Skip to main content

Hướng dẫn xây dựng Giá trị cốt lõi cho Doanh nghiệp

Table of Contents

Giá trị cốt lõi là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp và làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. Trong khi một số doanh nghiệp chưa đánh giá cao tầm quan trọng của Giá trị cốt lõi, số khác đã nhận ra tầm quan trọng nhưng lại chưa biết cách làm Giá trị cốt lõi “sống” trong lòng tổ chức.

Bài viết “Hướng dẫn xây dựng Giá trị cốt lõi cho Doanh nghiệp” của Simplamo sẽ hướng dẫn sếp Quy trình khám phá, làm rõ và truyền thông Giá trị cốt lõi cùng với đội ngũ ban lãnh đạo, tạo nên văn hóa doanh nghiệp rõ nét – bí quyết của sự phát triển trường tồn.

gia-tri-cot-loi

Hoạt động 1: Giúp đội ngũ hiểu rõ và nhấn mạnh tầm quan trọng của Giá trị cốt lõi.

1.1 Giá trị cốt lõi là gì và tầm quan trọng của chúng

Giá trị cốt lõi bao gồm những yếu tố xác định rằng doanh nghiệp mong muốn sở hữu những con người như thế nào và họ có những tố chất nào để ngồi trên con thuyền mà chủ doanh nghiệp đang lèo lái. Giá trị cốt lõi không chỉ là niềm tin cơ bản và nguyên tắc để hướng dẫn một công ty hoạt động, mà chúng còn thể hiện tinh thần và bản sắc của tổ chức. Chúng không chỉ đơn thuần là một tuyên bố sứ mệnh, mà còn định hình văn hóa tổ chức, định hướng sự phát triển sản phẩm, và tạo ra một nền văn hóa mang nét đặc trưng riêng.

Giá trị cốt lõi là ánh sáng dẫn đường cho mọi hoạt động vì đó là một hệ giá trị mà doanh nghiệp hướng đến trên con đường chinh phục tầm nhìn. Giá trị cốt lõi tác động đến hiệu suất làm việc của doanh nghiệp vì đây là tài liệu quan trọng giúp tuyển dụng những con người phù hợp (phù hợp ở tính cách, niềm tin,…). Khi tổ chức có những người không cùng chung hệ giá trị, những thành viên này về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp mà sếp đã gầy dựng nên.

1.2 Lưu ý quan trọng về Giá trị cốt lõi

  • Giá trị cốt lõi đã có sẵn trong tổ chức, sếp cần có phương pháp để “nhận diện”
  • Mỗi Giá trị cốt lõi giới hạn dưới 7 từ
  • Mỗi Doanh nghiệp chỉ nên có từ 3-7 Giá trị cốt lõi
  • Giá trị cốt lõi nên bắt đầu bằng Động từ (Hành vi) hoặc Tính từ (Phẩm chất)

Ví dụ về Giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp

Khám phá giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

Hoạt động 2: Thực hành xác định Giá trị cốt lõi

Sau khi đội ngũ ban lãnh đạo của sếp đã cùng chung cách hiểu về Giá trị cốt lõi và tầm quan trọng của chúng, hoạt động tiếp theo, sếp và đội ngũ của mình hãy cùng nhau “khám phá” Giá trị cốt lõi sẵn có này bằng các bước nhỏ sau:

  • Bước 1: Liệt kê tên 3 thành viên nếu “nhân bản” sẽ giúp doanh nghiệp phát triển/thống trị trên Thị trường

Thông thường, Giá trị cốt lõi xuất phát từ tính cách sẵn có của nhà sáng lập, những nhân sự đại diện cho giá trị chung của tổ chức.

  • Bước 2: Liệt kê 15 đặc điểm/tính cách của họ. Họ đại diện cho phẩm chất nào? Họ đã làm những việc gì?
  • Bước 3: Rút ngắn danh sách còn lại 10 giá trị
  • Bước 4: Thống nhất 3-7 giá trị cốt lõi (được chốt bởi Chủ Tịch/CEO)

gia-tri-cot-loi

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cần được chắt lọc kỹ càng và được giới hạn bởi một vài từ khóa, vì vậy đội ngũ cần phải ngồi lại và trải qua giai đoạn sàng lọc cùng với nhau. Tại hoạt động số 2 này, khi tiến hành rút gọn danh sách Giá trị cốt lõi, nhà lãnh đạo sẽ từng bước loại bỏ những giá trị không phù hợp và chốt được những giá trị phù hợp –  yếu tố tạo nên hành động đồng nhất trong đội ngũ, hình thành văn hóa doanh nghiệp.

Hoạt động 3: Diễn dịch Giá Trị Cốt Lõi

Đến thời điểm này, sếp đã có trong tay danh sách từ 3-7 Giá trị cốt lõi. Và để đảm bảo toàn thể đội ngũ đều có cùng chung cách hiểu về mỗi Giá trị cốt lõi này, hãy tiến hành hoạt động tiếp theo, đó là diễn dịch chúng.

Mỗi Giá trị cốt lõi sẽ dược diễn dịch thành 3-5 ý cô đọng, rõ ràng, giúp đội ngũ dễ dàng ghi nhớ và áp dụng. Một số lưu ý khi diễn dịch:

  • Diễn dịch thành 3-5 ý nhỏ (dưới 30 từ)
  • Bắt đầu “chúng tôi + Động từ “/ “Chúng tôi luôn luôn”
  • Đảm bảo nhân viên hiểu Giá trị cốt lõi giống nhau

Hoạt động 4: Kể Câu chuyện Giá trị cốt lõi

Truyền thông Giá trị cốt lõi bằng cách kể một câu chuyện là phương pháp tối ưu nhất mà Simplamo mong muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Bằng cách kể một câu chuyện sẽ giúp sếp tăng khả năng kết nối, thể hiện được cảm xúc, gây ấn tượng sâu sắc hơn so với việc truyền đạt thông tin theo một cách trừu tượng, đồng thời thúc đẩy hành động của họ, làm cho Giá trị cốt lõi thật sự sống trong tổ chức.

Kể một câu chuyện rõ ràng về bộ Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ giúp sếp gắn kết đội ngũ, sâu xa hơn là trao quyền cho mọi người chịu trách nhiệm về các giá trị đó.

Sau đây là một số cách truyền thông Giá trị cốt lõi từ Simplamo:

  • Bằng đồ họa – Core Values Diagram
  • Bằng quà tặng – Core Values Gift
  • Bằng phim ngắn – Core Values Video
  • Áp dụng trong buổi Đối thoại Quý 1:1 (Quartly Conversation): khen ngợi nhân viên dựa trên Giá trị cốt lõi mà họ thể hiện nổi bật trong suốt một quý

Tháng 10.2023 vừa qua, chuyên gia Simplamo đã tổ chức ngày “Khám phá giá trị cốt lõi” với đội ngũ Ban lãnh đạo Sovigaz. Tìm hiểu câu chuyện tại đây.

gia-tr-cot-loi-sovigaz

Đọc thêm bài viết “Cách xây dựng sơ đồ tổ chức công ty đơn giản, hiệu quả” tại đây.

Đặt lịch với Simplamo để tìm hiểu về dịch vụ tư vấn xây dựng Giá trị cốt lõi Doanh nghiệp.

Chúc sếp xây dựng Giá trị cốt lõi thành công!

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Recommended For You

True Platform for CEO

Run Business Simply and More

Empower People, Increase Connection, Grow Company with Simplamo

Start your trial