Skip to main content
Category

Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

4 hoạt động gắn kết Đội ngũ Thực thi Mục tiêu hiệu quả

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

“Mỗi phòng ban là một lô cốt tách biệt, không có sự kết nối, mọi thứ rất rời rạc. Các mục tiêu không được theo sát và hoàn thành, ai cũng làm việc bận rộn nhưng lại không hiệu quả….”

Doanh nghiệp của bạn có đang gặp phải các vấn đề giống như doanh nghiệp trên?

Nếu có, bạn hãy xem xét lại, đội ngũ nhân sự của mình có thực sự gắn kết và là một thể thống nhất vì mục tiêu chung của tổ chức hay mọi người đang làm việc một cách rời rạc:

  • Phòng sale không bán được sản phẩm thì trách phòng Marketing không truyền thông tốt.
  • Phòng mua hàng chạy chỉ tiêu mua hàng rất tốt nhưng không quan tâm tình hình bán hàng của phòng sale dẫn đến hàng tồn rất nhiều, công ty bị kẹt dòng tiền.
  • Phòng nhân sự tuyển dụng nhiều theo yêu cầu của phòng sale nhưng cả hai đều không hiểu rõ vấn đề thực sự của công ty là gì dẫn đến việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh nhiều nhưng doanh thu vẫn không đạt.

Các phòng ban làm việc một cách rời rạc, chỉ tập trung vào mục tiêu cá nhân hoặc phòng ban của mình. Điều này dẫn đến việc mục tiêu công ty không hoàn thành nhưng vẫn phải tốn kém cho chi thưởng cuối năm. Các vấn đề phát sinh không được giải quyết dựa trên lợi ích của công ty mà chỉ mang tính tạm thời vì lợi ích của từng bộ phận. Các vấn đề bị lặp lại nhiều lần, làm tốn nhiều thời gian và chi phí của công ty. Hàng loạt các mục tiêu đặt ra đều nữa vời, không có sự cam kết thực hiện, không có sự hợp tác cùng nỗ lực, công ty không có sự tăng trưởng trong nhiều năm.

Như vậy chúng ta có thể thấy, nếu như tổ chức thiếu đi sự gắn kết sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài. Do đó, chúng ta cần phải tìm cách tạo gắn kết đội ngũ để thực thi mục tiêu hiệu quả.

Với hy vọng bạn có thể dễ dàng thực hiện và mang đến sự thay đổi tích cực cho tổ chức của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu cho bạn các hoạt động gắn kết đội ngũ với hướng dẫn cụ thể, rõ ràng theo từng bước.

gắn kết đội ngũ thực thi mục tiêu

1. Xây dựng và truyền thông Tầm nhìn

Một Tầm nhìn được xây dựng rõ ràng và truyền thông đến từng nhân viên sẽ giúp gia tăng tình yêu với công việc và sự gắn bó với tổ chức, vì nhân viên cảm nhận được giá trị công việc mà họ đang làm cũng như tầm quan trọng của họ đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Chúng ta đều cho rằng mình đã có Tầm nhìn, nhưng liệu nó có cụ thể và sát với tổ chức hay không, hay chỉ là những lời tuyên ngôn xa vời ở một tương lai nào đó. Một bảng Tầm nhìn cần phải có sự cân bằng giữa hai yếu tố: 1 là truyền cảm hứng, 2 là cụ thể tại tương lai gần (năm này, quý này) để đội ngũ dễ dàng thiết lập các mục tiêu cho phòng ban và cá nhân họ.

Như vậy bước đầu tiên, là chủ doanh nghiệp, bạn hãy cùng đội ngũ lãnh đạo của mình vạch ra Bảng Tầm nhìn cho Doanh nghiệp. Các mục tiêu đặt ra trong bảng Tầm nhìn phải rõ ràng, sát với thực tế và được cam kết thực hiện bởi các thành viên trong đội ngũ. Đây sẽ là bước đầu tiên để gắn kết họ với mục tiêu của tổ chức.

Nếu bạn vẫn chưa biết thể hiện một Bảng Tầm nhìn như thế nào, hãy tham khảo Bảng Tầm nhìn của Simplamo, bao gồm 8 phần sau đây:

1. Giá trị cốt lõi (Core Value)

2. Giá trị doanh nghiệp (Core Business)

3. Mục tiêu 10 năm (Target 10 years)

4. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

5. Mục tiêu 3 năm (Target 3 years)

6. Kế hoạch 1 năm (1 year plan)

7. Mục tiêu ưu tiên quý (Goals)

8. Danh sách vấn đề (Long Term Issues)

Xem bài viết hướng dẫn xây dựng Bảng Tầm nhìn

Sau khi Bảng Tầm nhìn được hoàn thành dựa trên sự đồng thuận của đội ngũ lãnh đạo, việc tiếp theo là hãy truyền thông nó trong nội bộ và nhắc lại định kỳ mỗi quý một lần, để cho mọi nhân viên đều hiểu rõ và đi cùng một hướng với chủ doanh nghiệp, như vậy Tầm nhìn sẽ “sống” trong lòng của tổ chức.

2. Xây dựng Mục tiêu ưu tiên quý

Mục tiêu ưu tiên quý cũng là nội dung thứ 7 trong Bảng Tầm nhìn, và cần được xây dựng định kỳ mỗi quý một lần, để tạo sự tập trung cho đội ngũ và tiến gần đến việc đạt được mục tiêu năm.

Gọi là Mục tiêu ưu tiên hàng quý, tức là bạn phải có ưu tiên. Với các mục tiêu lớn của năm như doanh thu, lợi nhuận, số dự án,… chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều các công việc được chia nhỏ ra để hoàn thành trong mỗi quý. Nhưng hãy nhớ, nếu như tất cả đều quan trọng thì sẽ không có gì quan trọng cả, và khi không có gì quan trọng thì tất cả đều được thực thi một cách nữa vời. Vậy nên, bạn hãy biết đâu là công việc ưu tiên cần phải hoàn thành trong quý này, để cả đội ngũ có đủ thời gian và nguồn lực tập trung vào nó.

Xây dựng Mục tiêu ưu tiên quý là việc mà bạn phải làm định kỳ tại cuộc họp hàng quý, với đội ngũ ban lãnh đạo của mình, thống nhất các công việc ưu tiên và chọn ra người chịu trách nhiệm chính cho mỗi công việc ưu tiên đó. Như vậy, mỗi phòng ban đều nắm rõ các ưu tiên của công ty, của từng phòng ban và của bản thân trong mỗi quý. Điều này sẽ gia tăng sự gắn kết và tính chịu trách nhiệm của họ trước đồng nghiệp và ban lãnh đạo, là bước quan trọng giúp phá tan “lô cốt” đang ngăn cách các phòng ban với nhau.

Mục tiêu ưu tiên quý

Gợi ý từ Simplamo: Số lượng Mục tiêu ưu tiên quý nên dao động từ 3-7 cho cấp công ty và từ 1-3 cho cấp phòng ban.

3. Thúc đẩy tinh thần “chiến đấu” trong đội ngũ

Tại bước này, bạn đã có một Bảng Tầm nhìn rõ ràng trong hành trình từ 1-3 năm tới, đội ngũ đã nắm rõ chân dung khách hàng mục tiêu và các chiến lược về MKT-Sale-Vận hành của công ty. Đồng thời họ cũng đã biết, ngay quý này, công ty mình, phòng ban mình đang nỗ lực phấn đấu cho Mục tiêu ưu tiên gì để có cùng chung tiếng nói cho mọi vấn đề. Bây giờ, hãy liên tục cập nhật cho đội ngũ của bạn biết, tình trạng hiện tại của tổ chức đang ở đâu để kéo họ về chung một chiến tuyến và “bơm” thêm cho họ năng lượng chiến đấu bằng một bảng điểm thu hút.

Bảng điểm thu hút là một Bảng kết quả kinh doanh hàng tuần: bao gồm các chỉ số dẫn dắt và chỉ số kết quả, sao cho cụ thể và đơn giản nhất có thể, để mọi thành viên nhìn vào đều hiểu được.

bảng điểm thu hút đo lường hàng tuần

Hãy lưu ý, các chỉ số nên được đo lường hàng tuần và mỗi nhân viên trong tổ chức đều có ít nhất một chỉ số để hoàn thành. Theo đó, chúng ta sẽ cùng đội ngũ gặp nhau mỗi tuần và cùng review các chỉ số này. Với mỗi chỉ số đạt, sẽ là một niềm vui để tạo động lực hoàn thành công việc ưu tiên của quý. Với các chỉ số không đạt, nó sẽ là thách thức và chúng ta cùng ngồi lại với nhau bàn xem vấn đề đang gặp phải ở đây là gì?

Cùng nhau làm việc, cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ gia tăng tính kết nối và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức.

4. Gắn kết đội ngũ thông qua cuộc họp hàng tuần

Cuộc họp tuần là bước thứ 4 và cũng là bước quan trọng nhất để gia tăng sự gắn kết và trách nhiệm của đội ngũ vào thực thi mục tiêu. Nếu như nói bước 1,2,3 là Setup thì bước 4 này, chính là bước để cho việc thực thi thật sự được diễn ra hàng tuần, cả đội ngũ như một đoàn tàu cùng mạnh mẽ tiến về phía trước.

Nhưng họp như thế nào, họp ra sao? Nếu chúng ta vẫn họp như cách cũ – họp dài lê thê trong nhiều giờ với những báo cáo chung chung, chỉ thấy nêu vấn đề mà không có giải pháp, thì rõ ràng chỉ mang đến sự “xa cách” chứ không còn là gắn kết.

Nhưng bạn hãy tưởng tượng, nếu như một cuộc họp được bắt đầu và kết thúc đúng giờ, ở đó công việc được review và thảo luận một cách cởi mở, vấn đề được giải quyết một cách đồng thuận, mọi người biết việc phải làm sau mỗi cuộc họp, thì sẽ như thế nào? Nó sẽ là một công cụ tuyệt vời tạo bàn đạp cho cả đội ngũ hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Simplamo gợi ý Khung cuộc họp tuần khoa học:

cuộc họp thực thi hàng tuần

Hướng dẫn tổ chức cuộc họp tuần và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Điểm đặc biệt trong cuộc họp này, đó là phần xử lý vấn đề. Thông qua các phần 2,3,4 chúng ta sẽ thấy có nhiều vấn đề phát sinh được nêu lên bởi chính nhân viên. Chúng ta tập hợp lại và cùng nhau giải quyết ở phần 6. Ở đây, có một công cụ gọi là IDS giúp cho chúng biết cách giải quyết vấn đề một cách tuần tự.

Trong cuộc họp BOD, các team leader ở mỗi phòng ban sẽ đưa ra phương án cho vấn đề cần giải quyết. Sau khi thảo luận, chúng ta có được phương án cuối cùng được đồng thuận bởi các trưởng phòng và nó sẽ là phương án vì lợi ích chung của công ty chứ không còn mang tính cá nhân nữa.

Trên đây là 4 hoạt động mà bạn có thể áp dụng để gắn kết đội ngũ vào thực thi các mục tiêu chung quan trọng. Bằng việc áp dụng một cách tuần tự và kiên trì theo các bước trên, sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy nhân viên của mình ngày một gắn kết, hiểu rõ công việc/khó khăn của nhau hơn và đồng lòng hơn trong việc thực thi mục tiêu công ty.

“Đơn độc chúng ta có thể làm rất ít; cùng nhau chúng ta có thể làm rất nhiều.” – Helen Keller.

Chúc bạn thành công!

.…

Simplamo – Hệ điều hành thực thi mục tiêu đơn giản mà hiệu quả, ứng dụng KPI, OKRs, BSC, 4DX. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/vi/sign-up

OKR bí quyết giúp doanh nghiệp thành công

OKR: Bí quyết giúp doanh nghiệp thành công

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Phương pháp OKR hiện nay là một phương thức quản trị doanh nghiệp nổi tiếng, được hầu hết tất cả các chủ doanh nghiệp quan tâm và biết đến. OKR được biết đến như một công cụ mạnh mẽ để các tổ chức thiết lập, quản trị mục tiêu, theo dõi tiến độ và đạt được hiệu quả. Không chỉ vậy, OKR còn có thể áp dụng vào hầu hết tất cả loại hình, quy mô doanh nghiệp, dù là công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa – nhỏ, SMEs hay doanh nghiệp lớn.

Hiểu và triển khai đúng OKR, gần như cam kết về tương lai tăng trưởng, phát triển và thành công cho doanh nghiệp. Vì vậy bài viết này, sẽ đem đến những thông tin căn bản, hữu ích về OKR là gì và cách triển khai để có hiệu quả tối đa.

okr simplamo

1. OKR là gì

OKR (Objective and Key Result – tạm dịch là Mục tiêu và Kết quả then chốt) là một phương pháp quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp và tổ chức trên thế giới để thiết lập mục tiêu rõ ràng, theo dõi, đo lường đươc các mục tiêu đề ra.

Theo ông John Doerr – tác giả của cuốn sách Measure What Matters bán chạy nhất theo New York Times nói về OKR:

OKRs là “Mục tiêu và Kết quả chính” là một phương pháp thiết lập mục tiêu hợp tác được các nhóm và cá nhân sử dụng để đặt ra các mục tiêu đầy thách thức, đầy tham vọng với kết quả có thể đo lường được. Cho dù nói về hoạt động văn phòng, công nghệ phần mềm, tổ chức phi lợi nhuận hay hơn thế nữa… OKR đều hoạt động giống nhau trong việc đặt mục tiêu ở nhiều cấp độ công ty.

2. Phương pháp OKR

Phương pháp OKR gồm 2 thành phần chính:

Objective – Mục tiêu: Hiểu đơn giản, Mục tiêu là những gì cần đạt được, không hơn không kém. Mục tiêu là quan trọng, cụ thể, mang tính định hướng hành động và (lý tưởng) truyền cảm hứng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc tổ chức. Mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn. Khi được thiết kế và triển khai hợp lý, chúng sẽ là liều thuốc chống lại lối suy nghĩ mơ hồ và việc thực thi không hiệu quả.

Key Results – Kết quả then chốt: Là những chỉ số, cột mốc, con số cụ thể mang tính định lượng, đo lường được, thể hiện mức độ/ tiến độ đạt được của mục tiêu. Kết quả then chốt hiệu quả là phải cụ thể, có giới hạn thời gian và thực tế – có thể đạt được. Trên hết, chúng có thể đo lường được và kiểm chứng được.

OKR-simplamo

3. Lợi ích của việc sử dụng OKR

Một vài lợi ích nổi trội mà doanh nghiệp có thể thấy rõ nhất khi đưa OKR vào tổ chức:

  • Tăng cường sự Tập trung: OKR giúp doanh nghiệp định hướng, xác định được trọng tâm rõ ràng cho toàn bộ bộ máy để dồn lực, tập trung vào những mục tiêu ưu tiên, quan trọng nhất. Tránh phân tán nguồn lực vào những vấn đề không thiết yếu hay không phải ưu tiên hàng đầu. Vì đặt OKRs có giới hạn số lượng, chỉ nên có tối đa 3 Mục tiêu (O), mỗi mục tiêu không nên quá 5 Kết quả chính (KRs)
  • Hình thành sự minh bạch, rõ ràng trong tổ chức: Có thể coi là OKR giúp xây dựng văn hóa minh bạch cho doanh nghiệp vì OKR được chia sẻ công khai, rõ ràng trong toàn tổ chức. Từ đó, nhân viên có thể nắm rõ mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức, cũng như kế hoạch và công việc của từng phòng ban, cá nhân. Kết hợp sự minh bạch cùng với việc thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ, còn giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của mọi người và đảm toàn bộ đội ngũ đều đi đúng hướng.
  • Nâng cao sự gắn kết, cam kết: Công việc, mục tiêu của cá nhân được thiết lập phù hợp OKR của họ, liên kết với mục tiêu chung của phòng ban, công ty, hướng tới việc hỗ trợ hoàn thành OKRs cấp trưởng nhóm, giám đốc… Khiến mọi người đều biết mục tiêu của mình ảnh hưởng đến Mục tiêu của tổ chức như thế nào, giờ đây tất cả các công việc đều là có ý nghĩa, không việc nào dư thừa. Từ đó tạo được động lực, cam kết gắn bó cao hơn trong công việc, khi mọi người biết mình có đóng góp cho công ty, bảo đảm đội ngũ nhân sự có chung một định hướng.
  • Tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng: Đội ngũ nhân sự được khuyến khích linh hoạt, thích ứng khi hoàn cảnh có thay đổi, bằng cách điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với OKR được xây dựng. Nếu một mục tiêu cụ thể không mang lại kết quả như mong muốn, có thể điều chỉnh lại, thay đổi OKR thích hợp để đáp ứng tình hình hiện tại.
  • Cải thiện sự theo dõi, đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Ban lãnh đạo thông qua OKR với các chỉ số trong đó, đánh giá các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu được đề ra. Như vậy những phản ánh của ban lãnh đạo được dựa trên số liệu rõ ràng, đem đến sự khách quan và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm cho người thực hiện.
  • Đem đến kết quả vượt bậc: OKR cho phép toàn bộ tổ chức tập trung vào cùng một mục tiêu, cam kết vào những điều quan trọng, liên kết chặt chẽ với nhau và biết các sử dụng hợp lý các nguồn lực. Lúc này nền móng đã được chuẩn bị sẵn sàng, đã đến lúc chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo, quản lý tận dụng để phát huy tối đa tiềm năng, đưa doanh nghiệp mình đạt tới những kết quả ấn tượng, có thể vượt ngoài cả sự mong đợi.

Bên cạnh đó, ông John Doerr cũng từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn tại Harvard Business Review, rằng OKRs có 5 lợi ích chính, được viết tắt là F.A.C.T.S (Focus, Alignment, Commitment, Tracking, Stretching – Tập trung, Điều chỉnh, Cam kết, Theo dõi, Kéo giãn). 5 lợi ích này tương ứng với bốn quyền lực được đề cập đến trong cuốn sách Measure What Matters của tác giả John Doerr.

okr simpalmo

4. Cách xây dựng OKR

Để xây dựng OKR hiệu quả, doanh nghiệp và tổ chức cần thực hiện theo các bước sau:

  1. Xác định mục tiêu (Objectives): Bước đầu tiên là xác định các mục tiêu tổng quát cho tổ chức. Các mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn, tốt nhất nên đáp ứng tiêu chuẩn SMART.
  2. Xác định kết quả then chốt (Key results): Sau khi xác định được mục tiêu, cần xây dựng các kết quả then chốt để đo lường mức độ đạt được của mục tiêu. Các kết quả then chốt cần cụ thể, đo lường được, có thể đạt được và có thời hạn, vẫn nên xây dựng theo tiêu chuẩn SMART để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
  3. Phân bổ OKR cho các bộ phận và cá nhân: Sau khi xác định OKR chung cho doanh nghiệp hoặc tổ chức, cần phân bổ OKR cho các cấp độ khác nhau trong tổ chức (bộ phận và cá nhân). Các OKR ở cấp độ thấp hơn cần phải hỗ trợ cho các OKR ở cấp độ cao hơn. Và nên được phân bổ phù hợp với năng lực và trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân.
  4. Xây dựng kế hoạch hành động: Sau khi xác định Objectives và Key results, cần xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu. Kế hoạch hành động cơ bản cần bao gồm các nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và người chịu trách nhiệm.
  5. Theo dõi và đánh giá OKR: Sau khi triển khai OKR, cần theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện OKR, đạt được mục tiêu. Việc đánh giá OKR giúp doanh nghiệp và tổ chức xác định được những mục tiêu nào đã đạt được, những mục tiêu nào cần điều chỉnh và những mục tiêu nào cần bổ sung. Để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.

5. Các lưu ý khi xây dựng và triển khai OKR

Khi xây dựng và triển khai OKR, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng OKR cần dựa trên tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.
  • OKR cần được tham gia xây dựng bởi tất cả lãnh đạo các cấp và nhân viên.
  • Thường xuyên cập nhật và điều chỉnh OKR phù hợp để kịp thời đáp ứng tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Đọc thêm: 5 sai lầm OKR “thịnh hành” nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh chúng

OKR SIMPLAMO

Những vấn đề tưởng chừng như đơn giản lại rất khó để thực hiện thủ công một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Bởi vì trong quá trình thực hiện ngoài bước đầu khi phải thay đổi tư duy của toàn bộ đội ngũ, truyền tải được thông điệp về OKR cho toàn nhân viên, vận động mọi người cũng chung tay thực hiện…

Đến lúc bắt tay vào thực hiện cũng cần cả một quá trình, khi có thể gặp rất nhiều rủi ro bất chợt, chệch hướng… Kể cả đến cuối chu ky việc theo dõi, đo lường cũng không hề thuận lợi khi chủ doanh nghiệp thường mắc phải vấn đề là không kiểm tra, đánh giá thường xuyên, theo tuần, đến cuối cùng mọi thứ sai lệch quá nhiều và không kịp để cứu vãn.

Đó là những nguyên nhân tưởng chừng không đáng nhắc tới nhưng lại là những nguyên nhân chính, hết sức phổ biến dẫn đến sự thành bại cho doanh nghiệp khi áp dụng OKR vào tổ chức.

Vì vậy, để gia tăng % thành công và đảm bảo đạt được hiệu quả khi áp dụng OKR vào doanh nghiệp. Ban lãnh đạo thực sự nên xem xét sử dụng những công cụ, phần mềm hỗ trợ để vừa rút ngắn thời gian, công sức, lại vừa đảm bảo có kết quả tích cực.

6. Simplamo – Phần mềm giải pháp thực thi OKR cho doanh nghiệp

Simplamo phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn triển khai BSC, OKR, KPI và mong muốn có một cấu trúc chuẩn, nâng cao hiệu suất để tập trung đạt được mục tiêu, tăng trưởng doanh thu và gắn kết đội ngũ.

Simplamo được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Hoa Kỳ, giúp doanh nghiệp xây dựng & thực thi chiến lược hiệu quả, tối ưu chi phí vận hành, gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chung và tăng trưởng doanh thu từ 10-30% hàng năm.

Không chỉ vậy, Simplamo cũng đem đến cho doanh nhìn một góc nhìn đa chiều hơn, từ tổng quan đến chi tiết, cũng như có sẵn các công thức thiết lập mục tiêu chuẩn, khung vận hành mẫu. Dễ dàng đưa vào sử dụng cho toàn bộ đội ngũ, tạo nên sự đồng bộ, thống nhất và đảm bảo đem đến sự thay đổi tích cực, hiệu quả chỉ sau 4 tuần sử dụng.

Tư duy của Simplamo

  • Cách xây dựng mục tiêu OKR hàng quý tập trung vào điều quan trọng, tính năng gợi ý cách xây dựng đúng và đủ. Cách phân rã OKR hàng quý thành từng mốc milestone thông minh, dễ dàng đo lường tiến trình và nhận diện vấn đề.
  • Khung xây dựng sơ đồ tổ chức kết hợp vai trò trách nhiệm cho từng vị trí, đảm bảo giao OKR/KPI đúng người đúng việc
  • Khung cuộc họp review OKRs hàng tuần và giải quyết vấn đề kịp thời, đảm bảo OKRs luôn trong tầm kiểm soát và đúng tiến độ
  • Giao diện phần mềm thân thiện, dễ thao tác, tập trung thể hiện những thông tin quan trọng, giúp dễ dàng theo sát tiến trình thực thi của đội ngũ và nhận diện vấn đề gây cản trở.

Sự kết hợp của tinh hoa quản trị hiện đại (10)

Phương pháp OKR là một phương pháp quản lý mục tiêu hiệu quả, giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình và cá nhân tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất, thúc đẩy sự tham gia, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả thực hiện. Tuy nhiên, để áp dụng OKR hiệu quả, cần hiểu rõ về phương pháp này và thực hiện đúng các bước xây dựng, triển khai OKR.

Vì vậy Simplamo hy vọng bài viết này cung cấp đủ những thông tin, kiến thức cần thiết và hữu ích cho các chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo tham khảo. Simplamo chúc các doanh nghiệp áp dụng OKR thành công.

Đặt lịch tư vấn để rõ hơn về cách áp dụng OKR từ Simplamo: Tại đây

———

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Mailchimp DỄ ĐỌC DỄ HIỂU DỄ LÀM (5)

Hướng dẫn lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ – Template chuẩn Hoa Kỳ

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Theo cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam so với mức tiêu dùng 2023 tăng 15% so với năm 2019.

“Nếu xem thị trường bán lẻ Việt Nam như một chiếc bánh thì đây là chiếc bánh thơm ngon, béo bở với quy mô dân số gần 100 triệu dân, cơ cấu trẻ, chịu chi và chịu thích nghi.”

Mặc dù vậy, một thị trường tiềm năng cũng không có nghĩa là dễ dàng cho tất cả các doanh nghiệp gia nhập vào. Trong một thị trường đầy cạnh tranh và biến động như bán lẻ, đòi hỏi mỗi bước đi của doanh nghiệp đều phải “mang tính chiến lược” và có kế hoạch bài bản để đi xa hơn trong ngành.

Trong bài viết này, Simplamo sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ nhìn sâu vào cơ cấu vận hành của mình, phân tích các điểm chưa hiệu quả, và cuối cùng là đưa ra phương pháp lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ mang tính chiến lược, từng bước xóa bỏ khuyết điểm và phát huy thế mạnh của mình.

1. Đặc thù vận hành trong doanh nghiệp bán lẻ

Bên cạnh các áp lực bởi yếu tố bên ngoài thị trường, thì ở bên trong, doanh nghiệp bán lẻ còn phải đối mặt với rất nhiều sức ép từ cơ cấu vận hành của tổ chức, yêu cầu mọi thứ luôn được diễn ra một cách trơn tru và kịp thời:

  • Quản lý chuỗi cung ứng và tồn kho: Quản lý chuỗi cung ứng là một phần quan trọng của doanh nghiệp bán lẻ, cần đảm bảo rằng họ có chuỗi cung ứng ổn định và hàng tồn kho được quản lý hiệu quả để tránh thiếu hụt hoặc tồn kho quá nhiều. Theo đó việc sử dụng dữ liệu để kiểm soát kỹ hơn ở khía cạnh này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định giúp tối ưu hóa các nỗ lực của mình.
  • Chi phí vận hành và lợi nhuận: Doanh nghiệp bán lẻ phải quản lý các chi phí vận hành một cách cẩn thận để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Biến đổi trong hành vi mua sắm của khách hàng: Nhu cầu và hành vi của khách hàng không ngừng thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng linh hoạt với thị trường.
  • Thách thức về môi trường: Doanh nghiệp bán lẻ cần đo lường dữ liệu khoa học để kịp thời theo dõi và ra quyết định khi cần thiết, sẵn sàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó với các biến động.

Khi nắm rõ các đặc thù trong ngành của mình, doanh nghiệp bán lẻ sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn cách thức vận hành phù hợp, sao cho giải quyết tốt các sức ép trên mà vẫn tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường.

lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ

Một gợi ý quan trọng của chuyên gia ngành bán lẻ để giải quyết các sức ép bên trong và bên ngoài, đó là sử dụng các bảng dữ liệu đo lường hoạt động kịp thời (hàng tuần, hàng tháng) trong doanh nghiệp bán lẻ. Bên cạnh việc kiểm soát tốt các hoạt động chính từ các phòng ban, cửa hàng và ghi nhận phản hồi của khách hàng, chủ doanh nghiệp còn có thể dựa vào bảng dữ liệu để đưa ra các chiến lược linh hoạt đối phó với sự thay đổi.

Xem thêm: video record webinar “Hướng dẫn lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ 2024” do Simplamo phối hợp với Retail Hub tổ chức.

2. Các điểm chưa hiệu quả trong vận hành doanh nghiệp bán lẻ

Vận hành một doanh nghiệp bán lẻ không phải là việc đơn giản, đó là lý do mà chúng ta thấy nhiều doanh nghiệp gia nhập nhưng cũng không ít doanh nghiệp rút lui khỏi ngành bán lẻ hàng năm. Tại phần này, Simplamo sẽ phân tích những lỗ hỏng trong việc vận hành doanh nghiệp bán lẻ để doanh nghiệp đối chiếu với hoạt động hiện tại của mình, bao gồm 5 khía cạnh quan trọng: Công việc, Con người, Quy trình, Quản lý, Đào tạo:

Công việc

  • Hiện trạng công việc chồng chéo giữa các nhân viên, sếp khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát giữa các cửa hàng.
  • Các sản phẩm hoặc hàng tồn kho không được dự đoán dẫn đến tồn kho quá nhiều hoặc thiếu hàng.

Con người

  • Mọi người thiếu trách nhiệm giải trình cho công việc cũng như tính chủ động trong quá trình thực thi. Khi đội ngũ không nắm rõ công việc cần làm, khiến quá trình thực thi chiến lược không hiệu quả.
  • Thiếu đào tạo và kỹ năng: Nhân viên không được đào tạo đầy đủ hoặc không có các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình.

Quy trình

  • Quy trình không tối ưu: Các quy trình làm việc phức tạp và không tối ưu tăng nguy cơ mắc kẹt và lãng phí. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn làm tăng chi phí và giảm sự hài lòng của khách hàng.

Quản lý

  • Thiếu quản lý chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng không được quản lý một cách hiệu quả có thể gây ra sự không ổn định trong việc cung cấp sản phẩm.

lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ

Như vậy, vận hành doanh nghiệp bán lẻ, không phải chỉ tập trung vào 3 yếu tố Bán hàng, Sản phẩm, Khách hàng là đủ, mà doanh nghiệp còn phải xem xét các yếu tố nền tảng như Công việc, Con người, Quy trình, Quản lý và Đào tạo. Đảm bảo đúng việc, đúng người, trao quyền đúng, hỗ trợ môi trường, đảm bảo tiến độ mục tiêu. Kết hợp sử dụng phương pháp quản trị hệ thống, cơ cấu linh hoạt, xây dựng nền tảng văn hóa và minh bạch hơn.

Và để đi đường dài, đạt được bức tranh tăng trưởng hay nhân chuỗi cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ cần thực hiện song song các hoạt động sau:

  • Xác định rõ các yếu điểm trong nội lực, lên kế hoạch điều chỉnh
  • Lập kế hoạch tăng trưởng 2024 mang tính bài bản, khoa học
  • Đi kèm với đó là cách theo dõi đội ngũ thực thi, đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch

Phần tiếp theo của bài viết sẽ chỉ ra các bước cần thực hiện trước khi lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ 2024, bao gồm phần củng cố nội lực.

3.Hướng dẫn lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ 2024

3.1 Củng cố nội lực trước khi lập kế hoạch kinh doanh

  • Review Tầm nhìn doanh nghiệp

Bước đầu review Tầm nhìn sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định được các điểm quan trọng: Giá trị cốt lõi, giá trị doanh nghiệp, mục tiêu 10 năm, mục tiêu 3 năm. Đây là bước quan trọng để giúp đội ngũ có cái nhìn tổng quan và là điểm then chốt không nên bỏ qua trước khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh năm. Một bản kế hoạch năm không rời xa tầm nhìn sẽ đảm bảo mọi hoạt động của đội ngũ đều đang phục vụ cho bức tranh lớn.

Nếu doanh nghiệp của sếp chưa có bảng Tầm nhìn doanh nghiệp bài bản, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn tại đây.

  • Review Sơ đồ trách nhiệm

Quá trình review Sơ đồ trách nhiệm là bước thứ hai quan trọng giúp chủ doanh nghiệp cụ thể những những chức năng chính công ty cần trong 6 -12 tháng, những chức năng cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chi tiết hơn nữa là tại mỗi chức năng mô tả 3 – 5 vai trò/trách nhiệm chính mà người đảm nhận cần thực hiện. Khi mọi thứ được thể hiện chi tiết hơn, doanh nghiệp sẽ xóa bỏ được hiện trạng chồng chéo ở vai trò trách nhiệm. Đội ngũ nắm rõ công việc của mình, dễ dàng phối hợp và thống nhất hoạt động tại tất cả phòng ban, cửa hàng

Xem bài viết hướng dẫn xây dựng sơ đồ trách nhiệm doanh nghiệp 2024.

3.2 Các bước lập kế hoạch kinh doanh năm

  • Bắt đầu từ xác định mục tiêu năm

Sau khi review lại Tầm nhìn doanh nghiệp và thống nhất ở bức tranh 3 năm, lúc này doanh nghiệp cần tiến hành làm rõ kế hoạch kinh doanh 1 năm của mình, bao gồm các phần quan trọng là: Các chỉ số đo lường quan trọng (doanh thu, lợi nhuận, số cửa hàng, Khách hàng,…) và các mục tiêu năm cần hoàn thành để đạt được các chỉ số đó (bao gồm về Kinh doanh, MKT, Vận hành, Nhân sự,…)

  • Các công việc ưu tiên cần hoàn thành trong 90 ngày đầu tiên

Mộ tổ chức muốn đi đến tầm nhìn xa thì cách đi phải “định hướng kết quả”. Sau khi kế hoạch một năm được làm rõ, doanh nghiệp hãy phân rã mục tiêu năm thành các công việc ưu tiên trong 90 ngày.

Trong môi trường làm việc hàng ngày, đội ngũ của sếp sẽ có rất nhiều sự vụ phát sinh cần phải giải quyết, do đó khi xác định rõ các công việc ưu tiên sẽ giúp đội ngũ biết sắp xếp thời gian và công việc của mình, đảm bảo đặt mục tiêu ưu tiên lên hàng đầu để phục vụ cho mục tiêu ưu tiên của tổ chức. Trong đó, mỗi công việc ưu tiên sẽ được chia nhỏ thành các cột mốc nhỏ hơn, để đảm bảo công việc luôn được theo sát và diễn ra đúng tiến độ.

  • Nâng cao khả năng dự đoán cho Doanh nghiệp bán lẻ thông qua bảng chỉ số Scorecard

Xây dựng chỉ số Scorecard từ 5 -15 chỉ số cốt lõi giúp doanh nghiệp bán lẻ nhận biết tình hình hoạt động, đây còn là một “bức tranh chụp nhanh” về sức khỏe của doanh nghiệp. Thông qua bảng chỉ số Scorecard chủ doanh nghiệp sẽ đo lường các dữ liệu cốt lõi để nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp.

  • Công cụ giúp doanh nghiệp bám sát kế hoạch, tập trung vào thực thi, giải quyết vấn đề

Để bản kế hoạch kinh doanh dài một năm được đội ngũ theo đuổi đến cùng, doanh nghiệp cần duy trì tổ chức các cuộc họp định kỳ bao gồm: Cuộc họp tuần, cuộc họp quý và cuộc họp năm.

Lý do mà doanh nghiệp cần hình thành nhịp họp này trong tổ chức vì đây chính là sợi dây liên kết mục tiêu kinh doanh với đội ngũ, đảm bảo đội ngũ luôn bám sát kế hoạch, không có sự lơ là, luôn tập trung vào thực thi và giải quyết vấn đề hiệu quả.

  • Đối với cuộc họp tuần hàng tuần, là nơi các thành viên ngồi lại với nhau hàng tuần để review liên tục các mục tiêu, chỉ số và xem xét tình hình, nơi các vấn đề được giải quyết theo nguyên tắc khoa học.
  • Đối với cuộc họp quý: Nơi đội ngũ đánh giá các mục tiêu của quý trước, rút kinh nghiệm và xây dựng mục tiêu cho quý tiếp theo, phù hợp với bối cảnh hiện tại.

lập kế hoạch tăng trưởng ngành bán lẻ

Việc đều đặn tổ chức các cuộc họp hàng tuần theo một khung khoa học, tích hợp quá trình review các chỉ số cốt lõi và mục tiêu, sẽ giúp đội ngũ hình thành tính trách nhiệm, theo dõi mục tiêu đã đặt ra và giải quyết vấn đề kịp thời khi chúng phát sinh. Điều đó có nghĩa là, khi các cuộc họp được tổ chức một cách đều đặn, mục tiêu của sếp sẽ được “hoạt động” liên tục.

Công thức lập kế hoạch kinh doanh và cách thức theo dõi kế hoạch này được diễn ra liên tục hàng tuần đều được tích hợp sẵn trên phần mềm Simplamo.

Không những thế, hiện tại Simplamo đã tích hợp công nghệ AI trong việc đưa ra các gợi ý thông minh để lập kế hoạch kinh doanh năm, như: xây dựng mục tiêu theo ngành, tự động phân rã mục tiêu thành cột mốc, và tạo các chỉ số đo lường hàng tuần dựa trên vai trò của mỗi nhân sự.

Simplamo AI giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thực thi mục tiêu đúng đắn, đảm bảo dẫn dắt một kết quả đúng đắn, xây dựng lộ trình chinh phục chiến lược và nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ.

Các khách hàng bán lẻ đang sử dụng Simplamo để chinh phục mục tiêu kinh doanh như: Bye Béo, Bánh Mì Má Hải, Bánh Mì Khói, Masscom,…

Cảm ơn sếp đã đọc bài viết của Simplamo, để tìm hiểu chi tiết về cách thức lập kế hoạch kinh doanh ngành bán lẻ và quản trị đội ngũ thực thi hàng tuần, sếp hãy đăng ký tại đây, hoặc gọi đến hotline 0901 866 922 để được tư vấn hướng dẫn.

————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

cover blog website simplamo

Tầm nhìn là gì? Hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp 2024

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Đa phần chúng ta đều nói về Tầm nhìn doanh nghiệp như là một điều gì đó rất lớn lao, xa vời. Chúng ta biết Tầm nhìn là quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng chưa thật sự nhấn mạnh vai trò của chúng. Vậy Tầm nhìn là gì, một bảng Tầm nhìn hoàn chỉnh sẽ trông như thế nào và làm cách nào để hướng toàn bộ nội lực của tổ chức về Tầm nhìn đó? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết hôm nay của Simplamo.

I. Tầm nhìn là gì? Tầm quan trọng của Tầm nhìn

Tầm nhìn định nghĩa một cách rõ ràng tổ chức của bạn là gì, hướng tới điều gì và sẽ đạt được mục đích bằng cách nào.

Bảng Tầm nhìn giúp bạn tạo ra bức tranh rõ ràng về cái đích doanh nghiệp đang đến và cách thức để đến được đích đó. Một bảng Tầm nhìn hoàn chỉnh sẽ bao gồm 8 phần, trả lời cho 8 câu hỏi quan trọng nhất, dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn liên quan đến con người, quy trình, tài chính, chiến lược và khách hàng.

Đa phần chủ doanh nghiệp đều biết Tầm nhìn là gì và thấy Tầm nhìn của họ rất rõ, sai lầm của họ là cho rằng những người khác cũng nhìn thấy nó. Nhưng thực tế, đội ngũ hầu như không thể nhìn thấy chúng, kết quả là các lãnh đạo luôn cảm thất cô đơn, tuyệt vọng, và những Tầm nhìn lớn lao mãi không thể trở thành hiện thực.

Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp chủ doanh nghiệp lôi Tầm nhìn ra khỏi tâm trí và viết chúng lên giấy bằng cách điền nội dung vào 8 phần quan trọng trên Bảng tầm nhìn.

Xem thêm: Review sách 4 Nguyên tắc thực thi 4DX – Công nghệ triển khai chiến lược từ Franklin Covey

II. Hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp 2024

Sau khi hiểu rõ Tầm nhìn là gì, bạn hãy cùng ngồi lại với đội ngũ ban lãnh đạo, nói về tầm quan trọng của bảng Tầm nhìn, đảm bảo đội ngũ hiểu rõ ý nghĩa của từng phần và thống nhất 8 nội dung quan trọng trong bảng Tầm nhìn doanh nghiệp sau:

tam-nhin-la-gi

tam-nhin-la-gi

1. Giá trị cốt lõi (Core Value)

Giá trị cốt lõi là gì? Đó là tập hợp những nguyên tắc hướng dẫn quan trọng và vĩnh viễn cho doanh nghiệp của bạn. Nguyên tắc để thành công là hãy giới hạn từ 3-7 giá trị cốt lõi. Các giá trị cốt lõi này sẽ xác định văn hóa và những con người trong tổ chức của bạn.

Sau khi đã xác định được giá trị cốt lõi, mọi công tác tuyển dụng, sa thải, đánh giá, khen thưởng và ghi nhận nhân viên đều thực hiện dựa trên những giá trị này. Đây là cách xây dựng một nền văn hóa khỏe mạnh phát triển xoay quanh giá trị cốt lõi.

tam-nhin-la-gi

Trong khi viết cuốn “Xây dựng để trường tồn”, Jim Collins và Jerry I. Porras đã mất sáu năm nghiên cứu những tổ chức đã tồn tại qua các cuộc suy thoái và khủng hoảng trong nhiều thập niên. Một trong những phát hiện chính của họ là tất cả những doanh nghiệp này đều định nghĩa giá trị cốt lõi của họ từ rất sớm và xây dựng văn hóa con người xung quanh những giá trị này.

Thực ra, các giá trị cốt lõi đã tồn tại trong chính tổ chức của bạn – chỉ là chúng bị nhấn chìm trong các hỗn loạn thường nhật, và nhiệm vụ của bạn là hãy tìm ra các giá trị này.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng Giá trị cốt lõi cho Doanh nghiệp

2. Giá trị doanh nghiệp (Core Business)

Hay còn được gọi là “sứ mệnh doanh nghiệp”, “mục đích” hoặc “đam mê”. Giá trị doanh nghiệp bao gồm hai phần chính là:

  • Vì sao tổ chức của bạn tồn tại? Mục đích, sứ mệnh doanh nghiệp là gì?
  • Thị trường ngách là gì? (thị trường mà doanh nghiệp phục vụ tốt nhất)

tam-nhin-la-gi

Doanh nghiệp rất dễ đi chệch hướng trong thế giới kinh doanh hối hả và tấp nập. Một số doanh nghiệp sai lầm khi mặc định cho rằng vì họ đang thành công trong một lĩnh vực kinh doanh, nên họ có thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào khác. Một số khác đơn giản là chệch hướng do cảm thấy chán chường.

Kết quả từ nhiều dẫn chứng cho thấy, không xác định rõ ràng sứ mệnh doanh nghiệp và thị trường ngách, doanh nghiệp của bạn sẽ bỏ lỡ các cơ hội và thời gian quan trọng để làm việc mình giỏi nhất. Việc phân tán nội lực cho những việc mình không giỏi còn làm giảm hiệu suất, doanh thu và lợi nhuận một cách đáng kể.

3. Mục tiêu 10 năm (Target 10 years)

Mục tiêu 10 năm là mục tiêu cực kỳ ấn tượng mà Doanh nghiệp bạn đang hướng tới, nó khiến mọi người trong tổ chức có hướng đi lâu dài.

Doanh nghiệp không đặt ra mục tiêu dài hạn giống như là con tàu không người lái. Làm sao bạn biết bản thân có đang đi đúng hướng hay không nếu bạn không biết mình sẽ đi theo hướng nào?

4. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy)

Bao gồm 4 phần quan trọng:

  • Thị trường mục tiêu: Danh sách khách hàng lý tưởng của bạn
  • Ba điểm độc quyền: Chỉ doanh nghiệp của bạn mới có / Vì sao khách hàng lựa chọn sản phẩm / dịch vụ của bạn thay vì đối thủ?
  • Quy trình chứng minh: Để khách hàng và cả đội ngũ dễ dàng hình dung, từ lần tiếp xúc đầu tiên cho đến việc theo dõi tình hình khách hàng sau khi đã giao sản phẩm hay dịch vụ
  • Sự đảm bảo: Điều khiến khách hàng yên tâm khi lựa chọn bạn

Mục đích của phần này là tạo ra trọng tâm cho các nỗ lực kinh doanh và marketing của bạn. Một nỗ lực có trọng tâm sẽ giúp bạn bán hàng và chốt được nhiều hoạt động kinh doanh đúng đắn hơn.

Một chiến lược Marketing rõ nét cũng sẽ giúp bạn trở nên khác biệt và nổi bật trong mắt các khách hàng lý tưởng. Tất cả nhân viên sẽ có định hướng đúng về việc khách hàng lý tưởng của bạn là ai, bạn cần làm gì cho họ và sẽ biết làm điều đó như thế nào. Cuối cùng, bạn sẽ biết ai là kiểu khách hàng bạn nên và không nên phục vụ. Hãy ngừng cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.

5. Mục tiêu 3 năm (Target 3 years)

Như Napoleon Hill đã nói: “Con người có thể đạt được bất kỳ điều gì mà tâm trí họ nghĩ ra và tin tưởng”. Bằng cách xây dựng Mục tiêu 3 năm, bạn sẽ đạt được hai điều:

  • Thứ nhất, nhân viên của bạn có thể nhìn thấy những điều bạn nói và quyết tâm làm nếu họ muốn trở thành một phần của bức tranh đó
  • Thứ hai, nó giúp việc lập kế hoạch năm được diễn ra thuận lợi và chất lượng hơn

Mục tiêu 3 năm bao gồm các chỉ số quan trọng:

  • Ngày dự kiến (thường là ngày cuối năm)
  • Doanh thu hằng năm tại thời điểm 3 năm tới
  • Lợi nhuận hằng năm tại thời điểm 3 năm tới
  • Các chỉ số đo lường quan trọng (số khách hàng, số sản phẩm phát hành, số đối tác,…)
  • Tổ chức sẽ trông như thế nào (số nhân sự, quy mô văn phòng, hệ thống, công nghệ,…)

tam-nhin-la-gi

6. Kế hoạch 1 năm (1 year plan)

Cũng giống như Mục tiêu 3 năm, một lần nữa hãy xác định các chỉ số quan trọng (Doanh thu, Lợi nhuận và các chỉ số đo lường là gì) cho kế hoạch năm của bạn. Lưu ý rằng, những con số này phải thống nhất với chỉ số của Mục tiêu 3 năm.

Hãy nhớ rằng, ít hơn luôn nhiều hơn. Hầu hết các công ty đều phạm sai lầm khi cố gắng hoàn thành quá nhiều mục tiêu năm. Bằng cách cố gắng hoàn thành mọi thứ cùng một lúc, họ chỉ làm được rất ít và luôn cảm thấy thất vọng.

“Khi tất cả mọi thứ đều được coi là quan trọng thì không có điều gì là thực sự quan trọng cả”

Hãy đảm bảo việc bạn có ngân sách để hỗ trợ kế hoạch 01 năm. Nhiều doanh nghiệp đã đặt mục tiêu cho năm mà không có dự chi ngân sách để xác nhận tính khả thi của kế hoạch, cuối cùng các kế hoạch của họ trở nên không tưởng và đạt được rất ít.

Xem thêm: Phần mềm quản trị mục tiêu phá tan mọi rào cản thực thi trong doanh nghiệp

7. Mục tiêu ưu tiên quý (Rocks)

Khi đã rõ về kế hoạch 1 năm, bạn cần thu hẹp tầm nhìn của bạn về những điều cần làm trong 90 ngày tiếp theo để phục vụ cho kế hoạch 1 năm đó, gọi là những Mục tiêu ưu tiên quý.

Một lần nữa, hãy giới hạn số lượng mục tiêu ưu tiên trong khoảng từ 3 đến 7, khi thực hiện việc giới hạn này bạn sẽ xóa bỏ được thói quen của doanh nghiệp là luôn cố gắng giải quyết hết tất cả mọi việc cùng một lúc.

tam-nhin-la-gi

Xem bài viết: Mục tiêu quý (Rocks) – Cách xây dựng OKRs đơn giản của thế kỷ 21

8. Danh sách vấn đề (Long Term Issues)

Phần thứ 8 và cũng là phần cuối cùng trong bảng Tầm nhìn là Danh sách các vấn đề. Để danh sách vấn đề xuất hiện trong Tầm nhìn thoạt nghe có vẻ lạ lùng, nhưng yếu tố này thực sự quan trọng ngang bằng với bảy phần trước.

Sau khi biết rõ Tầm nhìn là gì, nơi bạn muốn đến, giờ là lúc xác định tất cả các chướng ngại vật có nguy cơ ngăn cản bạn đạt được các mục tiêu của mình. Đội ngũ lãnh đạo của bạn cần công khai và thành thực kể tên các vấn đề để bạn có thể viết ra thành lời. Khi làm như vậy, bạn đang thực hiện bước đầu tiên trong việc giải quyết chúng.

III. Chia sẻ Tầm nhìn Doanh nghiệp trong toàn tổ chức

Giờ bạn đã có Tầm nhìn được viết ra trên giấy (hoặc phần mềm), bạn cần truyền đạt nó tới tất cả mọi người trong tổ chức, đảm bảo mọi người phải hiểu và cùng chia sẻ Tầm nhìn ấy. Khi năng lượng của mọi người cùng dồn về một hướng, sẽ xuất hiện lực đẩy tổng hợp trong tổ chức của bạn và tạo ra sức mạnh tăng lên theo cấp số nhân.

Có một sự thật là, không phải tất cả mọi người trong tổ chức đều chia sẻ Tầm nhìn với bạn. Trách nhiệm của bạn (nhà lãnh đạo, chủ Doanh nghiệp) là phải chia sẻ bảng Tầm nhìn và khơi gợi cảm hứng cho mọi người bằng một Tầm nhìn thuyết phục. Khi đã hiểu, đội ngũ sẽ muốn trở thành một phần của Tầm nhìn ấy và họ bắt đầu chia sẻ nó đến những thành viên khác.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn đầy đủ, truyền cảm hứng và tạo động lực mạnh mẽ trong toàn đội ngũ của Simplamo. Nếu bạn muốn xây dựng Tầm nhìn doanh nghiệp cho năm 2024 sắp tới, nhưng vẫn ngần ngại về cách tổ chức và thống nhất trong đội ngũ, hãy liên hệ với Simplamo bằng cách đặt lịch tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm bsc

Mô hình BSC là gì? Phương pháp đơn giản hóa BSC, biến chiến lược thành hành động hàng tuần

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. Mô hình BSC là gì? Phần mềm BSC là gì?

BSC (Balance Scorecard) là mô hình quản trị hiệu suất và chiến lược cho doanh nghiệp, được phát triển bởi David Norton và Robert Kaplan vào đầu những năm 1990.

Đây là phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp tập trung vào 4 khía cạnh cốt lõi: Tài chính, Quy trình, Khách hàng, Học tập & Phát triển.

phần mềm bsc

Phần mềm BSC giúp doanh nghiệp xây dựng một cái nhìn toàn diện về hiệu suất của họ bằng cách cân nhắc các khía cạnh khác nhau tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập và phát triển. Phần mềm BSC cung cấp các công cụ giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu, đo lường tiến trình, và theo dõi tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược

Kaplan và Norton nhấn mạnh rằng thẻ điểm cân bằng không phải là một khuôn mẫu để áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung hoặc thậm chí toàn ngành. Các doanh nghiệp phải đưa ra các thẻ điểm tùy chỉnh để phù hợp với các tình huống thị trường, chiến lược sản phẩm và áp lực cạnh tranh khác nhau của mình.

2. Tìm hiểu về cấu trúc của mô hình BSC

  • Quan điểm về tài chính

Ở khía cạnh này doanh nghiệp đo lường các chỉ số hiệu suất tài chính bằng cách theo dõi các chỉ số như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, và chi phí. Giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng tổ chức đang đạt được các mục tiêu tài chính để duy trì và phát triển.

  • Quan điểm về khách hàng

Ở khía cạnh khách hàng, BSC đo lường chỉ số hiệu suất bằng cách xác định các chỉ số quan trọng đối với khách hàng và sự hài lòng của họ, thị phần thị trường, tỷ lệ giữ chân khách hàng. Quá trình này giúp doanh nghiệp tìm hiểu được các nhu cầu của khách hàng để cung cấp các giải pháp phù hợp.

  • Quy trình kinh doanh nội bộ

Tại khía cạnh quy trình, BSC giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất nội bộ quan trọng. Mục tiêu là tối ưu hóa các quy trình này để cải thiện hiệu suất làm việc của tổ chức và tạo ra giá trị cho khách hàng và cổ đông.

  • Thước đo học tập và phát triển

Ở khía cạnh thước đo học tập và phát triển, BSC giúp doanh nghiệp tập trung vào phát triển nhân lực và năng lực cơ sở để từ đó hỗ trợ các khía cạnh khác của BSC. Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết và tổ chức đang đầu tư cho việc phát triển, thăng tiến của bản thân.

Mô hình BSC không chỉ đơn giản là một công cụ đo lường hiệu suất mà còn là một phương pháp quản trị chiến lược. Nó giúp tổ chức xác định, đo lường, và theo dõi việc thực hiện chiến lược và đảm bảo rằng tất cả các khía cạnh quan trọng đều được cân nhắc một cách cân đối. BSC cũng thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến liên tục để đáp ứng sự biến đổi trong môi trường kinh doanh.

Mặc dù đây là một công cụ mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản trị chiến lược, thế nhưng cũng có một vài điểm yếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng. Tại phần tiếp theo của bài viết chúng ta sẽ cùng khám phá các lợi ích và điểm khó khăn khi áp dụng BSC với mục đích là giúp sếp hiểu rõ hơn, để từ đó có phương pháp áp dụng phù hợp mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

3. Lợi ích và những khó khăn khi triển khai mô hình BSC

Trước khi đi vào phân tích các lợi ích và khó khăn, Simplamo gửi đến sếp một ví dụ về mô hình quản trị chiến lược BSC.

mô hình bsc

3.1 Lợi ích khi áp dụng mô hình BSC:

  • Mô hình BSC khuyến khích các nhà lãnh đạo công ty đạt được sự đồng thuận về mục tiêu chiến lược thực sự là gì.
  • BSC thể hiện trực quan bản đồ chiến lược của công ty.
  • Giúp các nhà quản lý xác định những lĩnh vực cần cải thiện để đưa tổ chức tiến về phía trước.
  • Thể hiện tính liên kết giữa các mục tiêu dài hạn (chiến lược) của công ty với các mục tiêu ngắn hạn cần thiết, đồng thời là các số liệu cần thiết để giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.
  • Cho nhân viên ở mọi cấp độ của tổ chức thấy các mục tiêu cá nhân của họ phù hợp với mục tiêu của công ty như thế nào.

Mô hình quản trị BSC không bị giới hạn bởi quy mô doanh nghiệp, nó có thể sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên cách triển khai BSC có thể thay đổi dựa trên quy mô cụ thể của tổ chức. Tại phần sau đây Simplamo sẽ chia sẻ đến sếp một vài điểm khó khăn khi áp dụng mô hình BSC.

3.3 Khó khăn khi áp dụng mô hình BSC cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • Tài nguyên hạn chế: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài nguyên hạn chế, trong khi đó quá trình triển khai Mô hình BSC đòi hỏi thời gian, nguồn nhân lực và tài chính đáng kể. Song song đó, quá trình xây dựng đòi hỏi nhiều thời gian để nghiên cứu và đánh giá cũng như xác định mục tiêu, chiến lược, sau đó là công tác thiết lập chỉ số và hệ thống mục tiêu.

Quá trình này cũng yêu cầu đội ngũ của sếp có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về mô hình quản trị BSC để rút ngắn thời gian cũng như đảm bảo được đầu ra của bảng chiến lược.

  • Sự phức tạp của mô hình BSC: Việc triển khai BSC có thể trở nên phức tạp nếu sếp không thiết kế và triển khai chúng một cách đơn giản, và giúp nhân viên hiểu chúng một cách rõ ràng. Đều này dẫn đến các điểm nghẽn ở quá trình thực thi và nhân viên bị mất cảm hứng trong quá trình làm việc.
  • Thiếu công cụ đo lường kết quả: Một phần quan trọng của BSC là thiết lập mục tiêu và kết quả đo lường. Nếu ngay từ đầu mục tiêu và kết quả không được xác định một cách đúng đắn hoặc phản ánh đúng bản kế hoạch thực tế, thì quá trình xây dựng BSC của doanh nghiệp sẽ trở nên vô nghĩa.
  • Quá trình triển khai BSC đòi hỏi sự tham gia chặt chẽ từ các nhân viên và quản lý trong tổ chức. Khi nhân viên tham gia vào quá trình xây dựng BSC họ có cơ hội hiểu rõ hơn về mục tiêu và chiến lược trong tổ chức, tạo ra sự đồng thuận và tính cam kết trong quá trình thực thi.

4. Phần mềm Simplamo giúp sếp “Hiểu về BSC đơn giản, làm đơn giản và thực thi đơn giản”

Việc xây dựng BSC mang đến tính phức tạp ở mô hình, khó khăn khi đòi hỏi doanh nghiệp phải có kinh nghiệm quản trị từ 5 -10 năm, sự hiểu biết về chiến lược, quản trị hiệu suất và khả năng phân tích dữ liệu. Đồng thời, hầu hết các doanh nghiệp áp dụng mô hình BSC khi không còn nỗi lo về doanh thu, khi đó họ cân đối cả 4 yếu tố để đạt sự tăng trưởng bền vững, ổn định và lâu dài.

 4.1 Phần mềm Simplamo đơn giản hóa sự phức tạp của BSC, giúp doanh nghiệp cụ thể hóa chiến lược của mình

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc triển khai phần mềm BSC chưa phải là thời điểm thích hợp, vì doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động cốt lõi để tồn tại như tăng doanh số bán hàng, giảm chi phí hoặc cải thiện quy trình kinh doanh. Lúc này các doanh nghiệp cần một phần mềm BSC đủ đơn giản và vừa vặn để hỗ trợ lên chiến lược sau đó dễ dàng triển khai kế hoạch xuống cho đội ngũ.

Không phải là phần mềm BSC, Simplamo giúp doanh nghiệp làm rõ, đơn giản hóa và sau đó hiện thực hóa tầm nhìn ở cấp cao nhất của tổ chức, tạo ra hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động một cách chặt chẽ – liên tục hàng tuần, xây dựng các mục tiêu, chỉ số một cách khoa học, sau cùng là phương pháp bám đuổi mục tiêu hiệu quả.

Khi sử dụng phần mềm Simplamo, sếp xây dựng Bảng tầm nhìn bằng cách trả lời 8 câu hỏi trên hai trang giấy, đơn giản hóa sự phức tạp. Quá trình này giúp doanh nghiệp làm rõ: Giá trị cốt lõi, sứ mệnh, mục tiêu 10 năm, bức tranh 3 năm, mục tiêu 1 năm và mục tiêu hàng quý – xây dựng kế hoạch và chiến lược dài hạn để từ đó chinh phục tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.

4.2 Chiến lược của sếp được thực thi bởi “đúng người, đúng trách nhiệm”

Sử dụng công cụ xây dựng sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo giúp sếp đảm bảo rằng những thành viên trong tổ chức ngồi đúng ghế, đảm nhận đúng vai trò của họ, không chồng chéo chức năng. Khi vai trò và trách nhiệm của mỗi người trở nên rõ ràng hơn sẽ xóa bỏ các vấn đề sản sinh trong quá trình thực thi và tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, nơi trách nhiệm được xác định một cách rõ ràng.

thẻ điểm cân bằng là gì

4.3. Simplamo cung cấp hệ thống chặt chẽ từ tầm nhìn đến thực thi

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp dành nhiều thời gian để xây dựng bảng đồ chiến lược BSC. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên vô nghĩa vì thiếu công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi thực thi hàng tuần. Trên thị trường cũng có ít phần mềm BSC để giúp doanh nghiệp biến chiến lược đã xây dựng thành hiện thực.

Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống chặt chẽ từ tầm nhìn đến thực thi một cách thông suốt: Đi từ tầm nhìn chiến lược của sếp, sau đó phân rã xuống mục tiêu 10 năm, 3 năm, 1 năm, đến các mục tiêu quý và cả quá trình này đều được biến thành kế hoạch hành động liên tục:

  • Từ các mục tiêu ưu tiên hàng quý giúp sếp phân rã thành các cột mốc Milestone một cách khoa học.
  • Khung cuộc họp hàng tuần giúp sếp luôn trong trạng thái chủ động để theo dõi mục tiêu ưu tiên, đo lường các chỉ số đã xây dựng.
  • Liên tục giải quyết các vấn đề cản trở.

Khung cuộc họp trên Simplamo được thiết kế bao gồm 7 bước bao gồm:

  • Chia sẻ tin tốt
  • Review chỉ số
  • Rà soát mục tiêu
  • Phản hồi
  • Danh sách Hành động
  • Vấn đề cần giải quyết
  • Kết luận

Khi các cuộc họp được tổ chức liên tục hàng tuần với khung cố định sẽ giúp đội ngũ của sếp ngồi lại với nhau để review mục tiêu. Mục tiêu của sếp sẽ được theo dõi và đo lường thường xuyên, xóa bỏ điểm nghẽn ở khâu thực thi và bám đuổi mọi thứ tới cùng.

Thực tế, đội ngũ ban lãnh đạo luôn truyền thông đến đội ngũ kết quả cuối cùng sẽ như thế nào, nhưng họ không thể nói cho nhân viên biết chính xác làm thế nào để đạt được kết quả đó.

Ngay bây giờ hãy nhanh chóng đăng ký sử dụng Simplamo để làm rõ và đơn giản hóa tầm nhìn của sếp trên hai trang giấy, xác định mục tiêu 10 năm, bức tranh 3 năm, mục tiêu 1 năm, mục tiêu ưu tiên quý, kết hợp với cuộc họp hàng tuần để chinh phục chiến lược của sếp.

Simplamo gửi đến Sếp bài viết “Rút ngắn khoảng cách giữa kế hoạch và thực thi chiến lược” hy vọng sẽ giúp Sếp nhiều hơn trong quá trình triển khai tại đây

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

ứng dụng al trong xây dựng OKRs cho doanh nghiệp

Cách xây dựng OKRs đơn giản cho Doanh nghiệp kết hợp với ứng dụng AI

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Phát triển dựa trên phương pháp quản trị mục tiêu MBO và được hoàn thiện bởi John Doerr từ năm 1974, OKRs ngày nay là một trong những phương pháp quản trị nổi tiếng nhất và được áp dụng thành công tại các công ty lớn như Google, Spotify, Adobe, Facebook, Twitter, Linkedin,…Tại Việt Nam, OKRs phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Có rất nhiều khóa học và công cụ để Doanh nghiệp Việt triển khai OKRs cho đội ngũ, thế nhưng OKRs vẫn còn khá phức tạp và mất nhiều thời gian để xây dựng hàng quý. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng OKRs đơn giản kết hợp với ứng dụng AI – xu thế áp dụng OKRs mới trên toàn cầu, giúp tăng tốc độ và tối ưu chi phí cho mỗi lần triển khai OKR.

cach-xay-dung-okrs

1. OKRs là gì? Lợi ích của OKRs đối với Doanh nghiệp

OKRs (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhằm giúp tổ chức định hướng, tập trung vào mục tiêu cụ thể và đo lường được hiệu suất. OKRs bao gồm hai thành phần chính:

  1. Mục tiêu (Objectives): Đây là những mục tiêu cấp cao mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Mục tiêu phải cụ thể, đo lường được và thường được thiết lập dựa trên chiến lược tổng thể của tổ chức.
  2. Chỉ số Kết quả Chính (Key Results): Key Results là các chỉ số cụ thể và đo lường được mà tổ chức sử dụng để đánh giá mức độ thành công của mục tiêu. Chúng thường được thiết lập dưới dạng số liệu hoặc phần trăm cụ thể.

Lợi ích của OKRs đối với Doanh nghiệp:

  • Tạo sự tập trung: OKR giúp tổ chức tập trung vào 3 – 5 mục tiêu quan trọng nhất, khai phá tối đa năng lực đội ngũ, loại bỏ các công việc thừa thải từ đó tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
  • Liên kết mục tiêu nội bộ: Bằng việc thống nhất các mục tiêu chung và phân bổ hợp lý từ trên xuống dưới, cũng như liên phòng ban, OKR đảm bảo mọi hoạt động trong tổ chức đều phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Đo lường hiệu suất: Bằng cách sử dụng Key Results, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ tiến triển và hiệu suất của đội ngũ một cách rõ ràng.
  • Tăng tính cam kết, trách nhiệm: Việc theo dõi định kỳ sẽ tạo ra sự cam kết của mỗi cá nhân đối với OKRs của họ, đồng thời gia tăng tính trách nhiệm trong công việc khi mọi thứ đều rõ ràng và minh bạch.
  • Mang lại kết quả vượt bậc: Bằng việc sử dụng khéo léo OKRs, các nhà lãnh đạo và quản lý có được công cụ mạnh mẽ để tập trung đội ngũ vào những mục tiêu đột phá, phát huy sức sáng tạo và năng lực dựa trên sự cam kết và trao quyền, từ đó mang đến kết quả vượt bậc cho doanh nghiệp.

2. OKRs phù hợp với Doanh nghiệp nào?

Trên thực tế, OKRs phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp với quy mô và ngành nghề khác nhau, chứ không chỉ giới hạn ở các công ty phần mềm như đa phần chúng ta vẫn lầm tưởng. Trong đó, đối với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, OKRs mang đến những lợi ích riêng biệt như:

  • Start-up: OKRs giúp các công ty mới thành lập xác định hướng đi đúng đắn và đảm bảo rằng họ không trải qua sự lãng phí thời gian và nguồn lực.
  • Giai đoạn phát triển: OKRs giúp xây dựng và thực thi các chiến lược tăng trưởng một cách hiệu quả, triển khai đồng bộ trong toàn tổ chức, phát huy năng lực nhân viên và gắn kết đội ngũ.
  • Giai đoạn trưởng thành: OKRs giúp quản lý hiệu quả, minh bạch, tối ưu hiệu suất làm việc và kết nối các phòng ban trong tổ chức vào mục tiêu chung.

3. Các khó khăn khi áp dụng OKRs hiện nay

Mặc dù OKRs được PR rầm rộ tại Việt Nam trong thời gian gần đây, với nhiều khóa học và công cụ hỗ trợ, thế nhưng không có nhiều doanh nghiệp thành công với phương pháp quản trị này. Dưới đây là một số nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các khó khăn khi áp dụng OKRs:

  • Chưa có nền tảng vận hành ban đầu trước khi áp dụng OKRs

OKRs được áp dụng thành công ở các công ty lớn, tạo nên sự phát triển vượt bậc, không có nghĩa là bất cứ công ty nào áp dụng OKRs cũng thành công. Vì trước khi có OKRs, bản thân những công ty này đã có nền tảng vận hành tốt cùng với những con người phù hợp. Ngược lại, khi doanh nghiệp chưa có một trong hai yếu tố trên, áp dụng thêm OKRs sẽ tăng thêm áp lực trong vận hành và sự rối loạn trong đội ngũ.

  • Niềm tin về phương pháp và quyết tâm từ ban lãnh đạo

Phần nhiều các doanh nghiệp tìm đến OKRs đã thất bại với các phương pháp quản trị trước đó (cụ thể là KPI), việc tiếp tục với một phương pháp mới dễ dẫn đến những ngờ vực trong đội ngũ. Do đó, sự quyết tâm từ ban lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, nên cho đội ngũ thấy được bức tranh tổng quát và các kết quả đi kèm trong công việc để duy trì niềm tin về phương pháp.

  • Không thể duy trì trong thời gian dài

Bất kể là phương pháp nào, để có thể duy trì trong thời gian dài, đều phải đơn giản hóa cách thực hiện và gắn với công việc hàng ngày, OKRs cũng không loại trừ. Hiện nay, các hướng dẫn về cách xây dựng OKRs khá phức tạp, tốn nhiều nguồn lực và thời gian (từ 4-6 tuần cho mỗi quý). Quá mất thời gian, rườm rà, ảnh hưởng đến công việc hiện tại mà chưa cho thấy hiệu quả như mong muốn dễ dẫn đến tình trạng từ bỏ sau 2,3 chu kỳ OKRs.

  • OKRs không phải là tất cả

Như đã nói bên trên, OKRs không phải là tất cả để biến mọi mục tiêu trở thành hiện thực, ngoài việc sử dụng OKRs linh hoạt với đặc thù của mình, doanh nghiệp cần kết hợp OKRs với các phương pháp quản trị khác & nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo để mang đến hiệu quả tối ưu.

4. Mục tiêu quý (Goals) – Cách xây dựng OKRs đơn giản của thế kỷ 21

Sau khi đã thất bại với KPI và OKR truyền thống, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tìm đến một cách thức xây dựng mục tiêu hiện đại và đơn giản hơn, gọi là Goals – Mục tiêu quý.

4.1. Mục tiêu quý (Goals) là gì?

Goals là những mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hoàn thành trong vòng 90 ngày (một quý). Trong đó, mỗi Goals sẽ được chia nhỏ thành các milestone (cột mốc tiến độ) để đo lường tiến trình đạt được mục tiêu. Về mặt ý nghĩa:

  • Goals tương đương với Objective trong OKRs
  • Milestone gần giống với Key Result

cach-xay-dung-okrs

4.2 Lợi ích của Goals so với OKRs truyền thống

  • Thời gian xây dựng và triển khai nhanh chóng

Trong khi OKRs thường mất từ 4-6 tuần với khoảng trên dưới 10 cuộc họp (họp BOD, họp từng phòng ban, họp chéo các trưởng bộ phận) để viết, thống nhất và công bố OKRs trong toàn tổ chức.

Thì với phương pháp xây dựng mục tiêu Goals chỉ mất khoảng 1-2 tuần với 2 cuộc họp chính thức. Việc xây dựng và thống nhất nhanh chóng sẽ không làm ảnh hưởng tới khối lượng công việc hiện tại của đội ngũ, giảm áp lực cho cấp quản lý-lãnh đạo và dành nhiều thời gian cho thực thi.

  • Tiết kiệm thời gian họp review, checkin 1-1

Đối với OKRs, các trưởng nhóm sẽ dành thời gian mỗi tuần để checkin 1-1 với từng thành viên trong team của mình (trung bình một cuộc họp khoảng 30 phút), tương tự CEO cũng sẽ họp riêng với các trưởng bộ phận. Nếu một doanh nghiệp có nhiều phòng ban và mỗi phòng ban có nhiều nhân viên thì hầu như thời gian của cấp quản lý là dành cho họp hành, tạo ra rất nhiều áp lực cho đội ngũ.

Với Goals, trung bình một quản lý chỉ tham dự hai cuộc họp/tuần, một là cuộc họp BOD để review tiến độ thực thi Goals phòng ban, và hai là cuộc họp với tất cả thành viên trong team để review Goals cá nhân. Các cuộc họp này đều có khung chuẩn, tập trung vào nhận diện và xử lý vấn đề quan trọng, thống nhất ý kiến trong toàn team, với thời lượng tối đa 90 phút.

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ không còn tình trạng lãng phí thời gian cho quá nhiều cuộc họp, tạo môi trường làm việc năng suất, chủ động, tối ưu chi phí vận hành.

  • Goals không đơn lẽ như OKRs, mà có sự hỗ trợ của các công cụ khác tạo thành một nền tảng hoàn chỉnh

Để triển khai OKRs hiệu quả, doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình nền tảng vận hành chuẩn, đi từ Giá trị cốt lõi, Tầm nhìn, các mục tiêu 3 năm,1 năm để tạo nên OKRs hàng quý đồng nhất và phục vụ cho bức tranh dài hạn, cần phải có sơ đồ tổ chức hoàn thiện cùng với nhân sự phù hợp để giao OKRs đúng người đúng vị trí, và cách thức triển khai mục tiêu hiệu quả đồng bộ.

Trong khi đó, Goals không riêng lẽ, đi kèm với Goals là các công cụ vận hành khác tạo thành một nền tảng vận hành vững chắc và đồng bộ cho doanh nghiệp, đi từ Bảng Tầm nhìn – Chiến lược, Giá trị cốt lõi, các mục tiêu 3 năm, 1 năm, Sơ đồ trách nhiệm, Bảng chỉ số KPI đo lường hàng tuần, phục vụ cho tiến trình đạt được Mục tiêu và các khung cuộc họp định kỳ hàng tuần, hàng quý, hàng năm.

Các công cụ này kết hợp một cách nhịp nhàng, tạo nên một tổ chức làm việc hiệu suất, gắn kết, là tập hợp của Đúng người-Đúng vị trí, tạo điều kiện cho Mục tiêu hàng quý Goals được triển khai quyết liệt và tiến tới đạt được Tầm nhìn dài hạn.

cach-xay-dung-okrs

  • Cách thức duy trì trong dài hạn

Cái gì càng phức tạp và mất nhiều thời gian thì càng khó duy trì. Thấu hiểu nguyên lý đó, Goals là phiên bản đơn giản và xây dựng nhanh chóng hơn so với OKRs truyền thống nên dễ dàng được duy trì trong đội ngũ.

Bên cạnh Goals, còn có sự hỗ trợ của khung cuộc họp đội ngũ định kỳ hàng tuần, giúp review tiến độ và giải quyết vấn đề kịp thời; các chỉ số KPI hàng tuần, đảm bảo công việc được diễn ra đều đặn, không dồn nước tới chân mới nhảy, giúp ban lãnh đạo kịp thời nhận diện vấn đề và đưa ra quyết định kịp thời.

Cùng với đó là khung cuộc họp hàng quý (tổng kết Goals quý trước và xây dựng Goals quý sau), khung cuộc họp hàng năm (tổng kết năm trước và xây dựng mục tiêu cho năm mới). Tất cả đội ngũ sẽ hòa vào một guồng làm việc nhịp nhàng và đồng bộ từ tuần này cho đến tuần tới, từ quý này cho đến quý sau và năm này cho đến năm khác.

Người Việt vốn không có tính kỷ luật cao nên việc đưa đội ngũ vào guồng làm việc này sẽ dần tạo nên tính cam kết, kỷ luật và bền bỉ, khắc phục điểm yếu vốn có và tạo nên một tổ chức hiệu suất cao.

cach-xay-dung-okrs

4.3 5 bước xây dựng OKRs đơn giản 

Dưới đây là 5 bước xây dựng Mục tiêu quý – Goals cho doanh nghiệp:

  • Bước 1: Chọn ngày tương lai

Là ngày cuối cùng để tính kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một quý. Thông thường sẽ là ngày cuối cùng của quý đó.

  • Bước 2: Tính toán Mục tiêu tài chính

Xoay quanh Doanh thu, Lợi nhuận mong muốn. Thông thường con số này sẽ được phân rã từ Bảng Mục tiêu năm. Hoặc có thể lấy con số ước tính của quý trước cộng thêm phần trăm/con số bạn mong muốn tăng lên.

  • Bước 3: Viết các chỉ số đo lường

Hãy trả lời câu hỏi “Doanh thu này đến từ đâu?” hoặc “Con số nào đo lường sự thành công?”. Ví dụ như: Số lượng khách hàng mới, Số lượng khách hàng cũ tái ký hợp đồng, Số hợp đồng trong nước, Số hợp đồng quốc tế,…

  • Bước 4: Xác định 3 đến 7 Mục tiêu Phi tài chính

Là 3 đến 7 Mục tiêu ưu tiên cần hoàn thành trong quý này để hỗ trợ đạt được Mục tiêu năm.

Lưu ý: Ban lãnh đạo cần ngồi xuống cùng nhau xác định Mục tiêu quý cấp toàn doanh nghiệp trước tiên. Sau đó, các trưởng phòng sẽ triển khai Mục tiêu cấp phòng ban và cuối cùng từng cá nhân trong phòng ban, để chắc chắn rằng Mục tiêu được phân rã từ cấp công ty, có sự liên quan – hỗ trợ với nhau.

  • Bước 5: Chia nhỏ Mục tiêu

Cuối cùng, người sở hữu Mục tiêu sẽ tự thiết lập các milestone (cột mốc tiến độ) để đạt được Mục tiêu của mình, sau đó trình bày với cấp trên và đội nhóm trong cuộc họp hàng tuần.

cach-xay-dung-oksr

Như vậy, một bảng Mục tiêu quý hoàn chỉnh sẽ bao gồm các Mục tiêu tài chính (như Doanh thu, Lợi nhuận, các chỉ số quan trọng… và sẽ được phân rã thành chỉ số KPI đo lường hàng tuần sau đó) cùng với 3-7 Mục tiêu phi tài chính, để đạt sự tập trung và khả năng hoàn thành cao.

Để xem hướng dẫn chi tiết các bước, các nguyên tắc xây dựng Mục tiêu và các ví dụ minh họa, bạn hãy nhấn vào đây.

Đọc thêm bài viết: Cách xây dựng KPI đơn giản kết hợp với ứng dụng AI

5. Cách ứng dụng AI trong xây dựng OKRs đơn giản

5.1 Giới thiệu Simplamo – phần mềm quản lý OKR

Simplamo là phần mềm quản lý OKR, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Bằng cách đơn giản hóa và kết hợp mượt mà các phương pháp quản trị truyền thống như OKRs, KPIs, BSC, Simplamo đáp ứng nhu cầu quản trị hiện đại, tinh gọn và bài bản cho các doanh nghiệp SME trong và ngoài nước (Mỹ, Úc, Estonia,…)

phan-mem-quan-ly-okr

Trong đó, Mục tiêu Goals là phiên bản đơn giản hơn của OKRs và Chỉ số scorecard là phiên bản ngắn gọn của KPI. Chỉ số và Mục tiêu sẽ được tạo nên dựa trên cơ sở Bảng Tầm nhìn và Sơ đồ trách nhiệm có sẵn trên Simplamo, cùng với đó là các khung cuộc họp định kỳ (hàng tuần-hàng quý-hàng năm) giúp review mọi hoạt động và xử lý các vấn đề phát sinh cùng đội ngũ, từ đó cam kết khả năng đạt được OKRs và KPI cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, chinh phục tầm nhìn từ 1 đến 3 năm.

Khi sử dụng Simplamo, người dùng sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ và tài liệu hướng dẫn sử dụng (help.Simplamo.com) để tạo nên bảng mục tiêu cho doanh nghiệp. Không những thế, với sự ứng dụng của tính năng AI được ra mắt trong phần mềm quản lý OKR Simplamo vào tháng 8.2023 vừa qua, sẽ giúp người dùng xây dựng mục tiêu nhanh hơn, sát với ngành nghề kinh doanh với nhiều gợi ý thông minh.

5.2 Ứng dụng Simplamo AI trong xây dựng OKRs đơn giản – Goals

Để bắt đầu ứng dụng AI trong xây dựng Mục tiêu quý trong doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện trước các bước sau:

  • Hoàn thiện Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi về Tầm nhìn 1-3 năm, mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận,…
  • Hoàn thiện Sơ đồ trách nhiệm, tại đó mỗi vị trí trên sơ đồ sẽ do một nhân sự phụ trách cùng với 5 vai trò quan trọng mà công ty mong muốn vị trí này đạt được

Đây là hai dữ liệu ban đầu, nền tảng để đảm bảo bảng Mục tiêu quý của doanh nghiệp phù hợp với Tầm nhìn – Chiến lược và với năng lực thực tế của đội ngũ.

Sau đó, tại phần Mục tiêu, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Nhấn nút Tạo mục tiêu/ chọn Hỏi trợ lý AI

Tại đây, bạn cung cấp một số thông tin cơ bản để trợ lý AI có thể phân tích và tối ưu hoá chất lượng trong câu trả lời

Kết quả mong muốn: Bạn hãy mô tả ngắn kết quả về mục tiêu mà mình mong muốn đạt được

Chỉ số đo lường: Dựa trên mục tiêu cần đạt, hãy suy nghĩ về các chỉ số có thể đo lường được mức độ hoàn thành

Ngành nghề: Chọn ngành nghề hiện tại của Doanh nghiệp

Sau khi nhập thông tin, nhấp vào “Đề xuất”

  • Bước 2: Tạo mục tiêu

Simplamo AI sẽ thực hiện quá trình phân tích và gợi ý kết quả cho bạn. Hãy thư giãn và nhấp một ngụm coffee trong khi chờ đợi.

  • Bước 3: Kiểm tra kết quả

Kiểm tra lại kết quả mà Simplamo AI đã gợi ý cho bạn, nếu cảm thấy chưa hài lòng bạn có thể chọn “Thử lại” hoặc “Chỉnh sửa” để có thể cập nhật dữ liệu đầu vào tốt hơn

Nếu như kết quả phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy nhấn “Tạo”, hệ thống sẽ tạo danh sách các Mục tiêu và Cột mốc tương ứng (milestone).

Để xem chi tiết hơn về cách ứng dụng AI trên Simplamo, hãy nhấn vào đây để xem lại buổi hướng dẫn trực tiếp do Simplamo tổ chức vào ngày 14.09 vừa qua.

Kết hợp với trí thông minh nhân tạo của AI, người dùng sẽ có nhiều gợi ý cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ số doanh nghiệp. Cũng như tiết kiệm thời gian đào tạo và hướng dẫn sử dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên văn hóa làm việc hiện đại, chủ động và phát huy sức sáng tạo.

Đặt lịch tìm hiểu Simplamo tại đây: Đặt lịch

Xem thêm:

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

huong dan cach xay dung KPI cho doanh nghiep that tinh gon

Hướng dẫn xây dựng KPI cho Doanh nghiệp thật tinh gọn

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Bài viết này sẽ thảo luận về cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp để phát huy tối đa sức mạnh của KPI trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Xây dựng được một hệ thống KPI khoa học và phù hợp với tình hình thực tế doanh nghiệp là cách hiệu quả, để đạt được tăng trưởng và phát triển bền vững cao nhất.

1. Sơ bộ về chỉ số KPI cho doanh nghiệp

1.1. Giới thiệu về KPI

KPI (Key Performance Indicator) – chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động/ quá trình của một cá nhân, bộ phận phòng ban hoặc tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu. KPI được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động, theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.

Mục đích của cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp là đo lường hiệu suất để cải thiện tình hình kinh doanh. Bằng cách dựa trên dữ liệu KPI và kết quả đánh giá, điều chỉnh chiến lược kinh doanh để cải thiện hiệu suất và đảm bảo doanh nghiệp đang tiến gần đến mục tiêu kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể không thể đạt hoàn hảo chính xác 100% KPI đặt ra, nhưng chỉ cần đạt từ 80% trở lên là doanh nghiệp đã thành công. KPI không phải là tĩnh, chúng có thể thay đổi theo thời gian.

Luôn cập nhật và điều chỉnh KPI theo thời gian để đảm bảo rằng chúng vẫn phản ánh đúng mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Thực thi cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp là một quá trình liên tục và quan trọng để đảm bảo sự thành công dài hạn.

1.2. Vai trò của cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp

  • Định hướng và tập trung nguồn lực.
  • Đo lường hiệu quả hoạt động.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động.
  • Ra quyết định điều chỉnh chiến lược.
  • Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

2. Lợi ích của việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp

Cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả sẽ đem đến nhiều lợi ích cho cả hiện tại và tương lai, giúp tổ chức:

  • Xác định được rõ ràng các mục tiêu, định hướng.
  • Đo lường được hiệu suất, hiệu quả hoạt động.
  • Theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu.
  • Đánh giá kết quả đạt được bằng dữ liệu rõ ràng.
  • Xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
  • Đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên số liệu.
  • Có cơ sở để ra quyết định điều chỉnh chiến lược.
  • Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Phân bổ nguồn lực hiệu quả cho các hoạt động và mục tiêu quan trọng.
  • Cải thiện năng suất lao động khi thúc đẩy nhân viên làm việc để đạt mục tiêu.
  • Nâng cao tính cạnh tranh khi so sánh được hiệu quả hoạt động của mình với các đối thủ.

3. Các bước xây dựng KPI

3.1. Các bước xây dựng KPI cho doanh nghiệp

Xây dựng các chỉ số hiệu suất quan trọng (KPI) cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng để đảm bảo bạn có thể đo lường, đánh giá và theo dõi hiệu suất kinh doanh của mình. Dưới đây là các bước cơ bản về cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp của bạn:

1. Thiết lập mục tiêu ĐỊNH HƯỚNG

Công thức thiết lập mục tiêu cơ bản: Động từ + Danh từ (Đối tượng thực hiện)

Ví dụ: Nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên bán hàng.

Mục tiêu có thể liên quan đến tăng trưởng doanh số bán hàng, cải thiện lợi nhuận, tăng khách hàng mới, hay bất kỳ mục tiêu kinh doanh cụ thể nào khác.

Một số tiêu chí đánh giá mục tiêu đã được thiết lập tốt:

  • Có liên kết với chiến lược doanh nghiệp.
  • Thực sự quan trọng.
  • Khả thi về mặt đo lường.

Mục tiêu nên được xác định, khoanh vùng rõ ràng về công việc thực hiện dành cho đối tương cụ thể nào, mục tiêu thiết lập để đo lường được, có thể đạt được, phù hợp với thời gian và nguồn lực có sẵn. Nếu không KPI xây lên sẽ không đo lường được do mục tiêu dề ra quá chung chung, mơ hồ.

2. Lựa chọn KPI

Từ mục tiêu kinh doanh đã thiết lập ở bước 1, nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn hệ thống KPI bằng cách kết nối mục tiêu với các chỉ số KPI quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn đo lường nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Để lựa chọn các chỉ số KPI này, doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chí SMART (Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Tính liên quan và Thời hạn đạt được mục tiêu) để đánh giá từng chỉ số.

3. Đo lường KPI

Sau khi lựa chọn KPI, cần Thu thập dữ liệu liên quan đến các chỉ số đã xác định và thường xuyên đo lường, phân tích chúng. Tần suất đo lường thường được thực hiện tùy vào khả năng của mỗi doanh nghiệp, nhưng tối ưu nhất là thực hiện đo lường hàng tuần.

Các cách tính KPI:

  • KPI định lượng: Tính toán theo công thức
  • KPI định tính: Đánh giá theo thang điểm

Quy trình thu thập dữ liệu để thực hiện đo lường KPI:

  1. Khoanh vùng dữ liệu cần đo lường (chọn mẫu)
  2. Xác định dữ liệu cần thu thập: tử số/ mẫu số
  3. Thiết kế mẫu biểu
  4. Thu thập dữ liệu từ telesale, email form,…

Công việc đo lường hệ thống KPI này cần rất nhiều thời gian và nguồn lực thực hiện, nên các nhà lãnh đạo có thể xem xét sử dụng các công cụ và phần mềm phù hợp để giúp theo dõi tiến trình thực hiện hệ thống KPI thường xuyên hơn.

4. Thiết lập mục tiêu HIỆU SUẤT

Ghép con số (số lượng, doanh thu, lợi nhuận), tỷ lệ phần trăm (tỷ suất sinh lợi, tăng trưởng doanh thu), chất lượng (đánh giá từ khách hàng, tỷ lệ sản phẩm lỗi) và thời gian (thời gian hoàn thành, thời gian phản hồi) vào mục tiêu ĐỊNH HƯỚNG ở trên.

NÊN đặt mục tiêu HIỆU SUẤT sau, không nên đặt ngay từ đầu vì không biết thực tế cụ thế những chỉ số đó như thế nào là phù hợp với doanh nghiệp mình, nên sau khi đo lường có kết quả thì thiết lập mục tiêu Hiệu suất sẽ chính xác và khả thi hơn.

Có thể đặt mục tiêu hiệu suất dựa trên kinh nghiệm của nhà lãnh đạo, số liệu chính thức, tham khảo từ những năm/ quý trước của doanh nghiệp để đặt mục tiêu.

Ngoài ra cũng cần xem xét mức độ thách thức khi đề ra mục tiêu hiệu suất trong cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp. Mức độ thách thức của các mục thiêu Hiệu suất này nên đặt tùy bối cảnh và niềm tin của đội ngũ.

5. Họp hiệu suất

Bước Họp hiệu suất này giúp KPI giống như nhịp tim “sống” trong doanh nghiệp. Có 3 nội dung chính sẽ thực hiện trong cuộc Họp hiệu suất cho doanh nghiệp:

  • Cập nhật tình hình đã hoàn thành bao nhiêu % KPI, xu hướng KPI đang tăng hay giảm, có bám theo mục tiêu Định hướng đã đề ra trong cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp không.
  • Xác định những rào cản, những vấn đề bất khả thi gặp phải khi thực hiện. Và tìm hiểu nguyên nhân KPI đang đi theo xu hướng đó
  • Đề xuất những sáng kiến giải quyết vấn đề đã xác định, phân tích trên.

Tần suất thực hiện các cuộc họp hiệu suất về cách xây dựng kpi cho doanh nghiệp: đối với KPI công ty họp 1 tháng/ lần. KPI phòng ban nên họp mỗi tuần (nếu dữ liệu đo lường, chỉ số tháng không thay đổi thì cuộc họp sẽ xoay quanh giải quyết vấn đề và sáng kiến).

3.2. Ví dụ về cách xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh

Các loại KPI cho nhân viên kinh doanh:

  • KPI tài chính: Doanh thu, lợi nhuận, chi phí,… -> đo lường hiệu quả về mặt tài chính mà nhân viên kinh doanh thực hiện được
  • KPI hoạt động: Số lượng khách hàng, số lượng đơn hàng, thời gian xử lý đơn hàng,… -> đo lường hiệu quả về hoạt động của nhân viên kinh doanh
  • KPI chất lượng: Tỷ lệ khách hàng hài lòng, tỷ lệ hoàn thành mục tiêu,… -> đo lường hiệu quả về chất lượng dịch vụ, khả năng tư vấn, thực hiện công việc của nhân viên kinh doanh

Ví dụ về cách xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh:

1. Thiết lập mục tiêu định hướng

Mục tiêu định hướng này cần đi đúng hướng để góp phần, hỗ trợ hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Mục tiêu của doanh nghiệp: Tăng doanh thu 20% trong năm 2023

=> Mục tiêu của nhân viên kinh doanh: Tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tư vấn của nhân viên kinh doanh -> đặt KPI chất lượng

Mục tiêu định hướng của nhân viên kinh doanh này rõ ràng, có hỗ trợ với mục tiêu chung của doanh nghiệp, có liên kết với chiến lược thực thi của phòng kinh doanh -> Phù hợp, có khả năng thực hiện được & có quan trọng với nhân viên, phòng ban và doanh nghiệp.

2. Lựa chọn KPI

Sau khi thiết lập Mục tiêu: Tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tư vấn của nhân viên kinh doanh.

Chúng ta sẽ mô tả kết quả kỳ vọng: 90% khách hàng nhận được khảo sát sẽ tham gia khảo sát; 75% khách hàng tham gia khảo sát nói là họ hài lòng; điểm khảo sát đạt mức trung bình là 3.5 (trên thang điểm 5)…

Sau đó chúng ta sẽ lựa chọn 1 số KPI phù hợp nhất (chỉ nên từ 1-2 cái để đảm báo thực hiện tốt nhất)

3. Đo lường KPI

Thực hiện Quy trình thu thập dữ liệu để thực hiện hệ thống KPI như đã đề cập bên trên sau đó tiến hành đo lường.

Với mục tiêu này có thể thu thập dữ liệu để đo lường thông qua form khảo sát (hoặc cuộc gọi phản hồi) mà nhân viên kinh doanh gửi cho khách hàng sau khi tư vấn.

Chọn cách đo lường hệ thống KPI chất lượng này theo phương pháp định lượng với công thức tính:

Số khách hàng hài lòng/ Tổng số khách hàng điền form (hoặc nhận cuộc gọi) x 100%

Quá trình này gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện vì nếu bản thân nhân viên kinh doanh thực hiện sẽ dễ dẫn đến thiếu sót, không minh bạch, mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến công việc chuyên môn của họ. Cần một bộ phận riêng biệt hoặc công cụ để hỗ trợ thực hiện, đơn giản hóa công đoạn này và đảm bảo không thiếu sót, đạt được hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

4. Thiết lập mục tiêu HIỆU SUẤT

Giả định tình hình hiện tại của nhân viên kinh doanh: Hiện có 65% khách hàng hài lòng với dịch vụ của nhân viên kinh doanh này.

Trong quá trình xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh này thì việc thiết lập mục tiêu hiệu suất có thể xem xét, cân nhắc như sau:

  • Đặt mục tiêu Hiệu suất để cải thiện tình trạng hiện tại: Tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tư vấn của nhân viên kinh doanh lên 70%.
  • Đặt mục tiêu Hiệu suất để nhân viên kinh doanh đột phá: Tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tư vấn của nhân viên kinh doanh lên 80%.

5. Họp Hiệu suất:

Với mục tiêu đã thiết lập cho nhân viên kinh doanh doanh, thì phòng kinh doanh nên thực hiện họp hiệu suất 1 tuần/ lần để chia sẻ, cập nhật tình hình nhanh chóng nhất, xác định phân tích các rào cản, bất cập trong công việc để đưa ra sáng kiến hoặc cân nhắc thay đổi chỉ số của hệ thống KPI theo tình hình.

3.3. Lưu ý trong cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp

Một số lưu ý trong cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp, đó là KPI cần:

  • Phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
  • Phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
  • Cụ thể, có ý nghĩa, có thể đo lường được
  • Có thể so sánh, truy xuất được
  • Thống nhất giữa các bộ phận, cá nhân trong phòng ban của doanh nghiệp
  • Cẩn thận với các KPI không có ý nghĩa (KPI vanity) vì các chỉ số này không giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định cải thiện hiệu suất.
  • Được phổ biến, truyền thông rộng rãi cho các bộ phận, cá nhân, các bên liên quan trong doanh nghiệp.

Sử dụng các bước trên để bắt đầu cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp và đạt được hiệu suất tối ưu, có sự tăng trưởng và tạo sức bền cực hạn cho doanh nghiệp.

Đọc thêm bài viết “10 chỉ số KPI quan trọng nhất đánh giá sức khỏe công ty bạn” tại đây.

4. Một số phương pháp hỗ trợ triển khai cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp

Cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng, có thể giúp đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, điều này rất phức tạp, tốn nhiều thời gian, nguồn lực, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu của phương pháp. Dẫn đến có tới 70% tổ chức tại Việt Nam thất bại khi triển khai cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp.

Một số anh chị chủ doanh nghiệp có nền tảng kiến thức chuyên sâu lựa chọn tham gia nhiều khóa học hoặc sự trợ giúp của chuyên gia về cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp. Đây cũng là một lựa chọn tốt nếu các anh chị vận dụng được lý thuyết vào thực tế, truyền đạt cho toàn bộ nhân viền và triển khai cho doanh nghiệp. Nhưng nó vẫn sẽ không là một bài toán dễ dàng.

Cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả và thiết thực hơn đó là nên sử dụng sự trợ giúp từ Phần mềm KPI – một công cụ giúp doanh nghiệp thu thập, quản lý và đánh giá các chỉ số hiệu suất quan trọng của doanh nghiệp.

Hoặc sử dụng hỗ trợ từ AI để triển khai cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp cũng là một lựa chọn để các anh chị chủ doanh nghiệp thực thi cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp đơn giản với AI

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng có thể sử dụng bảng chỉ số Scorecard – một công cụ tinh giản và đơn giản hóa hệ thống KPI, cũng có vai trò theo dõi và đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp, từng phòng ban và cá nhân trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra.

5. Tinh gọn cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp với phần mềm Simplamo

5.1. Giới thiệu scorecard – phiên bản đơn giản hơn về cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp

Bảng scorecard là tập hợp từ 5-15 chỉ số được đo lường hàng tuần (hoặc 2 tuần/lần đối với các chỉ số đặc biệt), trong đó mỗi nhân viên đều có chỉ số cho riêng mình và phải báo cáo với cấp trên vào cuộc họp định kỳ hàng tuần.

Scorecard biểu thị hiệu quả của hoạt động kinh doanh, giúp ban lãnh đạo nhanh chóng nắm được mọi diễn biến trong tổ chức và đưa ra các dự báo ngắn hạn, các quyết định kịp thời.

Các anh chị chủ doanh nghiệp có thể sử dụng Scorecard cho doanh nghiệp mình trên phần mềm Simplamo – xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Hoa Kỳ, phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh tại đa dạng lĩnh vực, mong muốn triển khai BSC, OKR, và thực thi cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp.

Bảng Scorecard này sẽ cung cấp thông tin quan trọng một cách nhanh chóng, từ việc xác định tình hình sức khỏe tổ chức đến đánh giá kết quả, tạo ra sự rõ ràng và mạch lạc, tập trung vào kết quả. Để tổ chức dễ dàng đo lường hiệu suất tổng thể của mình.

5.2 Các bước xây dựng scorecard cho doanh nghiệp

Scorecard gồm hai cấp độ: cấp công ty và cấp phòng ban. Các chỉ số cấp phòng ban sẽ do từng phòng ban chức năng review hàng tuần, còn scorecard cấp công ty sẽ được review định kỳ hàng tuần bởi ban lãnh đạo.

Cấu trúc của một chỉ số scorecard bao gồm:

  • Tên chỉ số
  • Chỉ tiêu của chỉ số
  • Tên người phụ trách
  • Số liệu đo lường hàng tuần, (với màu xanh là đạt, đỏ là chưa đạt)

5 bước xây dựng bảng chỉ số scorecard

  • Bước 1: Xác định Chỉ số kết quả từ vai trò của mỗi nhân sự
  • Bước 2: Tạo Chỉ số dẫn dắt dựa trên quy trình tạo nên chỉ số kết quả

  • Bước 3: Rút gọn danh sách

Cùng thảo luận với đội ngũ và rút gọn danh sách các chỉ số, sau đó sắp xếp các chỉ số phù hợp vào bảng scorecard cấp công ty và bảng chỉ số scorecard cấp phòng ban. Về số lượng, hãy tuân thủ nguyên tắc: Càng ít càng tập trung (5 đến tối đa 15 chỉ số cho cấp công ty và 3 – 5 chỉ số cho cấp phòng ban).

  • Bước 4: Đề ra chỉ tiêu cho từng chỉ số

Riêng với các dữ liệu về Doanh thu/Doanh số nên được phân rã từ dữ liệu trong Bảng kế hoạch kinh doanh/ Tầm nhìn doanh nghiệp hàng năm.

  • Bước 5: Xác định người sở hữu chỉ số dựa trên vai trò của họ.

Quy trình xây dựng bảng chỉ số scorecard sẽ đơn giản, và có thể dễ dàng, nhanh chóng thực hiện chỉ từ 2-3 ngày (tùy vào quy mô công ty). Hãy xem thêm hướng dẫn chi tiết và các ví dụ cụ thể Tại đây.

Khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống chỉ số KPI được tinh giản bằng bảng Scorecard của riêng mình. Đây cũng là lúc xác định được việc doanh nghiệp cần làm, cũng như hệ thống được công tác đo lường, đánh giá thường xuyên, để nắm giữ mọi thứ không bị thả trôi.

Nếu các anh chị muốn tìm hiểu thêm về cách quản lý doanh nghiệp và xây dựng OKR-KPI, anh chị có thể dành thời gian đọc thêm các bài viết liên quan khác trên trang web simplamo.com của chúng tôi.

Tìm hiểu Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp tại đây

—–

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Scorecard AI

Cách xây dựng KPI đơn giản cho Doanh nghiệp kết hợp với ứng dụng AI

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

KPI từ lâu đã là phương pháp quản trị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, KPI giúp đo lường, đánh giá hiệu quả và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, có đến 70% doanh nghiệp Việt thất bại khi triển khai KPI, vì tính phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu của phương pháp. Với tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay, xây dựng KPI theo phương pháp truyền thống có thể không còn phù hợp nữa, thay vào đó doanh nghiệp cần một phương pháp đơn giản hơn hoặc có sự trợ giúp từ AI.

xay-dung-KPI-doanh-nghiep

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng KPI để đo lường

Hầu hết các doanh nhân hiện nay đều từng trải qua trạng thái mù mờ trong vận hành doanh nghiệp. Họ đưa ra các quyết định lớn dựa trên cảm giác và cảm xúc mơ hồ hơn là sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định nhanh chóng và đầy đủ thông tin. Trong khi đó, một bảng chỉ số KPI hiệu quả sẽ giúp:

  • Ban lãnh đạo doanh nghiệp:
    • Kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra trong tổ chức
    • Kịp thời phát hiện vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn
    • Đảm bảo mục tiêu, tầm nhìn có thể hoàn thành đúng kế hoạch
    • Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên, đưa ra chính sách lương thưởng phù hợp
  • Nhân viên:
    • Nắm chắc các chỉ số cần hoàn thành và tập trung sức lực vào đó
    • Hiểu được sự đóng góp cá nhân vào mục tiêu doanh nghiệp
    • Biết được năng lực của bản thân, làm cơ sở để rèn luyện và phát triển

2. Scorecard – Phương pháp đo lường hiệu quả, đơn giản hơn so với KPI truyền thống

2.1 Khó khăn khi áp dụng KPI truyền thống

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thế nhưng áp dụng KPI vẫn là một bài toán khó nhằn, dù cho có tham gia nhiều khóa học hoặc có sự trợ giúp của chuyên gia. Dưới đây là một số khó khăn điển hình, khiến cho KPI trở thành “cơn ác mộng” của không ít doanh nghiệp:

  • Mất nhiều thời gian để xây dựng nên bộ chỉ số KPI cho doanh nghiệp
  • Khó khăn khi xác định KPI phù hợp với từng phòng ban và nhân viên
  • KPI không kết nối với Mục tiêu & Chiến lược doanh nghiệp
  • Mất thời gian lập báo cáo, đánh giá và thúc đẩy nhân viên hoàn thành KPI
  • Không giữ được “lửa” với KPI, công sức đổ sông đổ biển sau một thời gian

2.2 Tại sao nên chuyển qua sử dụng scorecard?

Vì sự phức tạp của KPI truyền thống, nhiều doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đã chuyển sang dùng một bảng chỉ số đơn giản hơn để đo lường hoạt động kinh doanh, gọi là scorecard.

Bảng scorecard là tập hợp từ 5-15 chỉ số được đo lường hàng tuần, thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh, giúp ban lãnh đạo nắm được mọi diễn biến trong tổ chức và đưa ra các dự báo ngắn hạn, các quyết định kịp thời.

xay-dung-KPI-doanh-nghiep

Khác với KPI truyền thống, scorecard chỉ đo lường hàng tuần (hoặc 2 tuần/lần đối với các chỉ số đặc biệt), trong đó mỗi nhân viên đều có chỉ số cho riêng mình và phải báo cáo với cấp trên vào cuộc họp định kỳ hàng tuần.

2.3 Các ưu điểm của scorecard so với KPI truyền thống

  • Thời gian xây dựng và báo cáo nhanh chóng, đơn giản:

Scorecard là các chỉ số thể hiện hoạt động kinh doanh hàng tuần, dựa trên vai trò của nhân sự nên việc xây dựng đơn giản, không mất nhiều thời gian. Cũng chính vì vậy, việc báo cáo hàng tuần cũng nhanh chóng hơn, không mất nhiều công sức để tổng kết, tính toán như các chỉ số KPI phức tạp. Bên cạnh đó, các chỉ số do ai phụ trách sẽ được người đó trực tiếp báo cáo số liệu.

Ví dụ: Số buổi meeting với khách hàng hàng tuần; Số lượng lead thu về hàng tuần; Doanh thu bán hàng hàng tuần

  • Đưa ra các dự báo ngắn hạn và quyết định kịp thời:

Bằng việc đo lường hàng tuần (bao gồm cả chỉ số kết quả và chỉ số dẫn dắt), doanh nghiệp dễ dàng xác định được xu hướng kinh doanh để đưa ra các dự báo ngắn hạn, mặt khác họ cũng kịp thời phát hiện vấn đề và giải quyết chúng trước khi quá muộn. Điều này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chờ đến khi có báo cáo lãi lỗ của công ty – khi đó đã quá muộn để sửa sai.

Ví dụ: chỉ số doanh thu bán hàng trong tuần không đạt có thể đến từ số lead mang về không đủ hoặc sale gặp khó khăn khi tư vấn bán hàng

  • Đảm bảo đội ngũ luôn ghi nhớ và thực hiện đều đặn

Vì là các chỉ số quen thuộc với công việc hàng ngày và được đo lường hàng tuần, nên đội ngũ sẽ dễ dàng ghi nhớ và đảm bảo chúng luôn được hoàn thành. Điều này giữ cho nhịp hoạt động được diễn ra đều đặn, xây dựng văn hóa làm việc kỷ luật và làm tăng khả năng hoàn thành mục tiêu hàng tháng, hàng quý.

2.4 Các bước xây dựng bảng scorecard cho doanh nghiệp

Scorecard bao gồm hai cấp độ là cấp công ty và cấp phòng ban, các chỉ số cấp phòng ban sẽ do từng phòng ban chức năng review hàng tuần, còn scorecard cấp công ty sẽ được review định kỳ hàng tuần bởi ban lãnh đạo.

Cấu trúc của một chỉ số scorecard bao gồm:

  • Tên chỉ số
  • Chỉ tiêu của chỉ số
  • Tên người phụ trách
  • Số liệu đo lường hàng tuần, trong đó màu xanh là đạt, đỏ là chưa đạt

Có hai loại chỉ số scorecard:

  • Chỉ số kết quả: là chỉ số được tạo nên bằng cách “lượng hóa” một vai trò quan trọng của nhân sự, đồng thời cũng là kết quả công ty mong muốn vai trò này mang lại. Ví dụ: Một trong những vai trò của Trưởng phòng Kinh doanh là “Chịu trách nhiệm doanh số bán hàng”. Khi đó ta có thể lượng hoá vai trò này là Đạt doanh số bán hàng: 100 triệu/tuần
  • Chỉ số dẫn dắt: là chỉ số được tạo nên bằng cách lựa chọn từ các bước chính trong quy trình thực hiện nhằm đạt được Chỉ số kết quả của vai trò đó. Ví dụ như Số buổi meeting hàng tuần (Meeting với Khách hàng là một bước trong quy trình bán hàng)

5 bước xây dựng bảng chỉ số scorecard

  • Bước 1: Xác định Chỉ số kết quả từ vai trò của mỗi nhân sự
  • Bước 2: Tạo Chỉ số dẫn dắt dựa trên quy trình tạo nên chỉ số kết quả
  • Bước 3: Rút gọn danh sách

Cùng thảo luận với đội ngũ và rút gọn danh sách các chỉ số, sau đó sắp xếp các chỉ số phù hợp vào bảng scorecard cấp công ty và bảng chỉ số scorecard cấp phòng ban. Về số lượng, hãy tuân thủ nguyên tắc: Càng ít càng tập trung (5 đến tối đa 15 chỉ số cho cấp công ty và 3 đến 5 chỉ số cho cấp phòng ban)

  • Bước 4: Đề ra chỉ tiêu cho từng chỉ số

Riêng với các dữ liệu về Doanh thu/Doanh số nên được phân rã từ dữ liệu trong Bảng kế hoạch kinh doanh/ Tầm nhìn doanh nghiệp hàng năm.

  • Bước 5: Xác định người sở hữu chỉ số dựa trên vai trò của họ

xay-dung-KPI-doanh-nghiep

Quy trình xây dựng bảng chỉ số scorecard rất đơn giản, và có thể thực hiện nhanh chóng trong từ 2-3 ngày (tùy vào quy mô công ty). Để xem hướng dẫn chi tiết và các ví dụ cụ thể, bạn hãy nhấn vào đây.

Đọc thêm bài viết: Cách xây dựng OKRs đơn giản kết hợp với ứng dụng AI

2.4 Các lưu ý khi xây dựng bảng scorecard

  • Mỗi nhân sự nên có ít nhất một chỉ số scorecard

Để làm tăng tính trách nhiệm và cam kết trong công việc của mỗi nhân viên, tạo sự cạnh tranh trong đội nhóm và giao tiếp hiệu quả với quản lý của mình thông qua các con số.

  • Chỉ tiêu có tính thách thức vừa đủ

Với mỗi chỉ số, Bạn cần đặt ra chỉ tiêu. Nhưng nếu chỉ tiêu không có tính thách thức, nhân viên sẽ không có động lực làm việc và thường đợi nước đến chân mới nhảy. Nếu chỉ tiêu có tính thách thức quá lớn, nhân viên sẽ cảm thấy ngộp thở và dễ chán nản. Do đó, hãy đặt ra chỉ tiêu có tính thách thức vừa đủ.

  • Xác định người chịu trách nhiệm cho chỉ số và người phụ trách điền chỉ số đó

Với mỗi chỉ số, bạn hãy xác định một người duy nhất phụ trách, để đảm bảo tính trách nhiệm đối với chỉ số đó. Thông thường, chỉ số do ai phụ trách sẽ do chính người đó điền dữ liệu báo cáo, tuy nhiên đối với các chỉ số của cấp quản lý hoặc liên quan tới dữ liệu bán hàng có thể ủy nhiệm cho trợ lý phụ trách.

  • Hiệu chỉnh scorecard phù hợp thực tiễn

Các chỉ số scorecard được xây ra trong thời gian đầu (chưa có dữ liệu tham khảo) thường quá cao hoặc quá thấp so với năng lực thực tế của đội ngũ, cùng với đó là các chỉ số không phù hợp hoặc không cần thiết để đo lường. Do đó, doanh nghiệp cần quan sát và hiệu chỉnh các chỉ số này cho phù hợp với thực tiễn sau một thời gian đưa vào sử dụng.

  • Kết hợp với nhịp họp hàng tuần

Mặc dù các scorecard được đo lường hàng tuần và có người phụ trách cụ thể, nhưng nếu không được review trong cuộc họp định kỳ thì sẽ không phát huy hết hiệu quả của nó. Khi review bảng chỉ số này cùng với các thành viên khác trong team sẽ làm tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân và xử lý ngay các vấn đề trong cuộc họp này.

3. Cách ứng dụng AI trong xây dựng KPI đơn giản

3.1 Giới thiệu Simplamo

Simplamo là phần mềm SaaS quản trị mục tiêu hiện đại kết hợp độc đáo giữa OKR & KPI. Bằng cách đơn giản hóa và kết hợp mượt mà các phương pháp quản trị truyền thống như OKR, KPI, BSC, Simplamo đáp ứng nhu cầu quản trị hiện đại, tinh gọn và bài bản cho các doanh nghiệp SME trong và ngoài nước (Mỹ, Úc, Estonia,…)xay-dung-KPI-doanh-nghiep

Trong đó, Chỉ số scorecard là phiên bản ngắn gọn của KPI và Mục tiêu Rocks là phiên bản đơn giản hơn của OKR. Chỉ số và Mục tiêu sẽ được tạo nên dựa trên cơ sở Bảng Tầm nhìn và Sơ đồ trách nhiệm có sẵn trên Simplamo, cùng với đó là các khung cuộc họp định kỳ (hàng tuần-hàng quý-hàng năm) giúp review mọi hoạt động và xử lý các vấn đề phát sinh cùng đội ngũ, từ đó cam kết khả năng đạt được OKR và KPI cho doanh nghiệp, tăng trưởng doanh thu, chinh phục tầm nhìn từ 1 đến 3 năm.

Khi sử dụng Simplamo, người dùng sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ và tài liệu hướng dẫn sử dụng (help.Simplamo.com) để tạo nên bảng chỉ số scorecard cho riêng mình. Không những thế, với sự ứng dụng của tính năng AI được ra mắt trong Simplamo vào tháng 8.2023 vừa qua, sẽ giúp người dùng xây dựng chỉ số nhanh hơn, sát với vai trò nhân sự cùng với nhiều gợi ý thông minh.

3.2 Ứng dụng Simplamo AI trong xây dựng KPI

Để bắt đầu ứng dụng AI trong xây dựng bảng chỉ số scorecad trong doanh nghiệp, bạn cần phải thực hiện trước các bước sau:

  • Hoàn thiện Bảng Tầm nhìn Doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi về Tầm nhìn 1-3 năm, mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận,…
  • Hoàn thiện Sơ đồ trách nhiệm, tại đó mỗi vị trí trên sơ đồ sẽ do một nhân sự phụ trách cùng với 5 vai trò quan trọng mà công ty mong muốn vị trí này đạt được

Đây là hai dữ liệu ban đầu, nền tảng để đảm bảo bảng chỉ số của doanh nghiệp phù hợp với Tầm nhìn – Chiến lược và với năng lực thực tế của đội ngũ.

Sau đó, tại mục Chỉ số, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:

  • Nhấn nút Tạo chỉ số/ chọn Hỏi trợ lý AI
  • Chọn vị trí muốn tạo Chỉ số, ví dụ: Nhân viên Marketing, Trưởng phòng Kinh doanh
  • Vai trò của vị trí tương ứng sẽ tự động hiện ra dựa trên Sơ đồ trách nhiệm đã nhập trước đó
  • Chọn Nhóm, ví dụ: Ban lãnh đạo, Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh
  • Nhấn nút Đề xuất

Simplamo AI sẽ phân tích các dữ liệu hiện có và đưa ra danh sách các chỉ số gợi ý cho vị trí này. Dựa trên danh sách này, người dùng sẽ lựa chọn các chỉ số phù hợp nhất và nhấn nút Tạo chỉ số.

Để xem chi tiết hơn về cách ứng dụng AI trên Simplamo, hãy nhấn vào đây để xem lại buổi hướng dẫn trực tiếp do Simplamo tổ chức vào ngày 14.09 vừa qua.

Kết hợp với trí thông minh nhân tạo của AI, người dùng sẽ có nhiều gợi ý cho việc xây dựng chỉ số và mục tiêu doanh nghiệp. Cũng như tiết kiệm thời gian đào tạo và hướng dẫn sử dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên văn hóa làm việc hiện đại, chủ động và phát huy sức sáng tạo.

Đặt lịch tìm hiểu Simplamo tại đây: Đặt lịch

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Quản trị mục tiêu theo MBO

Lỗ hổng trong phương pháp quản trị mục tiêu MBO và giải pháp toàn diện cho sếp

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. Phương pháp quản trị mục tiêu MBO là gì? Ưu và nhược điểm quản trị mục tiêu theo MBO

1.1 Quản trị mục tiêu MBO là gì

Phương pháp quản trị mục tiêu MBO (Management by Objectives) được phát triển bởi Peter Drucker vào những năm 1950 và trở thành một phương pháp quản trị phổ biến. Đây là phương pháp quản trị dựa trên việc thiết lập, theo dõi và đánh giá mục tiêu cụ thể cho cả tổ chức và cá nhân. Mục tiêu được đặt ra để đảm bảo rằng hoạt động hàng ngày của mọi người đều hướng tới việc đạt được mục tiêu chiến lược và mục tiêu tổng thể của tổ chức.

1.2 Ưu và nhược điểm quản trị mục tiêu theo MBO?

Ưu điểm

Phương pháp quản trị mục tiêu MBO là một phương pháp quản lý giúp các doanh nghiệp, tổ chức đạt được các mục tiêu của mình với các ưu điểm như:

  • Tăng sự tập trung và khả năng đạt được mục tiêu: MBO giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể, chia mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện hơn, đảm bảo rằng mọi người đều đang làm việc hướng tới mục tiêu chung.
  • Cải thiện hiệu quả, năng suất: MBO giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả thông qua việc thiết lập, phân loại mục tiêu cụ thể, từ đó phân bổ thời gian, nguồn lực hợp lý, loại bỏ những hoạt động không cần thiết.
  • Tăng khả năng kiểm soát: Phương pháp MBO cho phép đội ngũ ban lãnh đạo kiểm soát, đánh giá, sửa đổi trong quá trình thực hiện, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng hướng đến mục tiêu.
  • Thúc đẩy sự tham gia của nhân viên: Phương pháp MBO cho phép nhân viên được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện, điều này giúp nhân viên cảm thấy rằng họ có sự ảnh hưởng đến mục tiêu doanh nghiệp, tăng tính cam kết và trách nhiệm trong quá trình thực thi.

Nhược điểm của phương pháp quản trị mục tiêu MBO:

  • Thiếu hệ thống đo lường

Trong phương pháp quản trị mục tiêu MBO, các mục tiêu được viết dưới dạng chi tiết, nhưng làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó thì không rõ ràng. Chính vì vậy mà việc thiết lập mục tiêu theo MBO bị giới hạn bởi thiếu hệ thống đo lường phù hợp để đạt được kết quả cuối cùng.

  • Tốn nhiều thời gian

Việc thiết lập mục tiêu theo phương pháp MBO đòi hỏi doanh nghiệp dành nhiều thời gian để xây dựng, vì quá trình này cần đồng thuận của đội ngũ, các cấp ban lãnh đạo phải tổ chức nhiều cuộc họp để nhận được sự đồng ý từ phía đội ngũ.

  • Quá tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn

Phương pháp xây dựng mục tiêu theo MBO thường được sử dụng để xây dựng các mục tiêu ngắn hạn. Tuy nhiên việc này sẽ khiến chúng ta bỏ qua các mục tiêu dài hạn – nguyên nhân cốt lõi hình thành nên rào cản chinh phục tầm nhìn xa hơn của doanh nghiệp.

Thay vào đó, việc xây dựng các mục tiêu ngắn hạn để hỗ trợ cho việc hoàn thành các mục tiêu dài hạn sẽ tạo được sự liên kết trong quá trình đội ngũ thực thi và giúp doanh nghiệp tiến gần hơn đến tầm nhìn của mình.

  • Rào cản xuất hiện từ lỗ hổng trong bộ kỹ năng của ban lãnh đạo:

Việc xây dựng mục tiêu theo MBO yêu cầu đội ngũ ban lãnh đạo có thế mạnh về lập kế hoạch và quản lý. Vì sự thật là MBO sẽ cung cấp một mục tiêu cụ thể nhưng không đưa ra định hướng rõ ràng cho đội ngũ thực thi, điều này bắt buộc đội ngũ ban lãnh đạo phải có bề dày về kiến thức quản trị để dẫn dắt đội ngũ hiện thực hóa các mục tiêu đó.

2. Quy trình 5 bước quản trị mục tiêu theo MBO

Bước 1: Xác định mục tiêu của công ty

Trong bước đầu tiên của phương pháp triển khai mục tiêu MBO, ban lãnh đạo và quản lý cấp cao của công ty cùng nhau xác định mục tiêu chính và chiến lược tổng thể cho công ty, và xác nhận rằng mọi người có cùng mục tiêu và hướng đi chung. Các mục tiêu này cần phải cụ thể, đo lường được và có khả năng đo đạc để theo dõi tiến độ.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu cho nhân viên

Sau khi mục tiêu tổng thể của công ty đã được xác định, các mục tiêu cụ thể hơn sẽ được thiết lập cho từng cá nhân và nhóm làm việc. Các mục tiêu này cần gắn kết mối quan hệ giữa công việc của mỗi người so với mục tiêu tổng thể của công ty. Và quá trình này cần sự thống nhất giữa người quản lý và nhân viên để đảm bảo rằng các mục tiêu là khả thi và có thể đạt được.

Bước 3: Giám sát hiệu suất và tiến độ

Tiếp theo, quản lý sẽ theo dõi hiệu suất và tiến độ của từng người trong việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quá trình theo dõi giúp đảm bảo rằng mọi người đang làm việc theo hướng đúng và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Bước 4: Đưa ra phản hồi và tạo động lực

Ở bước tiếp theo nhà quản lý sẽ cung cấp phản hồi về hiệu suất của nhân viên dựa trên việc đạt hoặc không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Phản hồi này không chỉ là việc đánh giá, mà còn bao gồm cả việc nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu, cũng giúp nhân viên cải thiện.

Bước 5: Phần thưởng thành công

Bước cuối cùng của phương pháp triển khai mục tiêu theo MBO là việc công nhận và thưởng cho những người đã đạt được hoặc vượt qua các mục tiêu đã đề ra. Phần thưởng không nhất thiết phải là tiền bạc; nó có thể là sự công nhận từ cấp trên, cơ hội thăng tiến, hoặc các phúc lợi khác, khích lệ và duy trì động lực cho nhân viên tiếp tục làm việc hướng đến mục tiêu và đóng góp vào thành công tổng thể của công ty.

3. So sánh MBO với OKR và KPI

3.1 MBO (Management by Objectives)

Một điều cần nhấn mạnh rằng MBO định hướng “mục tiêu” như đúng tên gọi của nó hơn là định hướng đội ngũ tập trung vào tiến trình thực thi, có nghĩa là MBO tập trung vào những gì phải hoàn thành hơn là cách thức hoàn thành.

MBO là một hệ thống quản lý mục tiêu, trong đó các mục tiêu cụ thể được thiết lập cho từng cá nhân hoặc đội nhóm làm việc. Quản lý mục tiêu theo MBO là một quá trình trong đó cấp trên và cấp dưới cùng xác định mục tiêu chung của doanh nghiệp.

3.2 KPI (Key Performance Indicators)

KPIs là các chỉ số quan trọng được sử dụng để đo lường và theo dõi hiệu suất của một cá nhân, đội nhóm hoặc tổ chức. Các KPI được xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lược của tổ chức, song song đó, KPIs tập trung vào việc đo lường kết quả, thông qua việc theo dõi các chỉ số quan trọng liên quan đến mục tiêu.

Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng KPI cho Doanh nghiệp thật tinh gọn

3.3 OKR (Objectives and Key Results):

OKR là một phương pháp thiết lập mục tiêu dựa trên việc đặt ra các mục tiêu và xác định các kết quả chính để đo lường sự đạt được của mục tiêu đó. OKR tập trung vào việc xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể, cùng với việc đo lường tiến độ và kết quả, và chú trọng vào việc đạt được các kết quả chính thay vì việc theo dõi từng chỉ số nhỏ lẻ.

Xem thêm: OKR: Bí quyết giúp doanh nghiệp thành công

Tựu chung lại, MBO và KPI có sự khác biệt rõ rệt. Trong đó, phương pháp quản trị mục tiêu MBO tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cụ thể, KPI tập trung vào việc đo lường các chỉ số kết quả, và OKR tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và xác định các kết quả chính để đo lường. Cả ba đều có thể được áp dụng trong các tổ chức khác nhau tùy theo mục đích và bối cảnh. Vậy MBO phù hợp với doanh nghiệp nào, mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.

3.4 Một ví dụ về mục tiêu MBO, OKR & KPI của phòng Sales:

Ví dụ về MBO

Đảm bảo phòng Sales đạt được mục tiêu doanh thu trong tháng 9/2023

Ví dụ về OKR

Đảm bảo phòng Sales đáp ứng các mục tiêu doanh thu 9/2023

  • Tăng doanh số bán hàng mới hàng tháng từ 300.000.000 – 500.000.000
  • Có thêm 600 khách hàng tiềm năng tiếp cận mới
  • Chăm lại 100 khách hàng tiềm năng từ số lượng lead mkt mang về từ tháng 8

Ví dụ về KPI

Doanh số bán hàng mới tháng 09/2023 đạt 500.000.000

4. MBO phù hợp với doanh nghiệp nào?

MBO thường phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có môi trường ổn định, có đội ngũ có tinh thần hợp tác, có khả năng đo lường hiệu suất – vì MBO không cung cấp tiến trình cụ thể và có sự cam kết từ lãnh đạo và cấp quản lý cao hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều thích hợp với phương pháp quản trị mục tiêu MBO và việc lựa chọn phương pháp quản trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mục tiêu chiến lược, văn hóa tổ chức và tình hình thị trường.

4.1 Tại sao phải sử dụng phần mềm MBO?

Các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn sử dụng phần mềm để triển khai phương pháp quản trị mục tiêu MBO, sau đây là một số lợi ích khi áp dụng phần mềm triển khai mục tiêu theo MBO:

  • Quá trình triển khai mục tiêu theo phương pháp quản trị mục tiêu MBO sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và có nhiều đánh giá cho rằng các nhà quản lý “tốn nhiều thời gian cho quy trình” hơn là “dành nhiều thời gian cho mục tiêu”. Chính vì vậy việc áp dụng phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp lượt bỏ các thao tác thủ công phức tạp, hệ thống hóa các quy trình một cách rõ ràng và minh bạch.
  • Đánh giá hiệu suất một cách khách quan: Các phần mềm công nghệ cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu, dễ dàng theo dõi tiến độ và hiệu suất, từ đó có cái nhìn tổng quan để đánh giá một cách đúng đắn về hiệu suất làm việc của đội ngũ.
  • Không chỉ dừng lại ở việc triển khai mục tiêu, các phần mềm hiện nay tích hợp sẵn các phương pháp quản trị hiệu suất khác giúp doanh nghiệp cải tiến hệ thống quản trị một cách toàn diện, tạo sự đổi mới và phát triển bứt phá hơn.

4.2 Lưu ý khi thiết lập và quản trị mục tiêu theo MBO

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nhưng để áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu MBO vào doanh nghiệp đạt hiệu quả thực sự, trong quá trình thiết lập, doanh nghiệp cần lưu ý và đảm bảo các yếu tố sau:

  1. Có sự tham gia và cam kết từ tất cả mọi người: Đảm bảo rằng tất cả nhân viên tham gia vào quá trình đề xuất và xây dựng mục tiêu. Sự tham gia tự nguyện và cam kết của họ là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu suất cao hơn.
  2. Mục tiêu xây dựng cần SMART: Mục tiêu được xây dựng cần đáp ứng tiêu chí SMART (Specific – Cụ thể, Measurable – Có thể đo lường, Achievable – Khả thi, Relevant – Liên quan tới mục tiêu, Time-bound – Có thời hạn), đảm bảo rằng mục tiêu có tính rõ ràng và thực hiện được.
  3. Liên kết giữa các mục tiêu: Mục tiêu ở mỗi cấp độ trong tổ chức cần phải liên kết với nhau và đóng góp vào mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo sự đồng nhất trong toàn bộ đội ngũ.

Tất cả những lưu ý trên nếu được tích hợp sẵn trong một phần mềm sẽ đảm bảo sợi dây liên kết mục tiêu và tính đồng bộ trong toàn đội ngũ. Và Simplamo – Phần mềm quản trị & thực thi mục tiêu hiện đại là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp, không chỉ giúp hoàn thiện những lưu ý trên mà còn giúp tối ưu hóa hệ thống quản trị mục tiêu, mang đến hiệu suất làm việc cao và tăng trưởng kinh doanh.

5. Simplamo nâng cấp hệ thống quản trị mục tiêu theo MBO, kết hợp độc đáo giữa OKR & KPI

Tư duy quản trị trên Simplamo giúp khắc phục các điểm yếu mang tính “truyền thống” của phương pháp quản trị mục tiêu MBO, đồng thời hoàn thiện hệ thống xây dựng mục tiêu trong tổ chức bằng cách:

  • Simplamo giúp tổ chức xây dựng mục tiêu từ tầm nhìn, tạo sự đồng nhất khi liên kết mục tiêu ngắn hạn, dài hạn

Để tạo sự liên kết giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu từ tầm nhìn. Quá trình này sẽ giúp cho toàn bộ đội ngũ liên tục tiến về phía tầm nhìn doanh nghiệp thông qua việc thực thi các mục tiêu ngắn hạn và được liên kết với mục tiêu dài hạn.

Sếp sẽ truyền thông đến toàn bộ đội ngũ bức tranh mục tiêu 10 năm, xuống mục tiêu ba năm, sau đó là mục tiêu một năm. Một cách sâu sát hơn, mục tiêu một năm sẽ được phân rã thành các mục tiêu ngắn hạn hàng quý, và mục tiêu hàng quý được hỗ trợ bởi các cột mốc Milestone để đo lường toàn bộ quá trình thực thi mục tiêu.

  • Kết nối mục tiêu với các hoạt động thường ngày thông qua bảng chỉ số Scorecard

Có một thực tế rằng, đội ngũ của sếp thường bị cuốn theo các sự vụ sự việc hàng ngày và bỏ quên mục tiêu, ngay cả khi tổ chức đã có một chiến lược cụ thể. Để mở khóa vấn đề này, Simplamo sẽ giúp sếp xây dựng bảng chỉ số Scorecard từ 10 – 15 chỉ số cốt lõi, bảng chỉ số này giúp sếp đưa việc thực thi mục tiêu vào hoạt động thường ngày, biến chiến lược thành hành động cụ thể.

  • Tiết kiệm thời gian, giúp đội ngũ nâng cao năng lực xây dựng mục tiêu

Để mục tiêu MBO được hoạt động trong doanh nghiệp, sếp cần một đội ngũ ban lãnh đạo chủ động và trách nhiệm. Bởi tính chất của MBO đơn thuần là đặt mục tiêu và đảm bảo sự đồng lòng trong đội ngũ. Đều này cũng đồng nghĩa rằng: năng lực, tính tự giác, cùng với tinh thần trách nhiệm phải liên tục được trau dồi, nếu không, quản trị mục tiêu theo MBO sẽ khó hoàn thành.

Để xóa bỏ nút thắt này, Simplamo có tính năng “khung cuộc họp” hàng tuần và “sơ đồ trách nhiệm” sẽ đảm bảo đội ngũ luôn đặt trách nhiệm trên vai và tự giác trong tiến trình thực thi mục tiêu của mình, bởi vì họ luôn được review hàng tuần cùng với nhau và chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh trong mỗi cuộc họp.

Ngoài việc cung cấp các tính năng quan trọng, Simplamo còn là kết tinh của tư duy quản trị hiện đại, với các công thức và khung vận hành chuẩn. Khi lựa chọn áp dụng Simplamo, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ triển khai nhiệt tình từ phía chuyên gia Simplamo, đảm bảo đội ngũ hiểu rõ về tư duy quản trị mục tiêu và thực hành hiệu quả hàng tuần.

Mời Sếp tìm hiểu thêm về phần mềm BSC tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Từ chiến lược đến thực thi, sếp đã bỏ lỡ điều gì

Điều bạn có thể đã bỏ lỡ: Nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ ban lãnh đạo

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn không cần giỏi hết ở tất cả các mảng, nhưng có một điều chắc chắn bạn phải giỏi đó là đặt ra mục tiêu và tổ chức đội ngũ đạt được các mục tiêu đó.

Mặc dù vậy, đây vốn dĩ là việc không dễ dàng, cho dù bạn đã có một tập hợp những nhà quản lý tài năng, thế nhưng các mục tiêu vẫn không được triển khai hiệu quả, công việc luôn trong tình trạng dang dở, chậm trễ deadline, thậm chí là nhân sự rời bỏ công ty chỉ sau vài tháng.

Chưa hẳn là do đội ngũ của bạn không đủ giỏi hay không đủ nỗ lực, đằng sau đó có nguyên nhân mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Và bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm ra điều đó.

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

1. Mục tiêu công ty không đạt, bạn đã bỏ lỡ điều gì?

Khi một mục tiêu được triển khai không hiệu quả, bạn sẽ có hàng tá các lý do để giải thích cho sự không thành công đó, nó có thể đến từ việc không giỏi lập kế hoạch, năng lực đội ngũ chưa đủ đáp ứng hoặc họ không có động lực trong công việc.

Đối mặt với thực trạng này, đa phần chúng ta sẽ lựa chọn “nâng cấp” năng lực chuyên môn trong một vài khóa học ngắn hạn hoặc ra sức tìm kiếm những nhân tài mới. Nhưng có khi nào bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ, liệu còn một lý do nào đó ẩn sâu mà mình chưa từng nghĩ đến…

Thực ra, để thực thi mục tiêu hiệu quả, đội ngũ ban lãnh đạo của bạn cần phải có năng lực thực thi mục tiêu trước đã – Đây có thể là điều bạn đã bỏ lỡ trong khi đặt quá nhiều kỳ vọng lên họ nhưng chưa tạo ra “sân khấu” để họ phô diễn tài năng.

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

2. Cách “nâng tầm” năng lực thực thi mục tiêu cho đội ngũ ban lãnh đạo

Khi nhắc đến việc trau dồi năng lực thực thi mục tiêu, đa phần mọi người thường liên tưởng tới các khóa học ngắn hạn về OKR, KPI hay BSC.

Bạn cử các trưởng bộ phận đi học, với hy vọng họ biết cách vận dụng và triển khai cho team của họ sau đó. Nhưng rõ ràng, chuyện đi học và áp dụng vào thực tế là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau, chưa kể là, khi trở về và xoay cuồng với các công việc hằng ngày, liệu các nhà quản lý của bạn còn có không gian và thời gian để biến cái họ “biết” thành kỹ năng thực sự?

Có một câu nói rất hay là,

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

Tức là, bạn phải để cho việc xây dựng, phân rã, đo lường và bám sát mục tiêu được diễn ra đều đặn hàng tuần, hàng quý, hàng năm. Đều đặn như cách bạn luyện tập thể thao hàng ngày vậy, cho đến khi cơ thể thực hiện được các động tác khó một cách tự nhiên, thì khi đối mặt với bất kỳ các mục tiêu thách thức nào, đội ngũ của bạn cũng biết cách phân rã và thực thi chúng một cách nhịp nhàng như hơi thở.

Và bạn biết không, đây cũng là bí quyết thành công của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp thành công trên thế giới, điều mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt còn thiếu – và sẽ được Simplamo bật mí trong nội dung tiếp sau đây.

3. Giải pháp của Simplamo – 100% nỗ lực là ở thực hành giúp bạn hoàn thành 9 bước còn lại

Simplamo là phần mềm quản trị & thực thi mục tiêu, kết tinh từ tư duy quản trị hiện đại thế kỷ 21, cung cấp khung vận hành bài bản và giúp đội ngũ tập trung thực thi mục tiêu hiệu quả, biến chiến lược thành hành động cụ thể.

Giải pháp của Simplamo được gói gọn trong 3 bước: Nền tảng, Khoa học và Nhịp độ

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

Ở bước 1, chuyên gia của Simplamo sẽ trang bị cho đội ngũ nồng cốt của bạn các kiến thức nền tảng về thực thi mục tiêu, đến từ việc định hình lại Sơ đồ trách nhiệm và xác định danh sách Mục tiêu năm, mục tiêu quý, giúp trả lời cho 2 câu hỏi đầu tiên: Chúng ta cần chinh phục mục tiêu gì và ai là người thực hiện?

Ở bước 2, Simplamo sẽ đi vào thực hành bằng cách hướng dẫn đội ngũ của bạn cách phân rã mục tiêu quý xuống cho team member, chia nhỏ mục tiêu thành các cột mốc và chỉ số để review tiến độ hàng tuần. Và tất cả, sẽ được thao tác ngay trên phần mềm bằng các mục tiêu thực tế ngay tại thời điểm này của công ty bạn.

Công thức xây dựng, phân rã và đo lường mục tiêu này đã được Simplamo đóng gói một cách cô đọng, đủ đơn giản và khoa học, đảm bảo dù bận rộn đến mấy, đội ngũ của bạn vẫn có thể tự thực hiện chúng.

Ở bước 3, Simplamo sẽ hướng dẫn đội ngũ cách duy trì nhịp độ thực hiện mục tiêu đều đặn thông qua khung cuộc họp hàng tuần, hàng quý – Nơi thực hành 9 bước đi quan trọng còn lại trong tiến trình chạm tới thành công.

Mục đích của cuộc họp này là để:

  • Đảm bảo đội ngũ không bỏ quên mục tiêu – điều 90% doanh nghiệp mắc phải mỗi khi hoàn thành kế hoạch kinh doanh
  • Định kỳ review tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh – điều mà chúng ta thường phó mặc cho đội ngũ “tự bơi”/ hoặc quá sát sao đến không còn khe hở cho sự sáng tạo và trách nhiệm
  • Biết rõ khả năng & nguồn lực của bản thân và đội ngũ để xây dựng các mục tiêu tiếp theo thông minh hơn, sát hơn và nắm chắt khả năng đạt được hơn

khung-cuoc-hop-hang-tuan

Tìm hiểu chi tiết hơn về khung cuộc họp này

Qua các cuộc họp hàng tuần và hàng quý này, đội ngũ ban lãnh đạo của bạn sẽ biết cách lên kế hoạch thực thi sao cho khả thi nhất và mỗi khi có vấn đề cản trở, họ biết nhận diện, giải quyết và tìm đến sự hỗ trợ của bạn khi cần thiết. Như vậy, thông qua việc thực hành này, năng lực thực thi mục tiêu của đội ngũ ban lãnh đạo được hình thành và ngày một nâng cấp.

  • Simplamo sẽ tập trung vào đội ngũ ban lãnh đạo của bạn trước, sau đó mới đến tầng nhân viên, vì chỉ khi mỗi người quản lý là một người thực thi mục tiêu hiệu quả, họ sẽ là người làm gương và training tốt nhất cho từng thành viên trong team của mình.

Như vậy, với Simplamo, một sân khấu phô diễn tài năng đã được dựng lên, việc của bạn là quan sát từng tiết mục được diễn ra như thế nào, phát hiện ra những tiết mục cần được cải thiện và ai là tài năng thực sự trong tổ chức của bạn.

Nếu Simplamo là công cụ bạn đang tìm kiếm để lắp vào mảnh ghép cuối cùng trong hành trình chinh phục mục tiêu của tổ chức, hãy đăng ký nhận buổi tư vấn tại đây, Simplamo rất mong có cơ hội được trò chuyện và giải đáp các kỳ vọng của bạn.

Tìm hiểu về thêm về phần mềm Simplamo phá tan mọi rào cản thực thi trong doanh nghiệp tại đây.

Cùng với chủ đề này, ngày 31/08 vừa qua, Simplamo đã tổ chức workshop “Phân rã mục tiêu kinh doanh, bám sát kết quả hàng tuần hiệu quả”. Với các nội dung chính: 3 phương pháp phân rã mục tiêu từ MCKinsey (Toán học, Quy trình và Concept Doanh nghiệp như BSC,KPI,OKR), cách đặt mục tiêu đúng với vai trò của nhân sự và chia nhỏ ra thành chỉ số để đảm bảo mục tiêu được thực thi hàng tuần, chính xác, liên tục và bám sát tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp.

Đây là một buổi workshop định kỳ dành cho khách hàng đang sử dụng phần mềm Simplamo, với mục đích trau dồi và nâng cao năng lực thực thi mục tiêu cho đội ngũ. Nếu bạn chưa sử dụng Simplamo, hãy xem buổi workshop để hiểu cách Simplamo hoạt động trong doanh nghiệp như thế nào và liệu nó có phù hợp với điều bạn đang tìm kiếm hay không.

Xem video record workshop tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up