Skip to main content

Cơ hội và Thách thức Ngành Sản Xuất 2023 – Chuyện kể từ người trong cuộc (Phần 1)

Table of Contents

Bài viết được thực hiện dựa trên sự chia sẻ của anh Nguyễn Nhật Ngân – Nguyên GD sản xuất UACJ, DH Food, GC Foods với hơn 20 năm kinh nghiệm công tác ở vị trí quản lý sản xuất tại Nhật Bản.

Khi dành thời gian tư vấn và khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, anh Ngân nhận thấy nhiều cơ hội, thách thức và khoảng cách vận hành giữa nước ta với Nhật. Nếu có thể giúp doanh nghiệp nhìn rõ các vấn đề mình đang gặp phải và áp dụng các phương pháp cải tiến hiệu quả, anh tin rằng sẽ mang đến nhiều thay đổi tích cực cho ngành sản xuất.

Với suy nghĩ đó, anh Ngân đã chia sẻ với Simplamo và chúng tôi đã viết lại một cách chân thật nhất câu chuyện anh gửi gắm thông qua loạt 3 bài viết về chủ đề Cơ hội và Thách thức ngành sản xuất. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho đọc giả.

I. Tổng quan chung về ngành sản xuất – Cơ hội và thách thức

Bắt đầu buổi chia sẻ với Simplamo, anh Ngân giới thiệu tổng quan cho chúng tôi về ngành sản xuất. Sản xuất không đơn thuần chỉ là câu chuyện ở nhà máy, quản lý nhân công, dây chuyền, đảm bảo đơn hàng đúng và đủ.

Một người làm quản trị sản xuất chuyên nghiệp cần phải nắm rõ cả một hệ sinh thái bao trùm lên đó, đi từ tài chính, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, rồi mới đến sản xuất, kho bãi, quản lý nhân công, nghiên cứu phát triển sản phẩm rồi mang ra thị trường bán, thu về dòng tiền. Người làm sản xuất trước tiên phải có tư duy tổng quan, hệ thống để nhìn trước các rủi ro và cơ hội.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuatTổng quan ngành sản xuất (hình ảnh do anh Ngân cung cấp)

Ngành sản xuất bây giờ cũng không dễ kiếm cơm như mười mấy hai chục năm trước, bây giờ công nghệ phát triển, máy móc dễ làm dễ bán, rất dễ để mua máy móc về sản xuất ra sản phẩm hoặc gia công ngoài, thế là nhà nhà sản xuất, người người gia công. Nguồn cung quá nhiều mà cầu thì không tăng, tự nhiên miếng cơm cũng không còn dễ ăn nữa.

Mà theo đó, phải có tư duy cải tiến, tư duy đi đường dài mới sống còn với nghề này được. Ngay khúc này, anh rút ra một vài lưu ý cho người làm sản xuất để có lợi thế cạnh tranh trong nghề, đó là phải tập trung sản xuất theo chủng loại, nghiên cứu ra các dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo và đầu tư vào công nghệ quản trị.

Theo anh quan sát, quản lý sản xuất Việt mình còn nhiều điểm yếu và chưa đi vào chuyên nghiệp:

  • Đa phần các quyết định đều dựa trên kinh nghiệm
  • Chưa xây dựng được nền tảng sản xuất vững chắc, chủ yếu nghe chỉ thị từ trên xuống
  • Làm việc nhóm chưa tốt (teamwork), chưa phối hợp sát sao với các phòng ban cũng như chưa có kế hoạch đối ứng với các biến động đơn hàng từ phòng kinh doanh để lên chiến lược sản xuất tối ưu nhất giúp doanh nghiệp có chí phí tốt nhất.
  • Chưa quan tâm đến giảm các lãng phí trong sản xuất để tăng lợi nhuận (như là giá vốn, tiền công, hàng lỗi, sản xuất dư thừa…)

Phần chia sẻ tiếp theo của anh sẽ làm rõ các thiệt hại từ yếu điểm này, và anh cũng có phương pháp đi kèm để doanh nghiệp tham khảo. Anh nhấn mạnh, mục tiêu ưu tiến số 1 trong quản trị sản xuất vẫn là: Tiết kiệm chi phí, không có lãng phí, làm việc hiệu quả, linh hoạt và đổi mới.
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

II. Quản lý chất lượng toàn diện, chọn đường dài hay ngắn hạn?

Chất lượng luôn là điều được các nhà sản xuất đặt lên hàng đầu, vì nếu sản phẩm không đạt chất lượng rất dễ ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín và hơn hết là sự sống còn của một doanh nghiệp.

Chính vì lẽ đó, vị trí QC (kiểm soát chất lượng) hiện đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều doanh nghiệp. Nhưng số lượng đang quá nhiều…

Anh nói, có lần đi khảo sát một nhà máy, ở đó số lượng QC chiếm tới 20% tổng số nhân công sản xuất. Công nhân làm việc rất áp lực, vì sau lưng luôn có người giám sát bắt lỗi, nhưng họ lại không đưa ra giải pháp để làm tốt hơn.

Quá nhiều QC cũng sẽ làm tăng chi phí cho nhà máy trong khi họ không trực tiếp làm ra sản phẩm, đây chỉ nên là kế tạm thời, về lâu về dài, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho quản lý chất lượng toàn diện bằng cách xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng QA.

QA đúng là khá tốn kém chi phí, nhưng nếu ngồi xuống suy xét tính kỹ thì QA chắc chắn là mang đến lợi ích nhiều hơn. Ở Nhật, doanh nghiệp sản xuất nào cũng đặt quản lý chất lượng toàn diện lên trên hết, họ làm ăn đường dài, nâng cao năng suất, không còn lãng phí, doanh nghiệp ngày một lớn và vươn tầm thế giới.
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

III. Nên đẩy mạnh bán hàng hay cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận?

Ở đa số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, cắt giảm chi phí là chuyện không hề dễ, vì không biết cần phải cắt chỗ nào, nên thường doanh nghiệp sẽ chọn cách được cho là “dễ” hơn, đó là đẩy mạnh bán hàng. Nhưng rốt cuộc bán hàng cũng không dễ, thế là cứ loay hoay trong một vòng lẩn quẩn.

Để giải quyết chỗ này, anh lấy một ví dụ rất dễ hiểu, ta có công thức:

Doanh thu (DT) – Chi phí (CP) = Lợi nhuận (LN)

(DT) 10,000đ – (CP) 9,000đ = (LN) 1,000đ

Nếu áp dụng Kaizen, giảm 10% CP và DT giữ nguyên thì LN sẽ là:

(DT) 10,000đ – (CP) 8,100đ = (LN) 1,900đ

Nếu ta tăng DT lên được 90% và CP cũng tăng theo thì LN sẽ là:

(DT) 19,000đ – (CP) 17,100 = (LN) 1,900đ

Như vậy, Giảm 10% Chi phí = Tăng Doanh thu 90%

Anh nhấn mạnh, giảm chi phí sẽ là phương án có lợi hơn cho doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm buôn bán khó khăn như hiện nay. Nhưng cắt giảm cũng cần phải đúng cách, và cái cần phải cắt giảm ở đây là “chi phí lãng phí”. Chứ không phải là cắt giảm nhân công như đa số mọi người vẫn nghĩ.

Trong đó, có 8 loại chi phí lãng phí (DOWNTIME)

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuatĐể giảm thiểu các chi phí lãng phí này, doanh nghiệp phải đi thực chiến, khảo sát tại nhà máy, dành nhiều thời gian để quan sát, đặt câu hỏi,… thì mới biết cần phải cải tiến cái gì.

Và để cải tiến (KAIZEN) diễn ra nhận được sự ủng hộ, đóng góp từ đội ngũ, theo như kinh nghiệm của anh, doanh nghiệp không nên thực hiện một cách áp đặt và đại trà ngay trong lần đầu tiên. Khi thay đổi thói quen của người lao động mà không cho họ thấy kết quả có xứng đáng hay không sẽ dễ xảy ra phản kháng.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

Khó khăn thứ 3 mà anh chia sẻ với chúng tôi cũng là trường hợp anh gặp ở hầu hết các nhà máy sản xuất, đó là về vấn đề kiểm soát đơn hàng.

Nội dung chi tiết sẽ được chia sẻ trong bài viết phần 2 tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Recommended For You

True Platform for CEO

Run Business Simply and More

Empower People, Increase Connection, Grow Company with Simplamo

Start your trial