Năm 2000, sau khi từ chức CEO của Microsoft, Bill Gates và Melinda Gates đã thành lập Quỹ Bill và Melinda Gates, một công ty khởi nghiệp trị giá 20 tỷ đô la.
Nền tảng mới được tạo ra này đã đạt được những điều mà nhiều tổ chức lâu đời khác đang đấu tranh để đạt được, tuy nhiên với số vốn tự có khổng lồ, câu hỏi đặt ra ở đây là bắt đầu vận hành các mục tiêu tham vọng như xoá bỏ dịch bệnh, đói nghèo ở các nước châu Phi,… như thế nào, tóm lại là:
“Làm thế nào để thay đổi thế giới, vận hành như thế nào đây ?” – Bill Gates
Sau đó, họ đặt OKRs như một giải pháp trên đầu như một câu trả lời cho câu hỏi này.
Cùng Simplamo tìm hiểu màn cứu thua trông thấy nhờ áp dụng OKRs vào tổ chức Bill and Melinda Gates ngay từ bước đầu.
I. Câu chuyện mang tên OKRs và quỹ từ thiện lớn nhất thế giới – quỹ Bill and Melinda Gate
Vào những năm 2000s. Khi đó Bill Gates cùng Melinda, người vợ đã ly hôn của mình đầu tư vào Gates Foundation 20 tỷ Đô la Mỹ – biến quỹ này trở thành “startup từ thiện” lớn nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ.
Tiếng tăm không tỷ lệ thuận với mức độ thành công của quỹ Bill và Melinda Gates trong giai đoạn đầu tiên, khi Gates Foundation nhanh chóng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong vận hành.
Thời điểm đó, Bill Gates vẫn còn đang điều hành Microsoft, nên thời gian tập trung vào quỹ Bill và Melinda Gates là vô cùng eo hẹp. Đồng thời, theo quy định tài chính về việc thành lập các quỹ từ thiện, Gates Foundation sẽ buộc phải giải ngân tối thiểu 1 tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, dựa trên số vốn vào thời điểm đó.
Chính những vấn đề này đã khiến Gates Foundation có những quyết định vô cùng tham vọng – điển hình như tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn dịch sốt rét tại các nước Châu Phi vào năm 2015.
Nhưng khủng hoảng được bắt nguồn từ trong chính cách làm việc thiếu tổ chức và quản lý trong điều hành, Bill Gates cùng Patty Stonesifer – CEO của Quỹ, đã quyết định ứng dụng OKRs.
Bước đầu tiên, là rà soát lại hàng loạt những tham vọng dài hạn “đao to búa lớn” được đề ra trước đó, thay thế chúng bằng những mục tiêu hợp lý, gần hơn trong bối cảnh tương lai gần.
Sau đó, Bill Gates bắt tay vào xây dựng hệ thống Kết quả then chốt liên kết với mục tiêu đề ra, thống nhất cách vận hành trong hoạt động của Quỹ.
Patty đã thúc đẩy hàng loạt hoạt động trao quyền, văn hóa vận hành minh bạch. Nhờ đó, tiềm lực của mỗi nhân viên được khai thác tối đa, giúp họ thích nghi với những thay đổi mang tính toàn cục trong tổ chức.
Nỗ lực không ngừng nghỉ của Bill Gates và Patty đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt của Gates Foundation một lần và mãi mãi. Trong ngắn hạn, Gates Foundation đã cắt giảm được lãng phí nguồn lực, ổn định cơ cấu vận hành . Trong dài hạn, có lẽ quỹ Bill và Melinda Gates – quỹ từ thiện mang tên vị tỉ phú tài ba này đã chẳng cần chứng minh thêm với thế giới – khi đã có 22 tỷ USD đã được đầu tư sáng suốt cho các dự án cải thiện hệ thống y tế tại những nước nghèo.
II. Cách triển khai OKRs trong Microsoft & The Gates Foundation
Tại quỹ Bill and Melinda Gate việc triển khai OKRs được thực hiện như sau:
1. Sự rõ ràng
Bill Gates, trong cuốn sách đo lường những gì quan trọng, đã tiết lộ ông được hưởng lợi rất nhiều từ OKRs. Ông tuyên bố rằng OKRs đã nâng cao sự tự tin và cho ông sự rõ ràng để đưa ra quyết định đúng đắn.
Bill Gates nhận xét rằng mọi người thường nhầm lẫn nhiệm vụ với mục tiêu. Theo ông, một nhiệm vụ là định hướng. Mục tiêu là một tập hợp các bước hoặc quy trình để biến nhiệm vụ thành hiện thực.
Bill Gates có những mục tiêu rõ ràng trong tầm nhìn, và với Patty Stonesifer giới thiệu OKRs ông đã có một lộ trình rõ ràng để đạt được những điều đó.
2. Kỷ luật
Việc thực hiện OKRs tạo nền tảng cho hai điều: Tự do tham vọng và kỷ luật.
Khi dữ liệu từ kết quả chính cho thấy rằng họ không thực hiện bất kỳ sự tiến bộ thực tế nào đối với mục tiêu đề ra, họ sẽ phân bổ lại điều ấy. Do đó, giúp họ giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu lâu đời thành công hơn các cơ sở cấp cao khác.
3. Tự tin
Sử dụng OKRs trên các đánh giá tài trợ đã làm cho Bill Gates và ban điều hành quỹ Bill và Melinda Gates cảm thấy chắc chắn về tầm nhìn của họ. Họ tự tin rằng họ đã thực hiện đúng bằng cách quan sát các kết quả dựa trên dữ liệu.
4. Trách nhiệm
Bắt nguồn từ những bài học thành công cũng như từ những thất bại của họ. Khi họ nhận ra rằng họ không đi đúng hướng hoặc đo lường các số liệu sai, họ luôn nỗ lực để chịu trách nhiệm.
5. Ra quyết định
Tại Microsoft, họ luôn xác định các mục tiêu định hướng là quan trọng. Và ở Bill Gates và Melinda Gates cũng vậy, họ đặt mục tiêu và không bao giờ sợ chấp nhận rủi ro để đạt được chúng.
Trong ‘Câu chuyện về Gates Foundation” , Bill Gates đề cập đến hai trường hợp ông từ chối một khoản trợ cấp do các mục tiêu không rõ ràng. Ông tự tin vào quyết định của mình vì hệ thống OKRs đã đo lường ra điều ấy trước.
Quả là một hành trình đầy cảm hứng từ khi bắt đầu và thực hiện OKRs tại quỹ Bill và Melinda Gates.
Đọc bài viết “Hiểu ngọn ngành về OGSM vs OKR – Tăng khả năng thực thi ra thành quả của mọi chiến lược kinh doanh” tại đây.
Gates Foundation đã giải quyết một số thách thức toàn cầu lâu đời như thế nào?
Gates Foundation đã trở thành tổ chức từ thiện lớn nhất trong lịch sử. Hơn 6 triệu người trên thế giới đã được cứu sống nhờ rất nhiều chương trình do Gates Foundation đầu tư nghiên cứu và phát triển:
- Trồng chuối có hàm lượng sắt và vitamin A cao, phân phát miễn phí cho người dân Uganda.
- Tăng cường đưa vắc xin bại liệt đến nơi căn bệnh còn hoành hành.
- Chống sốt rét, cung cấp miễn phí màn, chiếu và thuốc diệt côn trùng, nghiên cứu vắc xin. Từ thử nghiệm thành công tại Zambia, chương trình này đang được nhân rộng ra nhiều nơi trên thế giới.
- Chế tạo nhiên liệu sinh học từ chất thải (bùn, phân). Phần thưởng trị giá 1,5 triệu USD của quỹ dành cho giáo sư công nghệ Katarik Chandran (Columbia), người nghiên cứu thành công dự án này.
- Cải thiện chất lượng củ sắn, loại lương thực chính trong bữa ăn của hơn 800 triệu người trên thế giới, bằng cách nghiên cứu giảm bớt lượng xyanua tự nhiên trong sắn, tăng cường đạm, sắt, kẽm và vitamin A, E.
- Cải tạo các nhà vệ sinh trên thế giới bằng dự án 42 triệu USD, nhờ đó chống ô nhiễm và tái sử dụng chất thải sinh học làm nhiên liệu.
- Phòng chống AIDS: nghiên cứu vắc xin, ngăn chặn bệnh lây lan và hỗ trợ chi phí điều trị cho các nước châu Phi.
- Vận động các chính sách y tế chăm lo cho bà mẹ và trẻ em.
- Nghiên cứu biến muỗi thành kim tiêm vắc-xin.
Với Bill Gates, ông làm từ thiện vì tin rằng, “mọi cuộc sống đều có giá trị như nhau” nên mọi người đều xứng đáng được hưởng cơ hội đồng đều về an sinh xã hội. Là một người có lòng trắc ẩn, đó mới chính là điều kiện then chốt giúp tri thức và tài sản của Bill Gates trổ sinh nhiều hoa trái hơn cho cuộc đời.
Đọc thêm: Larry Page đã đưa Google từ “Gã khờ Tìm Kiếm” đến “Công cụ Tỷ Đô” bằng OKRs như thế nào?
Simplamo – Phần mềm quản trị doanh nghiệp tư duy hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt OKRs thành công, khắc phục được các điểm yếu trong vận dụng OKRs một cách dễ dàng. Tại Simplamo mọi điểm nhiễu trong OKRs của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về OKRs không còn là một nốt lặng trong bản nhạc Phát Triển Cao Vút của Doanh nghiệp nữa.
Ngoài ra, Simplamo còn có một đội ngũ tư vấn nhiệt tình với phương châm sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là ưu tiên tuyệt đối, vì một Việt Nam thịnh vượng và vươn xa. Simplamo chính là điều mà doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở một đối tác công nghệ.
—————————————————
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKRs. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up