Skip to main content
Monthly Archives

July 2023

chienluoc-simplamo

10 Chiến lược kinh doanh thành công trong thời kỳ suy thoái – Forbes

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Suy thoái kinh tế có thể là thời điểm khó khăn đối với bất kỳ công ty nào. Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn, dẫn đến áp lực giảm giá, chu kỳ bán hàng kéo dài hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn. Tất cả những diễn biến này có thể dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản cao hơn đối với nhiều công ty. Tuy nhiên, với những chiến lược phù hợp, một công ty không những chỉ tồn tại mà còn phát triển tốt trong thời kỳ này.

Dưới đây là 10 lời khuyên có thể giúp một công ty duy trì hoạt động và trở nên mạnh mẽ hơn:

chien-luoc-kinh doanh-simplamo

1. Tối ưu hóa hoạt động và P&L của bạn.

Một trong những điều đầu tiên mà một công ty nên làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế là xem xét kỹ báo cáo thu nhập và xem xét tối ưu hóa hoạt động của mình. Điều này có thể bao gồm giảm một số chi phí hoặc đóng băng các ngành nghề kinh doanh không có khả năng mang lại hiệu quả trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn hơn. Bằng cách đó, một công ty có thể duy trì lợi nhuận và có đủ tiền mặt để đầu tư vào các lĩnh vực khác và cải thiện lợi nhuận hoặc ít nhất là có một vị thế vững chắc hơn.

2. Duy trì bảng cân đối kế toán vững mạnh.

Sau khi tối ưu hóa báo cáo lãi lỗ (P&L), ban quản lý nên xem xét lại bảng cân đối kế toán để có một nền tảng tài chính vững chắc. Tức là có một khoản dự trữ tiền mặt lành mạnh và một bảng cân đối gọn gàng. Dự trữ tiền mặt là điều cơ bản vì yêu cầu về vốn lưu động có thể sẽ tăng lên do các khoản phải thu tăng lên và doanh thu có khả năng giảm. Một bảng cân đối mạnh nói chung có thể làm cho công ty ổn định hơn. Nó cũng sẽ cho phép một công ty được vay tiền, điều này có thể hữu ích cho việc đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

3. Đầu tư vào tiếp thị và bán hàng.

Mặc dù việc chi tiền cho hoạt động tiếp thị và bán hàng trong thời kỳ suy thoái là khá phi logic, nhưng đó thực sự có thể là một bước đi thông minh. Bằng cách tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực này, một công ty có thể duy trì khả năng hiển thị và giữ cho thương hiệu của mình luôn ở trong tâm trí khách hàng. Điều này có thể giúp một công ty duy trì hoặc thậm chí tăng thị phần của mình trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vì một số đối thủ cạnh tranh có thể sẽ không làm được điều đó.

4. Áp dụng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Đây là lý do tại sao tiền đề “khách hàng luôn đúng” đã trường tồn với thời gian. Đưa ra quyết định bạn tin là tốt nhất mà không xem xét những quyết định đó ảnh hưởng đến khách hàng của bạn như thế nào là một công thức dẫn đến thảm họa. Việc thu hút khách hàng mới tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân họ. Dịch vụ chất lượng tốt sẽ chống lại suy thoái kinh tế và chi phí để thực hiện điều đó sẽ mang lại lợi nhuận khi nền kinh tế mạnh trở lại.

chien-luoc-kinh doanh-simplamo

5. Có kế hoạch đối phó với sự thay đổi.

Sự tiến hóa hoặc các cuộc cách mạng sẽ luôn xảy ra và không có gì là cố định mãi mãi. Vậy nên, có một kế hoạch chắc chắn để đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ đảm bảo bạn không đưa ra những quyết định vội vàng. Hãy lắng nghe nhu cầu thực tế của khách hàng, các phản hồi từ thị trường, điều chỉnh kế hoạch và thực hiện các hành động tích cực để vượt lên trên đối thủ cạnh tranh.

6. Theo dõi sự cạnh tranh.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty nên theo dõi chặt chẽ sự cạnh tranh. Điều này có nghĩa là theo dõi giá cả, chiến lược tiếp thị và các hoạt động khác của đối thủ để hiểu cách họ đối phó với suy thoái. Sau đó, các công ty có thể sử dụng thông tin này để phát triển các chiến lược của riêng mình nhằm duy trì tính cạnh tranh, vì thị trường có thể sẽ trở nên khá năng động sau đó.

7. Trong mọi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội.

Một nền kinh tế khó khăn đang làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, điều đó không có nghĩa là mọi hy vọng sẽ bị mất. Hãy tìm ra cách tốt nhất để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở thành nhu cầu thay vì mong muốn. Xác định sự dư thừa và loại bỏ sự cồng kềnh, sau đó tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh đang định vị bản thân như thế nào.

Trong thời gian ngắn có thể khó khăn, nhưng nhìn vào những điểm sáng và xác định các lĩnh vực thành công sẽ mang lại cơ hội phát triển mà có thể đã bị bỏ qua.

8. Dream, diversify and never miss an angle – Walt Disney.

(Tạm dịch: Ước mơ, đa dạng hóa và không bỏ sót cơ hội)

Câu châm ngôn kinh doanh này rất lý tưởng để giúp các công ty vượt qua các điều kiện kinh tế khó khăn. Có một tầm nhìn về nơi bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình vượt qua thời kỳ suy thoái và bảo rằng bạn có đơn vị lưu kho (SKU) hoặc dòng sản phẩm cho nhiều ngành hoặc thị trường khác nhau.

Hãy tìm kiếm những cơ hội xuất hiện, đơn giản chỉ vì thế giới đã bị đảo lộn. Thật dễ dàng để đứng yên khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng sức mạnh và sự nhanh nhẹn có được trong thời gian thử thách sẽ đảm bảo công ty của bạn có vị thế tốt hơn trong dài hạn.

9. Thế mạnh của dự án.

Bản chất của kinh doanh là đi theo chu kỳ. Khi hiểu rõ nó, chúng ta sẽ biết rằng khó khăn rồi sẽ qua và tương lai sáng lạng sẽ tới, do đó các nhà lãnh đạo đừng tạo thêm hoảng loạn và sợ hãi trong tổ chức, vì điều này dễ gây nên ảnh hưởng xấu và dẫn đến một lời tiên tri về sự diệt vong sẽ ứng nghiệm.

Hãy hành động với cùng một thái độ tích cực trong cả thời điểm thuận lợi và khó khăn. Truyền thông lại các kỳ vọng và mục tiêu, cập nhật thông tin cho nhân viên để những lời đàm tiếu và lo lắng không làm hỏng các nỗ lực. Sự tự tin có tính lan truyền và sẽ khuyến khích tinh thần đồng đội để vượt qua những giai đoạn khó khăn đồng thời trở nên xuất sắc khi mọi thứ đang đi lên trở lại.

10. Có kế hoạch thoát khỏi suy thoái.

Cuối cùng, điều quan trọng là các công ty phải có một kế hoạch rõ ràng để thoát khỏi suy thoái kinh tế. Điều này có nghĩa là phải có sẵn một chiến lược để quay trở lại tăng trưởng và sinh lời sau khi thời kỳ suy thoái kết thúc. Ví dụ, một công ty có thể cần đầu tư thêm thiết bị hoặc thuê thêm nhân viên để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Ngoài ra, một công ty có thể cần phải điều chỉnh chiến lược định giá hoặc tiếp thị của mình để phù hợp với môi trường kinh tế sau suy thoái.

Hầu hết những lời khuyên đưa ra ở trên chỉ đơn giản là đưa mọi người trở về với những điều cơ bản mà nhiều công ty thường đi chệch hướng theo thời gian khi không phải đối mặt với những khó khăn kinh tế. Bằng cách bám sát kế hoạch, chấp nhận thay đổi, đầu tư vào nhân viên và lắng nghe khách hàng, các công ty có thể đảm bảo rằng họ sẽ không những tồn tại trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào mà còn phát triển hơn nữa.

Tác giả: Boyan Ivanov – Cofounder & CEO StorPool từ 2011 và là Thành viên Hội đồng Forbes. Bài viết được đăng trên trang Forbes.com vào tháng 02/2023.

Tác giả Boyan Ivanov đã liệt kê ra 10 chiến lược quan trọng để giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái, tuy thế để áp dụng các chiến lược này vào thực tế doanh nghiệp, một buổi nói chuyện chung chung không hồi kết chắc chắn sẽ không mang đến kết quả gì. Chỉ khi biến chúng thành các hành động cụ thể và hoàn thành nó mỗi ngày thì chiến lược mới thật sự phát huy tác dụng.

Đọc thêm bài viết “10 thay đổi quan trọng nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt” tại đây.

Simplamo – Công cụ biến chiến lược kinh doanh thành hành động, tập trung năng lượng đội ngũ vượt qua khó khăn

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” – nếu khó khăn là không thể tránh khỏi, người thức thời ắt hẳn sẽ dùng cơ hội này để làm 3 điều quan trọng:

  • Đánh giá lại hiện trạng của tổ chức: xem xét đâu là thế mạnh thực sự, những sản phẩm/dịch vụ hay thị trường không còn tiềm năng phải bỏ lại phía sau để con thuyền có sức vượt qua giông bão.
  • Xác định 3-5 mục tiêu mang tính sống còn để tập trung thực hiện ngay và trong ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng tới. Thời điểm này chúng ta sẽ khó bàn tới tầm nhìn dài hạn vì bất kể sự thay đổi nào sau suy thoái cũng là không thể lường trước được, mặt khác, có quá nhiều mục tiêu rời rạc hoặc mang tính “làm màu” chỉ làm bạn tiêu hao nguồn lực nhanh hơn.
  • Lựa chọn những con người phù hợp: khó khăn sẽ cho ta nhìn rõ những chiến binh có sức bền và đủ bản lĩnh để tiếp tục đồng hành. Đây là những người xứng đáng được trân trọng và đặt tiền đề cho một thế hệ sau được lựa chọn kỹ càng hơn.

Nếu đây là 3 điều bạn tâm đắc, phần còn lại của bài viết chính là giải pháp dành cho bạn. Giải pháp đến từ Simplamo và đang được hơn 200.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng để làm điều quan trọng:

1. Quay trở về với đội ngũ và đặt ra các mục tiêu cụ thể:

Đội ngũ vẫn là tài nguyên quý giá nhất mà mỗi doanh nghiệp có được, hãy tận dụng sức mạnh từ họ và sự đồng lòng chính là phát súng mở đầu cho việc khai phá sức mạnh nội tại. Các nhà lãnh đạo đừng bỏ quên điều này mà âm thầm tự đưa ra mọi quyết định không rõ lý do. Hãy nhớ rằng: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

Và để có được sự đồng lòng, hãy tập trung đội ngũ ban lãnh đạo trong một cuộc họp lớn. Tại đây chủ doanh nghiệp và những nhân sự cốt lõi cùng nhau nhìn lại hiện trạng của tổ chức và thảo luận các kế hoạch ngắn hạn trong 1-3 tháng tới. Đầu ra buổi họp này là đội ngũ ban lãnh đạo có chung một cách hiểu về thực trạng của doanh nghiệp, đồng ý với 3-5 mục tiêu quan trọng và xử lý hiệu quả các vấn đề “nặng ký”.

Công cụ Simplamo hỗ trợ: Khung cuộc họp quý trên phần mềm Simplamo với 7 phần quan trọng diễn ra trong 01 ngày làm việc. Tìm hiểu khung cuộc họp này.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức cuộc họp quý trên Simplamo

2. Làm rõ mục tiêu của bạn và cho đội ngũ biết điều bạn kỳ vọng

Các mục tiêu sẽ không thể tự hoàn thành nếu chỉ có một cái tên và một cái deadline, bạn cần chia nhỏ mục tiêu này thành các bước cụ thể để người thực hiện biết bắt đầu từ đâu và kết quả đầu ra bạn mong muốn là gì. Thời gian đầu việc chia nhỏ mục tiêu này sẽ được thực hiện bởi các leader/trưởng bộ phận, sau đó, nhân viên sẽ tự thực hiện dựa trên kinh nghiệm và các mẫu được thiết lập trước đó.

Lấy ví dụ từ 10 chiến lược của Boyan Ivanov, nếu đội ngũ bạn quyết định chọn chiến lược số 4 – Áp dụng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm để vượt qua khó khăn. Vậy các mục tiêu cụ thể cho chiến lược này là gì, đầu ra trông như thế nào và chúng bao gồm các bước hành động là gì? Đây là lúc bạn biến chiến lược thành những hành động cụ thể.

Công cụ xây dựng mục tiêu từ chiến lược của Simplamo:

Mô tả mục tiêu và kỳ vọng cụ thể để đội ngũ có cùng chung cách hiểu

cot-moc-muc-tieu-simplamoChia nhỏ mục tiêu thành các cột mốc công việc cụ thể để đội ngũ biết bắt đầu từ đâu

Các mục tiêu càng SMART càng đảm bảo khả năng hoàn thành, lưu ý nhỏ trong giai đoạn này là hãy tập trung vào các mục tiêu có thể đạt được thay vì các mục tiêu tham vọng. Vì các mục tiêu tham vọng đặt ra trong thời kỳ khó khăn sẽ tạo cảm giác không thực tế và khiến nhân viên dễ từ bỏ.

3. Xác định các chỉ số đo lường sức khỏe hàng tuần

Chúng là các chỉ số đảm bảo đội ngũ của bạn đang hoạt động nhịp nhàng, đều đặn, có sự tập trung và đi đúng hướng. Các chỉ số này có thể là doanh thu bán hàng hàng tuần, số đơn hàng được giao hàng tuần hoặc số lỗi phát sinh trong tuần. Giống như một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời, cơ trưởng có một bảng các chỉ số quan trọng về nhiên liệu, hướng gió, tốc độ bay,… để đảm bảo máy bay đi đúng hướng và đúng lộ trình. Bất kỳ một chỉ số nào bị “lệch nhịp” cũng là điềm báo để cơ trưởng có phương án xử lý ngay trước khi quá muộn.

Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn quan sát những chỉ số nào để nắm chắc mọi hoạt động trong tay và có cơ sở để đưa ra quyết định trong ngắn hạn đúng đắn nhất?

Bảng chỉ số sức khỏe hàng tuần (scorecard) từ Simplamo:

bang-chi-so-doanh-nghiep

Quá nhiều các chỉ số sẽ là một sai lầm tai hại, vì khi đó, cả bạn và đội ngũ đều không biết tập trung vào đâu. Khi bị giới hạn bởi nguồn lực và thời gian, hãy cho đội ngũ của bạn biết đây là 5-7 chỉ số quan trọng nhất mà bạn muốn theo dõi hàng tuần, và chúng ta sẽ cùng nỗ lực hết mình để đạt được nó.

4. Bí quyết để mọi hành động thực sự diễn ra là gặp gỡ nhau định kỳ

Bạn có chắc các mục tiêu/chỉ số đưa ra được thực hiện đều đặn và kỷ luật bởi đội ngũ, bạn đã quá quen với tình trạng “nước tới chân mới nhảy”, bạn không muốn tình trạng này xảy ra nhưng cũng không thể suốt ngày đi theo chân đội ngũ hỏi công việc đang tới đâu. Vì bản thân bạn – một chủ doanh nghiệp, chắc chắn còn bận rộn hơn đội ngũ rất nhiều lần.

Vậy, hãy gặp gỡ nhau định kỳ hàng tuần để review mục tiêu và chỉ số. Chỉ bằng một việc đơn giản nhưng giúp bạn giải quyết hàng tá rắc rối sau đó:

  • Đảm bảo đội ngũ luôn ưu tiên mục tiêu/chỉ số và tập trung hoàn thành liên tục
  • Họ sẽ kỷ luật và trách nhiệm hơn trong công việc vì không chỉ bạn “review” mà các đồng nghiệp khác của họ sẽ cùng “review”
  • Nhận diện ngay các vấn đề phát sinh trong tuần và xử lý kịp thời, cả khách quan từ bên ngoài và chủ quan từ đội ngũ
  • Kịp thời điều chỉnh kế hoạch trước khi quá muộn: không có gì chắc chắn kế hoạch của bạn sẽ luôn luôn đúng trong mọi thời điểm, vậy nên gặp gỡ nhau để đánh giá và phân tích sẽ giúp bạn đỡ phải đi quá “xa”
  • Lắng nghe mọi phản hồi của nhân viên và khách hàng, có rất nhiều luồng thông tin xuất hiện trong và ngoài doanh nghiệp nhưng chúng sẽ không thể nào đến tai của bạn hết được, và cuộc họp chính là lúc bạn gom mọi người lại để nghe đầy đủ các phản hồi trong tuần
  • Nhận diện những người không phù hợp và lệch nhịp với tổ chức, bằng một cách nhanh chóng (chỉ sau vài lần tổ chức họp tuần) bạn sẽ phát hiện ra những thành viên “bất tuân thủ”, hay bàn ra và không cùng hướng đi với phần còn lại

Và đây chính là khung cuộc họp tuần định kỳ trên Simplamo, đảm bảo mọi hành động đang diễn ra và loại bỏ tất cả các chướng ngại trên đường đi của bạn:

Hãy đều đặn tổ chức cuộc họp tuần với ban lãnh đạo của bạn (các trưởng bộ phận), sau đó từng trưởng bộ phận lại tổ chức cuộc họp tuần với team của họ. Việc này đảm bảo luồng thông tin được truyền tải xuyên suốt và hai chiều trong tổ chức. Một tổ chức làm việc nhịp nhàng và năng suất sẽ hình thành sau 3-4 tuần tổ chức cuộc họp này. Đây là bí quyết mà đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ không nói cho bạn biết.

5. Có thể bạn cần vào lúc này: tinh gọn sơ đồ tổ chức và sắp xếp lại nhân viên

Đây có lẽ là phần khiến cho bạn đau đầu nhất và không muốn thực hiện, nhưng “hiện thực” lại không để cho bạn từ chối nó. “Trong mọi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội” – Các quyết định bạn đưa ra thời điểm này có thể khó khăn nhưng nó chính là bước ngoặt để mở ra những điều tuyệt vời hơn. Hãy tin vào hành động của mình như chính đội ngũ tin vào sự dẫn dắt của bạn. Một buổi nói chuyện tinh tế và đầy tình cảm có thể giúp bạn vượt qua 36 giờ đau khổ khi chia tay những nhân sự từng gắn bó. Còn bây giờ hãy bắt tay từ những bước chân đầu tiên.

Sau khi bạn đã loại bỏ những thứ thừa thải trong tổ chức và xác định các mục tiêu quan trọng cần thực hiện, việc còn lại là bạn cần xác định những nhân sự nào thực hiện điều này sao cho tối ưu chi phí và hiệu quả nhất. Tất nhiên, sẽ rất tuyệt vời nếu nguồn lực của bạn tốt để cầm cự trong một thời gian dài, nếu không, chính lúc này bạn phải đưa ra các quyết định khó khăn.

Tiếp theo, với những nhân sự còn lại, hãy đặt họ lên một sơ đồ tổ chức mới đã được tinh gọn và phù hợp nhất với sự phát triển “ngay tại thời điểm hiện tại” của bạn. Đặt vào đó, mỗi vị trí tối đa 5 vai trò quan trọng nhất, với 5 vai trò này mỗi nhân sự sẽ biết họ cần tập trung vào điều gì. Và khi tất cả mọi người đều thấy 5 vai trò của nhau, họ sẽ trách nhiệm hơn và phát huy năng lực tốt hơn – cộng thêm một điểm sức mạnh cho tổ chức của bạn trong thời gian này.

Và ở Simplamo, chúng được gọi là Sơ đồ trách nhiệm:

so-do-trach-nhiem-simplamo

Cuộc họp như nói ở trên là một trong những cách để bạn nhận ra cộng sự đồng hành tuyệt vời và mời những người không phù hợp lên chuyến xe khác. Các công cụ của Simplamo luôn kết nối với nhau và phục vụ cho nhau, không có công cụ nào được tạo nên một cách thừa thãi cả – và đó chính là cách mà một doanh nghiệp tối ưu hiệu suất hoạt động.

Trên đây là 5 bước đầu tiên để bạn vận dụng tốt các chiến lược, bám sát kế hoạch, tập trung vào con người và lắng nghe khách hàng hiệu quả nhất. Simplamo vẫn còn những công cụ diệu kỳ khác mà khi khám phá ra bạn sẽ thấy chúng tăng cường nội lực của bạn một cách logic và bài bản đến không ngờ. Vậy hãy đăng ký trải nghiệm tính năng Simplamo ngay tại đây để khoác bộ giáp mạnh mẽ lên tổ chức và bước từng bước chân vững chắc vượt qua cơn giông này.

Bạn sẽ không ngờ tới những gì chờ đón bạn sau cơn cuồng phong, có thể là siêu lợi nhuận hoặc là doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Còn bây giờ, hãy “sinh tồn”! Chúc bạn thành công^^

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Tăng động lực nhân viên

Thúc đẩy động lực nội tại, nâng cao hiệu suất làm việc

By Quản trị doanh nghiệp

Tăng động lực nhân viên là phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc. Cha đẻ mô hình OKR – Andy Grove cho rằng: “Một nhân viên không có động lực để hoàn thành công việc sẽ không thể được cải thiện, chỉ có thể thay thế. Và nguyên nhân duy nhất khiến một nhân viên không thể thực hiện công việc là do họ không có đủ năng lực hoặc không có động lực để làm.”

tăng động lực nhân viênCâu trên có 2 giả định.

Giả định thứ thất: nếu đội ngũ của bạn có động lực nhưng không hoàn thành tốt công việc, thì vấn đề nằm ở chỗ họ chưa có đủ khả năng.

Bài viết ngày hôm nay sẽ đi sâu vào giả định thứ 2 nếu doanh nghiệp đã sở hữu những thành viên có đủ năng lực nhưng không hoàn thành tốt công việc. Vậy thì làm thế nào để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thúc đẩy động lực của nhân viên.

Những nỗ lực để tăng động lực nhân viên “tạm thời“ là điều mà các doanh nghiệp vẫn thường hay làm. Tuy nhiên điểm yếu là chúng ta không thể tăng động lực nhân viên một cách liên tục, khiến mọi thứ trở nên nữa vời, bài toán sau đó doanh nghiệp lại chật vật với vấn đề nâng cao hiệu suất làm việc.

Động lực làm việc của nhân viên sẽ bị ngắt quãng bởi vô số các tác động trong hoạt động thường ngày. Chính vì vậy giải pháp triệt để ở vấn đề này là doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường thúc đẩy động lực bền vững, điều này giúp sếp không ngừng tăng động lực nhân viên trong môi trường làm việc.

1. Hãy “Hiểu Sâu” – “Hiểu Đúng” về động lực

Doanh nghiệp luôn mong muốn thúc đẩy hiệu suất làm việc của “đội ngũ”, thế nhưng những gì phù hợp với thành viên này đôi khi là không phù với thành viên khác. Vì bản chất tổ chức được tập hợp bởi những cá thể riêng biệt.

Động lực của nhân viên chia ra làm 2 dạng: tăng động lực nhân viên từ bên trong, và động lực nhân viên từ bên ngoài.

Hiểu về “động lực từ bên trong”: Là động lực được thúc đẩy từ bên trong, nhân viên thực hiện công việc vì có sở thích, ham muốn được chinh phục với chúng.

Trong khi động lực bên ngoài phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, thì động lực từ bên trong xuất phát bởi yếu tố bên trong của nhân viên. Song song đó các nhà tâm lý học chỉ ra rằng nếu chúng ta cung cấp một phần thưởng từ bên ngoài quá mức sẽ làm giảm đi động lực nội tại của các thành viên.

Tạo động lực cho nhân viên không khó, câu hỏi được đặt ra khó hơn đó chính là làm thế nào để doanh nghiệp có thể “duy trì” động lực của nhân viên thường xuyên. Điều này dẫn dắt chúng ta quay trở về với trường hợp động lực bên ngoài, và động lực bên trong của đội ngũ.

Khi không thể lúc nào cũng duy trì động lực bên ngoài, rõ ràng hơn bao giờ hết doanh nghiệp cần nuôi dưỡng động lực nội tại của nhân viên.

Ở phần sau là một số điểm giúp tăng động lực nhân viên, nuôi dưỡng động lực bền vững trong môi trường làm việc.

2. Yếu tố tăng động lực nhân viên bằng cách thúc đẩy động lực nội tại

2.1. Xây dựng môi trường văn hóa cùng chung với giá trị cốt lõi

Xây dựng môi trường văn hóa cùng chung với giá trị cốt lõi, đây là nền tảng để loại bỏ mọi rào cản đồng thời khai thác động lực nội tại , tăng động lực nhân viên tại môi trường làm việc. Nếu doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ cùng chung giá trị văn hóa với tổ chức, và bạn đang chèo lái con thuyền hội tụ các thành viên, nơi đó mọi người cùng chung hệ thống niềm tin với nhà lãnh đạo. Lúc này, mọi người được là chính mình và nói “cùng chung một ngôn ngữ”, điều này sẽ thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên khi mọi người trong tổ chức giao tiếp và kết nối với nhau hiệu quả.

2.2. Cho phép các thành viên đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức

“Khi nhân viên của bạn đang làm việc với một mục tiêu rõ ràng và được hỗ trợ bởi nguồn động lực đích thực, họ có khả năng làm việc với hiệu quả cao hơn.” – Tony Hsieh, nhà sáng lập của Zappos.

Chìa khóa để đội ngũ thực sự kết nối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng tính cam kết của mỗi cá nhân trong công việc, chính là hãy cho nhân viên của bạn thật sự thấy rằng các công việc mà họ làm hàng ngày, hàng giờ, và những nỗ lực này đang được đóng góp vào “mục tiêu chung của tổ chức”.

Khi các thành viên nhận thức những “giá trị của họ” được đóng góp và ảnh hưởng, nhà lãnh đạo sẽ tăng động lực nhân viên từ bên trong một cách đáng ngờ.

2.3. Nhân viên mong muốn được tin tưởng và trao quyền

Để khai thác sức mạnh nội tại của nhân viên, việc tin tưởng và trao quyền sẽ giúp nhà lãnh đạo nâng cao ý thức về vai trò lẫn trách nhiệm của nhân viên. Lúc này sẽ gia tăng động lực nhân viên, giúp mọi người cam kết trong công việc một cách “tự nhiên” nhất.

“Trao quyền”, nghe có vẻ lôi cuốn nhưng nó lại không hề đơn giản. Một doanh nghiệp đi xa nhờ một tập thể xuất sắc, việc trao quyền giúp nhân viên có được sự tin tưởng từ những nhà lãnh đạo, và điều này có thể chuyển hóa thành sự tự tin, sức mạnh để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc.

2.4. Nhân viên mong muốn nhận được phản hồi, ghi nhận thường xuyên

“Một người lãnh đạo giỏi biết cách tạo động lực cho nhân viên bằng cách giúp họ nhìn thấy cảm giác của mình trong công việc.” – Sam Walton, người sáng lập của Walmart.

Việc các phản hồi được ghi nhận thường xuyên, đồng nghĩa với việc nhân viên của bạn được liên tục được “ghi nhận”, liên tục được “giúp đỡ” trong quá trình làm việc. Hãy tạo khoảng không gian để mọi người cùng nhau chiến đấu vì một tiêu chung, và đồng hành với nhau thay vì để họ có cảm giác đang chiến đấu một mình. Đây là một trong cách tạo động lực nhân viên hiệu quả.

3. Biến lý thuyết ở trên thành những công cụ thực chiến, xây dựng một môi trường tạo động lực bền vững.

Các doanh nghiệp vận hành trên Simplamo duy trì việc tăng động lực nhân viên bằng cách nuôi dưỡng động lực nội tại ngay từ bước đầu tiên.

tăng động lực nhân viên

3.1. Công cụ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng và nuôi dưỡng hệ thống con người cùng chung giá trị cốt lõi? Hãy làm điều này ngay từ đầu, có nghĩa là chúng ta hãy tuyển dụng và đánh giá nhân sự dựa trên hệ giá trị của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vận hành trên Simplamo có công cụ để doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng những con người phù hợp bằng cách sử dụng công cụ phân tích con người dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Sau đó xác định ứng cử viên có Hiểu việc/Muốn làm/Có năng lực làm việc cho vị trí này hay không. Và những câu hỏi này được thiết kế đơn giản với câu trả lời “CÓ” hoặc “KHÔNG”.

3.2. Hãy thiết lập công việc ưu tiên quý cho các thành viên thực sự tham gia vào quá trình thực thi mục tiêu của đội ngũ.

Khi bắt đầu với câu hỏi “Điều gì làm cho nhân viên suy nghĩ về vai trò của họ thường xuyên?”. Hãy cô đọng các mục tiêu dài hạn thành các công việc ưu tiên cần làm trong vòng 90 ngày, với mỗi thành viên đảm nhận rõ ràng sẽ giúp mọi người luôn có trách nhiệm về vai trò của mình.

Cùng với đó, hãy thường xuyên đo lường và phản hồi về mục tiêu của nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc tập trung, tăng động lực nhân viên bằng cách giúp họ chú tâm vào quá trình làm việc của mình. Các nhà tâm lý học cho rằng, chúng ta thường mong muốn chinh phục bởi những thứ chúng ta có thể đo lường.

3.3. Thúc đẩy động lực nội tại, tăng động lực nhân viên qua phương pháp tin tưởng và trao quyền

Thực ra mọi người đều muốn cuộc đời làm việc của mình vì một mục đích lớn lao hơn. Tuy nhiên có nhiều thành viên cho rằng phần lớn thời gian của họ tại nơi làm việc không có ý nghĩa. Hãy nhìn nhân viên của bạn như người trưởng thành, tạo không gian để họ phát huy năng lực của mình, được thể hiện bản thân. Sau đây, hãy bắt đầu tin tưởng và trao nhiệm vụ cho họ bằng cách áp dụng công cụ nâng cấp và ủy quyền, để nhanh chóng nâng cấp bản thân và ủy quyền cho nhân viên.

3.4. Tăng động lực nhân viên, thông qua quá trình đồng hành cùng đội ngũ trong cuộc họp hàng tuần

Bắt đầu tổ chức cuộc họp hàng tuần theo khung cuộc họp trên Simplamo, giúp bạn liên tục theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giữ được sự tập trung, trách nhiệm của họ với mục tiêu. Các phần trong khung cuộc họp sẽ giúp nhà lãnh đạo đồng hành, chiến đấu cùng cộng sự của mình trong quá trình làm việc, và tăng động lực nhân viên giúp mọi người làm việc hiệu quả.

Thực tế, khi nhân viên mất động lực làm việc, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề này một cách tức thì bằng các phương pháp tăng động lực nhân viên như: khen thưởng, các chương trình tổ chức gắn kết đội ngũ… Tuy nhiên chúng ta không thể làm điều này một cách thường xuyên, liên tục. Trong khi thực trạng “kiệt sức tại nơi làm việc” và “nghỉ việc” trong suy nghĩ của nhân viên ngày càng nhiều, thì việc xây dựng và củng cố động lực nội tại là phương pháp giúp tăng động lực nhân viên là điều tối cần thiết.

Xem thêm:

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm KPI

Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. KPI là gì? Tầm quan trọng KPI trong doanh nghiệp

Trước khi đi vào tìm hiểu về phần mềm KPI, Simplamo sẽ dành một ít thời gian nhắc về phương pháp quản trị hiệu suất bằng KPI.

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicators, là các chỉ số quan trọng chính được xác định hướng tới một kết quả dự kiến, đánh giá sự thành công của một tổ chức. Các chỉ số KPI cung cấp trọng tâm cho sự cải tiến chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu các chỉ số KPI giúp đo lường sự thành công của hoạt động trong doanh nghiệp: từ các chỉ số bán hàng đến các chỉ số truyền thông mạng xã hội…điều này tạo cơ sở phân tích, đưa ra quyết định khi cần thiết.

*Lưu ý rằng KPI khác nhau giữa các công ty và giữa các ngành, tùy thuộc vào tiêu chí hiệu suất. Các chỉ số KPI được xây dựng phải mang tính thúc đẩy, đo lường được, tạo nền tảng cải thiện được hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

Một ví dụ dễ hiểu về KPI: Giả sử bạn là giám đốc bán hàng của một công ty và muốn đo lường hiệu suất của đội bán hàng của bạn. Một KPI có thể là doanh số bán hàng hàng tháng. Ví dụ, trong tháng này, đội bán hàng đã đạt được doanh số tổng cộng là 500.000.000.

2. Phần mềm KPI là gì?

Phần mềm KPI là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập, quản lý và đánh giá các chỉ số hiệu suất quan trọng của tổ chức. Giúp tổ chức tập trung vào đo lường hiệu suất tổng thể và dễ dàng cung cấp thông tin quan trọng, từ việc xác định tình hình sức khỏe tổ chức đến đánh giá kết quả, tạo ra sự rõ ràng và mạch lạc, giúp sếp nhanh chóng tập trung vào kết quả của tổ chức.

3. TOP 4 phần mềm KPI cho doanh nghiệp

3.1 Base goal

Base Goal tập trung vào quản trị các mục tiêu trong doanh nghiệp, liên kết các mục tiêu từ công ty xuống phòng ban và cá nhân. Theo đó, các mục tiêu định lượng sẽ được chia thành các chỉ số KPI để đo lường và báo cáo tiến độ đạt mục tiêu của đội ngũ.

Điểm mạnh: Base Goal cung cấp nhiều tùy chọn về KPI (tháng, quý, năm) đa dạng theo nhu cầu và ngành nghề của khách hàng. Cùng với việc có thể kết nối với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của mình, các chỉ số KPI trên Base Goal sẽ được tự động cập nhật số liệu dựa trên các ứng dụng đó.

Điểm yếu: Base Goal khá phức tạp vì chưa có công thức chuẩn cho người dùng, khó theo dõi tiến độ chung chỉ trên một màn hình.

3.2 Phần mềm kpi Simplamo

Simplamo được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Mỹ, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn triển khai BSC, OKR, KPI. Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng & thực thi chiến lược hiệu quả, tối ưu chi phí vận hành, gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chung và tăng trưởng doanh thu từ 10-30% hằng năm.

Điểm mạnh: Phần mềm KPI Simplamo tích hợp một cách khoa học giữa KPI và OKR, đơn giản dễ sử dụng, có công thức xây dựng KPI chuẩn. Bên cạnh đó bảng chỉ số trên Simplamo được thể hiện một cách tổng quan, rõ cho nhà lãnh đạo dễ dàng nắm bắt.

Điểm yếu: Hiện tại Simplamo chỉ tập trung vào quản trị và thực thi Mục tiêu/Chiến lược, chưa chú trọng vào các tính năng bổ trợ khác

3.3  Phần mềm KPI Fastwork

Phần mềm KPI trên Fastwork cho phép đo lường, đánh giá hiệu quả việc đạt được mục tiêu của tổ chức, bộ phận chức năng hay cá nhân thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng.

Việc triểh khai trên Fastwork giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố chính xác, minh bạch, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của việc khai phần mềm KPI toàn doanh nghiệp.

Điểm mạnh: Dễ dàng xây dựng và quản lý danh sách chỉ tiêu KPI, thiết lập tần suất đo linh hoạt: tháng, quý, năm.

Điểm yếu: Chưa tích hợp triển khai OKR

3.4 Phần mềm KPI Simple

SimpleKPI là một giải pháp phần mềm KPI trực tuyến hoàn chỉnh, cung cấp tất cả các chức năng cần thiết để tạo, quản lý và giám sát tất cả các Chỉ số hiệu suất chính (KPI) của bạn. Simple KPI giúp xác định và đo lường tiến độ hướng tới thành công trong kinh doanh của mình và cung cấp sự kết hợp hoàn hảo giữa mục nhập, quản lýbáo cáo KPI – tất cả ở một nơi.

Điểm mạnh: phần mềm KPI Simple được đánh giá cao bởi giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng

Điểm yếu: Chưa tích hợp triển khai OKR

4. Cách phần mềm KPI Simplamo giúp sếp khắc phục các điểm nghẽn triển khai KPI

Xây dựng bảng chỉ số KPI giúp sếp hiểu được vị trí của doanh nghiệp và cách duy trì hoạt động kinh doanh. Không có KPI, một công ty có thể nhanh chóng mất đi phương hướng và mục đích. Nói một cách đơn giản là thật khó để một lãnh đạo điều hành một công ty tốt nếu không biết được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp đang ở đâu và về đâu.

Trong bài viết hôm nay, Simplamo sẽ giúp sếp nhận ra các lỗi phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình áp dụng KPI, và cách mà tư duy trên Simplamo giúp sếp khắc phục những điểm yếu này:

Hiện trạng doanh nghiệp triển khai KPI cần chú ý: Trong một khảo sát cho thấy rằng có khoảng 40% doanh nghiệp đo lường mọi số liệu cần đo lường và đây là sai lầm tồi tệ nhất mà một công ty có thể mắc phải. Những chủ doanh nghiệp khác khoảng 38% cho biết họ đo lường mọi thứ và không bao giờ review lại KPI của mình. Song song đó khoảng 25% người tham gia cũng không liên kết được KPI của họ với chiến lược của công ty mà thay vào đó họ thu thập các dữ liệu KPI có sẵn mà những người trong ngành đã sử dụng.

4.1 Đầu tiên, KPI được xây dựng không được kết nối với chiến lược

Một bảng chỉ số KPI hiệu quả sẽ giúp sếp cải thiện được hoạt động công ty và cung cấp thông tin “tình báo” cho doanh nghiệp. Việc xây dựng KPI kết nối với chiến lược sẽ giúp sếp phát huy được sức mạnh của mình và giúp cho mọi thứ được liên kết và thông suốt. Sếp sẽ cân bằng việc phát hiện tình hình hiện tại gây tác động đến chiến lược đồng thời đảm bảo việc điều chỉnh kịp thời.

Phần mềm KPI trên Simplamo được gọi là bảng chỉ số Scorecard. Đo lường các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, cung cấp thông tin phản hồi một cách trực quan và giúp đưa ra các quyết định trong quá trình thực thi chiến lược. Để tạo sự liên kết với chiến lược Simplamo giúp sếp xây dựng bảng chỉ số dựa trên: Tầm nhìn => mục tiêu 10 năm => mục tiêu 3 năm => mục tiêu 1 năm => mục tiêu quý => chỉ số Scorecard. Chính vì sự khoa học, liên kết, và thông suốt như vậy sẽ giúp sếp đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình thực thi.

Trên một bảng chỉ số giúp sếp: dễ dàng nhìn thấy, dễ dàng nắm bắt, đưa ra quyết định nhanh chóng. Trong quá trình triển khai đội ngũ chuyên gia Simplamo giúp sếp khai thác các chỉ số liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Ở các chỉ số xanh sếp dễ dàng nhận diện được chỉ số đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngược lại ở các chỉ số màu đỏ là chưa đạt – đây là điểm khai thác những vấn đề, đưa ra trách nhiệm giải trình từ đội ngũ.

4.2 Tất cả mọi thứ có thể đo lường mặc dù vậy không nhất thiết phải đo lường tất cả.

Việc đo lường tất cả các chỉ số khiến sếp không thể tập trung vào các chỉ số đặc biệt quan trọng dẫn đến hiện trạng chồng chất thông tin, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định.

Đây là lý do vì sao Simplamo giúp sếp chú trọng từ 10- 15 chỉ số cốt lõi, giúp sếp thể hiện được một cách tổng quan các chỉ số “cốt lõi” trên phần mềm. Không mang đến sự phức tạp, rắc rối, tất cả chỉ số đều được cô đọng trong một màn hình.

Khi sếp xác định được những dữ liệu quan trọng, đây là kim chỉ nam giúp sếp đưa ra những quyết định đúng đắn, khám phá hiện trạng thực tế, từ đó điều chỉnh cách giải quyết các vấn đề của mình.

4.3 Lời nhắc: “KPI không phải là công cụ tĩnh” mà cần được theo dõi và đo lường thường xuyên

Để các chỉ số KPI thật sự hoạt động trong doanh nghiệp, chúng cần được đo lường và theo dõi thường xuyên, giúp mọi thứ không bị thả trôi và rơi vào tình trạng chạy nước rút.

Sau đây là một số lý do nhắc nhở sếp nên theo dõi KPI thường xuyên:

  • Giúp sếp quản trị hiệu suất liên tục
  • Đưa ra các quyết định nhanh chóng
  • Thúc đẩy quá trình “hành động” của đội ngũ

Phương pháp Simplamo giúp sếp khắc phục tình trạng này đó chính là việc tích hợp Review theo dõi bảng chỉ số Scorecard thông qua cuộc họp hàng tuần, tạo nhịp điệu follow một cách liền mạch.

Thông thường, khi các doanh nghiệp quyết định triển khai KPI trong doanh nghiệp và điểm chết nằm ở phần chúng ta không theo dõi mọi thứ. Để việc thực thi được thành công cũng như nhanh chóng bắt mạch, giải quyết vấn đề, bảng chỉ số Scorecard sẽ là một phần được Review trong khung cuộc họp hàng tuần.

5. Các tiện ích tích hợp trong phần mềm KPI trên Simplamo

*KPI, OKR là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản trị hiệu suất, dù vậy việc sử dụng 1 trong 2 không giúp sếp giải quyết được bài toán trọn vẹn. Khi kết hợp cả 2 phương pháp quản trị hiệu suất OKR và KPI sẽ giúp sếp phát huy được tối đa sức mạnh của đội ngũ.

“Nếu không có KPI, rất khó để biết điều gì cần cải thiện và nếu không có OKR, bạn sẽ không thể tập trung vào các mục tiêu kinh doanh của mình.” – Andy Grove, một trong những nhà sáng lập của công ty Intel.

Song song với việc xây dựng bảng chỉ số Scorecard, Simplamo giúp doanh nghiệp triển khai OKR hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung tốt cho nhau khi cả 2 được kích hoạt. Trong khi bảng chỉ số Scorecard giúp doanh nghiệp theo sát hoạt động kinh doanh và đây là điểm bắt đầu “cuộc trò chuyện” về những điều cần cải thiện, thì bảng xây dựng mục tiêu OKR (trên Simplamo gọi là Rock) giúp doanh nghiệp xây dựng và bám đuổi mục tiêu hiệu quả.

Việc kết hợp cả 2 một cách khoa học sẽ giúp sếp kiểm soát tốt tình hình của mình qua bảng chỉ số, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm nền tảng đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình thực thi mục tiêu.

Khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống chỉ số KPI của riêng mình cũng là lúc xác định được việc mình cần làm cũng như hệ thống được công tác hỗ trợ việc truy cập, đo lường thường xuyên để mọi thứ không bị thả trôi.

Mời Sếp tìm hiểu thêm về Mô hình BSC cùng với Phương pháp đơn giản hóa BSC, biến chiến lược thành hành động hàng tuần tại đây.

Mời Sếp tìm hiểu về MBO và lỗ hổng trong phương pháp quản trị mục tiêu MBO và giải pháp toàn diện cho sếp  tại đây

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.*

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

*Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Cover blog (8)

10 thay đổi quan trọng nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Theo một cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây của McKinsey & Company – The State of Organizations 2023, khảo sát hơn 2,500 lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới, dưới đây là 10 thay đổi lớn mà doanh nghiệp trên khắp thế giới đang đối mặt. Những thay đổi này vừa là thách thức vừa là dấu hiệu của cơ hội, tùy thuộc vào cách các tổ chức nhìn nhận và giải quyết chúng.

1. Tăng tốc độ & củng cố năng lực tự phục hồi

Một nữa số người được hỏi trong cuộc khảo sát nói rằng tổ chức của họ không được chuẩn bị để đối phó với những biến cố trong tương lai. Trong khi đó, những doanh nghiệp có khả năng vượt lên và nhanh chóng thoát khỏi các cuộc khủng hoảng liên tiếp có thể đạt được những lợi thế đáng kể so với những tổ chức khác.

Xem thêm Tăng cường sức khỏe doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

2. “True hybrid”: Sự cân bằng mới giữa làm việc trực tiếp và từ xa

Kể từ đại dịch Covid-19, khoảng 90% tổ chức đã áp dụng nhiều mô hình làm việc kếp hợp cho phép nhân viên làm việc tại các địa điểm bên ngoài văn phòng, trong một phần hoặc phần lớn thời gian. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cung cấp một cấu trúc hoạt động và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên dù làm việc trực tiếp hay từ xa vẫn được diễn ra hiệu quả.

4 trên 5 người lao động làm việc trong môi trường hybrid trong suốt 2 năm qua vẫn muốn được tiếp tục duy trì hình thức làm việc này

3. Mở đường cho ứng dụng AI

AI không chỉ là một cơ hội tiềm năng để thúc đẩy hoạt động của công ty, nó cũng có thể được sử dụng để xây dựng các tổ chức tốt hơn. Các công ty đã và đang sử dụng AI để tạo ra các tài năng bền vững, cải thiện đáng kể cách thức làm việc và thực hiện các thay đổi cấu trúc dựa trên dữ liệu nhanh hơn.

4. Các quy tắc mới về thu hút, giữ chân và cắt giảm nhân sự

Người lao động đang nhìn nhận lại thái độ của họ cả với công việc và tại nơi làm việc. Các tổ chức có thể xem xét các đề xuất của nhân viên và điều chỉnh theo sở thích cá nhân của họ để thu hẹp khoảng cách giữa những gì người lao động mong muốn và những gì công ty cần.

39% người lao động được khảo sát tại 7 quốc gia nói rằng họ có ý định nghỉ việc trong 3 đến 6 tháng tới

5. Hoàn thiện lỗ hỏng năng lực

Các công ty thường công bố các yếu tố công nghệ hoặc kỹ thuật số trong chiến lược phát triển của mình trong khi lại không có khả năng để tích hợp chúng. Chỉ có công nghệ là chưa đủ, doanh nghiệp cần xây dựng một tập hợp vững chắc bao gồm cả con người, quy trình và công nghệ mới đảm bảo đạt lợi thế cạnh tranh liên tục so với các đối thủ của mình.

6. Thắt chặt tài năng

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ lâu đã đi theo con đường thắt chặt tài năng – cân đối cẩn thận ngân sách trong khi giữ chân những người chủ chốt. Trong môi trường kinh tế không chắc chắn ngày nay, họ cần tập trung nhiều hơn vào việc kết hợp nhân tài với các vị trí cao nhất trong tổ chức. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy rằng, trong nhiều tổ chức, từ 20 đến 30% các vai trò quan trọng không được đảm nhiệm bởi những người thích hợp nhất.

7. Lãnh đạo tự nhận thức và truyền cảm hứng

Các nhà lãnh đạo ngày nay cần có khả năng lãnh đạo bản thân, lãnh đạo một nhóm C- level và thể hiện các kỹ năng lãnh đạo cũng như tư duy cần thiết để lãnh đạo trên quy mô lớn, điều phối và truyền cảm hứng cho mạng lưới các nhóm. Để làm được điều đó, họ phải xây dựng nhận thức sâu sắc về cả bản thân và môi trường hoạt động xung quanh họ.

Chỉ 25% người lao động nói rằng những nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ là những người gắn kết, đam mê và truyền cảm hứng cho nhân viên ở mức tốt nhất có thể

8. Đạt được tiến bộ có ý nghĩa về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập

Nhiều tổ chức đang ưu tiên sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (viết tắt là DEI), nhưng trong nhiều trường hợp, các sáng kiến không chuyển thành tiến bộ có ý nghĩa. Để hiện thực hóa nguyện vọng DEI, các nhà lãnh đạo cần xác định các cơ hội để đạt được tiến bộ cả trong tổ chức, trong cộng đồng và rộng hơn là trong xã hội.

9. Sức khỏe tâm lý: Đầu tư vào các chương trình phù hợp

Khoảng chín trong số mười tổ chức trên khắp thế giới cung cấp các chương trình hạnh phúc cho nhân viên (employee well-being). Tuy nhiên, điểm số về sức khỏe và hạnh phúc toàn cầu vẫn còn kém. Các tổ chức cần tái tập trung nỗ lực vào việc giải quyết một cách có hệ thống các nguyên nhân gây ra các thách thức về sức khỏe tâm lý và hạnh phúc; chỉ chỉnh sửa một lần và gia tăng sẽ không đủ.

10. Hoạt động hiệu quả

Hơn một phần ba các nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát của chúng tôi coi hiệu quả là top ba ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Nâng cao hiệu quả không chỉ là quản lý các cuộc khủng hoảng tức thời hoặc hoàn thành cùng một công việc với ít nguồn lực hơn; mà còn là triển khai hiệu quả hơn các nguồn lực dành cho những việc quan trọng nhất.

Trong bài viết này Simplamo cũng chia sẻ đến sếp “10 Chiến lược kinh doanh thành công trong thời kỳ suy thoái – Forbes”. Đọc chi tiết bài viết tại đây.

Đúc kết từ 10 thay đổi quan trọng nhất

Các kết quả khảo sát của McKinsey cho chúng ta thấy một góc nhìn lớn hơn và khách quan hơn về những gì doanh nghiệp đang phải đối mặt trên khắp thế giới. Chúng ta đã bước chân vào giai đoạn nền kinh tế khó khăn, khi làn sóng doanh nghiệp phá sản và sa thải nhân sự đang diễn ra hàng ngày không còn gây nên quá nhiều kinh ngạc như trước đây nữa.

Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng trong đó vẫn có những doanh nghiệp kiên cường và những nhà lãnh đạo tài năng đủ bản lĩnh để vượt qua các thách thức và nắm bắt cơ hội để tiến lên không ngừng.

Theo đó, dưới đây là một vài đút kết gửi đến các doanh nghiệp SME Việt Nam:

  • Hãy tập trung vào xây dựng nội lực vững chắc trước hết, bao gồm con người, quy trình rồi sau đó là kết hợp với công nghệ để mang lại hiệu quả tối ưu
  • Tập trung nguồn lực vào những mục tiêu quan trọng giúp tối ưu chi phí vận hành và vượt qua cơn bão khó khăn
  • Tìm kiếm những nhân sự tài năng, đặt vào đúng vị trí và tạo điều kiện cho họ tỏa sáng
  • Cung cấp một cấu trúc hoạt động và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên dù làm việc trực tiếp hay từ xa vẫn được diễn ra hiệu quả
  • Thường xuyên trao đổi, hiểu rõ và đáp ứng các nguyện vọng phù hợp của nhân viên, gia tăng sự gắn kết và chỉ số hạnh phúc trong công việc
  • Nâng cao năng lực lãnh đạo, truyền cảm hứng cho toàn đội ngũ bằng cách thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và cho đội ngũ thấy vai trò của họ trong bức tranh đó

Song song đó, Simplamo gửi đến Sếp bài viết giúp Nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ ban lãnh đạo tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

tăng cường sức khỏe doanh nghiệp

Tăng cường sức khỏe doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

By Quản trị doanh nghiệp

Cách đây hơn 2 năm, chúng ta vẫn luôn nghỉ sức khỏe của mình ổn, cho đến khi đương đầu với dịch covid mới biết hóa ra sức đề kháng của mình kém đến thế. Kể từ đợt đó, mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, tăng cường các hoạt động thể thao và ăn uống lành mạnh.

Sức khỏe doanh nghiệp cũng y như vậy, khi mọi chuyện thuận lợi, tình hình kinh doanh khấm khá, chúng ta thường bỏ qua yếu tố lành mạnh, bền vững. Đến khi khó khăn ập tới thì một tổ chức yếu ớt, lỏng lẽo chắc chắn sẽ bị “quật” nhanh nhất, nội bộ rối loạn, chi vượt thu, thậm chí phải tính đến phương án cắt giảm, thu gọn.

Một doanh nghiệp có sức khỏe tốt không những có khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường, mà thêm vào đó còn mang lại mức lợi nhuận cao gấp 2 đến 3 lần so với các doanh nghiệp khác (theo số liệu thống kê từ McKinsey). Đã đến lúc doanh nghiệp nên nghiêm túc xem xét lại sức khỏe của mình, xác định các điểm mạnh-yếu và đưa ra các hành động tăng cường sức khỏe.

Bài viết ngày hôm nay sẽ làm rõ sức khỏe doanh nghiệp là gì, các dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang bất ổn và các biện pháp tăng cường sức khỏe doanh nghiệp đơn giản có thể áp dụng được ngay.

I. Sức khỏe doanh nghiệp là gì?

Nói đến sức khỏe doanh nghiệp đa phần mọi người thường liên tưởng tới các chỉ số tài chính, ví dụ như chỉ số P&L, vốn vay & nợ phải trả, khả năng thanh toán,… Theo đó, chỉ số tài chính chỉ phản ánh một phần sức khỏe doanh nghiệp và là kết quả “đã rồi”, trong khi đó, các yếu tố về mặt con người, vận hành hay quy trình lại mang nhiều ý nghĩa hơn, vì nó cho thấy đây là một doanh nghiệp khỏe mạnh đúng nghĩa và có khả năng thích nghi tốt.

Theo McKinsey & Company, hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của tổ chức đó – khả năng liên kết và đạt được các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo bỏ qua sức khỏe của tổ chức vì họ thiếu một cách rõ ràng để đo lường và cải thiện nó.

Để đánh giá toàn diện sức khỏe của một doanh nghiệp, McKinsey đưa ra 9 nhóm kết quả sức khỏe và 37 phương thức quản lý để tăng cường sức khỏe như sau:

suc-khoe-doanh-nghiep

9 nhóm kết quả bao gồm: Định hướng tầm nhìn, Khả năng lãnh đạo, Vai trò và trách nhiệm, Phối hợp và kiểm soát, Định hướng bên ngoài, Học tập và cải tiến, Động lực và khả năng của nhân viên, Môi trường làm việc.

II. Các dấu hiệu nhận biết sức khỏe doanh nghiệp đang đi xuống

Khi cơ thể đang khỏe mạnh, chúng ta ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, nhưng một khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu ốm yếu uể oải, sụt cân/tăng cân bất thường hoặc chỗ bị đau không bớt – đó là lúc chúng ta nên khám sức khỏe thật kỹ lưỡng để tìm ra cách điều trị kịp thời.

Về phía doanh nghiệp, sau đây là một số dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang bị giảm sút:

  • Doanh nghiệp chạm trần (ngưng tăng trưởng) trong một thời gian mà không rõ lý do
  • Nhân sự ra vô liên tục kể cả các vai trò chủ chốt
  • Nội bộ lục đục, bất đồng quan điểm và né tránh trách nhiệm
  • Các phòng ban hoạt động riêng lẽ, không quan tâm hoặc không biết đến mục tiêu chung
  • Không có quy trình phối hợp làm việc hoặc có nhưng không được đội ngũ follow
  • Các cuộc họp không hiệu quả, gây mất thời gian và tăng chi phí
  • Mất kiểm soát

Đọc thêm: Mười thay đổi quan trọng nhất mà doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt

III. Các biện pháp tăng cường sức khỏe doanh ngiệp đơn giản áp dụng được ngay

Theo McKinsey, Doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố cốt lõi để tăng cường sức khỏe như:

  • Tầm nhìn – Định hướng & Chiến lược
  • Con người – Lãnh đạo, Vai trò & trách nhiệm, Học tập & cải tiến
  • Quy trình & Dữ liệu – Phối hợp và kiểm soát
  • Lực đẩy – Động lực & môi trường làm việc

Với các gợi ý hành động trên, doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng để tăng cường sức khỏe của mình ở những mặt còn yếu. Tuy thế, các hành động vẫn khá khó khăn đối với các doanh nghiệp SME khi chưa có một nền tảng vững chắc và chưa biết thứ tự ưu tiên như thế nào để đảm bảo các hoạt động này phát huy hiệu quả và truyền cảm hứng cho đội ngũ.

Dưới đây là thứ tự các hoạt động tăng cường sức khỏe cụ thể mà doanh nghiệp SME có thể áp dụng được ngay:

  1. Xây dựng bảng Tầm nhìn chiến lược cụ thể, ngắn gọn nhắm mục đích truyền thông dễ dàng trong tổ chức và cho thấy sự đóng góp của nhân sự trong bảng Tầm nhìn này
  2. Hoàn thiện sơ đồ tổ chức, trong đó vai tròmục tiêu sở hữu của mỗi vị trí được thể hiện rõ ràng, minh bạch
  3. Kiểm soát dữ liệu kịp thời thông qua bảng số liệu cụ thể, được cập nhật đều đặn
  4. Xây dựng quy trình làm việc & phối hợp phòng ban, đảm bảo đơn giản dễ follow
  5. Môi trường làm việc cởi mở, thông qua việc tôn trọng ý kiến cá nhân, sự sáng tạo và xung đột lành mạnh
  6. Đào tạo và thực hành nâng cao năng lực lãnh đạo
  7. Xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển nhân tài cùng với các chính sách phúc lợi, khen thưởng

Một doanh nghiệp có sức khỏe tốt là tập hợp của những con người phù hợp, có trách nhiệm và đồng lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, nơi có văn hóa cởi mở, sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt và có phương pháp phối hợp làm việc hiệu quả. Với nội lực mạnh mẽ này, các doanh nghiệp có sức khỏe tốt dễ dàng vượt qua các khó khăn và sự biến động của thị trường nhờ mội đội ngũ gắn kết và những nhà lãnh đạo tài năng.

Tập trung vào tăng cường sức khỏe của doanh nghiệp cũng là xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới khi đối mặt với nền kinh tế bất ổn. Hãy nắm bắt và mang đến sự thay đổi cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Sovigaz triển khai Simplamo

Sovigaz nâng cao năng lực thực thi mục tiêu đội ngũ trên Simplamo

By Sản xuất

Công ty Cổ phần Hơi kỹ nghệ Que Hàn là doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về sản xuất các sản phẩm khí y tế, khí công nghiệp, khí y tế, que hàn điện và hóa chất tại Việt Nam. Trong suốt hơn 45 năm hoạt động, đến nay Sovigaz đã trở thành nhà sản xuất khí công nghiệp, que hàn điện và hóa chất hàng đầu Việt Nam và trở thành thương hiệu uy tín trong các ngành công nghiệp với sứ mệnh cao cả “phục vụ dân sinh”, có trách nhiệm với xã hội.

1. Sovigaz và mong muốn nâng cao năng lực thực thi mục tiêu

Trong suốt hành trình của mình, Sovigaz hoạt động với kim chỉ nam lấy “Con người” làm trung tâm của mọi hoạt động, lợi ích của nhân viên và công ty được gắn kết để cùng nhau phát triển. Theo đó, việc đạt được kế hoạch kinh doanh hằng năm phù thuộc rất nhiều vào năng lực thực thi mục tiêu của đội ngũ. Anh Phong cũng đã tìm kiếm nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để giúp đội ngũ có cùng chung cách phân rã, theo dõi và thực thi tốt hơn, thế nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp phù hợp và đủ đơn giản.

Dưới đây, là một số kỳ vọng của anh và đội ngũ tại thời điểm tìm đến Simplamo:

  • Cách thức phân rã mục tiêu khoa học, phù hợp với bộ máy vận hành hiện tại của Sovigaz, giúp phát huy sức mạnh của từng thành viên và nhấn mạnh sự đóng góp của họ vào thành công của tổ chức.
  • Phương pháp phối hợp thực thi chiến lược kinh doanh hiệu quả giữa các phòng ban với nhau, đảm bảo luôn phục vụ cho mục tiêu chung
  • Cách thức duy trì việc thực thi được diễn ra đều đặn, đồng bộ trong đội ngũ, ban lãnh đạo dễ dàng nắm được mọi diễn biến đang xảy ra trong tổ chức

2. Simplamo – phần mềm quản trị tập trung vào yếu tố con người, nâng cao năng lực thực thi cho Sovigaz

Việc củng cố nội lực trong Sovigaz là nền tảng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh 2023, vượt qua các thách thức của nền kinh tế và tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới. Khi tiếp cận với Simplamo, anh Phong nhận thấy, đây không chỉ là một phần mềm quản trị đơn thuần, mà phía sau nó là một tư duy quản trị mục tiêu khoa học, tập trung vào yếu tố con người để giúp đội ngũ hoàn thành kế hoạch kinh doanh, đúng với kỳ vọng của anh.

Ngày 13/06/2023 vừa qua, Sovigaz đã quyết định triển khai phần mềm Simplamo. Với sự hướng dẫn và đồng hành của chuyên gia Simplamo, Sovigaz đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ chỉ sau 3 tháng áp dụng:

  • Củng cố nền tảng con người vững chắc thông qua việc xây dựng sơ đồ trách nhiệm

Làm rõ cơ cấu tổ chức Sovigaz và 5 vai trò chính tại mỗi vị trí, cung cấp góc nhìn chung, minh bạch trong toàn đội ngũ, đề cao giá trị và sự đóng góp của mỗi cá nhân vào bức tranh của doanh nghiệp. Và khi các thành viên ngồi đúng vị trí, đảm nhận đúng vai trò sẽ tạo nên cơ sở phân rã mục tiêu chuẩn xác.

  • Đội ngũ làm quen với cách thức xây dựng mục tiêu hàng quý mới, đơn giản, khoa học

Tư duy xây dựng mục tiêu trên Simplamo tập trung vào yếu tố dễ hiểu, dễ đo lường và dễ ghi nhớ. Tại đó mỗi mục tiêu đều được giao cho từng nhân sự cụ thể, phù hợp với vị trí của họ trên sơ đồ trách nhiệm. Mỗi mục tiêu đều được chia nhỏ thành các cột mốc quan trọng, cả đội ngũ đều nắm được tiến trình thực hiện mỗi mục tiêu là gì, đảm bảo đội ngũ có chung góc nhìn để phối hợp thực thi hiệu quả.

Cuối cùng, là việc giới hạn mục tiêu công ty quý ở mức dưới 7 và mỗi cá nhân có tối đa 3 mục tiêu để đạt sự tập trung và khả năng hoàn thành cao nhất.

  • Tổ chức cuộc họp tuần nhịp nhàng, bám sát mục tiêu chặt chẽ hàng tuần

Sau khi đã đồng thuận với danh sách mục tiêu quý 3, đội ngũ Sovigaz làm quen với nhịp họp tuần 7 bước trên Simplamo và ngày càng yêu thích khung cuộc họp này. Khung cuộc họp hiệu suất này giúp Sovigaz tập trung vào những điều quan trọng cần review hàng tuần (mục tiêu, chỉ số, todos), có công cụ để đo lường việc thực thi, giải quyết vấn đề cốt lõi và tạo report tự động. Mọi thảo luận đều vô cùng cởi mở, tràn đầy nhiệt huyết, các thành viên đều đứng trên góc nhìn chung để chia sẻ.

  • Tổ chức cuộc họp quý 4 và xây dựng thành công mục tiêu quý 4

Vào đầu tháng 10 vừa qua, sau một quý áp dụng Simplamo và làm quen với việc xây dựng, phân rã, theo sát thực thi, đội ngũ Sovigaz đã tiến hành cuộc họp quý 4, tại đây đội ngũ tổng kết các mục tiêu quý 3 và tiếp tục xây dựng các mục tiêu quý 4. Theo đó, kế hoạch quý 4 được xây dựng nên rất chặt chẽ, liên kết từ công ty xuống từng phòng ban, đảm bảo khả năng đạt được cao và sự quyết tâm từ ban lãnh đạo Sovigaz.

Trong suốt thời gian đồng hành cùng Sovigaz, Simplamo vô cùng ấn tượng với sự cởi mở và nhiệt huyết của cả đội ngũ Sovigaz. Anh Phong và đội ngũ ban lãnh đạo rất tin tưởng với sự hỗ trợ đắc lực của công cụ Simplamo, mục tiêu năm 2023 sẽ được theo sát và hoàn thành theo đúng kế hoạch, chuẩn bị cho năm 2024 tăng trưởng mạnh mẽ.

Xem thêm: Sovigaz Khởi Động Năm 2024: Xây Dựng Tầm Nhìn Doanh Nghiệp Cùng Simplamo

Đặt lịch với Simplamo để gặp gỡ chuyên gia và tìm hiểu cách Simplamo giúp Doanh nghiệp chinh phục mục tiêu, tăng trưởng bền vững.

—————————————————

SimplamoHệ điều hành thực thi mục tiêu đơn giản mà hiệu quả, ứng dụng KPI, OKRs, BSC, 4DX. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up