dụng thành công ở các công ty lớn, tạo nên sự phát triển vượt bậc, không có nghĩa là bất cứ công ty nào áp dụng OKRs cũng thành công. Vì trước khi có OKRs, bản thân những công ty này đã có nền tảng vận hành tốt cùng với những con người phù hợp. Ngược lại, khi doanh nghiệp chưa có một trong hai yếu tố trên, áp dụng thêm OKRs sẽ tăng thêm áp lực trong vận hành và sự rối loạn trong đội ngũ.

  • Niềm tin về phương pháp và quyết tâm từ ban lãnh đạo

Phần nhiều các doanh nghiệp tìm đến OKRs đã thất bại với các phương pháp quản trị trước đó (cụ thể là KPI), việc tiếp tục với một phương pháp mới dễ dẫn đến những ngờ vực trong đội ngũ. Do đó, sự quyết tâm từ ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, nên cho đội ngũ thấy được bức tranh tổng quát và các kết quả đi kèm trong công việc để duy trì niềm tin về phương pháp.

  • Không thể duy trì trong thời gian dài

Bất kể là phương pháp nào, để có thể duy trì trong thời gian dài, đều phải đơn giản hóa cách thực hiện và gắn với công việc hàng ngày, OKRs cũng không loại trừ. Hiện nay, các hướng dẫn về cách xây dựng OKRs khá phức tạp, tốn nhiều nguồn lực và thời gian (từ 4-6 tuần cho mỗi quý). Quá mất thời gian, rườm rà, ảnh hưởng đến công việc hiện tại mà chưa cho thấy hiệu quả như mong muốn dễ dẫn đến tình trạng từ bỏ sau 2,3 chu kỳ OKRs.

  • OKRs không phải là tất cả

Như đã nói bên trên, OKRs không phải là tất cả để biến mọi mục tiêu trở thành hiện thực, ngoài việc sử dụng OKRs linh hoạt với đặc thù của mình, doanh nghiệp cần kết hợp OKRs với các phương pháp quản trị khác & nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo để mang đến hiệu quả tối ưu.

4. Mục tiêu quý (Goals) – Cách xây dựng OKRs đơn giản của thế kỷ 21

Sau khi đã thất bại với KPI và OKR truyền thống, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tìm đến một cách thức xây dựng mục tiêu hiện đại và đơn giản hơn, gọi là Goals – Mục tiêu quý.

4.1. Mục tiêu quý (Goals) là gì?

Goals là những mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hoàn thành trong vòng 90 ngày (một quý). Trong đó, mỗi Goals sẽ được chia nhỏ thành các milestone (cột mốc tiến độ) để đo lường tiến trình đạt được mục tiêu. Về mặt ý nghĩa:

  • Goals tương đương với Objective trong OKRs
  • Milestone gần giống với Key Result

cach-xay-dung-okrs

4.2 Lợi ích của Goals so với OKRs truyền thống

  • Thời gian xây dựng và triển khai nhanh chóng

Trong khi OKRs thường mất từ 4-6 tuần với khoảng trên dưới 10 cuộc họp (họp BOD, họp từng phòng ban, họp chéo các trưởng bộ phận) để viết, thống nhất và công bố OKRs trong toàn tổ chức.

Thì với phương pháp xây dựng mục tiêu Goals chỉ mất khoảng 1-2 tuần với 2 cuộc họp chính thức. Việc xây dựng và thống nhất nhanh chóng sẽ không làm ảnh hưởng tới khối lượng công việc hiện tại của đội ngũ, giảm áp lực cho cấp quản lý-lãnh đạo và dành nhiều thời gian cho thực thi.

  • Tiết kiệm thời gian họp review, checkin 1-1

Đối với OKRs, các trưởng nhóm sẽ dành thời gian mỗi tuần để checkin 1-1 với từng thành viên trong team của mình (trung bình một cuộc họp khoảng 30 phút), tương tự CEO cũng sẽ họp riêng với các trưởng bộ phận. Nếu một doanh nghiệp có nhiều phòng ban và mỗi phòng ban có nhiều nhân viên thì hầu như thời gian của cấp quản lý là dành cho họp hành, tạo ra rất nhiều áp lực cho đội ngũ.

Với Goals, trung bình một quản lý chỉ tham dự hai cuộc họp/tuần, một là cuộc họp BOD để review tiến độ thực thi Goals phòng ban, và hai là cuộc họp với tất cả thành viên trong team để review Goals cá nhân. Các cuộc họp này đều có khung chuẩn, tập trung vào nhận diện và xử lý vấn đề quan trọng, thống nhất ý kiến trong toàn team, với thời lượng tối đa 90 phút.

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ không còn tình trạng lãng phí thời gian cho quá nhiều cuộc họp, tạo môi trường làm việc năng suất, chủ động, tối ưu chi phí vận hành.

  • Goals không đơn lẽ như OKRs, mà có sự hỗ trợ của các công cụ khác tạo thành một nền tảng hoàn chỉnh

Để triển khai OKRs hiệu quả, doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình nền tảng vận hành chuẩn, đi từ Giá trị cốt lõi, Tầm nhìn, các mục tiêu 3 năm,1 năm để tạo nên OKRs hàng quý đồng nhất và phục vụ cho bức tranh dài hạn, cần phải có sơ đồ tổ chức hoàn thiện cùng với nhân sự phù hợp để giao OKRs đúng người đúng vị trí, và cách thức triển khai mục tiêu hiệu quả đồng bộ.

Trong khi đó, Goals không riêng lẽ, đi kèm với Goals là các công cụ vận hành khác tạo thành một nền tảng vận hành vững chắc và đồng bộ cho doanh nghiệp, đi từ Bảng Tầm nhìn – Chiến lược, Giá trị cốt lõi, các mục tiêu 3 năm, 1 năm, Sơ đồ trách nhiệm, Bảng chỉ số KPI đo lường hàng tuần, phục vụ cho tiến trình đạt được Mục tiêu và các khung cuộc họp định kỳ hàng tuần, hàng quý, hàng năm.

Các công cụ này kết hợp một cách nhịp nhàng, tạo nên một tổ chức làm việc hiệu suất, gắn kết, là tập hợp của Đúng người-Đúng vị trí, tạo điều kiện cho Mục tiêu hàng quý Goals được triển khai quyết liệt và tiến tới đạt được Tầm nhìn dài hạn.

cach-xay-dung-okrs

  • Cách thức duy trì trong dài hạn

Cái gì càng phức tạp và mất nhiều thời gian thì càng khó duy trì. Thấu hiểu nguyên lý đó, Goals là phiên bản đơn giản và xây dựng nhanh chóng hơn so với OKRs truyền thống nên dễ dàng được duy trì trong đội ngũ.

Bên cạnh Goals, còn có sự hỗ trợ của khung cuộc họp đội ngũ định kỳ hàng tuần, giúp review tiến độ và giải quyết vấn đề kịp thời; các chỉ số KPI hàng tuần, đảm bảo công việc được diễn ra đều đặn, không dồn nước tới chân mới nhảy, giúp ban lãnh đạo kịp thời nhận diện vấn đề và đưa ra quyết định kịp thời.

Cùng với đó là khung cuộc họp hàng quý (tổng kết Goals quý trước và xây dựng Goals quý sau), khung cuộc họp hàng năm (tổng kết năm trước và xây dựng mục tiêu cho năm mới). Tất cả đội ngũ sẽ hòa vào một guồng làm việc nhịp nhàng và đồng bộ từ tuần này cho đến tuần tới, từ quý này cho đến quý sau và năm này cho đến năm khác.

Người Việt vốn không có tính kỷ luật cao nên việc đưa đội ngũ vào guồng làm việc này sẽ dần tạo nên tính cam kết, kỷ luật và bền bỉ, khắc phục điểm yếu vốn có và tạo nên một tổ chức hiệu suất cao.

cach-xay-dung-okrs

4.3 5 bước xây dựng OKRs đơn giản 

Dưới đây là 5 bước xây dựng Mục tiêu quý – Goals cho doanh nghiệp:

  • Bước 1: Chọn ngày tương lai

Là ngày cuối cùng để tính kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một quý. Thông thường sẽ là ngày cuối cùng của quý đó.

  • Bước 2: Tính toán Mục tiêu tài chính

Xoay quanh Doanh thu, Lợi nhuận mong muốn. Thông thường con số này sẽ được phân rã từ Bảng Mục tiêu năm. Hoặc có thể lấy con số ước tính của quý trước cộng thêm phần trăm/con số bạn mong muốn tăng lên.

  • Bước 3: Viết các chỉ số đo lường

Hãy trả lời câu hỏi “Doanh thu này đến từ đâu?” hoặc “Con số nào đo lường sự thành công?”. Ví dụ như: Số lượng khách hàng mới, Số lượng khách hàng cũ tái ký hợp đồng, Số hợp đồng trong nước, Số hợp đồng quốc tế,…

  • Bước 4: Xác định 3 đến 7 Mục tiêu Phi tài chính

Là 3 đến 7 Mục tiêu ưu tiên cần hoàn thành trong quý này để hỗ trợ đạt được Mục tiêu năm.

Lưu ý: Ban lãnh đạo cần ngồi xuống cùng nhau xác định Mục tiêu quý cấp toàn doanh nghiệp trước tiên. Sau đó, các trưởng phòng sẽ triển khai Mục tiêu cấp phòng ban và cuối cùng từng cá nhân trong phòng ban, để chắc chắn rằng Mục tiêu được phân rã từ cấp công ty, có sự liên quan – hỗ trợ với nhau.

  • Bước 5: Chia nhỏ Mục tiêu

Cuối cùng, người sở hữu Mục tiêu sẽ tự thiết lập các milestone (cột mốc tiến độ) để đạt được Mục tiêu của mình, sau đó trình bày với cấp trên và đội nhóm trong cuộc họp hàng tuần.

cach-xay-dung-oksr

Như vậy, một bảng Mục tiêu quý hoàn chỉnh sẽ bao gồm các Mục tiêu tài chính (như Doanh thu, Lợi nhuận, các chỉ số quan trọng… và sẽ được phân rã thành chỉ số KPI đo lường hàng tuần sau đó) cùng với 3-7 Mục tiêu phi tài chính, để đạt sự tập trung và khả năng hoàn thành cao.

Để xem hướng dẫn chi tiết các bước, các nguyên tắc xây dựng Mục tiêu và các ví dụ minh họa, bạn hãy nhấn vào đây.

Đọc thêm bài viết: Cách xây dựng KPI đơn giản kết hợp với ứng dụng AI

5. Cách ứng dụng AI trong xây dựng OKRs đơn giản

5.1 Giới thiệu Simplamo – phần mềm quản lý OKR

Simplamo là phần mềm quản lý OKR, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Bằng cách đơn giản hóa và kết hợp mượt mà các phương pháp quản trị truyền thống như OKRs, KPIs, BSC, Simplamo đáp ứng nhu cầu quản trị hiện đại, tinh gọn và bài bản cho các doanh nghiệp SME trong và ngoài nước (Mỹ, Úc, Estonia,…)

phan-mem-quan-ly-okr

Trong đó, Mục tiêu Goals là phiên bản đơn giản hơn của OKRs và Chỉ số scorecard là phiên bản ngắn gọn của KPI. Chỉ số và Mục tiêu sẽ được tạo nên dựa trên cơ sở Bảng Tầm nhìn và Sơ đồ trách nhiệm có sẵn trên Simplamo, cùng với đó là các khung cuộc họp định kỳ (hàng tuần-hàng quý-hàng năm) giúp review mọi hoạt động và xử lý các vấn đề phát sinh cùng đội ngũ, từ đó cam kết khả năng đạt được OKRs và KPI cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, chinh phục tầm nhìn từ 1 đến 3 năm.

Khi sử dụng Simplamo, người dùng sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ và tài liệu hướng dẫn sử dụng (help.Simplamo.com) để tạo nên bảng mục tiêu cho doanh nghiệp. Không những thế, với sự ứng dụng của tính năng AI được ra mắt trong phần mềm quản lý OKR Simplamo vào tháng 8.2023 vừa qua, sẽ giúp người dùng xây dựng mục tiêu nhanh hơn, sát với ngành nghề kinh doanh với nhiều gợi ý thông minh.

5.2 Ứng dụng Simplamo AI trong xây dựng OKRs đơn giản – Goals

Để bắt đầu ứng dụng AI trong xây dựng Mục tiêu quý trong doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện trước các bước sau:

  • Hoàn thiện Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi về Tầm nhìn 1-3 năm, mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận,…
  • Hoàn thiện Sơ đồ trách nhiệm, tại đó mỗi vị trí trên sơ đồ sẽ do một nhân sự phụ trách cùng với 5 vai trò quan trọng mà công ty mong muốn vị trí này đạt được

Đây là hai dữ liệu ban đầu, nền tảng để đảm bảo bảng Mục tiêu quý của doanh nghiệp phù hợp với Tầm nhìn – Chiến lược và với năng lực thực tế của đội ngũ.

Sau đó, tại phần Mục tiêu, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Nhấn nút Tạo mục tiêu/ chọn Hỏi trợ lý AI

Tại đây, bạn cung cấp một số thông tin cơ bản để trợ lý AI có thể phân tích và tối ưu hoá chất lượng trong câu trả lời

Kết quả mong muốn: Bạn hãy mô tả ngắn kết quả về mục tiêu mà mình mong muốn đạt được

Chỉ số đo lường: Dựa trên mục tiêu cần đạt, hãy suy nghĩ về các chỉ số có thể đo lường được mức độ hoàn thành

Ngành nghề: Chọn ngành nghề hiện tại của Doanh nghiệp

Sau khi nhập thông tin, nhấp vào “Đề xuất”

  • Bước 2: Tạo mục tiêu

Simplamo AI sẽ thực hiện quá trình phân tích và gợi ý kết quả cho bạn. Hãy thư giãn và nhấp một ngụm coffee trong khi chờ đợi.

  • Bước 3: Kiểm tra kết quả

Kiểm tra lại kết quả mà Simplamo AI đã gợi ý cho bạn, nếu cảm thấy chưa hài lòng bạn có thể chọn “Thử lại” hoặc “Chỉnh sửa” để có thể cập nhật dữ liệu đầu vào tốt hơn

Nếu như kết quả phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy nhấn “Tạo”, hệ thống sẽ tạo danh sách các Mục tiêu và Cột mốc tương ứng (milestone).

Để xem chi tiết hơn về cách ứng dụng AI trên Simplamo, hãy nhấn vào đây để xem lại buổi hướng dẫn trực tiếp do Simplamo tổ chức vào ngày 14.09 vừa qua.

Kết hợp với trí thông minh nhân tạo của AI, người dùng sẽ có nhiều gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ số doanh nghiệp. Cũng như tiết kiệm thời gian đào tạo và hướng dẫn sử dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên văn hóa làm việc hiện đại, chủ động và phát huy sức sáng tạo.

Đặt lịch tìm hiểu Simplamo tại đây: Đặt lịch

Xem thêm:

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Recommended For You

True Platform for CEO

Run Business Simply and More

Empower People, Increase Connection, Grow Company with Simplamo

Start your trial