4 Nguyên tắc thực thi là những Nguyên tắc giúp triển khai các chiến lược quan trọng nhất ngay giữa “cơn lốc” công việc hàng ngày trong Doanh nghiệp. Hàng trăm ngàn Doanh nghiệp trên khắp thế giới đã cải thiện kết quả kinh doanh và tăng trưởng vượt bậc nhờ áp dụng thành công 4 Nguyên tắc này.
4 Nguyên tắc thực thi không còn quá xa lạ đối với doanh nghiệp Việt, bạn có thể tìm hiểu qua sách, tài liệu, video hay các chương trình đào tạo. Hoặc áp dụng Simplamo – Phần mềm số hóa 4 Nguyên tắc thực thi đầu tiên tại Việt Nam – một công cụ tuyệt vời để cho bạn xây dựng mục tiêu, theo dõi và thúc đẩy việc thực thi của đội ngũ, đảm bảo tính cam kết và trách nhiệm.
Khi không có sự hỗ trợ của chuyên gia 4DX hay các chuyên gia Tư vấn Doanh nghiệp, Bạn sẽ khó lòng xây nên dữ liệu chuẩn chỉnh cho Doanh nghiệp của mình. Loạt bài viết tiếp theo đây của Simplamo sẽ giúp bạn đưa ra các gợi ý xây dựng dữ liệu và triển khai 4 Nguyên tắc thực thi theo từng ngành nghề. Bài viết đầu tiên của loạt bài viết này là dành cho Doanh nghiệp Thương Mại.
2. Mẫu dữ liệu 4DX cho Doanh nghiệp Thương Mại
Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó.
Doanh nghiệp Thương Mai tại thị trường Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn (>30%), là loại hình Doanh nghiệp dễ gia nhập, nhưng cũng dễ “rút lui”. Do đó, Doanh nghiệp Thương Mại cần đặt ra các mục tiêu quan trọng cùng một cách thức theo đuổi mục tiêu đúng đắn để đứng vững trên thị trường.
Simplamo lấy ví dụ một Doanh nghiệp Thương Mại nhập khẩu và phân phối các thiết bị điện gia dụng để tạo dữ liệu 4 Nguyên tắc thực thi cho ngành Thương Mại:
2.1 Mẫu thước đo Mục tiêu theo năm | Hạn hoàn thành: 31.12.2024
Mục tiêu tối quan trọng (Wildly Important Goal, viết tắt là WIG) – là những mục tiêu mà bạn phải đạt được một cách trọn vẹn nhất bên ngoài vòng xoáy của những công việc ưu tiên hàng ngày.
Các ví dụ mẫu cho Mục tiêu tối quan trọng:
Doanh thu: 1000 tỷ
Lợi nhuận: 20%
Tổng số lượng Khách hàng B2B: 100
Tỷ lệ dự án triển khai thành công: 80%
2.2 Mẫu thước đo Hành động theo năm | Hạn hoàn thành: 31.12.2024
Thước đo Hành động là các “chỉ tiêu đo lường” các hoạt động có ảnh hưởng mật thiết nhất đến việc đạt được mục tiêu.
Dưới đây là các thước đo Hành động theo năm phân theo phòng ban cụ thể:
SALES: Mở rộng phạm vi tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với 05 trung tâm điện máy mới
SALES: Tăng tỷ lệ tái ký hợp đồng từ TTTM & TTĐM lên 30%
MKT: Tối ưu và tăng độ nhận diện thương hiệu FB, Google, Website
OPS: Cải tiến quy trình vận hành (giao nhận, hậu mãi, xử lý hàng tồn kho)
OPS: Xây dựng & tối ưu quy trình xuất – nhập hàng hóa
HR: Đào tạo & nâng cao năng lực đội ngũ vận hành
FIN: Chuyển đổi số hệ thống tài chính – kế toán
2.3 Mẫu thước đo Hành động theo quý | Hạn hoàn thành: 31.03.2024
Là các Hành động mà doanh nghiệp thực hiện trong vòng 1 quý để phục vụ cho việc hoàn thành các thước đo Hành động theo năm:
SALES: Triển khai 02 chương trình “Vòng lặp Mua sắm” tại Thành phố HCM & HAN
OPS: Cải tiến & đào tạo quy trình Xử lý tồn kho
MKT: Tổ chức 4 campaign (2 online & 2 event offline)
HR: Tổ chức 02 lớp đào tạo “Hướng dẫn quy trình quản lý & xử lý hàng tồn kho”
FIN: Thử nghiệm “go-live” hệ thống modul quản lý xuất – nhập hàng tồn kho
2.4 Mẫu Bảng điểm thu hút | Đo lường kết quả hàng tuần
Bảng điểm thu hút đảm bảo mọi người luôn nắm được điểm số của họ mọi lúc, để họ biết ngay rằng liệu họ có đang giành chiến thắng hay không. Đó là nguyên tắc tạo sự gắn kết.
Cấu tạo của một Bảng điểm thu hút bao gồm: Tên chỉ số, chỉ tiêu, người phụ trách chỉ số đó và con số thực đạt hàng tuần. Trong đó, bảng điểm chỉ nên bao gồm từ 5-7 chỉ số quan trọng nhất để tạo nên sự tập trung cho đội ngũ.
Sales: Doanh số hàng tuần – B2B ≥ [chỉ tiêu]
Sales: Doanh số hàng tuần – B2C ≥ [chỉ tiêu]
MKT: Số lượng leads mang về ≥ [chỉ tiêu]
OPS: Tỉ lệ đổi trả hàng hóa ≤ [chỉ tiêu]
OPS: Tỉ lệ giao hàng không thành công ≤ [chỉ tiêu]
FIN: Số tiền thu hồi công nợ ≥ [chỉ tiêu]
3. Cách triển khai 4 Nguyên tắc thực thi cho Doanh nghiệp Thương Mại
Để triển khai 4 Nguyên tắc này trong Doanh nghiệp Thương Mại, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Xây dựng dữ liệu cùng với đội ngũ (như trên)
Số hóa dữ liệu lên một nền tảng chung nhất để quản trị (sử dụng Simplamo)
Tổ chức các cuộc họp Thực thi hàng tuần để review tiến trình thực thi, tạo nên nhịp điệu trách nhiệm
3.1. Số hóa dữ liệu lên phần mềm Simplamo
Simplamo là phần mềm số hóa 4DX đầu tiên tại Việt Nam, với hơn 100+ Khách hàng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Simplamo được dùng để triển khai 4 Nguyên tắc thực thi cho BNI Vietnam (9000 thành viên), Action Coach,….
Không chỉ cung cấp các tính năng hiện đại, các dashboard theo dõi mục tiêu, Simplamo còn tích hợp các hướng dẫn chi tiết và các quy tắc quan trọng để giúp doanh nghiệp áp dụng 4 Nguyên tắc thực thi nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Simplamo AI là một trợ lý ảo tuyệt vời cung cấp nhiều gợi ý thông minh cho Doanh nghiệp để xây dựng dữ liệu tiện lợi, sáng tạo.
Dưới đây là các dữ liệu 4 Nguyên tắc thực thi ngành Thương Mại được số hóa trên Simplamo:
3.2 Tổ chức cuộc họp thực thi hàng tuần trên Simplamo
Các lợi ích khi tổ chức họp trên Simplamo:
Có sẵn khung cuộc họp để đội ngũ dễ dàng follow theo
Các dữ liệu quan trọng cần review đã có sẵn trong cuộc họp
Update tiến trình và báo cáo kết quả ngay trong cuộc họp
Dễ dàng nhận diện các vấn đề cản trở thông qua các bảng dữ liệu trực quan, khoa học
Tích hợp công cụ giải quyết vấn đề thông minh theo ba bước I.D.S
Tạo hành động giải quyết vấn đề (cam kết) và giao cho nhân sự cụ thể
Kiểm soát thời gian cuộc họp với bộ đếm giờ tự động
Có gợi ý điều phối cuộc họp cho nhân sự mới bắt đầu
Tự động gửi báo cáo và lưu trữ nội dung cuộc họp sau khi kết thúc
Bằng cách áp dụng kỷ luật và nghiêm túc 4 Nguyên tắc thực thi này trên phần mềm Simplamo, bạn và đội ngũ của mình sẽ dần hình thành một nhịp làm việc đều đặn, các Mục tiêu quan trọng luôn được chú trọng và thực hiện giữa các cơn lốc hàng ngày. Và chính việc thực thi hiệu quả sẽ tạo nên điều khác biệt của các tổ chức thành công, luôn không ngừng tiến về phía trước.
“Để đạt được một mục tiêu mà bạn chưa bao giờ đạt được trước đây, bạn phải làm thứ gì đó bạn chưa từng làm”.
Simplamo – Phần mềm quản trị & thực thi mục tiêu hiện đại, biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Simplamo là Hệ điều hành Thực thi Mục tiêu Đơn giản mà Hiệu quả, ứng dụng KPI, OKRs, BSC, 4DX. Các tính năng của Simplamo tập trung vào việc xây dựng và phân rã mục tiêu dựa trên tư duy quản trị hiện đại được setup sẵn trên phần mềm. Cùng với phương pháp theo dõi, bám sát và thúc đẩy đội ngũ thực thi mục tiêu đều đặn, quyết liệt hàng tuần cho đến khi hoàn thành.
Vào ngày 05.03.2024 vừa qua, Simplamo chính thức ra mắt chương trình Đối tác 2024 – Giúp Chuyên gia Tư vấn gia tăng Doanh số thông qua Hệ điều hành thực thi Mục tiêu Đơn giản mà Hiệu quả.
Ra đời từ năm 2021 đến nay, Simplamo không chỉ nhận được sự ủng hộ to lớn từ phía Doanh nghiệp Việt mà còn lan toả ra các quốc gia khác trên thế giới (Mỹ, Anh, Úc, Estonia, Poland,…), bởi các giá trị thật mà Simplamo mang đến trong việc Thực thi Mục tiêu, Tăng trưởng doanh thu và Giải phóng lãnh đạo. Và để tiếp tục trên hành trình mang giá trị này đến với nhiều Doanh nghiệp hơn nữa, Simplamo đã cho ra mắt chương trình ĐỐI TÁC 2024.
Trong đó, Đối tác của Simplamo là Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp – những người mang trong mình khát vọng giúp Doanh nghiệp quản trị hiệu quả và Tăng trưởng mạnh mẽ. Simplamo tự hào mang đến phương án hợp tác tốt nhất cho Đối tác của mình trên mọi phương diện:
Chuyên gia tư vấn doanh nghiệp (KPI, OKRs, BSC, 4DX): Simplamo sẽ giúp Đối tác triển khai gói tư vấn dễ dàng và nhanh chóng cho khách hàng, theo dõi trực quan và khoa học lộ trình khách hàng thực thi mục tiêu thành công, từ đó gia tăng doanh số bán hàng và tỷ lệ tái ký hàng năm
Chủ doanh nghiệp, CEO, Manager: Đối tác yêu thích Simplamo và có trong tay danh sách khách hàng phù hợp. Chỉ bằng cách giới thiệu Simplamo thành công đến khách hàng, Simplamo sẽ mang đến cho Đối tác mức hoa hồng hấp dẫn
Simplamo giúp Doanh nghiệp giải quyết các khó khăn từ CHIẾN LƯỢC cho đến THỰC THI:
Đội ngũ không biết cách xây dựng và phân rã mục tiêu, mỗi người làm mỗi kiểu, không đồng bộ, khó kiểm soát
Các mục tiêu không có trọng tâm, không thực tế, không phục vụ cho mục tiêu chung
Các phòng ban hoạt động rời rạc, không gắn kết và hay đỗ lỗi cho nhau
Đội ngũ không có cách follow mục tiêu hiệu quả, các mục tiêu nhanh chóng bị lãng quên sau vài tuần triển khai
Dữ liệu rời rạc, không chính xác, mỗi lần muốn biết tiến độ tới đâu là phải mất thời gian làm báo cáo
Hầu hết các mục tiêu đặt ra đều không đạt được hoặc phụ thuộc quá nhiều vào Sếp
Với Simplamo, các Chiến lược sẽ được khách hàng thực thi hiệu quả theo một phương pháp chuẩn, đồng bộ và đơn giản nhất. Chuyên gia tư vấn dễ dàng triển khai và theo dõi tiến trình thực thi cùng với Khách hàng của mình mà không mất nhiều thời gian, công sức!
Action Coach là một trong các Đối tác chiến lược của Simplamo
Không những thế, Simplamo dành riêng cho các Đối tác là Chuyên gia tư vấn mức hoa hồng hấp dẫn lên đến 25%/năm cùng nhiều quyền lợi đi kèm khác.
Các Doanh nghiệp trong nước và quốc tế Thực thi Mục tiêu Đơn giản mà hiệu quả với Simplamo: Việt An Group, Lê Vỹ Group, VNFlour, Bệnh viện RHM SG, Sovigaz, Masscom, Bánh Mì Má Hải, SolarBK, Webware, Marketing Melodies,…
– – – – –
Simplamo – Hệ điều hành thực thi mục tiêu đơn giản mà hiệu quả, biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
BCA Group giữ vai trò holding với pháp lý là Công ty TNHH Biển Đức thành lập ngày 11/7/2008 tại Việt Nam gồm các công ty thành viên hợp tác với từng thương hiệu riêng có uy tín trên toàn thế giới.
Trong đó các thương hiệu BCA Group đầu tư tại Việt Nam bao gồm: BNI Vietnam, Action Coach, Franchise Success, Corporate Connections,…
Hiện tại BCA Group đang sử dụng các công cụ cơ bản như excel, google sheet,… để quản trị các mục tiêu và đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để đáp ứng xu thế mới về quản trị, tối ưu vận hành và đặc biệt là ứng dụng hiệu quả 4 Nguyên tắc thực thi, vào tháng 01.2024 vừa qua, BCA Group đã chính thức triển khai Simplamo – phần mềm ứng dụng 4 Nguyên tắc thực thi đầu tiên tại Việt Nam.
2. BCA Group ứng dụng 4 Nguyên tắc thực thi chinh phục mục tiêu kinh doanh
Trải qua các buổi gặp gỡ và triển khai với đội ngũ ban lãnh đạo BCA, chuyên gia Simplamo đã từng bước tháo gỡ sự phức tạp, làm rõ ràng cơ cấu hoạt động và đưa tư duy 4DX vào tổ chức:
Cơ cấu lại sơ đồ tổ chức đơn giản và rõ ràng hơn: BCA Group quản lý khá nhiều danh mục đầu tư với nhiều thương hiệu lớn trên khắp cả nước, nên cơ cấu quản lý khá phức tạp. Tại bước đầu tiên, chuyên gia Simplamo đã rà roát và tinh gọn lại cơ cấu tổ chức mới cho BCA, nhằm mục đích giảm bớt sự phức tạp trong triển khai và báo cáo thực thi mục tiêu sau này.
Xây dựng và phân rã kế hoạch một cách có trọng tâm: Với nhiều công ty thành viên, BCA Group cũng có lượng lớn các mục tiêu cần quản lý và liên kết hiệu quả. Chuyên gia Simplamo hướng dẫn xây dựng và phân rã kế hoạch một cách có trọng tâm, đi từ mục tiêu năm xuống mục tiêu quý và các kế hoạch hành động (milestone) cho từng mục tiêu.
Liên kết mục tiêu chặt chẽ: liên kết mục tiêu từ tổng công ty xuống các phòng ban và giữa các phòng ban với nhau, tạo nên sự kết nối chặt chẽ trong toàn tổ chức, mọi thành viên dễ dàng nắm được các diễn biến đang xảy ra tại mọi thời điểm.
Hướng dẫn tổ chức cuộc họp hiệu suất hàng tuần, định kỳ gặp gỡ kết nối ban lãnh đạo đảm bảo việc thực thi đang diễn ra đồng bộ trong toàn tổ chức.
Hướng dẫn cách nhận diện và xử lý vấn đề triệt để theo ba bước I.D.S, các thành viên có chung góc nhìn về các vấn đề và biết cách tạo hành động cụ thể để giải quyết vấn đề đó, chấm dứt tình trạng “trao đổi dong dài”.
Thông qua các buổi triển khai với chuyên gia Simplamo và các dữ liệu được số hóa trên phần mềm, ban lãnh đạo BCA Group rất rõ ràng minh bạch về các mục tiêu 2024 và có cùng chung cách thức để thực thi mục tiêu hiệu quả. Bằng việc tổ chức các buổi họp tuần định kỳ trong thời gian tới, các thành viên sẽ hiểu sâu sắc hơn về tư duy của 4 Nguyên tắc thực thi và hiệu quả mà nó mang lại.
Trong thời gian tiếp theo, đội ngũ Simplamo sẽ luôn đồng hành cùng BCA Group để khai thác tối ưu hiệu quả của hệ thống và mang về những giá trị thiết thực nhất cho BCA, giúp BCA Group quản lý & thực thi mục tiêu hiệu quả, tăng trưởng mạnh mẽ.
– – – – –
Simplamo – Hệ điều hành thực thi mục tiêu đơn giản mà hiệu quả, biến mọi thứ phức tạp trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
BNI là tổ chức kết nối thương mại lớn nhất và thành công nhất trên thế giới được sáng lập vào năm 1985. BNI Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 2010, đến nay đã có hơn 9,000 thành viên với 214 chapter tại 32 tỉnh thành lớn trên cả nước.
Vào ngày 28 – 29.12.2023 vừa qua tại sự kiện BNI Vietnam National Leadership Summit 2023, BNI đã chính thức quyết định áp dụng phần mềm Simplamo để triển khai 4 Nguyên tắc thực thi (4DX), số hóa dữ liệu quản trị mục tiêu và quản lý các vùng, khu vực & chapter trên phần mềm.
1. Thách thức quản trị hệ thống hơn 214 chapter và 9,000 thành viên
Là một tổ chức lớn, đồng nghĩa với thách thức cũng lớn hơn nhiều so với các tổ chức khác, BNI Vietnam luôn không ngừng tối ưu hệ thống quản trị của mình, nhất là quản trị mục tiêu một cách đồng bộ trong toàn hệ thống. Đi cùng với xu hướng số hóa quản trị doanh nghiệp, BNI Vietnam đã đưa ra bài toán tìm kiếm một phần mềm vừa có thể quản trị dữ liệu hiệu quả vừa giúp triển khai mục tiêu kinh doanh thành công, với một số yêu cầu:
Quản lý dữ liệu kinh doanh đồng bộ tại 10 vùng và 214 chapter
Dễ dàng triển khai mục tiêu chiến lược từ Tổng công ty xuống các vùng, khu vực
Cách thức thực thi mục tiêu đồng bộ và theo dõi hoạt động thực thi trên toàn hệ thống
Kết nối hoạt động tại các vùng, khu vực hiệu quả, tạo sự gắn kết và đồng lòng với mục tiêu chung
Giảm tải hoạt động đốc thúc, gia tăng tính trách nhiệm và chủ động trong công việc
Trước những yêu cầu từ BNI Vietnam, Simplamo đã chứng tỏ mình là phần mềm quản trị phù hợp nhất tại thời điểm hiện tại. Thông qua các buổi giới thiệu, trao đổi và thống nhất với các Giám đốc vùng và khu vực, BNI Vietnam đã bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm Simplamo từ tháng 01.2024.
CEO Simlamo – Anh Phan Thanh Tùng trình bày về hành trình triển khai Simplamo cho BNI
2. Hành trình đổi mới vận hành, phát huy sức mạnh 4 Nguyên tắc thực thi trên Simplamo
Tại giai đoạn đầu của hành trình, đội ngũ chuyên gia Simplamo bắt đầu triển khai từ cấp vùng, với 10 vùng và hơn 40 thành viên ban lãnh đạo. Bao gồm các nội dung chính như sau:
Hướng dẫn xây dựng Mục tiêu năm 2024 cho từng khu vực, bao gồm việc xác định các chỉ số đo lường kết quả và các mục tiêu cần hoàn thành trong năm
Hướng dẫn phân rã Mục tiêu năm thành Mục tiêu quý 1 và lên kế hoạch hành động chi tiết (milestone) cho từng mục tiêu một cách khoa học, rõ ràng và dễ hiểu nhất
Hướng dẫn xây dựng bảng chỉ số đo lường các kết quả kinh doanh hàng tuần, đảm bảo các thành viên nắm rõ kết quả kinh doanh hàng tuần là gì và tập trung hoàn thành
Hướng dẫn tổ chức cuộc họp hiệu suất hàng tuần, định kỳ gặp gỡ kết nối ban lãnh đạo của 10 vùng và trong mỗi vùng, đảm bảo việc thực thi đang diễn ra đồng bộ trong toàn hệ thống
Hướng dẫn cách nhận diện và xử lý vấn đề triệt để theo ba bước I.D.S, các thành viên có chung góc nhìn về các vấn đề và biết cách tạo hành động cụ thể để giải quyết vấn đề đó, chấm dứt tình trạng “trao đổi dong dài”.
Bằng cách số hóa dữ liệu trên một nền tảng, Simplamo cung cấp góc nhìn trực quan, rõ ràng cho các thành viên BNI nắm bắt dữ liệu và các hành động cần làm tiếp theo để đạt mục tiêu chung là gì.
“Trước khi bắt đầu với Simplamo, mình cho rằng Simplamo chỉ là phần mềm, nhưng sau khi tham dự các buổi triển khai, mình nhận ra Simplamo còn là một tư duy quản trị nữa, bên cạnh việc hướng dẫn sử dụng hệ thống, BNI còn được team Simplamo hướng dẫn sử dụng hệ thống sao cho hiệu quả và giá trị nhất” – Chia sẻ từ Ban lãnh đạo BNI.
Sau thời gian triển khai, ban lãnh đạo 10 vùng của BNI đã bắt đầu áp dụng Simplamo vào việc quản trị & thực thi mục tiêu, định kỳ gặp gỡ nhau hàng tuần để kết nối, chia sẻ phản hồi và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Simplamo sẽ tiếp tục đồng hành cùng BNI Vietnam trong thời gian tới để đưa tư duy quản trị xuống các tầng phía dưới bao gồm các chapter và doanh nghiệp thành viên, hỗ trợ toàn thể thành viên BNI khai thác tối đa giá trị của hệ thống, quản trị & thực thi mục tiêu hiệu quả, tăng trưởng mạnh mẽ và không ngừng mở rộng.
– – – – –
Simplamo – Hệ điều hành thực thi mục tiêu đơn giản mà hiệu quả, biến mọi thứ phức tạp trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Strategy & Planning 2024 is a training program for business strategy and planning under the world’s top-ranked business coaching system, ActionCoach. The program is organized by ActionCoach IQS Firm, a pioneering firm leading in business coaching quality in Southeast Asia on December 23, 2024.
Simplamo takes pride in being present at the event, offering a unique solution – the Goal Management Software, aiding businesses in digitizing their 2024 business plans and ensuring effective execution.
Strategic direction for 2024 and planning with ActionCoach experts: At the event, the ActionCoach team supported business owners in strategic planning for 2024, providing coaching and practical business planning. This helped businesses gain a clearer vision of future development and specific action steps.
Close to 400 profit-oriented strategists and nearly 100 professionals specializing in system building and efficient operational talent were shared at the event.
Phan Thanh Tung, CEO of Simplamo, shared insights into Simplamo, a modern goal management software that transforms a business’s strategic plan into a concise two-page document. He also emphasized the software’s capability to build a detailed roadmap for achieving set goals.
In addition, he shared methods for developing specific action plans to achieve goals and ways to monitor the team’s execution weekly, ensuring businesses attain effectiveness and flexibility in implementing their business strategies.
Simplamo is proud to be a partnering companion in the program, providing tools that transform business plans into specific actions. With a scientific approach, the team members can self-monitor and efficiently execute their goals.
The event left a deep impact, offering businesses opportunities to embrace new trends and strategize. Simplamo continues to be a reliable partner, providing powerful tools for businesses aiming to achieve their strategic goals.
—————————————————
Simplamo is a modern management software that combines BSC, OKRs & KPI. Simplamo is suitable for various industries, helping them focus on goals and grow revenue.
Simplamo provides strong tools for effectively executing your strategies: Vision, OKRs & Goals, Scorecard, Organization Chart, Meeting, Issues, To-dos, Conversation, Process, and Performance Report,…
The BNI Vietnam National Leadership Summit 2023 is an annual event that brings together the most outstanding leaders of BNI Vietnam for networking, learning, and sharing experiences on leadership, management, and business development.
The event successfully occurred on December 28-29, 2023. Simplamo is proud to be a strategic partner with BNI, offering modern management solutions and strategy execution measurement.
The event gathered nearly 500 outstanding leaders from BNI Vietnam
BNI Global, a global business networking organization, aims to help businesses worldwide succeed. In 2024, Simplamo is proud to support BNI Vietnam by implementing the 4 Disciplines of Execution (4DX), fostering revenue growth and sustainable development for Vietnamese businesses.
In 2024, one of BNI Vietnam’s three breakthrough goals is to automate the management and measurement of Chapter activities and member businesses using 4DX, BSC, KPI, and Simplamo, continuing the strategy to elevate services and leadership.
Three Breakthrough Goals for BNI Vietnam in 2024
The 4 Disciplines of Execution (4DX) were a prominent topic at the event, with detailed and practical insights shared by Mr. Kaka Le Ngoc Dang, Chapter Director and ActionCOACH Trainer. His guidance helped businesses effectively implement their strategic goals through the 4DX principles.
Initially, the speaker pointed out shortcomings in the execution process, such as:
Lack of team awareness about goals: Too many unclear goals
Teams not knowing how to achieve goals: Goals not translated into daily actions
Teams not tracking progress on scoreboards
Teams not taking responsibility for results
Mr. Kaka Le Ngoc Dang shares the 4 Disciplines of Execution
Among these, the “whirlwind” of daily tasks is one of the major challenges preventing teams from executing crucial goals. To address these challenges, the speaker shared insights on the widely applied 4 Disciplines of Execution globally:
The deployment journey of the 4 Disciplines of Execution on Simplamo
At the event, Simplamo attracted attention for not only automating management but also offering solutions to integrate AI into business strategies, optimize operations, and enhance work performance.
“In the midst of the daily chaos, crucial goals often fade from focus. Simplamo steps in to seamlessly digitize these 4 principles, measuring strategy and empowering teams to execute their vital objectives with ease.”
BNI Vietnam Chairman, Mr. Ho Quang Minh, speaks on strategy development
Simplamo pioneers goal management system integration, aiding the effective implementation of the 4 Disciplines of Execution. The event clarified strategic goal setting for individual businesses and BNI chapters, focusing on both personal and strategic growth at local, regional, and national levels.
“The business execution process demands a proper methodology, precise actions, and a commitment to innovation, steering clear of outdated approaches. In the journey of business development, entrepreneurs face the most significant challenge in execution. It’s not merely about addressing execution challenges within one or two years but throughout the entire course of business growth,” shared Ms. Nguyen Thi Nghia, Founder of Simplamo, during the event.
Simplamo CEO’s video on 4DX digital solution at the event
—————————————————
Simplamo is a modern management software that combines BSC, OKRs & KPI. Simplamo is suitable for various industries, helping them focus on goals and grow revenue.
Simplamo provides strong tools for effectively executing your strategies: Vision, OKRs & Goals, Scorecard, Organization Chart, Meeting, Issues, To-dos, Conversation, Process, and Performance Report,…
Đa phần chúng ta đều nói về Tầm nhìn doanh nghiệp như là một điều gì đó rất lớn lao, xa vời. Chúng ta biết Tầm nhìn là quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng chưa thật sự nhấn mạnh vai trò của chúng. Vậy Tầm nhìn là gì, một bảng Tầm nhìn hoàn chỉnh sẽ trông như thế nào và làm cách nào để hướng toàn bộ nội lực của tổ chức về Tầm nhìn đó? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết hôm nay của Simplamo.
I. Tầm nhìn là gì? Tầm quan trọng của Tầm nhìn
Tầm nhìn định nghĩa một cách rõ ràng tổ chức của bạn là gì, hướng tới điều gì và sẽ đạt được mục đích bằng cách nào.
Bảng Tầm nhìn giúp bạn tạo ra bức tranh rõ ràng về cái đích doanh nghiệp đang đến và cách thức để đến được đích đó. Một bảng Tầm nhìn hoàn chỉnh sẽ bao gồm 8 phần, trả lời cho 8 câu hỏi quan trọng nhất, dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn liên quan đến con người, quy trình, tài chính, chiến lược và khách hàng.
Đa phần chủ doanh nghiệp đều biết Tầm nhìn là gì và thấy Tầm nhìn của họ rất rõ, sai lầm của họ là cho rằng những người khác cũng nhìn thấy nó. Nhưng thực tế, đội ngũ hầu như không thể nhìn thấy chúng, kết quả là các lãnh đạo luôn cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng, và những Tầm nhìn lớn lao mãi không thể trở thành hiện thực.
Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp chủ doanh nghiệp lôi Tầm nhìn ra khỏi tâm trí và viết chúng lên giấy bằng cách điền nội dung vào 8 phần quan trọng trên Bảng tầm nhìn.
Sau khi hiểu rõ Tầm nhìn là gì, bạn hãy cùng ngồi lại với đội ngũ ban lãnh đạo, nói về tầm quan trọng của bảng Tầm nhìn, đảm bảo đội ngũ hiểu rõ ý nghĩa của từng phần và thống nhất 8 nội dung quan trọng trong bảng Tầm nhìn doanh nghiệp sau:
1. Giá trị cốt lõi (Core Value)
Giá trị cốt lõi là gì? Đó là tập hợp những nguyên tắc hướng dẫn quan trọng và vĩnh viễn cho doanh nghiệp của bạn. Nguyên tắc để thành công là hãy giới hạn từ 3-7 giá trị cốt lõi. Các giá trị cốt lõi này sẽ xác định văn hóa và những con người trong tổ chức của bạn.
Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi, mọi công tác tuyển dụng, sa thải, đánh giá, khen thưởng và ghi nhận nhân viên đều thực hiện dựa trên những giá trị này. Đây là cách xây dựng một nền văn hóa khỏe mạnh phát triển xoay quanh giá trị cốt lõi.
Trong khi viết cuốn “Xây dựng để trường tồn”, Jim Collins và Jerry I. Porras đã mất sáu năm nghiên cứu những tổ chức đã tồn tại qua các cuộc suy thoái và khủng hoảng trong nhiều thập niên. Một trong những phát hiện chính của họ là tất cả những doanh nghiệp này đều định nghĩa giá trị cốt lõi của họ từ rất sớm và xây dựng văn hóa con người xung quanh những giá trị này.
Thực ra, các giá trị cốt lõi đã tồn tại trong chính tổ chức của bạn – chỉ là chúng bị nhấn chìm trong các hỗn loạn thường nhật, và nhiệm vụ của bạn là hãy tìm ra các giá trị này.
Hay còn được gọi là “sứ mệnh doanh nghiệp”, “mục đích” hoặc “đam mê”. Giá trị doanh nghiệp bao gồm hai phần chính là:
Vì sao tổ chức của bạn tồn tại? Mục đích, sứ mệnh doanh nghiệp là gì?
Thị trường ngách là gì? (thị trường mà doanh nghiệp phục vụ tốt nhất)
Doanh nghiệp rất dễ đi chệch hướng trong thế giới kinh doanh hối hả và tấp nập. Một số doanh nghiệp sai lầm khi mặc định cho rằng vì họ đang thành công trong một lĩnh vực kinh doanh, nên họ có thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác. Một số khác đơn giản là chệch hướng do cảm thấy chán chường.
Kết quả từ nhiều dẫn chứng cho thấy, không xác định rõ ràng sứ mệnh doanh nghiệp và thị trường ngách, doanh nghiệp của bạn sẽ bỏ lỡ các cơ hội và thời gian quan trọng để làm việc mình giỏi nhất. Việc phân tán nội lực cho những việc mình không giỏi còn làm giảm hiệu suất, doanh thu và lợi nhuận một cách đáng kể.
3. Mục tiêu 10 năm (Target 10 years)
Mục tiêu 10 năm là mục tiêu cực kỳ ấn tượng mà Doanh nghiệp bạn đang hướng tới, nó khiến mọi người trong tổ chức có hướng đi lâu dài.
Doanh nghiệp không đặt ra mục tiêu dài hạn giống như là con tàu không người lái. Làm sao bạn biết bản thân có đang đi đúng hướng hay không nếu bạn không biết mình sẽ đi theo hướng nào?
4. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)
Bao gồm 4 phần quan trọng:
Thị trường mục tiêu: Danh sách khách hàng lý tưởng của bạn
Ba điểm độc quyền: Chỉ doanh nghiệp của bạn mới có / Vì sao khách hàng lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì đối thủ?
Quy trình chứng minh: Để khách hàng và cả đội ngũ dễ dàng hình dung, từ lần tiếp xúc đầu tiên cho đến việc theo dõi tình hình khách hàng sau khi đã giao sản phẩm hay dịch vụ
Sự đảm bảo: Điều khiến khách hàng yên tâm khi lựa chọn bạn
Mục đích của phần này là tạo ra trọng tâm cho các nỗ lực kinh doanh và marketing của bạn. Một nỗ lực có trọng tâm sẽ giúp bạn bán hàng và chốt được nhiều hoạt động kinh doanh đúng đắn hơn.
Một chiến lược Marketing rõ nét cũng sẽ giúp bạn trở nên khác biệt và nổi bật trong mắt các khách hàng lý tưởng. Tất cả nhân viên sẽ có định hướng đúng về việc khách hàng lý tưởng của bạn là ai, bạn cần làm gì cho họ và sẽ biết làm điều đó như thế nào. Cuối cùng, bạn sẽ biết ai là kiểu khách hàng bạn nên và không nên phục vụ. Hãy ngừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.
5. Mục tiêu 3 năm (Target 3 years)
Như Napoleon Hill đã nói: “Con người có thể đạt được bất kỳ điều gì mà tâm trí họ nghĩ ra và tin tưởng”. Bằng cách xây dựng Mục tiêu 3 năm, bạn sẽ đạt được hai điều:
Thứ nhất, nhân viên của bạn có thể nhìn thấy những điều bạn nói và quyết tâm làm nếu họ muốn trở thành một phần của bức tranh đó
Thứ hai, nó giúp việc lập kế hoạch năm được diễn ra thuận lợi và chất lượng hơn
Mục tiêu 3 năm bao gồm các chỉ số quan trọng:
Ngày dự kiến (thường là ngày cuối năm)
Doanh thu hằng năm tại thời điểm 3 năm tới
Lợi nhuận hằng năm tại thời điểm 3 năm tới
Các chỉ số đo lường quan trọng (số khách hàng, số sản phẩm phát hành, số đối tác,…)
Tổ chức sẽ trông như thế nào (số nhân sự, quy mô văn phòng, hệ thống, công nghệ,…)
6. Kế hoạch 1 năm (1 year plan)
Cũng giống như Mục tiêu 3 năm, một lần nữa hãy xác định các chỉ số quan trọng (Doanh thu, Lợi nhuận và các chỉ số đo lường là gì) cho kế hoạch năm của bạn. Lưu ý rằng, những con số này phải thống nhất với chỉ số của Mục tiêu 3 năm.
Hãy nhớ rằng, ít hơn luôn nhiều hơn. Hầu hết các công ty đều phạm sai lầm khi cố gắng hoàn thành quá nhiều mục tiêu năm. Bằng cách cố gắng hoàn thành mọi thứ cùng một lúc, họ chỉ làm được rất ít và luôn cảm thấy thất vọng.
“Khi tất cả mọi thứ đều được coi là quan trọng thì không có điều gì là thực sự quan trọng cả”
Hãy đảm bảo việc bạn có ngân sách để hỗ trợ kế hoạch 01 năm. Nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu cho năm mà không có dự chi ngân sách để xác nhận tính khả thi của kế hoạch, cuối cùng các kế hoạch của họ trở nên không tưởng và đạt được rất ít.
Khi đã rõ về kế hoạch 1 năm, bạn cần thu hẹp tầm nhìn của bạn về những điều cần làm trong 90 ngày tiếp theo để phục vụ cho kế hoạch 1 năm đó, gọi là những Mục tiêu ưu tiên quý.
Một lần nữa, hãy giới hạn số lượng mục tiêu ưu tiên trong khoảng từ 3 đến 7, khi thực hiện việc giới hạn này bạn sẽ xóa bỏ được thói quen của doanh nghiệp là luôn cố gắng giải quyết hết tất cả mọi việc cùng một lúc.
Phần thứ 8 và cũng là phần cuối cùng trong bảng Tầm nhìn là Danh sách các vấn đề. Để danh sách vấn đề xuất hiện trong Tầm nhìn thoạt nghe có vẻ lạ lùng, nhưng yếu tố này thực sự quan trọng ngang bằng với bảy phần trước.
Sau khi biết rõ Tầm nhìn là gì, nơi bạn muốn đến, giờ là lúc xác định tất cả các chướng ngại vật có nguy cơ ngăn cản bạn đạt được các mục tiêu của mình. Đội ngũ lãnh đạo của bạn cần công khai và thành thực kể tên các vấn đề để bạn có thể viết ra thành lời. Khi làm như vậy, bạn đang thực hiện bước đầu tiên trong việc giải quyết chúng.
III. Chia sẻ Tầm nhìn Doanh nghiệp trong toàn tổ chức
Giờ bạn đã có Tầm nhìn được viết ra trên giấy (hoặc phần mềm), bạn cần truyền đạt nó tới tất cả mọi người trong tổ chức, đảm bảo mọi người phải hiểu và cùng chia sẻ Tầm nhìn ấy. Khi năng lượng của mọi người cùng dồn về một hướng, sẽ xuất hiện lực đẩy tổng hợp trong tổ chức của bạn và tạo ra sức mạnh tăng lên theo cấp số nhân.
Có một sự thật là, không phải tất cả mọi người trong tổ chức đều chia sẻ Tầm nhìn với bạn. Trách nhiệm của bạn (nhà lãnh đạo, chủ Doanh nghiệp) là phải chia sẻ bảng Tầm nhìn và khơi gợi cảm hứng cho mọi người bằng một Tầm nhìn thuyết phục. Khi đã hiểu, đội ngũ sẽ muốn trở thành một phần của Tầm nhìn ấy và họ bắt đầu chia sẻ nó đến những thành viên khác.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn đầy đủ, truyền cảm hứng và tạo động lực mạnh mẽ trong toàn đội ngũ của Simplamo. Nếu bạn muốn xây dựng Tầm nhìn doanh nghiệp cho năm 2024 sắp tới, nhưng vẫn ngần ngại về cách tổ chức và thống nhất trong đội ngũ, hãy liên hệ với Simplamo bằng cách đặt lịch tại đây.
—————————————————
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Phát triển dựa trên phương pháp quản trị mục tiêu MBO và được hoàn thiện bởi John Doerr từ năm 1974, OKRs ngày nay là một trong những phương pháp quản trị nổi tiếng nhất và được áp dụng thành công tại các công ty lớn như Google, Spotify, Adobe, Facebook, Twitter, Linkedin,…Tại Việt Nam, OKRs phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Có rất nhiều khóa học và công cụ để Doanh nghiệp Việt triển khai OKRs cho đội ngũ, thế nhưng OKRs vẫn còn khá phức tạp và mất nhiều thời gian để xây dựng hàng quý. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng OKRs đơn giản kết hợp với ứng dụng AI – xu thế áp dụng OKRs mới trên toàn cầu, giúp tăng tốc độ và tối ưu chi phí cho mỗi lần triển khai OKR.
1. OKRs là gì? Lợi ích của OKRs đối với Doanh nghiệp
OKRs (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhằm giúp tổ chức định hướng, tập trung vào mục tiêu cụ thể và đo lường được hiệu suất. OKRs bao gồm hai thành phần chính:
Mục tiêu (Objectives): Đây là những mục tiêu cấp cao mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Mục tiêu phải cụ thể, đo lường được và thường được thiết lập dựa trên chiến lược tổng thể của tổ chức.
Chỉ số Kết quả Chính (Key Results): Key Results là các chỉ số cụ thể và đo lường được mà tổ chức sử dụng để đánh giá mức độ thành công của mục tiêu. Chúng thường được thiết lập dưới dạng số liệu hoặc phần trăm cụ thể.
Lợi ích của OKRs đối với Doanh nghiệp:
Tạo sự tập trung: OKR giúp tổ chức tập trung vào 3 – 5 mục tiêu quan trọng nhất, khai phá tối đa năng lực đội ngũ, loại bỏ các công việc thừa thải từ đó tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Liên kết mục tiêu nội bộ: Bằng việc thống nhất các mục tiêu chung và phân bổ hợp lý từ trên xuống dưới, cũng như liên phòng ban, OKR đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức đều phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đo lường hiệu suất: Bằng cách sử dụng Key Results, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tiến triển và hiệu suất của đội ngũ một cách rõ ràng.
Tăng tính cam kết, trách nhiệm: Việc theo dõi định kỳ sẽ tạo ra sự cam kết của mỗi cá nhân đối với OKRs của họ, đồng thời gia tăng tính trách nhiệm trong công việc khi mọi thứ đều rõ ràng và minh bạch.
Mang lại kết quả vượt bậc: Bằng việc sử dụng khéo léo OKRs, các nhà lãnh đạo và quản lý có được công cụ mạnh mẽ để tập trung đội ngũ vào những mục tiêu đột phá, phát huy sức sáng tạo và năng lực dựa trên sự cam kết và trao quyền, từ đó mang đến kết quả vượt bậc cho doanh nghiệp.
2. OKRs phù hợp với Doanh nghiệp nào?
Trên thực tế, OKRs phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp với quy mô và ngành nghề khác nhau, chứ không chỉ giới hạn ở các công ty phần mềm như đa phần chúng ta vẫn lầm tưởng. Trong đó, đối với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, OKRs mang đến những lợi ích riêng biệt như:
Start-up: OKRs giúp các công ty mới thành lập xác định hướng đi đúng đắn và đảm bảo rằng họ không trải qua sự lãng phí thời gian và nguồn lực.
Giai đoạn phát triển: OKRs giúp xây dựng và thực thi các chiến lược tăng trưởng một cách hiệu quả, triển khai đồng bộ trong toàn tổ chức, phát huy năng lực nhân viên và gắn kết đội ngũ.
Giai đoạn trưởng thành: OKRs giúp quản lý hiệu quả, minh bạch, tối ưu hiệu suất làm việc và kết nối các phòng ban trong tổ chức vào mục tiêu chung.
3. Các khó khăn khi áp dụng OKRs hiện nay
Mặc dù OKRs được PR rầm rộ tại Việt Nam trong thời gian gần đây, với nhiều khóa học và công cụ hỗ trợ, thế nhưng không có nhiều doanh nghiệp thành công với phương pháp quản trị này. Dưới đây là một số nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các khó khăn khi áp dụng OKRs:
Chưa có nền tảng vận hành ban đầu trước khi áp dụng OKRs
OKRs được áp dụng thành công ở các công ty lớn, tạo nên sự phát triển vượt bậc, không có nghĩa là bất cứ công ty nào áp dụng OKRs cũng thành công. Vì trước khi có OKRs, bản thân những công ty này đã có nền tảng vận hành tốt cùng với những con người phù hợp. Ngược lại, khi doanh nghiệp chưa có một trong hai yếu tố trên, áp dụng thêm OKRs sẽ tăng thêm áp lực trong vận hành và sự rối loạn trong đội ngũ.
Niềm tin về phương pháp và quyết tâm từ ban lãnh đạo
Phần nhiều các doanh nghiệp tìm đến OKRs đã thất bại với các phương pháp quản trị trước đó (cụ thể là KPI), việc tiếp tục với một phương pháp mới dễ dẫn đến những ngờ vực trong đội ngũ. Do đó, sự quyết tâm từ ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, nên cho đội ngũ thấy được bức tranh tổng quát và các kết quả đi kèm trong công việc để duy trì niềm tin về phương pháp.
Không thể duy trì trong thời gian dài
Bất kể là phương pháp nào, để có thể duy trì trong thời gian dài, đều phải đơn giản hóa cách thực hiện và gắn với công việc hàng ngày, OKRs cũng không loại trừ. Hiện nay, các hướng dẫn về cách xây dựng OKRs khá phức tạp, tốn nhiều nguồn lực và thời gian (từ 4-6 tuần cho mỗi quý). Quá mất thời gian, rườm rà, ảnh hưởng đến công việc hiện tại mà chưa cho thấy hiệu quả như mong muốn dễ dẫn đến tình trạng từ bỏ sau 2,3 chu kỳ OKRs.
OKRs không phải là tất cả
Như đã nói bên trên, OKRs không phải là tất cả để biến mọi mục tiêu trở thành hiện thực, ngoài việc sử dụng OKRs linh hoạt với đặc thù của mình, doanh nghiệp cần kết hợp OKRs với các phương pháp quản trị khác & nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo để mang đến hiệu quả tối ưu.
4. Mục tiêu quý (Goals) – Cách xây dựng OKRs đơn giản của thế kỷ 21
Sau khi đã thất bại với KPI và OKR truyền thống, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tìm đến một cách thức xây dựng mục tiêu hiện đại và đơn giản hơn, gọi là Goals – Mục tiêu quý.
4.1. Mục tiêu quý (Goals) là gì?
Goals là những mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hoàn thành trong vòng 90 ngày (một quý). Trong đó, mỗi Goals sẽ được chia nhỏ thành các milestone (cột mốc tiến độ) để đo lường tiến trình đạt được mục tiêu. Về mặt ý nghĩa:
Goals tương đương với Objective trong OKRs
Milestone gần giống với Key Result
4.2 Lợi ích của Goals so với OKRs truyền thống
Thời gian xây dựng và triển khai nhanh chóng
Trong khi OKRs thường mất từ 4-6 tuần với khoảng trên dưới 10 cuộc họp (họp BOD, họp từng phòng ban, họp chéo các trưởng bộ phận) để viết, thống nhất và công bố OKRs trong toàn tổ chức.
Thì với phương pháp xây dựng mục tiêu Goals chỉ mất khoảng 1-2 tuần với 2 cuộc họp chính thức. Việc xây dựng và thống nhất nhanh chóng sẽ không làm ảnh hưởng tới khối lượng công việc hiện tại của đội ngũ, giảm áp lực cho cấp quản lý-lãnh đạo và dành nhiều thời gian cho thực thi.
Tiết kiệm thời gian họp review, checkin 1-1
Đối với OKRs, các trưởng nhóm sẽ dành thời gian mỗi tuần để checkin 1-1 với từng thành viên trong team của mình (trung bình một cuộc họp khoảng 30 phút), tương tự CEO cũng sẽ họp riêng với các trưởng bộ phận. Nếu một doanh nghiệp có nhiều phòng ban và mỗi phòng ban có nhiều nhân viên thì hầu như thời gian của cấp quản lý là dành cho họp hành, tạo ra rất nhiều áp lực cho đội ngũ.
Với Goals, trung bình một quản lý chỉ tham dự hai cuộc họp/tuần, một là cuộc họp BOD để review tiến độ thực thi Goals phòng ban, và hai là cuộc họp với tất cả thành viên trong team để review Goals cá nhân. Các cuộc họp này đều có khung chuẩn, tập trung vào nhận diện và xử lý vấn đề quan trọng, thống nhất ý kiến trong toàn team, với thời lượng tối đa 90 phút.
Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ không còn tình trạng lãng phí thời gian cho quá nhiều cuộc họp, tạo môi trường làm việc năng suất, chủ động, tối ưu chi phí vận hành.
Goals không đơn lẽ như OKRs, mà có sự hỗ trợ của các công cụ khác tạo thành một nền tảng hoàn chỉnh
Để triển khai OKRs hiệu quả, doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình nền tảng vận hành chuẩn, đi từ Giá trị cốt lõi, Tầm nhìn, các mục tiêu 3 năm,1 năm để tạo nên OKRs hàng quý đồng nhất và phục vụ cho bức tranh dài hạn, cần phải có sơ đồ tổ chức hoàn thiện cùng với nhân sự phù hợp để giao OKRs đúng người đúng vị trí, và cách thức triển khai mục tiêu hiệu quả đồng bộ.
Trong khi đó, Goals không riêng lẽ, đi kèm với Goals là các công cụ vận hành khác tạo thành một nền tảng vận hành vững chắc và đồng bộ cho doanh nghiệp, đi từ Bảng Tầm nhìn – Chiến lược, Giá trị cốt lõi, các mục tiêu 3 năm, 1 năm, Sơ đồ trách nhiệm, Bảng chỉ số KPI đo lường hàng tuần, phục vụ cho tiến trình đạt được Mục tiêu và các khung cuộc họp định kỳ hàng tuần, hàng quý, hàng năm.
Các công cụ này kết hợp một cách nhịp nhàng, tạo nên một tổ chức làm việc hiệu suất, gắn kết, là tập hợp của Đúng người-Đúng vị trí, tạo điều kiện cho Mục tiêu hàng quý Goals được triển khai quyết liệt và tiến tới đạt được Tầm nhìn dài hạn.
Cách thức duy trì trong dài hạn
Cái gì càng phức tạp và mất nhiều thời gian thì càng khó duy trì. Thấu hiểu nguyên lý đó, Goals là phiên bản đơn giản và xây dựng nhanh chóng hơn so với OKRs truyền thống nên dễ dàng được duy trì trong đội ngũ.
Bên cạnh Goals, còn có sự hỗ trợ của khung cuộc họp đội ngũ định kỳ hàng tuần, giúp review tiến độ và giải quyết vấn đề kịp thời; các chỉ số KPI hàng tuần, đảm bảo công việc được diễn ra đều đặn, không dồn nước tới chân mới nhảy, giúp ban lãnh đạo kịp thời nhận diện vấn đề và đưa ra quyết định kịp thời.
Cùng với đó là khung cuộc họp hàng quý (tổng kết Goals quý trước và xây dựng Goals quý sau), khung cuộc họp hàng năm (tổng kết năm trước và xây dựng mục tiêu cho năm mới). Tất cả đội ngũ sẽ hòa vào một guồng làm việc nhịp nhàng và đồng bộ từ tuần này cho đến tuần tới, từ quý này cho đến quý sau và năm này cho đến năm khác.
Người Việt vốn không có tính kỷ luật cao nên việc đưa đội ngũ vào guồng làm việc này sẽ dần tạo nên tính cam kết, kỷ luật và bền bỉ, khắc phục điểm yếu vốn có và tạo nên một tổ chức hiệu suất cao.
4.3 5 bước xây dựng OKRs đơn giản
Dưới đây là 5 bước xây dựng Mục tiêu quý – Goals cho doanh nghiệp:
Bước 1: Chọn ngày tương lai
Là ngày cuối cùng để tính kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một quý. Thông thường sẽ là ngày cuối cùng của quý đó.
Bước 2: Tính toán Mục tiêu tài chính
Xoay quanh Doanh thu, Lợi nhuận mong muốn. Thông thường con số này sẽ được phân rã từ Bảng Mục tiêu năm. Hoặc có thể lấy con số ước tính của quý trước cộng thêm phần trăm/con số bạn mong muốn tăng lên.
Bước 3: Viết các chỉ số đo lường
Hãy trả lời câu hỏi “Doanh thu này đến từ đâu?” hoặc “Con số nào đo lường sự thành công?”. Ví dụ như: Số lượng khách hàng mới, Số lượng khách hàng cũ tái ký hợp đồng, Số hợp đồng trong nước, Số hợp đồng quốc tế,…
Bước 4: Xác định 3 đến 7 Mục tiêu Phi tài chính
Là 3 đến 7 Mục tiêu ưu tiên cần hoàn thành trong quý này để hỗ trợ đạt được Mục tiêu năm.
Lưu ý: Ban lãnh đạo cần ngồi xuống cùng nhau xác định Mục tiêu quý cấp toàn doanh nghiệp trước tiên. Sau đó, các trưởng phòng sẽ triển khai Mục tiêu cấp phòng ban và cuối cùng từng cá nhân trong phòng ban, để chắc chắn rằng Mục tiêu được phân rã từ cấp công ty, có sự liên quan – hỗ trợ với nhau.
Bước 5: Chia nhỏ Mục tiêu
Cuối cùng, người sở hữu Mục tiêu sẽ tự thiết lập các milestone (cột mốc tiến độ) để đạt được Mục tiêu của mình, sau đó trình bày với cấp trên và đội nhóm trong cuộc họp hàng tuần.
Như vậy, một bảng Mục tiêu quý hoàn chỉnh sẽ bao gồm các Mục tiêu tài chính (như Doanh thu, Lợi nhuận, các chỉ số quan trọng… và sẽ được phân rã thành chỉ số KPI đo lường hàng tuần sau đó) cùng với 3-7 Mục tiêu phi tài chính, để đạt sự tập trung và khả năng hoàn thành cao.
Để xem hướng dẫn chi tiết các bước, các nguyên tắc xây dựng Mục tiêu và các ví dụ minh họa, bạn hãy nhấn vào đây.
Simplamo là phần mềm quản lý OKR, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Bằng cách đơn giản hóa và kết hợp mượt mà các phương pháp quản trị truyền thống như OKRs, KPIs, BSC, Simplamo đáp ứng nhu cầu quản trị hiện đại, tinh gọn và bài bản cho các doanh nghiệp SME trong và ngoài nước (Mỹ, Úc, Estonia,…)
Trong đó, Mục tiêu Goals là phiên bản đơn giản hơn của OKRs và Chỉ số scorecard là phiên bản ngắn gọn của KPI. Chỉ số và Mục tiêu sẽ được tạo nên dựa trên cơ sở Bảng Tầm nhìn và Sơ đồ trách nhiệm có sẵn trên Simplamo, cùng với đó là các khung cuộc họp định kỳ (hàng tuần-hàng quý-hàng năm) giúp review mọi hoạt động và xử lý các vấn đề phát sinh cùng đội ngũ, từ đó cam kết khả năng đạt được OKRs và KPI cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, chinh phục tầm nhìn từ 1 đến 3 năm.
Khi sử dụng Simplamo, người dùng sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ và tài liệu hướng dẫn sử dụng (help.Simplamo.com) để tạo nên bảng mục tiêu cho doanh nghiệp. Không những thế, với sự ứng dụng của tính năng AI được ra mắt trong phần mềm quản lý OKR Simplamo vào tháng 8.2023 vừa qua, sẽ giúp người dùng xây dựng mục tiêu nhanh hơn, sát với ngành nghề kinh doanh với nhiều gợi ý thông minh.
5.2 Ứng dụng Simplamo AI trong xây dựng OKRs đơn giản – Goals
Để bắt đầu ứng dụng AI trong xây dựng Mục tiêu quý trong doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện trước các bước sau:
Hoàn thiện Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi về Tầm nhìn 1-3 năm, mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận,…
Hoàn thiện Sơ đồ trách nhiệm, tại đó mỗi vị trí trên sơ đồ sẽ do một nhân sự phụ trách cùng với 5 vai trò quan trọng mà công ty mong muốn vị trí này đạt được
Đây là hai dữ liệu ban đầu, nền tảng để đảm bảo bảng Mục tiêu quý của doanh nghiệp phù hợp với Tầm nhìn – Chiến lược và với năng lực thực tế của đội ngũ.
Sau đó, tại phần Mục tiêu, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Nhấn nút Tạo mục tiêu/ chọn Hỏi trợ lý AI
Tại đây, bạn cung cấp một số thông tin cơ bản để trợ lý AI có thể phân tích và tối ưu hoá chất lượng trong câu trả lời
Kết quả mong muốn: Bạn hãy mô tả ngắn kết quả về mục tiêu mà mình mong muốn đạt được
Chỉ số đo lường: Dựa trên mục tiêu cần đạt, hãy suy nghĩ về các chỉ số có thể đo lường được mức độ hoàn thành
Ngành nghề: Chọn ngành nghề hiện tại của Doanh nghiệp
Sau khi nhập thông tin, nhấp vào “Đề xuất”
Bước 2: Tạo mục tiêu
Simplamo AI sẽ thực hiện quá trình phân tích và gợi ý kết quả cho bạn. Hãy thư giãn và nhấp một ngụm coffee trong khi chờ đợi.
Bước 3: Kiểm tra kết quả
Kiểm tra lại kết quả mà Simplamo AI đã gợi ý cho bạn, nếu cảm thấy chưa hài lòng bạn có thể chọn “Thử lại” hoặc “Chỉnh sửa” để có thể cập nhật dữ liệu đầu vào tốt hơn
Nếu như kết quả phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy nhấn “Tạo”, hệ thống sẽ tạo danh sách các Mục tiêu và Cột mốc tương ứng (milestone).
Để xem chi tiết hơn về cách ứng dụng AI trên Simplamo, hãy nhấn vào đây để xem lại buổi hướng dẫn trực tiếp do Simplamo tổ chức vào ngày 14.09 vừa qua.
Kết hợp với trí thông minh nhân tạo của AI, người dùng sẽ có nhiều gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ số doanh nghiệp. Cũng như tiết kiệm thời gian đào tạo và hướng dẫn sử dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên văn hóa làm việc hiện đại, chủ động và phát huy sức sáng tạo.
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
KPI từ lâu đã là phương pháp quản trị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, KPI giúp đo lường, đánh giá hiệu quả và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, có đến 70% doanh nghiệp Việt thất bại khi triển khai KPI, vì tính phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu của phương pháp. Với tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay, xây dựng KPI theo phương pháp truyền thống có thể không còn phù hợp nữa, thay vào đó doanh nghiệp cần một phương pháp đơn giản hơn hoặc có sự trợ giúp từ AI.
1. Tầm quan trọng của việc xây dựng KPI để đo lường
Hầu hết các doanh nhân hiện nay đều từng trải qua trạng thái mù mờ trong vận hành doanh nghiệp. Họ đưa ra các quyết định lớn dựa trên cảm giác và cảm xúc mơ hồ hơn là sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định nhanh chóng và đầy đủ thông tin. Trong khi đó, một bảng chỉ số KPI hiệu quả sẽ giúp:
Ban lãnh đạo doanh nghiệp:
Kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra trong tổ chức
Kịp thời phát hiện vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn
Đảm bảo mục tiêu, tầm nhìn có thể hoàn thành đúng kế hoạch
Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên, đưa ra chính sách lương thưởng phù hợp
Nhân viên:
Nắm chắc các chỉ số cần hoàn thành và tập trung sức lực vào đó
Hiểu được sự đóng góp cá nhân vào mục tiêu doanh nghiệp
Biết được năng lực của bản thân, làm cơ sở để rèn luyện và phát triển
2. Scorecard – Phương pháp đo lường hiệu quả, đơn giản hơn so với KPI truyền thống
2.1Khó khăn khi áp dụng KPI truyền thống
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thế nhưng áp dụng KPI vẫn là một bài toán khó nhằn, dù cho có tham gia nhiều khóa học hoặc có sự trợ giúp của chuyên gia. Dưới đây là một số khó khăn điển hình, khiến cho KPI trở thành “cơn ác mộng” của không ít doanh nghiệp:
Mất nhiều thời gian để xây dựng nên bộ chỉ số KPI cho doanh nghiệp
Khó khăn khi xác định KPI phù hợp với từng phòng ban và nhân viên
KPI không kết nối với Mục tiêu & Chiến lược doanh nghiệp
Mất thời gian lập báo cáo, đánh giá và thúc đẩy nhân viên hoàn thành KPI
Không giữ được “lửa” với KPI, công sức đổ sông đổ biển sau một thời gian
2.2 Tại sao nên chuyển qua sử dụng scorecard?
Vì sự phức tạp của KPI truyền thống, nhiều doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đã chuyển sang dùng một bảng chỉ số đơn giản hơn để đo lường hoạt động kinh doanh, gọi là scorecard.
Bảng scorecard là tập hợp từ 5-15 chỉ số được đo lường hàng tuần, thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh, giúp ban lãnh đạo nắm được mọi diễn biến trong tổ chức và đưa ra các dự báo ngắn hạn, các quyết định kịp thời.
Khác với KPI truyền thống, scorecard chỉ đo lường hàng tuần (hoặc 2 tuần/lần đối với các chỉ số đặc biệt), trong đó mỗi nhân viên đều có chỉ số cho riêng mình và phải báo cáo với cấp trên vào cuộc họp định kỳ hàng tuần.
2.3 Các ưu điểm của scorecard so với KPI truyền thống
Thời gian xây dựng và báo cáo nhanh chóng, đơn giản:
Scorecard là các chỉ số thể hiện hoạt động kinh doanh hàng tuần, dựa trên vai trò của nhân sự nên việc xây dựng đơn giản, không mất nhiều thời gian. Cũng chính vì vậy, việc báo cáo hàng tuần cũng nhanh chóng hơn, không mất nhiều công sức để tổng kết, tính toán như các chỉ số KPI phức tạp. Bên cạnh đó, các chỉ số do ai phụ trách sẽ được người đó trực tiếp báo cáo số liệu.
Ví dụ: Số buổi meeting với khách hàng hàng tuần; Số lượng lead thu về hàng tuần; Doanh thu bán hàng hàng tuần
Đưa ra các dự báo ngắn hạn và quyết định kịp thời:
Bằng việc đo lường hàng tuần (bao gồm cả chỉ số kết quả và chỉ số dẫn dắt), doanh nghiệp dễ dàng xác định được xu hướng kinh doanh để đưa ra các dự báo ngắn hạn, mặt khác họ cũng kịp thời phát hiện vấn đề và giải quyết chúng trước khi quá muộn. Điều này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chờ đến khi có báo cáo lãi lỗ của công ty – khi đó đã quá muộn để sửa sai.
Ví dụ: chỉ số doanh thu bán hàng trong tuần không đạt có thể đến từ số lead mang về không đủ hoặc sale gặp khó khăn khi tư vấn bán hàng
Đảm bảo đội ngũ luôn ghi nhớ và thực hiện đều đặn
Vì là các chỉ số quen thuộc với công việc hàng ngày và được đo lường hàng tuần, nên đội ngũ sẽ dễ dàng ghi nhớ và đảm bảo chúng luôn được hoàn thành. Điều này giữ cho nhịp hoạt động được diễn ra đều đặn, xây dựng văn hóa làm việc kỷ luật và làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu hàng tháng, hàng quý.
2.4 Các bước xây dựng bảng scorecard cho doanh nghiệp
Scorecard bao gồm hai cấp độ là cấp công ty và cấp phòng ban, các chỉ số cấp phòng ban sẽ do từng phòng ban chức năng review hàng tuần, còn scorecard cấp công ty sẽ được review định kỳ hàng tuần bởi ban lãnh đạo.
Cấu trúc của một chỉ số scorecard bao gồm:
Tên chỉ số
Chỉ tiêu của chỉ số
Tên người phụ trách
Số liệu đo lường hàng tuần, trong đó màu xanh là đạt, đỏ là chưa đạt
Có hai loại chỉ số scorecard:
Chỉ số kết quả: là chỉ số được tạo nên bằng cách “lượng hóa” một vai trò quan trọng của nhân sự, đồng thời cũng là kết quả công ty mong muốn vai trò này mang lại. Ví dụ: Một trong những vai trò của Trưởng phòng Kinh doanh là “Chịu trách nhiệm doanh số bán hàng”. Khi đó ta có thể lượng hoá vai trò này là Đạt doanh số bán hàng: 100 triệu/tuần
Chỉ số dẫn dắt: là chỉ số được tạo nên bằng cách lựa chọn từ các bước chính trong quy trình thực hiện nhằm đạt được Chỉ số kết quả của vai trò đó. Ví dụ như Số buổi meeting hàng tuần (Meeting với Khách hàng là một bước trong quy trình bán hàng)
5 bước xây dựng bảng chỉ số scorecard
Bước 1: Xác định Chỉ số kết quả từ vai trò của mỗi nhân sự
Bước 2: Tạo Chỉ số dẫn dắt dựa trên quy trình tạo nên chỉ số kết quả
Bước 3: Rút gọn danh sách
Cùng thảo luận với đội ngũ và rút gọn danh sách các chỉ số, sau đó sắp xếp các chỉ số phù hợp vào bảng scorecard cấp công ty và bảng chỉ số scorecard cấp phòng ban. Về số lượng, hãy tuân thủ nguyên tắc: Càng ít càng tập trung (5 đến tối đa 15 chỉ số cho cấp công ty và 3 đến 5 chỉ số cho cấp phòng ban)
Bước 4: Đề ra chỉ tiêu cho từng chỉ số
Riêng với các dữ liệu về Doanh thu/Doanh số nên được phân rã từ dữ liệu trong Bảng kế hoạch kinh doanh/ Tầm nhìn doanh nghiệp hàng năm.
Bước 5: Xác định người sở hữu chỉ số dựa trên vai trò của họ
Quy trình xây dựng bảng chỉ số scorecard rất đơn giản, và có thể thực hiện nhanh chóng trong từ 2-3 ngày (tùy vào quy mô công ty). Để xem hướng dẫn chi tiết và các ví dụ cụ thể, bạn hãy nhấn vào đây.
Để làm tăng tính trách nhiệm và cam kết trong công việc của mỗi nhân viên, tạo sự cạnh tranh trong đội nhóm và giao tiếp hiệu quả với quản lý của mình thông qua các con số.
Chỉ tiêu có tính thách thức vừa đủ
Với mỗi chỉ số, Bạn cần đặt ra chỉ tiêu. Nhưng nếu chỉ tiêu không có tính thách thức, nhân viên sẽ không có động lực làm việc và thường đợi nước đến chân mới nhảy. Nếu chỉ tiêu có tính thách thức quá lớn, nhân viên sẽ cảm thấy ngộp thở và dễ chán nản. Do đó, hãy đặt ra chỉ tiêu có tính thách thức vừa đủ.
Xác định người chịu trách nhiệm cho chỉ số và người phụ trách điền chỉ số đó
Với mỗi chỉ số, bạn hãy xác định một người duy nhất phụ trách, để đảm bảo tính trách nhiệm đối với chỉ số đó. Thông thường, chỉ số do ai phụ trách sẽ do chính người đó điền dữ liệu báo cáo, tuy nhiên đối với các chỉ số của cấp quản lý hoặc liên quan tới dữ liệu bán hàng có thể ủy nhiệm cho trợ lý phụ trách.
Hiệu chỉnh scorecard phù hợp thực tiễn
Các chỉ số scorecard được xây ra trong thời gian đầu (chưa có dữ liệu tham khảo) thường quá cao hoặc quá thấp so với năng lực thực tế của đội ngũ, cùng với đó là các chỉ số không phù hợp hoặc không cần thiết để đo lường. Do đó, doanh nghiệp cần quan sát và hiệu chỉnh các chỉ số này cho phù hợp với thực tiễn sau một thời gian đưa vào sử dụng.
Kết hợp với nhịp họp hàng tuần
Mặc dù các scorecard được đo lường hàng tuần và có người phụ trách cụ thể, nhưng nếu không được review trong cuộc họp định kỳ thì sẽ không phát huy hết hiệu quả của nó. Khi review bảng chỉ số này cùng với các thành viên khác trong team sẽ làm tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân và xử lý ngay các vấn đề trong cuộc họp này.
3. Cách ứng dụng AI trong xây dựng KPI đơn giản
3.1 Giới thiệu Simplamo
Simplamo là phần mềm SaaS quản trị mục tiêu hiện đại kết hợp độc đáo giữa OKR & KPI. Bằng cách đơn giản hóa và kết hợp mượt mà các phương pháp quản trị truyền thống như OKR, KPI, BSC, Simplamo đáp ứng nhu cầu quản trị hiện đại, tinh gọn và bài bản cho các doanh nghiệp SME trong và ngoài nước (Mỹ, Úc, Estonia,…)
Trong đó, Chỉ số scorecard là phiên bản ngắn gọn của KPI và Mục tiêu Rocks là phiên bản đơn giản hơn của OKR. Chỉ số và Mục tiêu sẽ được tạo nên dựa trên cơ sở Bảng Tầm nhìn và Sơ đồ trách nhiệm có sẵn trên Simplamo, cùng với đó là các khung cuộc họp định kỳ (hàng tuần-hàng quý-hàng năm) giúp review mọi hoạt động và xử lý các vấn đề phát sinh cùng đội ngũ, từ đó cam kết khả năng đạt được OKR và KPI cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, chinh phục tầm nhìn từ 1 đến 3 năm.
Khi sử dụng Simplamo, người dùng sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ và tài liệu hướng dẫn sử dụng (help.Simplamo.com) để tạo nên bảng chỉ số scorecard cho riêng mình. Không những thế, với sự ứng dụng của tính năng AI được ra mắt trong Simplamo vào tháng 8.2023 vừa qua, sẽ giúp người dùng xây dựng chỉ số nhanh hơn, sát với vai trò nhân sự cùng với nhiều gợi ý thông minh.
3.2 Ứng dụng Simplamo AI trong xây dựng KPI
Để bắt đầu ứng dụng AI trong xây dựng bảng chỉ số scorecad trong doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện trước các bước sau:
Hoàn thiện Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi về Tầm nhìn 1-3 năm, mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận,…
Hoàn thiện Sơ đồ trách nhiệm, tại đó mỗi vị trí trên sơ đồ sẽ do một nhân sự phụ trách cùng với 5 vai trò quan trọng mà công ty mong muốn vị trí này đạt được
Đây là hai dữ liệu ban đầu, nền tảng để đảm bảo bảng chỉ số của doanh nghiệp phù hợp với Tầm nhìn – Chiến lược và với năng lực thực tế của đội ngũ.
Sau đó, tại mục Chỉ số, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
Nhấn nút Tạo chỉ số/ chọn Hỏi trợ lý AI
Chọn vị trí muốn tạo Chỉ số, ví dụ: Nhân viên Marketing, Trưởng phòng Kinh doanh
Vai trò của vị trí tương ứng sẽ tự động hiện ra dựa trên Sơ đồ trách nhiệm đã nhập trước đó
Chọn Nhóm, ví dụ: Ban lãnh đạo, Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh
Nhấn nút Đề xuất
Simplamo AI sẽ phân tích các dữ liệu hiện có và đưa ra danh sách các chỉ số gợi ý cho vị trí này. Dựa trên danh sách này, người dùng sẽ lựa chọn các chỉ số phù hợp nhất và nhấn nút Tạo chỉ số.
Để xem chi tiết hơn về cách ứng dụng AI trên Simplamo, hãy nhấn vào đây để xem lại buổi hướng dẫn trực tiếp do Simplamo tổ chức vào ngày 14.09 vừa qua.
Kết hợp với trí thông minh nhân tạo của AI, người dùng sẽ có nhiều gợi ý cho việc xây dựng chỉ số và mục tiêu doanh nghiệp. Cũng như tiết kiệm thời gian đào tạo và hướng dẫn sử dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên văn hóa làm việc hiện đại, chủ động và phát huy sức sáng tạo.
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Để hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm, Simplamo chính thức ra mắt chương trình Webinar online training 30 phút định kỳ vào sáng thứ năm (2 tuần/1 lần) bắt đầu từ tháng 09.2023.
Mục đích của chương trình:
Giúp khách hàng cập nhật các tính năng mới trên Simplamo nhanh nhất
Giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong quá trình sử dụng
Đồng hành, hỗ trợ khách hàng vận hành doanh nghiệp hiệu quả trên Simplamo
Để tham dự các buổi webinar này, khách hàng chỉ cần truy cập vào đường link zoom cố định được cung cấp sẵn tại mỗi số webinar.
Webinar 01: Hola biến OKRs, KPI: Chuyển hóa Ý tưởng đến Hành Động
Thời gian tổ chức: 10h00 – 10h30, Thứ năm ngày 14/09/2023
Hình thức: online qua zoom
Speaker:
Mrs. Khoang Thùy Linh – Customer Training Simplamo
Mr. Huỳnh Nhật Hào – Product Owner Simplamo
Nội dung webinar:
Thiết lập Mục tiêu theo ngành
Thiết lập Cột mốc tiến độ chính
Thiết lập Chỉ số Scorecard bám sát Vai trò
Cô đọng Vấn đề & Đề xuất giải pháp
Webinar 02: Hướng dẫn điều phối và tổ chức cuộc họp quý
Thời gian tổ chức: 10h00 – 10h30, Thứ năm ngày 21/09/2023
Hình thức: online qua zoom
Speaker:
Mrs. Dung Huỳnh – Customer Training Simplamo
Mr. Phạm Trọng Hậu – Customer Support Simplamo
Nội dung webinar:
Khung cuộc họp & ý nghĩa
Cách điều phối cuộc họp
Những lưu ý & sự chuẩn bị
Ứng dụng Simplamo AI
Simplamo rất mong được gặp gỡ và chia sẻ các kiến thức hữu ích đến bạn tại sự kiện. Simplamo – Đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chinh phục mục tiêu, tăng trưởng mạnh mẽ.
—————————————————
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Recent Comments