Giới thiệu về BSC
Thuật ngữ BSC – Balance Scorecard hay “Thẻ điểm cân bằng” ra đời vào những năm 1990 khi một nhóm giáo sư Harvard khi thực hiện một nghiên cứu có tựa đề “đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức trong tương lai”, để điều tra vai trò của các yếu tố phi tài chính đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức. Có hơn 32 Giám đốc điều hành đã tham gia vào nghiên cứu này, kéo dài 12 tháng.
Trước đó, các tổ chức thông thường đánh giá thành công của họ về mặt tài chính bao gồm thị phần, doanh thu và lợi nhuận. Chiến lược này hữu ích cho các sự kiện trong quá khứ nhưng không nói lên điều gì về tương lai.
Thẻ điểm cân bằng (BSC) thảo luận về cả các sự kiện trong quá khứ và tiềm năng trong tương lai của tổ chức
BSC là cầu nối giữa các chỉ số ngắn hạn như giảm chi phí, cạnh tranh giá thấp và các chỉ số dài hạn như cơ hội tăng trưởng, sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng.
BSC là gì?
Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một khái niệm đo lường và quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chức với cái nhìn toàn diện về các thành phần quan trọng bao gồm tài chính và phi tài chính.
Trong những ngày đầu, các tổ chức đánh giá hiệu suất dựa trên doanh thu, tiết kiệm chi phí và lợi nhuận. Khi thị trường dần dần trở nên cạnh tranh, các tổ chức cần những công cụ mới để cải thiện hiệu suất và do đó họ bắt đầu sử dụng thẻ điểm cân bằng.
Thẻ điểm cân bằng xem xét các khía cạnh:
Sau đó các doanh nghiệp cũng sẽ cần thiết cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Ngắn hạn:
- Giảm chi phí
- Cạnh tranh về giá
- Dài hạn
- Cơ hội tăng trưởng từ việc Đổi mới, công nghệ,
- Đào tạo lại nhân viên
Và cả giữa mục tiêu tài chính và phi tài chính.
- Tài chính
- Doanh thu
- Lợi nhuận
- Phi tài chính
- Quy trình nội bộ
- Học tập phát triển
Đôi khi áp lực về hiệu quả tài chính ngắn hạn khiến các công ty giảm chi tiêu cho phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ kỹ thuật số, cơ sở dữ liệu, hệ thống, phát triển khách hàng và thị trường.
Một công ty có thể thu được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc khai thác giá của khách hàng và lương nhân viên thấp. Trong ngắn hạn, tình hình tài chính của công ty có vẻ tốt. Nhưng thẻ điểm cân bằng sẽ cho thấy điều này không tốt cho sự phát triển của tổ chức, vì sẽ khiến cho yếu tố khách hàng và năng lực của tổ chức trở nên tiêu cực.
Lợi ích của Thẻ điểm cân bằng
- Thẻ điểm cân bằng giúp các công ty điều chỉnh chiến lược phù hợp với hoạt động hàng ngày của nhân viên.
- Đảm bảo sự bền vững và tăng trưởng trong tương lai của công ty khi được thực hiện đúng cách và cân bằng.
- Đây là một công cụ giao tiếp trong nội bộ tổ chức hiệu quả và thu hút được sự ủng hộ của nhân viên.
- Thẻ điểm cân bằng biến sứ mệnh và chiến lược của tổ chức thành một thước đo hiệu suất toàn diện.
- Nó làm cho một công ty lấy con người làm trung tâm hơn, do đó thúc đẩy việc giữ chân và phát triển nhân viên cũng như sự hài lòng của khách hàng.
- Nó có thể làm cho công ty trở nên đổi mới khi nhân viên động não về sáng kiến và đề xuất đạt được các mục tiêu của công ty.
- Giúp công ty hướng vào các yếu tố bên trong, đầu tư vào các quy trình, cơ sở hạ tầng và công nghệ để có hiệu suất tốt hơn.
Bốn khía cạnh của Thẻ điểm Cân bằng?
Tài chính
Khía cạnh đầu tiên trong khuôn khổ thẻ điểm cân bằng là khía cạnh tài chính. Từ góc độ tài chính, mục tiêu chính của công ty là tăng doanh thu và quản lý rủi ro. Để đạt được những mục tiêu này, công ty có thể tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng và các bên liên quan, đồng thời cải thiện các quy trình nội bộ để hỗ trợ các mục tiêu tài chính của mình.
Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu tài chính của các công ty:
- Tăng tỷ suất lợi nhuận
- Đạt được các kênh mới để tăng doanh thu
- Giảm chi phí để tiết kiệm hơn
Khách hàng
Khía cạnh thứ hai của khuôn khổ thẻ điểm cân bằng là “Khách hàng”. Quan điểm này tập trung vào việc thực hiện đề xuất khẳng định các giá trị của công ty hoặc tuyên bố khiến sản phẩm của Công ty trở nên hấp dẫn đối với khách hàng mua hàng. Những cải tiến mà một công ty thực hiện trong lĩnh vực này có thể giúp thúc đẩy về mặt tài chính.
Quan điểm này cũng có thể cho phép các nhà lãnh đạo của công ty xem xét danh tiếng, so sánh giá trị của công ty với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, còn có thể giúp các công ty xác định các cách để tăng thêm giá trị cho trải nghiệm của khách hàng.
Dưới đây là một số ví dụ về mục tiêu về khách hàng:
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
- Tăng nhận thức về thương hiệu của công ty
- Mở rộng thị trường mục tiêu cho sản phẩm của công ty
BSC đảm bảo khách hàng không bị bỏ qua và luôn hài lòng. Nó tập hợp mọi thứ lại với nhau để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Quy trình nội bộ
Khía cạnh thứ ba trong khuôn khổ thẻ điểm cân bằng là các Quy trình nội bộ của công ty. Các quy trình này xác định một tổ chức hoạt động hiệu quả như thế nào.
Việc sử dụng khung thẻ điểm cân bằng có thể giúp các công ty hiểu được các quy trình nội bộ mà họ có thể cải thiện hoặc thực hiện để đáp ứng các mục tiêu về tài chính và sự hài lòng của khách hàng như thế nào.
Dưới đây là một vài ví dụ về các mục tiêu trong quan điểm này của khuôn khổ:
- Cải tiến quy trình vận hành để nâng cao năng suất
- Triển khai hệ thống quản lý công việc để nâng cao hiệu quả
- Triển khai chương trình tái sử dụng nhằm cắt giảm lãng phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất
Học tập & phát triển
Khía cạnh thẻ điểm cân bằng cuối cùng mà công ty có thể xem xét là năng lực tổ chức. Còn được gọi là “quan điểm học tập và phát triển“, khía cạnh này của thẻ điểm cân bằng tập trung vào các yếu tố mà công ty có thể phát triển để thúc đẩy hiệu suất. Những thay đổi tích cực mà công ty đạt được theo quan điểm này có thể giúp thúc đẩy các cải tiến đối với quy trình nội bộ của công ty.
Tập trung vào năng lực cải thiện và phát triển của tổ chức có thể giúp công ty xác định các lĩnh vực cần đổi mới và khuyến khích nhân viên làm việc hướng tới mục tiêu của công ty. Dưới đây là một vài ví dụ về mục tiêu trong quan điểm này:
- Triển khai chương trình phát triển năng lực quản trị mục tiêu cho toàn thể nhân viên
- Thay đổi văn hóa công ty để nâng cao sự hài lòng của nhân viên
- Triển khai công nghệ mới giúp cải thiện bảo mật thông tin của công ty
Đặc điểm của mô hình Thẻ điểm cân bằng
- Nó vừa là công cụ đo lường, vừa là công cụ quản lý hiệu suất.
- Hoạt động dựa trên 4 khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học tập và phát triển.
- BSC là một chuỗi giá trị logic từ việc học hỏi và phát triển thông qua các quy trình nội bộ và khách hàng cho đến khía cạnh tài chính cuối cùng.
- BSC cũng bao gồm các mục tiêu có thể đo lường được, được xem xét theo thời gian để theo dõi tiến độ.
- Được xây dựng & phát triển bởi tất cả các bên liên quan: nhân viên và quản lý để đảm bảo tính trách nhiệm tập thể.
Cách vẽ Thẻ điểm cân bằng
Việc tạo ra BSC đòi hỏi sự cống hiến và hợp tác từ nhiều bộ phận. Hãy làm theo các bước sau để tạo một thẻ điểm cân bằng cho doanh nghiệp của bạn
Bước 1: Xác định mục tiêu và chủ đề chiến lược
Trước khi tạo thẻ điểm cân bằng, điều quan trọng là phải phác thảo mục tiêu của Doanh nghiệp. Đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong nhóm đều biết mục tiêu-chiến lược chung của tổ chức và hiểu công việc của họ có thể giúp đạt được mục đích đó như thế nào. Sẽ rất hữu ích khi sử dụng mục tiêu để thúc đẩy quá trình đánh giá.
Các mục tiêu và chủ đề chiến lược phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp của bạn. Đồng thời là những kết quả cao nhất mà bạn muốn đạt được ở mỗi khía cạnh trong số bốn khía cạnh. Thông thường, mỗi khía cạnh sẽ có từ 2 đến 3 mục tiêu chiến lược để tập trung.
Ví dụ:
- Mục tiêu tài chính bao gồm: Tăng doanh thu, Giảm chi phí và Cải thiện lợi nhuận.
- Mục tiêu khách hàng bao gồm: Nâng cao sự hài lòng, lòng trung thành và giữ chân khách hàng.
- Mục tiêu quy trình nội bộ bao gồm: Cải thiện chất lượng, hiệu quả và đổi mới.
- Mục tiêu học tập và phát triển bao gồm phát triển kỹ năng, năng lực và văn hóa.
Hãy nhớ, các mục tiêu cần được viết ra cụ thể, dễ hiểu nhưng ở tầm cao. Chúng ta sẽ đi sâu vào các thước đo hiệu suất cụ thể hơn cho từng mục tiêu ở phần sau.
Bước 2: Tạo bản đồ chiến lược
Tiếp theo, bạn sẽ tạo một bản đồ chiến lược. Bản đồ chiến lược là sơ đồ hiển thị các kết nối hoặc mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược của bạn.
Đây là một công cụ hữu ích để truyền đạt nhanh chóng chiến lược tổ chức và thể hiện cách mỗi bộ phận, nhóm hoặc cá nhân đóng góp vào các mục tiêu rộng lớn hơn của công ty. Một cách dễ dàng để thể hiện những mối quan hệ này trên sơ đồ của bạn là sử dụng các mũi tên Nhân-Quả để hiển thị lộ trình chiến lược và mối liên hệ giữa từng mục tiêu.
Bước 3: Liệt kê các Biện pháp đo lường
Hãy phác thảo các số liệu cụ thể mà bạn sẽ sử dụng để đo lường mức độ thành công cho từng mục tiêu chiến lược.
Ví dụ: nếu một trong những mục tiêu của quy trình nội bộ của bạn là dẫn đầu về đổi mới, bạn có thể đo lường thành công bằng số lượng sản phẩm mới được sản xuất.
Chìa khóa ở đây là liệt kê các thước đo cho từng mục tiêu, sau đó phác thảo số liệu trạng thái hiện tại và mục tiêu trong tương lai. Vì vậy, nếu bạn đang đo số lượng sản phẩm bạn sản xuất, bạn sẽ viết số lượng sản xuất hiện tại cùng với số lượng mục tiêu.
Cùng với nhau, những biện pháp được phác thảo này sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được mình đang thực hiện như thế nào đối với bất kỳ mục tiêu cụ thể nào và những lĩnh vực nào có thể cần hỗ trợ thêm.
Bước 4: Phát triển các sáng kiến
Sau khi xác định được Mục tiêu chiến lược và các con số để đo lường, bước tiếp theo hãy ngồi lại với nhau để Xác định các Sáng kiến hay các Hành động/Dự án cải tiến để hỗ trợ doanh nghiệp đạt được điều mong muốn.
Bước 5: Chia sẻ và truyền đạt kết quả
Khi Bản đồ chiến lược BSC hoàn tất, hãy chia sẻ và truyền đạt kết quả tới các bên liên quan bên trong và bên ngoài. Việc truyền đạt kết quả của BSC giúp mọi người nhìn thấy và ghi nhận hiệu quả hoạt động của công ty. Cung cấp phản hồi hữu hình, giúp các thành viên trong nhóm cải thiện kế hoạch chiến lược.
Bộ khung của Thẻ điểm cân bằng
Một bản đồ chiến lược BSC hoàn thiện sẽ Bao gồm Tầm nhìn-Sứ mệnh; Mục tiêu chiến lược ở 4 khía cạnh – các mũi tên thể hiện tính Nhân-Quả (mối liên kết) giữa các mục tiêu; Các chỉ số đo lường và Các hành động Cải tiến.
Việc sử dụng mẫu có thể giúp việc tạo thẻ điểm cân bằng trở nên dễ dàng hơn. Đây là mẫu bạn có thể sử dụng để hướng dẫn nhóm của mình tạo thẻ điểm cân bằng:
Các ví dụ Thẻ điểm cân bằng
- Ví dụ 1: Doanh nghiệp nhà nước – Lĩnh vực Sản xuất Khí Oxy, Nito, Argon
- Ví dụ 2: Một doanh nghiệp Nông nghiệp
- Ví dụ 3: Doanh nghiệp về dịch vụ Tài chính cho khách hàng có thu nhập cao