Skip to main content
All Posts By

Thương Nguyễn

2

Bill Gates thoát khỏi màn bốc hơi 20 tỷ đô nhờ áp dụng OKRs trong lúc điều hành quỹ từ thiện “Bill and Melida Gate” như thế nào?

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Năm 2000, sau khi từ chức CEO của Microsoft, Bill Gates và Melinda Gates đã thành lập Quỹ Bill và Melinda Gates, một công ty khởi nghiệp trị giá 20 tỷ đô la.

Nền tảng mới được tạo ra này đã đạt được những điều mà nhiều tổ chức lâu đời khác đang đấu tranh để đạt được, tuy nhiên với số vốn tự có khổng lồ, câu hỏi đặt ra ở đây là bắt đầu vận hành các mục tiêu tham vọng như xoá bỏ dịch bệnh, đói nghèo ở các nước châu Phi,… như thế nào, tóm lại là:

“Làm thế nào để thay đổi thế giới, vận hành như thế nào đây ?” – Bill Gates

Sau đó, họ đặt OKRs như một giải pháp trên đầu như một câu trả lời cho câu hỏi này.

Cùng Simplamo tìm hiểu màn cứu thua trông thấy nhờ áp dụng OKRs vào tổ chức Bill and Melinda Gates ngay từ bước đầu.

I. Câu chuyện mang tên OKRs và quỹ từ thiện lớn nhất thế giới – quỹ Bill and Melinda Gate

Vào những năm 2000s. Khi đó Bill Gates cùng Melinda, người vợ đã ly hôn của mình đầu tư vào Gates Foundation 20 tỷ Đô la Mỹ – biến quỹ này trở thành “startup từ thiện” lớn nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ. 

Tiếng tăm không tỷ lệ thuận với mức độ thành công của quỹ Bill và Melinda Gates trong giai đoạn đầu tiên, khi Gates Foundation nhanh chóng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong vận hành. 

Thời điểm đó, Bill Gates vẫn còn đang điều hành Microsoft, nên thời gian tập trung vào quỹ Bill và Melinda Gates là vô cùng eo hẹp. Đồng thời, theo quy định tài chính về việc thành lập các quỹ từ thiện, Gates Foundation sẽ buộc phải giải ngân tối thiểu 1 tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, dựa trên số vốn vào thời điểm đó.

Chính những vấn đề này đã khiến Gates Foundation có những quyết định vô cùng tham vọng – điển hình như tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn dịch sốt rét tại các nước Châu Phi vào năm 2015.

Nhưng khủng hoảng được bắt nguồn từ trong chính cách làm việc thiếu tổ chức và quản lý trong điều hành, Bill Gates cùng Patty Stonesifer – CEO của Quỹ, đã quyết định ứng dụng OKRs.

Bước đầu tiên, là rà soát lại hàng loạt những tham vọng dài hạn “đao to búa lớn” được đề ra trước đó, thay thế chúng bằng những mục tiêu hợp lý, gần hơn trong bối cảnh tương lai gần. 

Sau đó, Bill Gates bắt tay vào xây dựng hệ thống Kết quả then chốt liên kết với mục tiêu đề ra, thống nhất cách vận hành trong hoạt động của Quỹ. 

 Patty đã thúc đẩy hàng loạt hoạt động trao quyền, văn hóa vận hành minh bạch. Nhờ đó, tiềm lực của mỗi nhân viên được khai thác tối đa, giúp họ thích nghi với những thay đổi mang tính toàn cục trong tổ chức. 

 Nỗ lực không ngừng nghỉ của Bill Gates và Patty đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt của Gates Foundation một lần và mãi mãi. Trong ngắn hạn, Gates Foundation đã cắt giảm được lãng phí nguồn lực, ổn định cơ cấu vận hành . Trong dài hạn, có lẽ quỹ Bill và Melinda Gates – quỹ từ thiện mang tên vị tỉ phú tài ba này đã chẳng cần chứng minh thêm với thế giới – khi đã có 22 tỷ USD đã được đầu tư sáng suốt cho các dự án cải thiện hệ thống y tế tại những nước nghèo.

II. Cách triển khai OKRs trong Microsoft & The Gates Foundation

Tại quỹ Bill and Melinda Gate việc triển khai OKRs được thực hiện như sau:

1. Sự rõ ràng

Bill Gates, trong cuốn sách đo lường những gì quan trọng, đã tiết lộ ông được hưởng lợi rất nhiều từ OKRs. Ông tuyên bố rằng OKRs đã nâng cao sự tự tin và cho ông sự rõ ràng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Bill Gates nhận xét rằng mọi người thường nhầm lẫn nhiệm vụ với mục tiêu. Theo ông, một nhiệm vụ là định hướng. Mục tiêu là một tập hợp các bước hoặc quy trình để biến nhiệm vụ thành hiện thực.

Bill Gates có những mục tiêu rõ ràng trong tầm nhìn, và với Patty Stonesifer giới thiệu OKRs ông đã có một lộ trình rõ ràng để đạt được những điều đó.

2. Kỷ luật

Việc thực hiện OKRs tạo nền tảng cho hai điều: Tự do tham vọng và kỷ luật.

Khi dữ liệu từ kết quả chính cho thấy rằng họ không thực hiện bất kỳ sự tiến bộ thực tế nào đối với mục tiêu đề ra, họ sẽ phân bổ lại điều ấy. Do đó, giúp họ giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu lâu đời thành công hơn các cơ sở cấp cao khác.

3. Tự tin

Sử dụng OKRs trên các đánh giá tài trợ đã làm cho Bill Gates và ban điều hành quỹ Bill và Melinda Gates cảm thấy chắc chắn về tầm nhìn của họ. Họ tự tin rằng họ đã thực hiện đúng bằng cách quan sát các kết quả dựa trên dữ liệu.

4. Trách nhiệm

Bắt nguồn từ những bài học thành công cũng như từ những thất bại của họ. Khi họ nhận ra rằng họ không đi đúng hướng hoặc đo lường các số liệu sai, họ luôn nỗ lực để chịu trách nhiệm.

5. Ra quyết định

Tại Microsoft, họ luôn xác định các mục tiêu định hướng là quan trọng. Và ở Bill Gates và Melinda Gates cũng vậy, họ đặt mục tiêu và không bao giờ sợ chấp nhận rủi ro để đạt được chúng.

Trong ‘Câu chuyện về Gates Foundation” , Bill Gates đề cập đến hai trường hợp ông từ chối một khoản trợ cấp do các mục tiêu không rõ ràng. Ông tự tin vào quyết định của mình vì hệ thống OKRs đã đo lường ra điều ấy trước.

Quả là một hành trình đầy cảm hứng từ khi bắt đầu và thực hiện OKRs tại quỹ Bill và Melinda Gates.

Đọc bài viết “Hiểu ngọn ngành về OGSM vs OKR – Tăng khả năng thực thi ra thành quả của mọi chiến lược kinh doanh” tại đây.

Gates Foundation đã giải quyết một số thách thức toàn cầu lâu đời như thế nào?

Gates Foundation đã trở thành tổ chức từ thiện lớn nhất trong lịch sử. Hơn 6 triệu người trên thế giới đã được cứu sống nhờ rất nhiều chương trình do Gates Foundation đầu tư nghiên cứu và phát triển:

  •  Trồng chuối có hàm lượng sắt và vitamin A cao, phân phát miễn phí cho người dân Uganda.
  •  Tăng cường đưa vắc xin bại liệt đến nơi căn bệnh còn hoành hành.
  •  Chống sốt rét, cung cấp miễn phí màn, chiếu và thuốc diệt côn trùng, nghiên cứu vắc xin. Từ thử nghiệm thành công tại Zambia, chương trình này đang được nhân rộng ra nhiều nơi trên thế giới.

  •  Chế tạo nhiên liệu sinh học từ chất thải (bùn, phân). Phần thưởng trị giá 1,5 triệu USD của quỹ dành cho giáo sư công nghệ Katarik Chandran (Columbia), người nghiên cứu thành công dự án này.
  • Cải thiện chất lượng củ sắn, loại lương thực chính trong bữa ăn của hơn 800 triệu người trên thế giới, bằng cách nghiên cứu giảm bớt lượng xyanua tự nhiên trong sắn, tăng cường đạm, sắt, kẽm và vitamin A, E.
  • Cải tạo các nhà vệ sinh trên thế giới bằng dự án 42 triệu USD, nhờ đó chống ô nhiễm và tái sử dụng chất thải sinh học làm nhiên liệu.
  • Phòng chống AIDS: nghiên cứu vắc xin, ngăn chặn bệnh lây lan và hỗ trợ chi phí điều trị cho các nước châu Phi.
  • Vận động các chính sách y tế chăm lo cho bà mẹ và trẻ em.
  • Nghiên cứu biến muỗi thành kim tiêm vắc-xin.

Với Bill Gates, ông làm từ thiện vì tin rằng, “mọi cuộc sống đều có giá trị như nhau” nên mọi người đều xứng đáng được hưởng cơ hội đồng đều về an sinh xã hội. Là một người có lòng trắc ẩn, đó mới chính là điều kiện then chốt giúp tri thức và tài sản của Bill Gates trổ sinh nhiều hoa trái hơn cho cuộc đời. 

Đọc thêm: Larry Page đã đưa Google từ “Gã khờ Tìm Kiếm” đến “Công cụ Tỷ Đô” bằng OKRs như thế nào?

Simplamo – Phần mềm quản trị doanh nghiệp tư duy hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt OKRs thành công, khắc phục được các điểm yếu trong vận dụng OKRs một cách dễ dàng. Tại Simplamo mọi điểm nhiễu trong OKRs của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về OKRs không còn là một nốt lặng trong bản nhạc Phát Triển Cao Vút của Doanh nghiệp nữa.

Ngoài ra, Simplamo còn có một đội ngũ tư vấn nhiệt tình với phương châm sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là ưu tiên tuyệt đối, vì một Việt Nam thịnh vượng và vươn xa. Simplamo chính là điều mà doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở một đối tác công nghệ.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKRs. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

okr-la-gi

5 sai lầm OKR “thịnh hành” nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh chúng

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Hiện nay có rất nhiều công ty đã áp dụng OKR vào điều hành quản trị công việc, nhưng chưa thực sự hiệu quả, gặp nhiều trở ngại trong quy trình áp dụng.

Mặc dù trên bề mặt OKRS có vẻ như là một khuôn khổ đơn giản, nhưng khi thực hiện lại không mấy ai thành công, thực hành hoài rồi mà vẫn thất bại cứ như một bài học, học mãi không thuộc.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều sách, chuyên gia tư vấn và nhà cung cấp phần mềm OKR tồn tại? Đó là bởi vì OKRS là một ngành học liên tục đòi hỏi lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.

Hôm nay, Simplamo.com sẽ chia sẻ một vài sai lầm OKR phổ biến nhất để bạn có thể tiết kiệm thời gian, tránh đau đầu và nhanh chóng đạt được OKR thành công nhất.

Sai lầm 1Đánh giá quá cao khả năng của mình, không dựa vào kết quả đo lường thực tế

Nếu bạn đặt mục tiêu không thực tế, nhóm của bạn có thể gặp phải một vài vấn đề như:

  • Ngay lập tức nhận ra mục tiêu là không thể thực hiện được
  • Trở nên mất tinh thần vì các mục tiêu khiến họ không tin tưởng
  • Xuất hiện nhiều hành vi đối phó cấp trên như nói dối hoặc thay đổi trách nhiệm chỉ để hoàn thành một mục tiêu

Giải pháp là đặt mục tiêu thực tế và cần được hỗ trợ bởi các dữ liệu được đo lường trong quá khứ đến hiện tại từ đó dự đoán tương lai.

Sai lầm 2:  Chưa hiểu đúng về bản chất OKR

Cho đến nay, một trong những sai lầm lớn nhất khi nói đến OKR là đa số chúng ta chưa hiểu đúng về các thành phần tạo nên bản chất OKR. Nếu bạn không hiểu rõ các thành phần chính và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ không thể làm theo phương thức OKR một cách hiệu quả.

Có hai phần của OKR gồm: Mục tiêu và Kết quả then chốt.

  • Mục tiêu cần phải truyền cảm hứng, định tính và tuyên bố ý định của bạn về những gì bạn muốn đạt được.
  • Mặt khác, Kết quả then chốt lại ngược lại, phải là định lượng và được chứng minh bằng cách đo lường tiến độ.

Đối với mỗi mục tiêu, thường sẽ có khoảng 3-5 kết quả then chốt. Task công việc hàng ngày là các hoạt động bạn phải hoàn thành để đạt được kết quả then chốt ấy.

Sai lầm 3: Lẫn lộn giữa KPI và OKR

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI) và Quản trị theo Mục tiêu & Kết quả Then chốt (OKR) có liên quan nhưng phục vụ các mục đích khác nhau.

KPI của bạn, trong nhiều trường hợp, sẽ là số liệu được sử dụng để xác định kết quả then chốt.

Chẳng hạn, nếu bạn có Mục tiêu (O) “Tạo trải nghiệm khách hàng khó quên”, một trong những Kết quả then chốt (KR) của bạn có thể là tăng điểm hài lòng sau mỗi lần tiếp xúc lên 2 điểm (KPI) . Tùy thuộc vào hướng tập trung trọng tâm hiện tại của bạn, trong nhiều tình huống bạn có thể đạt KPI nhưng lại không phù hợp với kết quả then chốt (KR).

Sai lầm 4: Đặt OKR theo hướng chủ quan của cấp trên, không có ý kiến teamwork

Một trong những điều tuyệt vời về OKR là nó thu hẹp khoảng cách thực thi chiến lược trong tổ chức. Là một nhà lãnh đạo, các sếp tất nhiên nắm bắt mạnh mẽ nhất về chiến lược, nhưng không thể theo dõi được tất cả các chi tiết về việc thực thi hàng ngày.

Vì vậy, khi sếp đặt OKR cho nhóm nhưng lại không nắm được chi tiết thực hiện đầu việc của các thành viên hoặc chỉ đơn giản là có quá nhiều phòng ban, sếp không nắm hết được. Vì vậy, điều đó có thể gây ra một số thách thức cho việc đạt kết quả, các Sếp có nguy cơ đặt ra các mục tiêu không thực tế.

Ngoài ra, các sếp có thể bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy sự tham gia của nhân viên. Trên thực tế, tốt nhất là thiết lập OKR phối hợp với cả teamwork để cho ra quá trình thống nhất và cùng thực hiện

Sai lầm 5: Không sử dụng phần mềm

Có một câu nói cổ xưa nhưng luôn luôn đúng, đó là cái gì không tiến ắt sẽ lùi, và áp dụng công nghệ là một trong những minh chứng rõ rệt nhất thể hiện được điều đó.

Nếu các Sếp đang chạy thử nghiệm nhanh với OKR, các Sếp có thể quản lý quy trình bằng các công cụ như Google Sheets hoặc Excel. Nhưng một khi công ty đòi hỏi cần thiết lập OKR chung cho toàn bộ, đồng nhất và dài hạn, Excel hoàn toàn chào thua ở các tình huống này. Công ty cần phần mềm đủ mạnh để làm cho quá trình thiết lập và thực hiện OKR trơn tru và hiệu quả. Không có phần mềm, thực sự là một thách thức đối với sự phát triển của công ty:

Phần mềm giải quyết bài toán OKR thiết thực như thế nào:

  • Truy cập dữ liệu để theo dõi tiến trình và phát hiện kịp thời các vấn đề có nguy cơ gây khó cho OKR 
  • Dễ dàng quản lý việc thực thi OKR và các nhiệm vụ liên quan
  • Tạo ra một OKR minh bạch, dễ hiểu và rõ ràng – thiếu điều này sẽ khó dự đoán vị thế doanh nghiệp và tạo điểm nhiễu trong quá trình tăng trưởng.

Vì thế cần phải có phần mềm để giảm thiểu các điểm nhiễu tạo ra một tương lai dễ dự đoán, nâng cao sức đề kháng cho doanh nghiệp trước các rủi ro của thị trường biến động.

Simplamo – Phần mềm khắc phục từ A tới Á cho 5 lỗi OKR “thịnh hành” nhất này:

Simplamo.com – Phần mềm quản trị doanh nghiệp tư duy hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt OKR thành công, khắc phục được 5 điểm yếu trên một cách dễ dàng. Tại Simplamo mọi điểm nhiễu trong OKR của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về OKR không còn là một nốt lặng trong bản nhạc phát triển cao vút của Doanh nghiệp nữa.

Thứ nhất, điều đầu tiên, tối quan trọng quyết định bạn có thành công với OKR hay không nằm ở sự cụ thể, rõ ràng trong cơ cấu nhân sự bởi vì chỉ có sự rõ ràng trong các vị trí mới dẫn tới những hành động cụ thể và dứt khoát. Sếp là sếp có những việc của mình, nhân viên khác với quản lý, luôn có chức năng của mỗi người, “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” – Binh pháp Tôn Tử.

Có một sự thật thường xảy ra ở các công ty Việt Nam là sếp thường gánh team, cái gì cũng phải làm, khó lý giải nhất là toàn những việc vô hình, nhiều khi muốn biết tại sao cả ngày mình cứ loay hoay làm việc gì đâu cũng tốn hết cả thời gian. Nhân viên không chủ động trong công việc, đôi khi họ ỷ lại, vì tất cả nhiệm vụ chỉ được nói miệng, trước thì dạ vâng sau thì không chú tâm hoàn thành công việc. Vì thế có bao nhiêu cái OKR hay ho cũng khó lòng mà thực hiện, vậy thì Sếp có là Tề thiên đại thánh cũng không làm xuể.

Câu trả lời ở đây là cần tìm một sơ đồ trách nhiệm thật sự dễ hiểu nhưng ngắn và đủ sâu cho toàn bộ công ty, nhiệm vụ không đặt kiểu tâm linh tương thông tự đọc rồi tự suy. Vai trò phải được đặt một cách khoa học, nhìn vào hiểu liền, làm thôi không cần tự suy diễn văn vẻ.

Trên Simplamo, tính năng Sơ đồ trách nhiệm được cụ thể hoá các đầu việc cho mọi chức danh trong công ty, từ 5 vai trò cốt lõi cho từng người trở xuống, theo mô hình quản trị chuẩn Hoa Kỳ được sắp sếp cực kỳ khoa học, tinh gọn và đơn giản giúp “Tối thiểu hóa sự hiểu lầm” trong đội nhóm, tất cả hướng tới sự gọn nhẹ trong lý thuyết và bắt tay vào nhanh chóng hành động cho sự hiệu quả của mình.

Sơ đồ trách nhiệm với vai trò cụ thể cho từng vị trí

Thứ 2, thiết lập mục tiêu quý chỉ tóm gọn trong 7 mục tiêu cốt lõi của toàn công ty, tất cả các thành viên cùng thảo luận, mỗi phòng ban và thành viên có mục tiêu rõ ràng, cụ thể theo phương pháp S.M.A.R.T. Đặc biệt với các phòng Marketing, Sale, Kế toán,…, các mục tiêu cốt lõi đều tóm gọn dưới 7, sử dụng câu khẳng định và đo lường được, giảm thiểu thói quen làm việc nửa vời, ai cũng nắm được việc của nhau và hiểu rõ việc của mình, và đo lường chi tiết theo tiến độ hoàn thành của tất cả các thành viên và phòng ban. Tất cả đều thao tác trên Simplamo.

Bảng mục tiêu quý đang chạy trên Simplamo

Tiếp đến là đặt chỉ số KPI từng tuần trên Scorecard: OKR không phải KPI, điều này rất dễ hiểu khi sử dụng Simplamo. Các chỉ số được tính toán và thảo luận cho ra các con số đo lường theo từng tuần bám sát với mục tiêu Quý, nhưng vẫn giữ được khoảng thở cho sự linh hoạt của biến động thị trường. Ví dụ các chỉ số chất lượng, chỉ số số lượng, chỉ số đánh giá,… Tất cả rất cụ thể và dễ hiểu, giúp team đơn giản hóa để nhanh chóng bắt tay vào thực hiện, xuất file nhanh như chớp, thuận tiện cho việc in ấn báo cáo.

Ô màu xanh là đạt chỉ tiêu, đỏ là chưa đạt

Công cụ Weekly Meeting khắc phục hàng tấn các đoạn gãy trong thực thi kế hoạch – Nhịp họp Weekly hiệu quả, với bộ khung có sẵn, 7 bước cụ thể, các bước đều được link với nhau và tự động tạo các vấn đề khi phát sinh liên tục. Cần giải quyết gấp sẽ cho lên To-do list, nếu lâu hơn, sẽ được liệt kê vào Rock mục tiêu quý cần hoàn thành. PIC cho từng người cụ thể, luân phiên điều phối cuộc họp ở trên BOD giúp anh em quản lý cấp trung mạnh lên và không có thói quen ỷ lại vào Sếp lớn.

Bám sát theo khung họp 7 bước với lượng thời gian quy định

Trên Simplamo, việc xây dựng mục tiêu theo năm, cách để thiết lập các chỉ số kỳ vọng đội ngũ hướng tới và làm thế nào phân rã tới mục tiêu Quý (OKR), sau đó là KPI, cụ thể đúng vai trò cho từng vị trí, tất cả đều tập trung cho một bức tranh toàn năm đạt hiệu quả bằng quá trình vận hành mượt mà, đơn giản và thúc đẩy nội lực đi xa trên con đường dài hạn phía trước.

Đọc thêm: Simplamo xóa bay trở ngại trong quá trình THỰC THI OKR/KPI

Đọc thêm bài viết về cách giúp sếp SMART hóa mục tiêu tại đây.

Ngoài ra, Simplamo còn có một đội ngũ tư vấn nhiệt tình với phương châm sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là ưu tiên tuyệt đối, vì một Việt Nam thịnh vượng và vươn xa. Simplamo.com chính là điều mà doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở một đối tác công nghệ.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up