Skip to main content

Hiểu ngọn ngành về OGSM vs OKR – Tăng khả năng thực thi ra thành quả của mọi chiến lược kinh doanh 

Table of Contents

“Trong phần lớn các trường hợp – chúng tôi ước tính 70% – vấn đề không phải là chiến lược xấu mà là thực thi xấu.” – Tạp chí Fortune. 

Có sự khác biệt nào giữa hai phương pháp triển khai chiến lược nổi bật của OGSM vs OKR không? Cách để thực thi thành công chỉ số OGSM hay OKR từng bước nhỏ tạo ra một chiến lược lớn thành công như thế nào? Sử dụng phần mềm quản lý có quyết định tất cả? Đặt mục tiêu OGSM vs OKR sao cho đúng? Tất cả sẽ có trên bài viết của Simplamo.com 

1. Tất tần tật về OKR, những gã khổng lồ công nghệ thành công với OKR

OKR là gì?

OKR là một phương pháp quản lý mục tiêu được thiết kế để sắp xếp nhóm và thúc đẩy sự tham gia vào chiến lược thông qua các mục tiêu có ý nghĩa và có thể đo lường được. Không nên nhầm lẫn OKR với KPI truyền thống. OKR là về việc thực hiện các mục tiêu với nhịp độ nhanh và thường xuyên theo dõi kết quả.

Ai đã phát minh ra OKR?

OKRs bắt nguồn từ Peter Drucker. Ông là một trong những nhà sáng lập tư tưởng quản lý đầu tiên. Vào những năm 1950, ông đã giới thiệu một hệ thống gọi là “Quản lý theo Mục tiêu” (MBO). Năm 1968, Andrew Grove đồng sáng lập Intel — khi còn là Giám đốc điều hành của Intel — ông đã phát triển thêm MBO thành bộ khung OKR như chúng ta biết ngày nay. OKR trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990. 

Năm 1974, John Doerr gia nhập Intel và học OKR trong thời gian ở đó. Doerr tiếp tục gia nhập Kleiner Perkins Caufield & Byers. Chính tại đó, một công ty nhỏ có tên Google đã áp dụng lối suy nghĩ và ngôn ngữ quản trị của John Doerr và trở nên siêu thành công sau đó – John Doer vụt sáng trở thành vị  “Bố Già” nổi tiếng của OKR.

OKR viết tắt cho điều gì?

Objectives: Mục tiêu

Key Results: Kết quả then chốt

Những Gã khổng lồ tỷ đô ngốn trọn OKR thành công

OKR được áp dụng bởi một số lượng lớn các tổ chức, công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi bật là sự thành công vượt trội của các ông trùm công nghệ ngày nay: Airbnb, Google, Netflix, Microsoft và Viacom…

Ưu và nhược điểm của OKR

Ưu điểm của OKR

  • Cam kết: Các mục tiêu và kết quả phân rã từ cấp công ty, đến các phòng chức năng, phân bổ cho từng thành viên trong nhóm thúc đẩy sự tham gia vào kế hoạch.
  • Trách nhiệm giải trình: OKR giúp tổ chức thoát khỏi bức tranh hiểu sai về phương hướng, trao quyền cho nhóm đặt mục tiêu của riêng họ, liên kết với mục tiêu chung.
  • Tốc độ: Có khả năng thích ứng và phản ứng với thế giới thay đổi trong tích tắc là quan trọng đối với việc phân phối chiến lược. Với OKRs, bạn được khuyến khích đặt mục tiêu theo chu kỳ hàng quý.
  • Giao tiếp: Yếu tố chính tạo nên khoảng cách giữa chiến lược và thực thi là giao tiếp. OKR đảm bảo cho nhóm của bạn không bị phân tâm và tăng cường khả năng cộng tác và tương tác giữa tất cả các bộ phận và cá nhân liên quan tới mục tiêu.

Nhược điểm của OKR

  • Khả năng đạt mục tiêu: Với chu kỳ hàng quý, OKR về bản chất không mang tính chuyển đổi linh hoạt với một số ngành đòi hỏi tốc độ thay đổi nhanh vượt trội như Chứng khoán, truyền thông, chiến dịch tranh cử,…Những ngành đặc thù bị giới hạn bởi nhiều biến động của thị trường quá nhanh – Sự cấp bách tính bằng giây, đợi đến hết quý, các mục tiêu đã đề ra trước đó cũng đã hết thời.
  • Văn hóa bầy đàn: Với OKR, một mục tiêu trong lĩnh vực này có thể phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu khác. Nếu các nhóm của bạn không sẵn sàng cộng tác hoặc xung đột nội bộ ngầm xảy ra, OKR sẽ là thất bại, do đó văn hóa tấn công tâm lý bộ lạc trong quá khứ có thể tái hiện trên chính nhóm của bạn.
  • Sáo rỗng: Nếu bạn đặt OKR không liên kết chặt chẽ với những vấn đề quan trọng như: Khách hàng của bạn và trải nghiệm của họ – Tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh và lợi nhuận ròng,…, thì những OKR này là những dự án phù phiếm, không giá trị – Đốt tiền với tốc độ ánh sáng, điều này thường xảy ra với các công ty khởi nghiệp hay những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường mới.
  • Tính cụ thể: Một trở ngại phổ biến là OKR phải cụ thể như thế nào mới dễ thực hiện. Lưu ý rằng, OKRs là về những gì bạn đang cố gắng đạt được, chứ không phải cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu đó.

Đọc thêm: Top 5 sai lầm OKR “thịnh hành” nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh chúng

2. Tất tần tật về OGSM và Công cụ vươn lên toàn cầu của P&G, HONDA và COCA – COLA

OGSM là gì?

OGSM là một công cụ được sử dụng trong hoạch định chiến lược, tạo bộ khung thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động bằng cách trả lời 2 câu hỏi cốt lõi: Tổ chức của bạn muốn đạt được điều gì và bạn sẽ đạt được điều đó như thế nào. Điều này giúp kiểm soát chiến lược, giúp chiến lược đi từ việc hình thành trên trang giấy đến lúc được hiện thực hóa trong doanh nghiệp.

Lịch sử OGSM – Công cụ vươn lên toàn cầu của P&G, HONDA, COCA – COLA,…

OGSM một mô hình siêu thành công được các tập đoàn bán lẻ lâu đời trên thế giới như Coca – cola, P&G, và Honda,… áp dụng lại đến từ một đất nước Châu Á và không có gì ngạc nhiên khi Nhật Bản chính là cái tên được nhắc tới.

Cụ thể, mô hình OGSM được sáng tạo bởi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vào những năm 50 của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ 2, mô hình phát triển dựa trên ý tưởng về quản lý mục tiêu của Peter Drucker. Song mô hình này thực sự trở nên phổ biến khi được Nasa áp dụng lần đầu tiên tại Mỹ trong dự án Apollo –  Đưa con người lên mặt trăng lần đầu tiên.

Và ngày 16/7/1969 con người biết tới câu nói huyền thoại “Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng là một bước tiến khổng lồ của nhân loại” từ người hùng không gian Neil Armstrong. 

Sau khi Nasa áp dụng thành công mô hình này, hàng loạt các công ty khác, đặc biệt là các công ty sản xuất sử dụng mô hình OGSM để quản trị toàn bộ hoạt động vận hành hàng ngày của họ. 

Mô hình OGSM được áp dụng một cách triệt để từ trên xuống dưới, với các doanh nghiệp đa quốc gia như HONDA hay Coca – Cola, mô hình này cũng được áp dụng thống nhất từ trụ sở chính cho đến các chi nhánh trên toàn thế giới. Trong khi đó, Ông Lafley – Giám đốc điều hành của P&G, sử dụng công cụ OGSM để định hình bộ khung trong tổ chức để thảo luận về mục tiêu và định hướng chiến lược suốt nhiều thập kỷ qua. Đó cũng là một trong những nguyên nhân OGSM được lan tỏa đến nhiều quốc gia.

OGSM viết tắt cho điều gì?

Objectives : Mục tiêu chính

Goals: Đích nhắm tới

Strategies: Chiến lược

Measures: Đo lường

Những công ty đa quốc gia đang sử dụng mô hình OGSM?

Coca-Cola Company, Procter & Gamble (P&G), KPN, Royal FloraHolland, Reckitt Benckiser, Honda, MetLife, Triumph International…

Ưu và nhược điểm của OGSM

Ưu điểm của OGSM

  • Cấu trúc rõ ràng: Nhờ cách tiếp cận trực diện, OGSM cho phép bạn tạo một kế hoạch trong một trang ngắn gọn, súc tích, có tính ổn định.
  • Khả năng liên kết: Các thành viên trong nhóm đều tham gia vào việc tạo ra kế hoạch, dễ dàng thông tin cho nội bộ
  • Hành động: Tinh thần của OGSM là hoạch định chiến lược và tạo ra hành động. Mỗi mục tiêu được liên kết với một hành động cụ thể, sau đó được đo lường, tạo ra sự chặt chẽ xung quanh việc thực hiện và đo lường hiệu suất liên kết với mục tiêu chung.

Nhược điểm của OGSM

  • Khả năng lãnh đạo: OGSM nên được xem như một công cụ sắp xếp thứ tự ưu tiên – giúp bạn biết được công việc cần tập trung vào. Có nhiều ưu tiên cần giải quyết trong mọi tổ chức, vì vậy các nhà lãnh đạo phải tập trung vào trọng tâm, tránh bị nhầm lẫn.
  • Sao nhãng mục tiêu: Việc dàn trải sự tập trung quá nhiều của OGSM sẽ khiến chiến lược không thực sự đo lường được các vấn đề quan trọng.
  • Dễ bỏ qua khâu thực hiện: Dù dành quá nhiều thời gian để viết chiến lược hay tin rằng mọi người đều cần OGSM hơn là liên kết OGSM với các phép đo hiệu suất, hãy tránh dành quá nhiều thời gian cho việc vẽ nhiều kế hoạch và thay vào đó hãy tập trung vào việc thực hiện và đo lường hiệu suất

3. Bản chất của sự khác biệt giữa OGSM vs OKR 

Cả OGSM và OKR đều là công cụ thiết lập kế hoạch chiến lược và quản trị mục tiêu được đón nhận và sử dụng bởi các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Chọn cái nào đây, cùng Simplamo.com tìm ra bản chất của sự khác biệt này nhé!

Về tư duy điều hành:

  • OGSM: Bị ảnh hưởng nhiều bởi tư duy quản trị top – down (quản trị từ trên xuống). Vì thế, OGSM khó tùy chỉnh và có tính ổn định cao hơn.
  • OKR: Được phát triển dựa trên lý thuyết MBO nên phương pháp OKR được áp dụng tư duy quản trị cởi mở hơn là bottom-up (quản trị từ dưới lên). Khi một người quyết định hướng hành động thì họ sẽ có xu hướng gắn kết và nỗ lực để hoàn thành chiến lược. OKR với sự tham gia của nhiều cá nhân trong tổ chức sẽ dễ tuỳ chỉnh và linh hoạt hơn.

Mục tiêu:

  • OGSM: Trong OGSM, mục tiêu doanh nghiệp cần hoàn thành dài hạn và nhất quán gắn với tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp. 
  • OKR: Mục tiêu của OKR là những nhiệm vụ một nhóm cần hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn hạn. Các mục tiêu gắn kết với kết quả then chốt kèm các chỉ số đo lường cụ thể

Tuổi thọ của chu kỳ:

  • OGSM: Khi thiết lập kế hoạch OGSM cho doanh nghiệp thì kế hoạch này cần được áp dụng dài hạn từ 3 đến 5 năm để hoàn thành mục tiêu. 
  • OKR: Các mục tiêu và kết quả then chốt của kế hoạch OKR cần được thiết lập theo quý. 

Bảng so sánh dễ hiểu về sự khác nhau của OKR và OGSM:

Lưu ý rằng chu kỳ OKR không phải hàng năm như OGSM, mà là hàng quý, và đó là lý do tại sao bạn sẽ không có mục tiêu 3-5 năm trong OKR.

Đây cũng là lý do tại sao Google và các tổ chức khác ở Thung lũng Silicon sẽ ủng hộ OKR, trong khi OGSM được các tổ chức, công ty bán lẻ, những ngành ít biến động và cần quy trình thống nhất áp dụng nhiều hơn.

Tóm lại, sự khác biệt của cả hai chủ yếu là ở ngôn ngữ thể hiện, OGSM giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược bao quát để sắp xếp thứ tự ưu tiên thì OKR giúp đồng bộ hoá các mục tiêu riêng lẻ để kiểm soát hiệu quả của những mục tiêu được đưa ra. Nhưng về cốt lõi, tất cả đều nhằm đạt được cùng một kết quả: giúp các tổ chức thực hiện lời hứa của họ.

4. Simplamo.com cách khắc phục hoàn hảo cho OGSM vs OKR

4.1 Câu chuyện truyền cảm hứng đằng sau sự ra đời của phần mềm quản trị Simplamo.com

1. Sự ra đời của Simplamo:

Simplamo được thành lập năm 2021 – giữa thời điểm bùng phát cao trào do dịch bệnh Covid 19, lúc đó tất cả nhân lực, vật lực dồn cho phòng tránh dịch bệnh, không được ra ngoài, các doanh nghiệp đồng loạt chuyển qua hình thức work from home, việc quản trị mục tiêu OKR hay OGSM đều vô cùng khó khăn và bỡ ngỡ với nhiều ban lãnh đạo tại các công ty ở Việt Nam. Doanh nghiệp đối diện với hàng loạt khủng hoảng liên quan đến nhân sự, điều hành, thực thi chiến lược, doanh thu,…

Simplamo ra đời với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp quản trị các mục tiêu và hình thành văn hóa quản trị doanh nghiệp bền vững. Simplamo xây dựng một hệ sinh thái tăng trưởng toàn diện từ trong ra ngoài, nếu áp dụng thành công, chỉ số KPI, OKR có thể tăng ấn tượng lên tới 20%/năm, tất cả được tích hợp duy nhất trên một nền tảng Simplamo.

2. Câu chuyện truyền cảm hứng khai sinh ra Simplamo của Founder Phan Thanh Tùng:

𝗦𝗜𝗠𝗣𝗟𝗔𝗠𝗢 – Biến ước mơ “giải phóng lãnh đạo” bằng công nghệ thành hiện thực.
Có câu nói Tùng (Founder Simplamo) rất tâm đắc: “Cam đảm không phải là không biết sợ hãi, mà là khả năng xử trí dù sợ hãi.”
Là một người quản trị điều hành, Tùng thấu hiểu sâu sắc kỹ năng quản trị con người và tổ chức cuộc họp là điều không hề dễ dàng tại Việt Nam, thông thường mọi người chỉ họp theo một cách vô cùng bản năng và cuộc họp dẫn đến ngõ cụt tư duy, lan man và tốn thời gian của tập thể, nhiều khi với nhiều nhân viên còn nghĩ họp hành chỉ là một hình thức “vô nghĩa” không đi đến đâu.
Tại Shark Tank, Tùng đã được nghe “một ngàn nỗi đau” của các chủ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quản trị công ty, các vấn đề thường xoay quanh việc điều hành và sắp xếp con người trong giai đoạn đầu, rối loạn trong tầm nhìn chiến lược dài hạn,  kết nối đội ngũ, phân ra mục tiêu không hợp lý, tăng trưởng bị bão hòa không lối thoát….
Thực sự kể ra thì rất nhiều, không thể nào đếm xuể, thế nhưng các phép tính phức tạp ấy giờ đây đã được phần mềm Simplamo cài đặt sẵn các chức năng tính toán việc của bạn chỉ là nhập các thừa số vô phương trình thôi, đơn giản hóa đi rất nhiều.
Có một điều đặc biệt nữa là việc yếu trong khâu quản trị đã kéo nhiều doanh nghiệp dậm chân, lùi lại thậm chí bị xoá sổ vô cùng đáng tiếc. Các doanh nghiệp Việt Nam bị thua trên trường quốc tế, mặc dù trong tay có tất cả nhưng tìm hoài không ra cách quản trị con người và dẫn tới thất bại.
Tóm lại! Không sao đâu, chuyện đâu còn có đó, không phải giờ là thời đại của Công nghệ thông tin sao, đã có Tùng và team Simplamo giải quyết nỗi lòng của các Sếp ngay và luôn!

4.2 Simplamo.com cách khắc phục hoàn hảo cho OGSM vs OKR

1. Nguyên nhân dẫn tới việc không thể hoàn thành mục tiêu OKR/OGSM của công ty:

  • Đa số công ty vì bị rối loạn trong điều hành khi không có phần mềm quản trị mục tiêu chung cho toàn bộ công ty.
  • Công ty chưa có mô hình quản trị đủ đơn giản và linh hoạt với quy mô thay đổi của công ty và cần phần mềm để đo lường dữ liệu sự thay đổi đó.
  • Mục tiêu đặt ra quá mơ hồ, không có tính đo lường hoặc quá xa vời với những con số được đặt ra để mãn nhãn lúc đầu, nhưng khi bắt tay vào hành động thì quá phức tạp và nhân viên có xu hướng bỏ cuộc vì “khó”.
  • Các cuộc họp tổ chức online hay offline đều nêu ra các vấn đề vô cùng nhiều, không tập trung vào mục tiêu mà chủ yếu là các xích mích, cãi cọ linh tinh không khác gì một show truyền hình thực tế.
  • Đội ngũ mất kết nối vì mỗi người chỉ tập trung vào mục tiêu của mình, nhưng đôi khi không tương thích với mục tiêu chung, như vậy các phòng ban sẽ dễ chỉ tập trung bảo vệ lợi ích của riêng mình bất chấp kết quả kinh doanh của công ty.
  • OKR đòi hỏi sự hoàn thành mục tiêu phụ thuộc vào tất cả mọi người vì bản chất là các mục tiêu luôn ảnh hưởng lẫn nhau, bài toán đặt ra ở đây là làm sao đặt đúng người vào đúng chỗ – Sự sắp sếp hoàn hảo cho vị trí của họ.
  • OGSM đòi hỏi sự phân cấp từ trên xuống, nếu không có phần mềm và dữ liệu để kiểm tra các tiến độ, sẽ xảy ra xung đột trong hành động khi ban lãnh đạo vẽ ra vô vàn các kế hoạch kinh doanh hoành tráng còn cấp dưới không có khả năng thực thi. Sự trì hoãn là ngọn đá tảng dẫn đến bất đồng nội bộ và đăng nhập vào thế giới của sự hỗn loạn và cuộc chiến lợi ích xảy ra, ở đó doanh nghiệp sẽ tự diệt vong theo một cách nào đó. Ở đây vai trò của văn hóa doanh nghiệp được tìm kiếm hơn cả. Tìm ở đây: Simplamo.com

2. Những cải tiến tuyệt vời trong quản trị mục tiêu trên Simplamo

  • Tích hợp tư duy quản trị hiện đại, hướng dẫn cách xây dựng mục tiêu đơn giản hiệu quả cho toàn đội ngũ.
  • Sự kết hợp thông minh, khéo léo giữa OKR và KPI, OGSM.
  • Hệ thống nhận diện và thông báo kịp thời khi bạn xây dựng mục tiêu chưa đúng cách
  • Khung cuộc họp hiệu suất theo sát tiến độ thực thi, tích hợp công cụ nhận diện và giải quyết vấn đề thông minh đánh bay mọi cản trở trong tiến trình biến mục tiêu thành hiện thực
  • Đơn giản, dễ sử dụng, tập trung vào những tính năng quan trọng phục vụ tốt nhất cho người dùng (không phô trương bằng cách nhồi nhét quá nhiều tính năng gây rối).
  • Lãnh đạo dễ dàng xây dựng tầm nhìn cốt lõi, loại bỏ sự mơ hồ, bằng 8 câu hỏi đơn giản, có trọng tâm, theo mô hình quản trị hiện đại đến từ Hoa Kỳ.
  • Sơ đồ trách nhiệm cụ thể hoá mọi chức năng trong công ty thành 5 vai trò cốt lõi cho từng người, nhân viên dễ hình dung bức tranh chi tiết trong một tầm nhìn lớn.
  • Công việc ưu tiên quý (OKR), kéo tầm nhìn về với mặt đất bằng cách trả lời câu hỏi “Quý này công ty cần tập trung làm gì?”, phân công cụ thể cho từng nhân sự phụ trách, đội ngũ nắm bắt tiến độ công việc hàng tuần.
  • Simplamo xây dựng cuộc họp theo một format chuẩn, giúp cho việc điều hành nhiều công ty dễ dàng hơn, anh em luân phiên nhau điều hành cuộc họp. Sếp không cần có mặt nhiều (hoặc chỉ online) để nắm rõ tình hình.
  • Simplamo xoá bỏ sự thật đáng buồn về cách các cuộc họp đang lãng phí thời gian, bằng cách thiết lập khung cuộc họp hiệu quả, khoa học chỉ với 7 bước, đo lường thời gian và tập trung vào mục tiêu quan trọng (OKR), tích hợp phương pháp nhận diện và giải quyết vấn đề thông minh, tạo kết quả đầu ra cho mỗi cuộc họp.
  • Nhiệm vụ được chia theo đầu việc cụ thể và đo lường hiệu suất chính xác, ai nhìn vào cũng biết mình đang ở đâu, mọi việc đều minh bạch, rõ ràng, không có sự so đo, thắc mắc, nhân viên tự giác làm việc của mình.
  • Bảng Scorecard đo lường các chỉ số KPI và cập nhật hàng tuần, nhận diện nhanh nhất có thể các vấn đề đang gặp khó để tìm cách xử lý.
  • Muốn “giải phóng lãnh đạo” tự do – Phải có Simplamo đồng hành, như vậy Sếp mới có nhiều thời gian free thực sự. Trước đây cuộc họp nào weekly cũng đều phải có Sếp, rất thiếu chuyên nghiệp. Hơn nữa việc quen tham gia điều phối cuộc họp ở trên BOD sẽ giúp anh em quản lý cấp trung mạnh lên và không có thói quen ỷ lại vào Sếp lớn.
  • Mặt khác, họp xong là có Rock (công việc quan trọng ưu tiên lớn hơn 2 tuần), mới có To-do (công việc quan trọng, gấp phải làm trong 2 tuần) trên phần mềm luôn, link đến từng người PIC, link đến Performance đánh giá nhân sự hoàn thành công việc mỗi Quý.
  • Dễ dùng, dễ triển khai và hiệu quả. Nếu mơ ước giải phóng lãnh đạo bằng công nghệ thì các Sếp, lãnh đạo, anh em nên dùng thử. Đảm bảo hiệu quả. Nâng tầm giá trị doanh nghiệp – Xây dựng sức mạnh nội lực từ sự hài hoà.
Hy vọng rằng Simplamo sẽ là một trong những vũ khí lợi hại nhất để biến doanh nghiệp của bạn thành một loài cá mập “bất khả chiến bại” trên thương trường và cạnh tranh khốc liệt với thị trường quốc tế.
—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Recommended For You

True Platform for CEO

Run Business Simply and More

Empower People, Increase Connection, Grow Company with Simplamo

Start your trial