Tăng động lực nhân viên là phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc. Cha đẻ mô hình OKR – Andy Grove cho rằng: “Một nhân viên không có động lực để hoàn thành công việc sẽ không thể được cải thiện, chỉ có thể thay thế. Và nguyên nhân duy nhất khiến một nhân viên không thể thực hiện công việc là do họ không có đủ năng lực hoặc không có động lực để làm.”
Câu trên có 2 giả định.
Giả định thứ thất: nếu đội ngũ của bạn có động lực nhưng không hoàn thành tốt công việc, thì vấn đề nằm ở chỗ họ chưa có đủ khả năng.
Bài viết ngày hôm nay sẽ đi sâu vào giả định thứ 2 nếu doanh nghiệp đã sở hữu những thành viên có đủ năng lực nhưng không hoàn thành tốt công việc. Vậy thì làm thế nào để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thúc đẩy động lực của nhân viên.
Những nỗ lực để tăng động lực nhân viên “tạm thời“ là điều mà các doanh nghiệp vẫn thường hay làm. Tuy nhiên điểm yếu là chúng ta không thể tăng động lực nhân viên một cách liên tục, khiến mọi thứ trở nên nữa vời, bài toán sau đó doanh nghiệp lại chật vật với vấn đề nâng cao hiệu suất làm việc.
Động lực làm việc của nhân viên sẽ bị ngắt quãng bởi vô số các tác động trong hoạt động thường ngày. Chính vì vậy giải pháp triệt để ở vấn đề này là doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường thúc đẩy động lực bền vững, điều này giúp sếp không ngừng tăng động lực nhân viên trong môi trường làm việc.
1. Hãy “Hiểu Sâu” – “Hiểu Đúng” về động lực
Doanh nghiệp luôn mong muốn thúc đẩy hiệu suất làm việc của “đội ngũ”, thế nhưng những gì phù hợp với thành viên này đôi khi là không phù với thành viên khác. Vì bản chất tổ chức được tập hợp bởi những cá thể riêng biệt.
Động lực của nhân viên chia ra làm 2 dạng: tăng động lực nhân viên từ bên trong, và động lực nhân viên từ bên ngoài.
Hiểu về “động lực từ bên trong”: Là động lực được thúc đẩy từ bên trong, nhân viên thực hiện công việc vì có sở thích, ham muốn được chinh phục với chúng.
Trong khi động lực bên ngoài phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, thì động lực từ bên trong xuất phát bởi yếu tố bên trong của nhân viên. Song song đó các nhà tâm lý học chỉ ra rằng nếu chúng ta cung cấp một phần thưởng từ bên ngoài quá mức sẽ làm giảm đi động lực nội tại của các thành viên.
Tạo động lực cho nhân viên không khó, câu hỏi được đặt ra khó hơn đó chính là làm thế nào để doanh nghiệp có thể “duy trì” động lực của nhân viên thường xuyên. Điều này dẫn dắt chúng ta quay trở về với trường hợp động lực bên ngoài, và động lực bên trong của đội ngũ.
Khi không thể lúc nào cũng duy trì động lực bên ngoài, rõ ràng hơn bao giờ hết doanh nghiệp cần nuôi dưỡng động lực nội tại của nhân viên.
Ở phần sau là một số điểm giúp tăng động lực nhân viên, nuôi dưỡng động lực bền vững trong môi trường làm việc.
2. Yếu tố tăng động lực nhân viên bằng cách thúc đẩy động lực nội tại
2.1. Xây dựng môi trường văn hóa cùng chung với giá trị cốt lõi
Xây dựng môi trường văn hóa cùng chung với giá trị cốt lõi, đây là nền tảng để loại bỏ mọi rào cản đồng thời khai thác động lực nội tại , tăng động lực nhân viên tại môi trường làm việc. Nếu doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ cùng chung giá trị văn hóa với tổ chức, và bạn đang chèo lái con thuyền hội tụ các thành viên, nơi đó mọi người cùng chung hệ thống niềm tin với nhà lãnh đạo. Lúc này, mọi người được là chính mình và nói “cùng chung một ngôn ngữ”, điều này sẽ thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên khi mọi người trong tổ chức giao tiếp và kết nối với nhau hiệu quả.
2.2. Cho phép các thành viên đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức
“Khi nhân viên của bạn đang làm việc với một mục tiêu rõ ràng và được hỗ trợ bởi nguồn động lực đích thực, họ có khả năng làm việc với hiệu quả cao hơn.” – Tony Hsieh, nhà sáng lập của Zappos.
Chìa khóa để đội ngũ thực sự kết nối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng tính cam kết của mỗi cá nhân trong công việc, chính là hãy cho nhân viên của bạn thật sự thấy rằng các công việc mà họ làm hàng ngày, hàng giờ, và những nỗ lực này đang được đóng góp vào “mục tiêu chung của tổ chức”.
Khi các thành viên nhận thức những “giá trị của họ” được đóng góp và ảnh hưởng, nhà lãnh đạo sẽ tăng động lực nhân viên từ bên trong một cách đáng ngờ.
2.3. Nhân viên mong muốn được tin tưởng và trao quyền
Để khai thác sức mạnh nội tại của nhân viên, việc tin tưởng và trao quyền sẽ giúp nhà lãnh đạo nâng cao ý thức về vai trò lẫn trách nhiệm của nhân viên. Lúc này sẽ gia tăng động lực nhân viên, giúp mọi người cam kết trong công việc một cách “tự nhiên” nhất.
“Trao quyền”, nghe có vẻ lôi cuốn nhưng nó lại không hề đơn giản. Một doanh nghiệp đi xa nhờ một tập thể xuất sắc, việc trao quyền giúp nhân viên có được sự tin tưởng từ những nhà lãnh đạo, và điều này có thể chuyển hóa thành sự tự tin, sức mạnh để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc.
2.4. Nhân viên mong muốn nhận được phản hồi, ghi nhận thường xuyên
“Một người lãnh đạo giỏi biết cách tạo động lực cho nhân viên bằng cách giúp họ nhìn thấy cảm giác của mình trong công việc.” – Sam Walton, người sáng lập của Walmart.
Việc các phản hồi được ghi nhận thường xuyên, đồng nghĩa với việc nhân viên của bạn được liên tục được “ghi nhận”, liên tục được “giúp đỡ” trong quá trình làm việc. Hãy tạo khoảng không gian để mọi người cùng nhau chiến đấu vì một tiêu chung, và đồng hành với nhau thay vì để họ có cảm giác đang chiến đấu một mình. Đây là một trong cách tạo động lực nhân viên hiệu quả.
3. Biến lý thuyết ở trên thành những công cụ thực chiến, xây dựng một môi trường tạo động lực bền vững.
Các doanh nghiệp vận hành trên Simplamo duy trì việc tăng động lực nhân viên bằng cách nuôi dưỡng động lực nội tại ngay từ bước đầu tiên.
3.1. Công cụ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng và nuôi dưỡng hệ thống con người cùng chung giá trị cốt lõi? Hãy làm điều này ngay từ đầu, có nghĩa là chúng ta hãy tuyển dụng và đánh giá nhân sự dựa trên hệ giá trị của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vận hành trên Simplamo có công cụ để doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng những con người phù hợp bằng cách sử dụng công cụ phân tích con người dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Sau đó xác định ứng cử viên có Hiểu việc/Muốn làm/Có năng lực làm việc cho vị trí này hay không. Và những câu hỏi này được thiết kế đơn giản với câu trả lời “CÓ” hoặc “KHÔNG”.
3.2. Hãy thiết lập công việc ưu tiên quý cho các thành viên thực sự tham gia vào quá trình thực thi mục tiêu của đội ngũ.
Khi bắt đầu với câu hỏi “Điều gì làm cho nhân viên suy nghĩ về vai trò của họ thường xuyên?”. Hãy cô đọng các mục tiêu dài hạn thành các công việc ưu tiên cần làm trong vòng 90 ngày, với mỗi thành viên đảm nhận rõ ràng sẽ giúp mọi người luôn có trách nhiệm về vai trò của mình.
Cùng với đó, hãy thường xuyên đo lường và phản hồi về mục tiêu của nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc tập trung, tăng động lực nhân viên bằng cách giúp họ chú tâm vào quá trình làm việc của mình. Các nhà tâm lý học cho rằng, chúng ta thường mong muốn chinh phục bởi những thứ chúng ta có thể đo lường.
3.3. Thúc đẩy động lực nội tại, tăng động lực nhân viên qua phương pháp tin tưởng và trao quyền
Thực ra mọi người đều muốn cuộc đời làm việc của mình vì một mục đích lớn lao hơn. Tuy nhiên có nhiều thành viên cho rằng phần lớn thời gian của họ tại nơi làm việc không có ý nghĩa. Hãy nhìn nhân viên của bạn như người trưởng thành, tạo không gian để họ phát huy năng lực của mình, được thể hiện bản thân. Sau đây, hãy bắt đầu tin tưởng và trao nhiệm vụ cho họ bằng cách áp dụng công cụ nâng cấp và ủy quyền, để nhanh chóng nâng cấp bản thân và ủy quyền cho nhân viên.
3.4. Tăng động lực nhân viên, thông qua quá trình đồng hành cùng đội ngũ trong cuộc họp hàng tuần
Bắt đầu tổ chức cuộc họp hàng tuần theo khung cuộc họp trên Simplamo, giúp bạn liên tục theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giữ được sự tập trung, trách nhiệm của họ với mục tiêu. Các phần trong khung cuộc họp sẽ giúp nhà lãnh đạo đồng hành, chiến đấu cùng cộng sự của mình trong quá trình làm việc, và tăng động lực nhân viên giúp mọi người làm việc hiệu quả.
Thực tế, khi nhân viên mất động lực làm việc, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề này một cách tức thì bằng các phương pháp tăng động lực nhân viên như: khen thưởng, các chương trình tổ chức gắn kết đội ngũ… Tuy nhiên chúng ta không thể làm điều này một cách thường xuyên, liên tục. Trong khi thực trạng “kiệt sức tại nơi làm việc” và “nghỉ việc” trong suy nghĩ của nhân viên ngày càng nhiều, thì việc xây dựng và củng cố động lực nội tại là phương pháp giúp tăng động lực nhân viên là điều tối cần thiết.
Xem thêm:
- Cách lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp nhất
- 7 bước tổ chức cuộc họp tuần hiệu quả theo phương pháp từ Hoa Kỳ
—————————————————
Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!
Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up
Recent Comments