Skip to main content

Tầm nhìn là gì? Hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp 2024

Table of Contents

Đa phần chúng ta đều nói về Tầm nhìn doanh nghiệp như là một điều gì đó rất lớn lao, xa vời. Chúng ta biết Tầm nhìn là quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng chưa thật sự nhấn mạnh vai trò của chúng. Vậy Tầm nhìn là gì, một bảng Tầm nhìn hoàn chỉnh sẽ trông như thế nào và làm cách nào để hướng toàn bộ nội lực của tổ chức về Tầm nhìn đó? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết hôm nay của Simplamo.

I. Tầm nhìn là gì? Tầm quan trọng của Tầm nhìn

Tầm nhìn định nghĩa một cách rõ ràng tổ chức của bạn là gì, hướng tới điều gì và sẽ đạt được mục đích bằng cách nào.

Bảng Tầm nhìn giúp bạn tạo ra bức tranh rõ ràng về cái đích doanh nghiệp đang đến và cách thức để đến được đích đó. Một bảng Tầm nhìn hoàn chỉnh sẽ bao gồm 8 phần, trả lời cho 8 câu hỏi quan trọng nhất, dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn liên quan đến con người, quy trình, tài chính, chiến lược và khách hàng.

Đa phần chủ doanh nghiệp đều biết Tầm nhìn là gì và thấy Tầm nhìn của họ rất rõ, sai lầm của họ là cho rằng những người khác cũng nhìn thấy nó. Nhưng thực tế, đội ngũ hầu như không thể nhìn thấy chúng, kết quả là các lãnh đạo luôn cảm thất cô đơn, tuyệt vọng, và những Tầm nhìn lớn lao mãi không thể trở thành hiện thực.

Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp chủ doanh nghiệp lôi Tầm nhìn ra khỏi tâm trí và viết chúng lên giấy bằng cách điền nội dung vào 8 phần quan trọng trên Bảng tầm nhìn.

Xem thêm: Review sách 4 Nguyên tắc thực thi 4DX – Công nghệ triển khai chiến lược từ Franklin Covey

II. Hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp 2024

Sau khi hiểu rõ Tầm nhìn là gì, bạn hãy cùng ngồi lại với đội ngũ ban lãnh đạo, nói về tầm quan trọng của bảng Tầm nhìn, đảm bảo đội ngũ hiểu rõ ý nghĩa của từng phần và thống nhất 8 nội dung quan trọng trong bảng Tầm nhìn doanh nghiệp sau:

tam-nhin-la-gi

tam-nhin-la-gi

1. Giá trị cốt lõi (Core Value)

Giá trị cốt lõi là gì? Đó là tập hợp những nguyên tắc hướng dẫn quan trọng và vĩnh viễn cho doanh nghiệp của bạn. Nguyên tắc để thành công là hãy giới hạn từ 3-7 giá trị cốt lõi. Các giá trị cốt lõi này sẽ xác định văn hóa và những con người trong tổ chức của bạn.

Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi, mọi công tác tuyển dụng, sa thải, đánh giá, khen thưởng và ghi nhận nhân viên đều thực hiện dựa trên những giá trị này. Đây là cách xây dựng một nền văn hóa khỏe mạnh phát triển xoay quanh giá trị cốt lõi.

tam-nhin-la-gi

Trong khi viết cuốn “Xây dựng để trường tồn”, Jim Collins và Jerry I. Porras đã mất sáu năm nghiên cứu những tổ chức đã tồn tại qua các cuộc suy thoái và khủng hoảng trong nhiều thập niên. Một trong những phát hiện chính của họ là tất cả những doanh nghiệp này đều định nghĩa giá trị cốt lõi của họ từ rất sớm và xây dựng văn hóa con người xung quanh những giá trị này.

Thực ra, các giá trị cốt lõi đã tồn tại trong chính tổ chức của bạn – chỉ là chúng bị nhấn chìm trong các hỗn loạn thường nhật, và nhiệm vụ của bạn là hãy tìm ra các giá trị này.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng Giá trị cốt lõi cho Doanh nghiệp

2. Giá trị doanh nghiệp (Core Business)

Hay còn được gọi là “sứ mệnh doanh nghiệp”, “mục đích” hoặc “đam mê”. Giá trị doanh nghiệp bao gồm hai phần chính là:

  • Vì sao tổ chức của bạn tồn tại? Mục đích, sứ mệnh doanh nghiệp là gì?
  • Thị trường ngách là gì? (thị trường mà doanh nghiệp phục vụ tốt nhất)

tam-nhin-la-gi

Doanh nghiệp rất dễ đi chệch hướng trong thế giới kinh doanh hối hả và tấp nập. Một số doanh nghiệp sai lầm khi mặc định cho rằng vì họ đang thành công trong một lĩnh vực kinh doanh, nên họ có thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác. Một số khác đơn giản là chệch hướng do cảm thấy chán chường.

Kết quả từ nhiều dẫn chứng cho thấy, không xác định rõ ràng sứ mệnh doanh nghiệp và thị trường ngách, doanh nghiệp của bạn sẽ bỏ lỡ các cơ hội và thời gian quan trọng để làm việc mình giỏi nhất. Việc phân tán nội lực cho những việc mình không giỏi còn làm giảm hiệu suất, doanh thu và lợi nhuận một cách đáng kể.

3. Mục tiêu 10 năm (Target 10 years)

Mục tiêu 10 năm là mục tiêu cực kỳ ấn tượng mà Doanh nghiệp bạn đang hướng tới, nó khiến mọi người trong tổ chức có hướng đi lâu dài.

Doanh nghiệp không đặt ra mục tiêu dài hạn giống như là con tàu không người lái. Làm sao bạn biết bản thân có đang đi đúng hướng hay không nếu bạn không biết mình sẽ đi theo hướng nào?

4. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

Bao gồm 4 phần quan trọng:

  • Thị trường mục tiêu: Danh sách khách hàng lý tưởng của bạn
  • Ba điểm độc quyền: Chỉ doanh nghiệp của bạn mới có / Vì sao khách hàng lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì đối thủ?
  • Quy trình chứng minh: Để khách hàng và cả đội ngũ dễ dàng hình dung, từ lần tiếp xúc đầu tiên cho đến việc theo dõi tình hình khách hàng sau khi đã giao sản phẩm hay dịch vụ
  • Sự đảm bảo: Điều khiến khách hàng yên tâm khi lựa chọn bạn

Mục đích của phần này là tạo ra trọng tâm cho các nỗ lực kinh doanh và marketing của bạn. Một nỗ lực có trọng tâm sẽ giúp bạn bán hàng và chốt được nhiều hoạt động kinh doanh đúng đắn hơn.

Một chiến lược Marketing rõ nét cũng sẽ giúp bạn trở nên khác biệt và nổi bật trong mắt các khách hàng lý tưởng. Tất cả nhân viên sẽ có định hướng đúng về việc khách hàng lý tưởng của bạn là ai, bạn cần làm gì cho họ và sẽ biết làm điều đó như thế nào. Cuối cùng, bạn sẽ biết ai là kiểu khách hàng bạn nên và không nên phục vụ. Hãy ngừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.

5. Mục tiêu 3 năm (Target 3 years)

Như Napoleon Hill đã nói: “Con người có thể đạt được bất kỳ điều gì mà tâm trí họ nghĩ ra và tin tưởng”. Bằng cách xây dựng Mục tiêu 3 năm, bạn sẽ đạt được hai điều:

  • Thứ nhất, nhân viên của bạn có thể nhìn thấy những điều bạn nói và quyết tâm làm nếu họ muốn trở thành một phần của bức tranh đó
  • Thứ hai, nó giúp việc lập kế hoạch năm được diễn ra thuận lợi và chất lượng hơn

Mục tiêu 3 năm bao gồm các chỉ số quan trọng:

  • Ngày dự kiến (thường là ngày cuối năm)
  • Doanh thu hằng năm tại thời điểm 3 năm tới
  • Lợi nhuận hằng năm tại thời điểm 3 năm tới
  • Các chỉ số đo lường quan trọng (số khách hàng, số sản phẩm phát hành, số đối tác,…)
  • Tổ chức sẽ trông như thế nào (số nhân sự, quy mô văn phòng, hệ thống, công nghệ,…)

tam-nhin-la-gi

6. Kế hoạch 1 năm (1 year plan)

Cũng giống như Mục tiêu 3 năm, một lần nữa hãy xác định các chỉ số quan trọng (Doanh thu, Lợi nhuận và các chỉ số đo lường là gì) cho kế hoạch năm của bạn. Lưu ý rằng, những con số này phải thống nhất với chỉ số của Mục tiêu 3 năm.

Hãy nhớ rằng, ít hơn luôn nhiều hơn. Hầu hết các công ty đều phạm sai lầm khi cố gắng hoàn thành quá nhiều mục tiêu năm. Bằng cách cố gắng hoàn thành mọi thứ cùng một lúc, họ chỉ làm được rất ít và luôn cảm thấy thất vọng.

“Khi tất cả mọi thứ đều được coi là quan trọng thì không có điều gì là thực sự quan trọng cả”

Hãy đảm bảo việc bạn có ngân sách để hỗ trợ kế hoạch 01 năm. Nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu cho năm mà không có dự chi ngân sách để xác nhận tính khả thi của kế hoạch, cuối cùng các kế hoạch của họ trở nên không tưởng và đạt được rất ít.

Xem thêm: Phần mềm quản trị mục tiêu phá tan mọi rào cản thực thi trong doanh nghiệp

7. Mục tiêu ưu tiên quý (Rocks)

Khi đã rõ về kế hoạch 1 năm, bạn cần thu hẹp tầm nhìn của bạn về những điều cần làm trong 90 ngày tiếp theo để phục vụ cho kế hoạch 1 năm đó, gọi là những Mục tiêu ưu tiên quý.

Một lần nữa, hãy giới hạn số lượng mục tiêu ưu tiên trong khoảng từ 3 đến 7, khi thực hiện việc giới hạn này bạn sẽ xóa bỏ được thói quen của doanh nghiệp là luôn cố gắng giải quyết hết tất cả mọi việc cùng một lúc.

tam-nhin-la-gi

Xem bài viết: Mục tiêu quý (Rocks) – Cách xây dựng OKRs đơn giản của thế kỷ 21

8. Danh sách vấn đề (Long Term Issues)

Phần thứ 8 và cũng là phần cuối cùng trong bảng Tầm nhìn là Danh sách các vấn đề. Để danh sách vấn đề xuất hiện trong Tầm nhìn thoạt nghe có vẻ lạ lùng, nhưng yếu tố này thực sự quan trọng ngang bằng với bảy phần trước.

Sau khi biết rõ Tầm nhìn là gì, nơi bạn muốn đến, giờ là lúc xác định tất cả các chướng ngại vật có nguy cơ ngăn cản bạn đạt được các mục tiêu của mình. Đội ngũ lãnh đạo của bạn cần công khai và thành thực kể tên các vấn đề để bạn có thể viết ra thành lời. Khi làm như vậy, bạn đang thực hiện bước đầu tiên trong việc giải quyết chúng.

III. Chia sẻ Tầm nhìn Doanh nghiệp trong toàn tổ chức

Giờ bạn đã có Tầm nhìn được viết ra trên giấy (hoặc phần mềm), bạn cần truyền đạt nó tới tất cả mọi người trong tổ chức, đảm bảo mọi người phải hiểu và cùng chia sẻ Tầm nhìn ấy. Khi năng lượng của mọi người cùng dồn về một hướng, sẽ xuất hiện lực đẩy tổng hợp trong tổ chức của bạn và tạo ra sức mạnh tăng lên theo cấp số nhân.

Có một sự thật là, không phải tất cả mọi người trong tổ chức đều chia sẻ Tầm nhìn với bạn. Trách nhiệm của bạn (nhà lãnh đạo, chủ Doanh nghiệp) là phải chia sẻ bảng Tầm nhìn và khơi gợi cảm hứng cho mọi người bằng một Tầm nhìn thuyết phục. Khi đã hiểu, đội ngũ sẽ muốn trở thành một phần của Tầm nhìn ấy và họ bắt đầu chia sẻ nó đến những thành viên khác.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn đầy đủ, truyền cảm hứng và tạo động lực mạnh mẽ trong toàn đội ngũ của Simplamo. Nếu bạn muốn xây dựng Tầm nhìn doanh nghiệp cho năm 2024 sắp tới, nhưng vẫn ngần ngại về cách tổ chức và thống nhất trong đội ngũ, hãy liên hệ với Simplamo bằng cách đặt lịch tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Recommended For You

True Platform for CEO

Run Business Simply and More

Empower People, Increase Connection, Grow Company with Simplamo

Start your trial