Skip to main content
Category

Articles

Từ chiến lược đến thực thi, sếp đã bỏ lỡ điều gì

Điều bạn có thể đã bỏ lỡ: Nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ ban lãnh đạo

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Là người đứng đầu doanh nghiệp, bạn không cần giỏi hết ở tất cả các mảng, nhưng có một điều chắc chắn bạn phải giỏi đó là đặt ra mục tiêu và tổ chức đội ngũ đạt được các mục tiêu đó.

Mặc dù vậy, đây vốn dĩ là việc không dễ dàng, cho dù bạn đã có một tập hợp những nhà quản lý tài năng, thế nhưng các mục tiêu vẫn không được triển khai hiệu quả, công việc luôn trong tình trạng dang dở, chậm trễ deadline, thậm chí là nhân sự rời bỏ công ty chỉ sau vài tháng.

Chưa hẳn là do đội ngũ của bạn không đủ giỏi hay không đủ nỗ lực, đằng sau đó có nguyên nhân mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Và bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm ra điều đó.

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

1. Mục tiêu công ty không đạt, bạn đã bỏ lỡ điều gì?

Khi một mục tiêu được triển khai không hiệu quả, bạn sẽ có hàng tá các lý do để giải thích cho sự không thành công đó, nó có thể đến từ việc không giỏi lập kế hoạch, năng lực đội ngũ chưa đủ đáp ứng hoặc họ không có động lực trong công việc.

Đối mặt với thực trạng này, đa phần chúng ta sẽ lựa chọn “nâng cấp” năng lực chuyên môn trong một vài khóa học ngắn hạn hoặc ra sức tìm kiếm những nhân tài mới. Nhưng có khi nào bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ, liệu còn một lý do nào đó ẩn sâu mà mình chưa từng nghĩ đến…

Thực ra, để thực thi mục tiêu hiệu quả, đội ngũ ban lãnh đạo của bạn cần phải có năng lực thực thi mục tiêu trước đã – Đây có thể là điều bạn đã bỏ lỡ trong khi đặt quá nhiều kỳ vọng lên họ nhưng chưa tạo ra “sân khấu” để họ phô diễn tài năng.

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

2. Cách “nâng tầm” năng lực thực thi mục tiêu cho đội ngũ ban lãnh đạo

Khi nhắc đến việc trau dồi năng lực thực thi mục tiêu, đa phần mọi người thường liên tưởng tới các khóa học ngắn hạn về OKR, KPI hay BSC.

Bạn cử các trưởng bộ phận đi học, với hy vọng họ biết cách vận dụng và triển khai cho team của họ sau đó. Nhưng rõ ràng, chuyện đi học và áp dụng vào thực tế là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau, chưa kể là, khi trở về và xoay cuồng với các công việc hằng ngày, liệu các nhà quản lý của bạn còn có không gian và thời gian để biến cái họ “biết” thành kỹ năng thực sự?

Có một câu nói rất hay là,

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

Tức là, bạn phải để cho việc xây dựng, phân rã, đo lường và bám sát mục tiêu được diễn ra đều đặn hàng tuần, hàng quý, hàng năm. Đều đặn như cách bạn luyện tập thể thao hàng ngày vậy, cho đến khi cơ thể thực hiện được các động tác khó một cách tự nhiên, thì khi đối mặt với bất kỳ các mục tiêu thách thức nào, đội ngũ của bạn cũng biết cách phân rã và thực thi chúng một cách nhịp nhàng như hơi thở.

Và bạn biết không, đây cũng là bí quyết thành công của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp thành công trên thế giới, điều mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt còn thiếu – và sẽ được Simplamo bật mí trong nội dung tiếp sau đây.

3. Giải pháp của Simplamo – 100% nỗ lực là ở thực hành giúp bạn hoàn thành 9 bước còn lại

Simplamo là phần mềm quản trị & thực thi mục tiêu, kết tinh từ tư duy quản trị hiện đại thế kỷ 21, cung cấp khung vận hành bài bản và giúp đội ngũ tập trung thực thi mục tiêu hiệu quả, biến chiến lược thành hành động cụ thể.

Giải pháp của Simplamo được gói gọn trong 3 bước: Nền tảng, Khoa học và Nhịp độ

nang-luc-thuc-thi-muc-tieu

Ở bước 1, chuyên gia của Simplamo sẽ trang bị cho đội ngũ nồng cốt của bạn các kiến thức nền tảng về thực thi mục tiêu, đến từ việc định hình lại Sơ đồ trách nhiệm và xác định danh sách Mục tiêu năm, mục tiêu quý, giúp trả lời cho 2 câu hỏi đầu tiên: Chúng ta cần chinh phục mục tiêu gì và ai là người thực hiện?

Ở bước 2, Simplamo sẽ đi vào thực hành bằng cách hướng dẫn đội ngũ của bạn cách phân rã mục tiêu quý xuống cho team member, chia nhỏ mục tiêu thành các cột mốc và chỉ số để review tiến độ hàng tuần. Và tất cả, sẽ được thao tác ngay trên phần mềm bằng các mục tiêu thực tế ngay tại thời điểm này của công ty bạn.

Công thức xây dựng, phân rã và đo lường mục tiêu này đã được Simplamo đóng gói một cách cô đọng, đủ đơn giản và khoa học, đảm bảo dù bận rộn đến mấy, đội ngũ của bạn vẫn có thể tự thực hiện chúng.

Ở bước 3, Simplamo sẽ hướng dẫn đội ngũ cách duy trì nhịp độ thực hiện mục tiêu đều đặn thông qua khung cuộc họp hàng tuần, hàng quý – Nơi thực hành 9 bước đi quan trọng còn lại trong tiến trình chạm tới thành công.

Mục đích của cuộc họp này là để:

  • Đảm bảo đội ngũ không bỏ quên mục tiêu – điều 90% doanh nghiệp mắc phải mỗi khi hoàn thành kế hoạch kinh doanh
  • Định kỳ review tiến độ và giải quyết các vấn đề phát sinh – điều mà chúng ta thường phó mặc cho đội ngũ “tự bơi”/ hoặc quá sát sao đến không còn khe hở cho sự sáng tạo và trách nhiệm
  • Biết rõ khả năng & nguồn lực của bản thân và đội ngũ để xây dựng các mục tiêu tiếp theo thông minh hơn, sát hơn và nắm chắt khả năng đạt được hơn

khung-cuoc-hop-hang-tuan

Tìm hiểu chi tiết hơn về khung cuộc họp này

Qua các cuộc họp hàng tuần và hàng quý này, đội ngũ ban lãnh đạo của bạn sẽ biết cách lên kế hoạch thực thi sao cho khả thi nhất và mỗi khi có vấn đề cản trở, họ biết nhận diện, giải quyết và tìm đến sự hỗ trợ của bạn khi cần thiết. Như vậy, thông qua việc thực hành này, năng lực thực thi mục tiêu của đội ngũ ban lãnh đạo được hình thành và ngày một nâng cấp.

  • Simplamo sẽ tập trung vào đội ngũ ban lãnh đạo của bạn trước, sau đó mới đến tầng nhân viên, vì chỉ khi mỗi người quản lý là một người thực thi mục tiêu hiệu quả, họ sẽ là người làm gương và training tốt nhất cho từng thành viên trong team của mình.

Như vậy, với Simplamo, một sân khấu phô diễn tài năng đã được dựng lên, việc của bạn là quan sát từng tiết mục được diễn ra như thế nào, phát hiện ra những tiết mục cần được cải thiện và ai là tài năng thực sự trong tổ chức của bạn.

Nếu Simplamo là công cụ bạn đang tìm kiếm để lắp vào mảnh ghép cuối cùng trong hành trình chinh phục mục tiêu của tổ chức, hãy đăng ký nhận buổi tư vấn tại đây, Simplamo rất mong có cơ hội được trò chuyện và giải đáp các kỳ vọng của bạn.

Tìm hiểu về thêm về phần mềm Simplamo phá tan mọi rào cản thực thi trong doanh nghiệp tại đây.

Cùng với chủ đề này, ngày 31/08 vừa qua, Simplamo đã tổ chức workshop “Phân rã mục tiêu kinh doanh, bám sát kết quả hàng tuần hiệu quả”. Với các nội dung chính: 3 phương pháp phân rã mục tiêu từ MCKinsey (Toán học, Quy trình và Concept Doanh nghiệp như BSC,KPI,OKR), cách đặt mục tiêu đúng với vai trò của nhân sự và chia nhỏ ra thành chỉ số để đảm bảo mục tiêu được thực thi hàng tuần, chính xác, liên tục và bám sát tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp.

Đây là một buổi workshop định kỳ dành cho khách hàng đang sử dụng phần mềm Simplamo, với mục đích trau dồi và nâng cao năng lực thực thi mục tiêu cho đội ngũ. Nếu bạn chưa sử dụng Simplamo, hãy xem buổi workshop để hiểu cách Simplamo hoạt động trong doanh nghiệp như thế nào và liệu nó có phù hợp với điều bạn đang tìm kiếm hay không.

Xem video record workshop tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

chienluoc-simplamo

10 Chiến lược kinh doanh thành công trong thời kỳ suy thoái – Forbes

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Suy thoái kinh tế có thể là thời điểm khó khăn đối với bất kỳ công ty nào. Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn, dẫn đến áp lực giảm giá, chu kỳ bán hàng kéo dài hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn. Tất cả những diễn biến này có thể dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản cao hơn đối với nhiều công ty. Tuy nhiên, với những chiến lược phù hợp, một công ty không những chỉ tồn tại mà còn phát triển tốt trong thời kỳ này.

Dưới đây là 10 lời khuyên có thể giúp một công ty duy trì hoạt động và trở nên mạnh mẽ hơn:

chien-luoc-kinh doanh-simplamo

1. Tối ưu hóa hoạt động và P&L của bạn.

Một trong những điều đầu tiên mà một công ty nên làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế là xem xét kỹ báo cáo thu nhập và xem xét tối ưu hóa hoạt động của mình. Điều này có thể bao gồm giảm một số chi phí hoặc đóng băng các ngành nghề kinh doanh không có khả năng mang lại hiệu quả trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn hơn. Bằng cách đó, một công ty có thể duy trì lợi nhuận và có đủ tiền mặt để đầu tư vào các lĩnh vực khác và cải thiện lợi nhuận hoặc ít nhất là có một vị thế vững chắc hơn.

2. Duy trì bảng cân đối kế toán vững mạnh.

Sau khi tối ưu hóa báo cáo lãi lỗ (P&L), ban quản lý nên xem xét lại bảng cân đối kế toán để có một nền tảng tài chính vững chắc. Tức là có một khoản dự trữ tiền mặt lành mạnh và một bảng cân đối gọn gàng. Dự trữ tiền mặt là điều cơ bản vì yêu cầu về vốn lưu động có thể sẽ tăng lên do các khoản phải thu tăng lên và doanh thu có khả năng giảm. Một bảng cân đối mạnh nói chung có thể làm cho công ty ổn định hơn. Nó cũng sẽ cho phép một công ty được vay tiền, điều này có thể hữu ích cho việc đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

3. Đầu tư vào tiếp thị và bán hàng.

Mặc dù việc chi tiền cho hoạt động tiếp thị và bán hàng trong thời kỳ suy thoái là khá phi logic, nhưng đó thực sự có thể là một bước đi thông minh. Bằng cách tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực này, một công ty có thể duy trì khả năng hiển thị và giữ cho thương hiệu của mình luôn ở trong tâm trí khách hàng. Điều này có thể giúp một công ty duy trì hoặc thậm chí tăng thị phần của mình trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vì một số đối thủ cạnh tranh có thể sẽ không làm được điều đó.

4. Áp dụng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Đây là lý do tại sao tiền đề “khách hàng luôn đúng” đã trường tồn với thời gian. Đưa ra quyết định bạn tin là tốt nhất mà không xem xét những quyết định đó ảnh hưởng đến khách hàng của bạn như thế nào là một công thức dẫn đến thảm họa. Việc thu hút khách hàng mới tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân họ. Dịch vụ chất lượng tốt sẽ chống lại suy thoái kinh tế và chi phí để thực hiện điều đó sẽ mang lại lợi nhuận khi nền kinh tế mạnh trở lại.

chien-luoc-kinh doanh-simplamo

5. Có kế hoạch đối phó với sự thay đổi.

Sự tiến hóa hoặc các cuộc cách mạng sẽ luôn xảy ra và không có gì là cố định mãi mãi. Vậy nên, có một kế hoạch chắc chắn để đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ đảm bảo bạn không đưa ra những quyết định vội vàng. Hãy lắng nghe nhu cầu thực tế của khách hàng, các phản hồi từ thị trường, điều chỉnh kế hoạch và thực hiện các hành động tích cực để vượt lên trên đối thủ cạnh tranh.

6. Theo dõi sự cạnh tranh.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty nên theo dõi chặt chẽ sự cạnh tranh. Điều này có nghĩa là theo dõi giá cả, chiến lược tiếp thị và các hoạt động khác của đối thủ để hiểu cách họ đối phó với suy thoái. Sau đó, các công ty có thể sử dụng thông tin này để phát triển các chiến lược của riêng mình nhằm duy trì tính cạnh tranh, vì thị trường có thể sẽ trở nên khá năng động sau đó.

7. Trong mọi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội.

Một nền kinh tế khó khăn đang làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, điều đó không có nghĩa là mọi hy vọng sẽ bị mất. Hãy tìm ra cách tốt nhất để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở thành nhu cầu thay vì mong muốn. Xác định sự dư thừa và loại bỏ sự cồng kềnh, sau đó tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh đang định vị bản thân như thế nào.

Trong thời gian ngắn có thể khó khăn, nhưng nhìn vào những điểm sáng và xác định các lĩnh vực thành công sẽ mang lại cơ hội phát triển mà có thể đã bị bỏ qua.

8. Dream, diversify and never miss an angle – Walt Disney.

(Tạm dịch: Ước mơ, đa dạng hóa và không bỏ sót cơ hội)

Câu châm ngôn kinh doanh này rất lý tưởng để giúp các công ty vượt qua các điều kiện kinh tế khó khăn. Có một tầm nhìn về nơi bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình vượt qua thời kỳ suy thoái và bảo rằng bạn có đơn vị lưu kho (SKU) hoặc dòng sản phẩm cho nhiều ngành hoặc thị trường khác nhau.

Hãy tìm kiếm những cơ hội xuất hiện, đơn giản chỉ vì thế giới đã bị đảo lộn. Thật dễ dàng để đứng yên khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng sức mạnh và sự nhanh nhẹn có được trong thời gian thử thách sẽ đảm bảo công ty của bạn có vị thế tốt hơn trong dài hạn.

9. Thế mạnh của dự án.

Bản chất của kinh doanh là đi theo chu kỳ. Khi hiểu rõ nó, chúng ta sẽ biết rằng khó khăn rồi sẽ qua và tương lai sáng lạng sẽ tới, do đó các nhà lãnh đạo đừng tạo thêm hoảng loạn và sợ hãi trong tổ chức, vì điều này dễ gây nên ảnh hưởng xấu và dẫn đến một lời tiên tri về sự diệt vong sẽ ứng nghiệm.

Hãy hành động với cùng một thái độ tích cực trong cả thời điểm thuận lợi và khó khăn. Truyền thông lại các kỳ vọng và mục tiêu, cập nhật thông tin cho nhân viên để những lời đàm tiếu và lo lắng không làm hỏng các nỗ lực. Sự tự tin có tính lan truyền và sẽ khuyến khích tinh thần đồng đội để vượt qua những giai đoạn khó khăn đồng thời trở nên xuất sắc khi mọi thứ đang đi lên trở lại.

10. Có kế hoạch thoát khỏi suy thoái.

Cuối cùng, điều quan trọng là các công ty phải có một kế hoạch rõ ràng để thoát khỏi suy thoái kinh tế. Điều này có nghĩa là phải có sẵn một chiến lược để quay trở lại tăng trưởng và sinh lời sau khi thời kỳ suy thoái kết thúc. Ví dụ, một công ty có thể cần đầu tư thêm thiết bị hoặc thuê thêm nhân viên để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Ngoài ra, một công ty có thể cần phải điều chỉnh chiến lược định giá hoặc tiếp thị của mình để phù hợp với môi trường kinh tế sau suy thoái.

Hầu hết những lời khuyên đưa ra ở trên chỉ đơn giản là đưa mọi người trở về với những điều cơ bản mà nhiều công ty thường đi chệch hướng theo thời gian khi không phải đối mặt với những khó khăn kinh tế. Bằng cách bám sát kế hoạch, chấp nhận thay đổi, đầu tư vào nhân viên và lắng nghe khách hàng, các công ty có thể đảm bảo rằng họ sẽ không những tồn tại trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào mà còn phát triển hơn nữa.

Tác giả: Boyan Ivanov – Cofounder & CEO StorPool từ 2011 và là Thành viên Hội đồng Forbes. Bài viết được đăng trên trang Forbes.com vào tháng 02/2023.

Tác giả Boyan Ivanov đã liệt kê ra 10 chiến lược quan trọng để giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái, tuy thế để áp dụng các chiến lược này vào thực tế doanh nghiệp, một buổi nói chuyện chung chung không hồi kết chắc chắn sẽ không mang đến kết quả gì. Chỉ khi biến chúng thành các hành động cụ thể và hoàn thành nó mỗi ngày thì chiến lược mới thật sự phát huy tác dụng.

Đọc thêm bài viết “10 thay đổi quan trọng nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt” tại đây.

Simplamo – Công cụ biến chiến lược kinh doanh thành hành động, tập trung năng lượng đội ngũ vượt qua khó khăn

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” – nếu khó khăn là không thể tránh khỏi, người thức thời ắt hẳn sẽ dùng cơ hội này để làm 3 điều quan trọng:

  • Đánh giá lại hiện trạng của tổ chức: xem xét đâu là thế mạnh thực sự, những sản phẩm/dịch vụ hay thị trường không còn tiềm năng phải bỏ lại phía sau để con thuyền có sức vượt qua giông bão.
  • Xác định 3-5 mục tiêu mang tính sống còn để tập trung thực hiện ngay và trong ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng tới. Thời điểm này chúng ta sẽ khó bàn tới tầm nhìn dài hạn vì bất kể sự thay đổi nào sau suy thoái cũng là không thể lường trước được, mặt khác, có quá nhiều mục tiêu rời rạc hoặc mang tính “làm màu” chỉ làm bạn tiêu hao nguồn lực nhanh hơn.
  • Lựa chọn những con người phù hợp: khó khăn sẽ cho ta nhìn rõ những chiến binh có sức bền và đủ bản lĩnh để tiếp tục đồng hành. Đây là những người xứng đáng được trân trọng và đặt tiền đề cho một thế hệ sau được lựa chọn kỹ càng hơn.

Nếu đây là 3 điều bạn tâm đắc, phần còn lại của bài viết chính là giải pháp dành cho bạn. Giải pháp đến từ Simplamo và đang được hơn 200.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng để làm điều quan trọng:

1. Quay trở về với đội ngũ và đặt ra các mục tiêu cụ thể:

Đội ngũ vẫn là tài nguyên quý giá nhất mà mỗi doanh nghiệp có được, hãy tận dụng sức mạnh từ họ và sự đồng lòng chính là phát súng mở đầu cho việc khai phá sức mạnh nội tại. Các nhà lãnh đạo đừng bỏ quên điều này mà âm thầm tự đưa ra mọi quyết định không rõ lý do. Hãy nhớ rằng: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

Và để có được sự đồng lòng, hãy tập trung đội ngũ ban lãnh đạo trong một cuộc họp lớn. Tại đây chủ doanh nghiệp và những nhân sự cốt lõi cùng nhau nhìn lại hiện trạng của tổ chức và thảo luận các kế hoạch ngắn hạn trong 1-3 tháng tới. Đầu ra buổi họp này là đội ngũ ban lãnh đạo có chung một cách hiểu về thực trạng của doanh nghiệp, đồng ý với 3-5 mục tiêu quan trọng và xử lý hiệu quả các vấn đề “nặng ký”.

Công cụ Simplamo hỗ trợ: Khung cuộc họp quý trên phần mềm Simplamo với 7 phần quan trọng diễn ra trong 01 ngày làm việc. Tìm hiểu khung cuộc họp này.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức cuộc họp quý trên Simplamo

2. Làm rõ mục tiêu của bạn và cho đội ngũ biết điều bạn kỳ vọng

Các mục tiêu sẽ không thể tự hoàn thành nếu chỉ có một cái tên và một cái deadline, bạn cần chia nhỏ mục tiêu này thành các bước cụ thể để người thực hiện biết bắt đầu từ đâu và kết quả đầu ra bạn mong muốn là gì. Thời gian đầu việc chia nhỏ mục tiêu này sẽ được thực hiện bởi các leader/trưởng bộ phận, sau đó, nhân viên sẽ tự thực hiện dựa trên kinh nghiệm và các mẫu được thiết lập trước đó.

Lấy ví dụ từ 10 chiến lược của Boyan Ivanov, nếu đội ngũ bạn quyết định chọn chiến lược số 4 – Áp dụng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm để vượt qua khó khăn. Vậy các mục tiêu cụ thể cho chiến lược này là gì, đầu ra trông như thế nào và chúng bao gồm các bước hành động là gì? Đây là lúc bạn biến chiến lược thành những hành động cụ thể.

Công cụ xây dựng mục tiêu từ chiến lược của Simplamo:

Mô tả mục tiêu và kỳ vọng cụ thể để đội ngũ có cùng chung cách hiểu

cot-moc-muc-tieu-simplamoChia nhỏ mục tiêu thành các cột mốc công việc cụ thể để đội ngũ biết bắt đầu từ đâu

Các mục tiêu càng SMART càng đảm bảo khả năng hoàn thành, lưu ý nhỏ trong giai đoạn này là hãy tập trung vào các mục tiêu có thể đạt được thay vì các mục tiêu tham vọng. Vì các mục tiêu tham vọng đặt ra trong thời kỳ khó khăn sẽ tạo cảm giác không thực tế và khiến nhân viên dễ từ bỏ.

3. Xác định các chỉ số đo lường sức khỏe hàng tuần

Chúng là các chỉ số đảm bảo đội ngũ của bạn đang hoạt động nhịp nhàng, đều đặn, có sự tập trung và đi đúng hướng. Các chỉ số này có thể là doanh thu bán hàng hàng tuần, số đơn hàng được giao hàng tuần hoặc số lỗi phát sinh trong tuần. Giống như một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời, cơ trưởng có một bảng các chỉ số quan trọng về nhiên liệu, hướng gió, tốc độ bay,… để đảm bảo máy bay đi đúng hướng và đúng lộ trình. Bất kỳ một chỉ số nào bị “lệch nhịp” cũng là điềm báo để cơ trưởng có phương án xử lý ngay trước khi quá muộn.

Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn quan sát những chỉ số nào để nắm chắc mọi hoạt động trong tay và có cơ sở để đưa ra quyết định trong ngắn hạn đúng đắn nhất?

Bảng chỉ số sức khỏe hàng tuần (scorecard) từ Simplamo:

bang-chi-so-doanh-nghiep

Quá nhiều các chỉ số sẽ là một sai lầm tai hại, vì khi đó, cả bạn và đội ngũ đều không biết tập trung vào đâu. Khi bị giới hạn bởi nguồn lực và thời gian, hãy cho đội ngũ của bạn biết đây là 5-7 chỉ số quan trọng nhất mà bạn muốn theo dõi hàng tuần, và chúng ta sẽ cùng nỗ lực hết mình để đạt được nó.

4. Bí quyết để mọi hành động thực sự diễn ra là gặp gỡ nhau định kỳ

Bạn có chắc các mục tiêu/chỉ số đưa ra được thực hiện đều đặn và kỷ luật bởi đội ngũ, bạn đã quá quen với tình trạng “nước tới chân mới nhảy”, bạn không muốn tình trạng này xảy ra nhưng cũng không thể suốt ngày đi theo chân đội ngũ hỏi công việc đang tới đâu. Vì bản thân bạn – một chủ doanh nghiệp, chắc chắn còn bận rộn hơn đội ngũ rất nhiều lần.

Vậy, hãy gặp gỡ nhau định kỳ hàng tuần để review mục tiêu và chỉ số. Chỉ bằng một việc đơn giản nhưng giúp bạn giải quyết hàng tá rắc rối sau đó:

  • Đảm bảo đội ngũ luôn ưu tiên mục tiêu/chỉ số và tập trung hoàn thành liên tục
  • Họ sẽ kỷ luật và trách nhiệm hơn trong công việc vì không chỉ bạn “review” mà các đồng nghiệp khác của họ sẽ cùng “review”
  • Nhận diện ngay các vấn đề phát sinh trong tuần và xử lý kịp thời, cả khách quan từ bên ngoài và chủ quan từ đội ngũ
  • Kịp thời điều chỉnh kế hoạch trước khi quá muộn: không có gì chắc chắn kế hoạch của bạn sẽ luôn luôn đúng trong mọi thời điểm, vậy nên gặp gỡ nhau để đánh giá và phân tích sẽ giúp bạn đỡ phải đi quá “xa”
  • Lắng nghe mọi phản hồi của nhân viên và khách hàng, có rất nhiều luồng thông tin xuất hiện trong và ngoài doanh nghiệp nhưng chúng sẽ không thể nào đến tai của bạn hết được, và cuộc họp chính là lúc bạn gom mọi người lại để nghe đầy đủ các phản hồi trong tuần
  • Nhận diện những người không phù hợp và lệch nhịp với tổ chức, bằng một cách nhanh chóng (chỉ sau vài lần tổ chức họp tuần) bạn sẽ phát hiện ra những thành viên “bất tuân thủ”, hay bàn ra và không cùng hướng đi với phần còn lại

Và đây chính là khung cuộc họp tuần định kỳ trên Simplamo, đảm bảo mọi hành động đang diễn ra và loại bỏ tất cả các chướng ngại trên đường đi của bạn:

Hãy đều đặn tổ chức cuộc họp tuần với ban lãnh đạo của bạn (các trưởng bộ phận), sau đó từng trưởng bộ phận lại tổ chức cuộc họp tuần với team của họ. Việc này đảm bảo luồng thông tin được truyền tải xuyên suốt và hai chiều trong tổ chức. Một tổ chức làm việc nhịp nhàng và năng suất sẽ hình thành sau 3-4 tuần tổ chức cuộc họp này. Đây là bí quyết mà đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ không nói cho bạn biết.

5. Có thể bạn cần vào lúc này: tinh gọn sơ đồ tổ chức và sắp xếp lại nhân viên

Đây có lẽ là phần khiến cho bạn đau đầu nhất và không muốn thực hiện, nhưng “hiện thực” lại không để cho bạn từ chối nó. “Trong mọi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội” – Các quyết định bạn đưa ra thời điểm này có thể khó khăn nhưng nó chính là bước ngoặt để mở ra những điều tuyệt vời hơn. Hãy tin vào hành động của mình như chính đội ngũ tin vào sự dẫn dắt của bạn. Một buổi nói chuyện tinh tế và đầy tình cảm có thể giúp bạn vượt qua 36 giờ đau khổ khi chia tay những nhân sự từng gắn bó. Còn bây giờ hãy bắt tay từ những bước chân đầu tiên.

Sau khi bạn đã loại bỏ những thứ thừa thải trong tổ chức và xác định các mục tiêu quan trọng cần thực hiện, việc còn lại là bạn cần xác định những nhân sự nào thực hiện điều này sao cho tối ưu chi phí và hiệu quả nhất. Tất nhiên, sẽ rất tuyệt vời nếu nguồn lực của bạn tốt để cầm cự trong một thời gian dài, nếu không, chính lúc này bạn phải đưa ra các quyết định khó khăn.

Tiếp theo, với những nhân sự còn lại, hãy đặt họ lên một sơ đồ tổ chức mới đã được tinh gọn và phù hợp nhất với sự phát triển “ngay tại thời điểm hiện tại” của bạn. Đặt vào đó, mỗi vị trí tối đa 5 vai trò quan trọng nhất, với 5 vai trò này mỗi nhân sự sẽ biết họ cần tập trung vào điều gì. Và khi tất cả mọi người đều thấy 5 vai trò của nhau, họ sẽ trách nhiệm hơn và phát huy năng lực tốt hơn – cộng thêm một điểm sức mạnh cho tổ chức của bạn trong thời gian này.

Và ở Simplamo, chúng được gọi là Sơ đồ trách nhiệm:

so-do-trach-nhiem-simplamo

Cuộc họp như nói ở trên là một trong những cách để bạn nhận ra cộng sự đồng hành tuyệt vời và mời những người không phù hợp lên chuyến xe khác. Các công cụ của Simplamo luôn kết nối với nhau và phục vụ cho nhau, không có công cụ nào được tạo nên một cách thừa thãi cả – và đó chính là cách mà một doanh nghiệp tối ưu hiệu suất hoạt động.

Trên đây là 5 bước đầu tiên để bạn vận dụng tốt các chiến lược, bám sát kế hoạch, tập trung vào con người và lắng nghe khách hàng hiệu quả nhất. Simplamo vẫn còn những công cụ diệu kỳ khác mà khi khám phá ra bạn sẽ thấy chúng tăng cường nội lực của bạn một cách logic và bài bản đến không ngờ. Vậy hãy đăng ký trải nghiệm tính năng Simplamo ngay tại đây để khoác bộ giáp mạnh mẽ lên tổ chức và bước từng bước chân vững chắc vượt qua cơn giông này.

Bạn sẽ không ngờ tới những gì chờ đón bạn sau cơn cuồng phong, có thể là siêu lợi nhuận hoặc là doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Còn bây giờ, hãy “sinh tồn”! Chúc bạn thành công^^

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Tăng động lực nhân viên

Thúc đẩy động lực nội tại, nâng cao hiệu suất làm việc

By Quản trị doanh nghiệp

Tăng động lực nhân viên là phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc. Cha đẻ mô hình OKR – Andy Grove cho rằng: “Một nhân viên không có động lực để hoàn thành công việc sẽ không thể được cải thiện, chỉ có thể thay thế. Và nguyên nhân duy nhất khiến một nhân viên không thể thực hiện công việc là do họ không có đủ năng lực hoặc không có động lực để làm.”

tăng động lực nhân viênCâu trên có 2 giả định.

Giả định thứ thất: nếu đội ngũ của bạn có động lực nhưng không hoàn thành tốt công việc, thì vấn đề nằm ở chỗ họ chưa có đủ khả năng.

Bài viết ngày hôm nay sẽ đi sâu vào giả định thứ 2 nếu doanh nghiệp đã sở hữu những thành viên có đủ năng lực nhưng không hoàn thành tốt công việc. Vậy thì làm thế nào để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thúc đẩy động lực của nhân viên.

Những nỗ lực để tăng động lực nhân viên “tạm thời“ là điều mà các doanh nghiệp vẫn thường hay làm. Tuy nhiên điểm yếu là chúng ta không thể tăng động lực nhân viên một cách liên tục, khiến mọi thứ trở nên nữa vời, bài toán sau đó doanh nghiệp lại chật vật với vấn đề nâng cao hiệu suất làm việc.

Động lực làm việc của nhân viên sẽ bị ngắt quãng bởi vô số các tác động trong hoạt động thường ngày. Chính vì vậy giải pháp triệt để ở vấn đề này là doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường thúc đẩy động lực bền vững, điều này giúp sếp không ngừng tăng động lực nhân viên trong môi trường làm việc.

1. Hãy “Hiểu Sâu” – “Hiểu Đúng” về động lực

Doanh nghiệp luôn mong muốn thúc đẩy hiệu suất làm việc của “đội ngũ”, thế nhưng những gì phù hợp với thành viên này đôi khi là không phù với thành viên khác. Vì bản chất tổ chức được tập hợp bởi những cá thể riêng biệt.

Động lực của nhân viên chia ra làm 2 dạng: tăng động lực nhân viên từ bên trong, và động lực nhân viên từ bên ngoài.

Hiểu về “động lực từ bên trong”: Là động lực được thúc đẩy từ bên trong, nhân viên thực hiện công việc vì có sở thích, ham muốn được chinh phục với chúng.

Trong khi động lực bên ngoài phát sinh từ các yếu tố bên ngoài, thì động lực từ bên trong xuất phát bởi yếu tố bên trong của nhân viên. Song song đó các nhà tâm lý học chỉ ra rằng nếu chúng ta cung cấp một phần thưởng từ bên ngoài quá mức sẽ làm giảm đi động lực nội tại của các thành viên.

Tạo động lực cho nhân viên không khó, câu hỏi được đặt ra khó hơn đó chính là làm thế nào để doanh nghiệp có thể “duy trì” động lực của nhân viên thường xuyên. Điều này dẫn dắt chúng ta quay trở về với trường hợp động lực bên ngoài, và động lực bên trong của đội ngũ.

Khi không thể lúc nào cũng duy trì động lực bên ngoài, rõ ràng hơn bao giờ hết doanh nghiệp cần nuôi dưỡng động lực nội tại của nhân viên.

Ở phần sau là một số điểm giúp tăng động lực nhân viên, nuôi dưỡng động lực bền vững trong môi trường làm việc.

2. Yếu tố tăng động lực nhân viên bằng cách thúc đẩy động lực nội tại

2.1. Xây dựng môi trường văn hóa cùng chung với giá trị cốt lõi

Xây dựng môi trường văn hóa cùng chung với giá trị cốt lõi, đây là nền tảng để loại bỏ mọi rào cản đồng thời khai thác động lực nội tại , tăng động lực nhân viên tại môi trường làm việc. Nếu doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ cùng chung giá trị văn hóa với tổ chức, và bạn đang chèo lái con thuyền hội tụ các thành viên, nơi đó mọi người cùng chung hệ thống niềm tin với nhà lãnh đạo. Lúc này, mọi người được là chính mình và nói “cùng chung một ngôn ngữ”, điều này sẽ thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên khi mọi người trong tổ chức giao tiếp và kết nối với nhau hiệu quả.

2.2. Cho phép các thành viên đóng góp vào mục tiêu chung của tổ chức

“Khi nhân viên của bạn đang làm việc với một mục tiêu rõ ràng và được hỗ trợ bởi nguồn động lực đích thực, họ có khả năng làm việc với hiệu quả cao hơn.” – Tony Hsieh, nhà sáng lập của Zappos.

Chìa khóa để đội ngũ thực sự kết nối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng tính cam kết của mỗi cá nhân trong công việc, chính là hãy cho nhân viên của bạn thật sự thấy rằng các công việc mà họ làm hàng ngày, hàng giờ, và những nỗ lực này đang được đóng góp vào “mục tiêu chung của tổ chức”.

Khi các thành viên nhận thức những “giá trị của họ” được đóng góp và ảnh hưởng, nhà lãnh đạo sẽ tăng động lực nhân viên từ bên trong một cách đáng ngờ.

2.3. Nhân viên mong muốn được tin tưởng và trao quyền

Để khai thác sức mạnh nội tại của nhân viên, việc tin tưởng và trao quyền sẽ giúp nhà lãnh đạo nâng cao ý thức về vai trò lẫn trách nhiệm của nhân viên. Lúc này sẽ gia tăng động lực nhân viên, giúp mọi người cam kết trong công việc một cách “tự nhiên” nhất.

“Trao quyền”, nghe có vẻ lôi cuốn nhưng nó lại không hề đơn giản. Một doanh nghiệp đi xa nhờ một tập thể xuất sắc, việc trao quyền giúp nhân viên có được sự tin tưởng từ những nhà lãnh đạo, và điều này có thể chuyển hóa thành sự tự tin, sức mạnh để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc.

2.4. Nhân viên mong muốn nhận được phản hồi, ghi nhận thường xuyên

“Một người lãnh đạo giỏi biết cách tạo động lực cho nhân viên bằng cách giúp họ nhìn thấy cảm giác của mình trong công việc.” – Sam Walton, người sáng lập của Walmart.

Việc các phản hồi được ghi nhận thường xuyên, đồng nghĩa với việc nhân viên của bạn được liên tục được “ghi nhận”, liên tục được “giúp đỡ” trong quá trình làm việc. Hãy tạo khoảng không gian để mọi người cùng nhau chiến đấu vì một tiêu chung, và đồng hành với nhau thay vì để họ có cảm giác đang chiến đấu một mình. Đây là một trong cách tạo động lực nhân viên hiệu quả.

3. Biến lý thuyết ở trên thành những công cụ thực chiến, xây dựng một môi trường tạo động lực bền vững.

Các doanh nghiệp vận hành trên Simplamo duy trì việc tăng động lực nhân viên bằng cách nuôi dưỡng động lực nội tại ngay từ bước đầu tiên.

tăng động lực nhân viên

3.1. Công cụ giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng và nuôi dưỡng hệ thống con người cùng chung giá trị cốt lõi? Hãy làm điều này ngay từ đầu, có nghĩa là chúng ta hãy tuyển dụng và đánh giá nhân sự dựa trên hệ giá trị của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp vận hành trên Simplamo có công cụ để doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng những con người phù hợp bằng cách sử dụng công cụ phân tích con người dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Sau đó xác định ứng cử viên có Hiểu việc/Muốn làm/Có năng lực làm việc cho vị trí này hay không. Và những câu hỏi này được thiết kế đơn giản với câu trả lời “CÓ” hoặc “KHÔNG”.

3.2. Hãy thiết lập công việc ưu tiên quý cho các thành viên thực sự tham gia vào quá trình thực thi mục tiêu của đội ngũ.

Khi bắt đầu với câu hỏi “Điều gì làm cho nhân viên suy nghĩ về vai trò của họ thường xuyên?”. Hãy cô đọng các mục tiêu dài hạn thành các công việc ưu tiên cần làm trong vòng 90 ngày, với mỗi thành viên đảm nhận rõ ràng sẽ giúp mọi người luôn có trách nhiệm về vai trò của mình.

Cùng với đó, hãy thường xuyên đo lường và phản hồi về mục tiêu của nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc tập trung, tăng động lực nhân viên bằng cách giúp họ chú tâm vào quá trình làm việc của mình. Các nhà tâm lý học cho rằng, chúng ta thường mong muốn chinh phục bởi những thứ chúng ta có thể đo lường.

3.3. Thúc đẩy động lực nội tại, tăng động lực nhân viên qua phương pháp tin tưởng và trao quyền

Thực ra mọi người đều muốn cuộc đời làm việc của mình vì một mục đích lớn lao hơn. Tuy nhiên có nhiều thành viên cho rằng phần lớn thời gian của họ tại nơi làm việc không có ý nghĩa. Hãy nhìn nhân viên của bạn như người trưởng thành, tạo không gian để họ phát huy năng lực của mình, được thể hiện bản thân. Sau đây, hãy bắt đầu tin tưởng và trao nhiệm vụ cho họ bằng cách áp dụng công cụ nâng cấp và ủy quyền, để nhanh chóng nâng cấp bản thân và ủy quyền cho nhân viên.

3.4. Tăng động lực nhân viên, thông qua quá trình đồng hành cùng đội ngũ trong cuộc họp hàng tuần

Bắt đầu tổ chức cuộc họp hàng tuần theo khung cuộc họp trên Simplamo, giúp bạn liên tục theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giữ được sự tập trung, trách nhiệm của họ với mục tiêu. Các phần trong khung cuộc họp sẽ giúp nhà lãnh đạo đồng hành, chiến đấu cùng cộng sự của mình trong quá trình làm việc, và tăng động lực nhân viên giúp mọi người làm việc hiệu quả.

Thực tế, khi nhân viên mất động lực làm việc, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề này một cách tức thì bằng các phương pháp tăng động lực nhân viên như: khen thưởng, các chương trình tổ chức gắn kết đội ngũ… Tuy nhiên chúng ta không thể làm điều này một cách thường xuyên, liên tục. Trong khi thực trạng “kiệt sức tại nơi làm việc” và “nghỉ việc” trong suy nghĩ của nhân viên ngày càng nhiều, thì việc xây dựng và củng cố động lực nội tại là phương pháp giúp tăng động lực nhân viên là điều tối cần thiết.

Xem thêm:

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm KPI

Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. KPI là gì? Tầm quan trọng KPI trong doanh nghiệp

Trước khi đi vào tìm hiểu về phần mềm KPI, Simplamo sẽ dành một ít thời gian nhắc về phương pháp quản trị hiệu suất bằng KPI.

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicators, là các chỉ số quan trọng chính được xác định hướng tới một kết quả dự kiến, đánh giá sự thành công của một tổ chức. Các chỉ số KPI cung cấp trọng tâm cho sự cải tiến chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu các chỉ số KPI giúp đo lường sự thành công của hoạt động trong doanh nghiệp: từ các chỉ số bán hàng đến các chỉ số truyền thông mạng xã hội…điều này tạo cơ sở phân tích, đưa ra quyết định khi cần thiết.

*Lưu ý rằng KPI khác nhau giữa các công ty và giữa các ngành, tùy thuộc vào tiêu chí hiệu suất. Các chỉ số KPI được xây dựng phải mang tính thúc đẩy, đo lường được, tạo nền tảng cải thiện được hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

Một ví dụ dễ hiểu về KPI: Giả sử bạn là giám đốc bán hàng của một công ty và muốn đo lường hiệu suất của đội bán hàng của bạn. Một KPI có thể là doanh số bán hàng hàng tháng. Ví dụ, trong tháng này, đội bán hàng đã đạt được doanh số tổng cộng là 500.000.000.

2. Phần mềm KPI là gì?

Phần mềm KPI là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập, quản lý và đánh giá các chỉ số hiệu suất quan trọng của tổ chức. Giúp tổ chức tập trung vào đo lường hiệu suất tổng thể và dễ dàng cung cấp thông tin quan trọng, từ việc xác định tình hình sức khỏe tổ chức đến đánh giá kết quả, tạo ra sự rõ ràng và mạch lạc, giúp sếp nhanh chóng tập trung vào kết quả của tổ chức.

3. TOP 4 phần mềm KPI cho doanh nghiệp

3.1 Base goal

Base Goal tập trung vào quản trị các mục tiêu trong doanh nghiệp, liên kết các mục tiêu từ công ty xuống phòng ban và cá nhân. Theo đó, các mục tiêu định lượng sẽ được chia thành các chỉ số KPI để đo lường và báo cáo tiến độ đạt mục tiêu của đội ngũ.

Điểm mạnh: Base Goal cung cấp nhiều tùy chọn về KPI (tháng, quý, năm) đa dạng theo nhu cầu và ngành nghề của khách hàng. Cùng với việc có thể kết nối với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của mình, các chỉ số KPI trên Base Goal sẽ được tự động cập nhật số liệu dựa trên các ứng dụng đó.

Điểm yếu: Base Goal khá phức tạp vì chưa có công thức chuẩn cho người dùng, khó theo dõi tiến độ chung chỉ trên một màn hình.

3.2 Phần mềm kpi Simplamo

Simplamo được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Mỹ, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn triển khai BSC, OKR, KPI. Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng & thực thi chiến lược hiệu quả, tối ưu chi phí vận hành, gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chung và tăng trưởng doanh thu từ 10-30% hằng năm.

Điểm mạnh: Phần mềm KPI Simplamo tích hợp một cách khoa học giữa KPI và OKR, đơn giản dễ sử dụng, có công thức xây dựng KPI chuẩn. Bên cạnh đó bảng chỉ số trên Simplamo được thể hiện một cách tổng quan, rõ cho nhà lãnh đạo dễ dàng nắm bắt.

Điểm yếu: Hiện tại Simplamo chỉ tập trung vào quản trị và thực thi Mục tiêu/Chiến lược, chưa chú trọng vào các tính năng bổ trợ khác

3.3  Phần mềm KPI Fastwork

Phần mềm KPI trên Fastwork cho phép đo lường, đánh giá hiệu quả việc đạt được mục tiêu của tổ chức, bộ phận chức năng hay cá nhân thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng.

Việc triểh khai trên Fastwork giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố chính xác, minh bạch, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của việc khai phần mềm KPI toàn doanh nghiệp.

Điểm mạnh: Dễ dàng xây dựng và quản lý danh sách chỉ tiêu KPI, thiết lập tần suất đo linh hoạt: tháng, quý, năm.

Điểm yếu: Chưa tích hợp triển khai OKR

3.4 Phần mềm KPI Simple

SimpleKPI là một giải pháp phần mềm KPI trực tuyến hoàn chỉnh, cung cấp tất cả các chức năng cần thiết để tạo, quản lý và giám sát tất cả các Chỉ số hiệu suất chính (KPI) của bạn. Simple KPI giúp xác định và đo lường tiến độ hướng tới thành công trong kinh doanh của mình và cung cấp sự kết hợp hoàn hảo giữa mục nhập, quản lýbáo cáo KPI – tất cả ở một nơi.

Điểm mạnh: phần mềm KPI Simple được đánh giá cao bởi giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng

Điểm yếu: Chưa tích hợp triển khai OKR

4. Cách phần mềm KPI Simplamo giúp sếp khắc phục các điểm nghẽn triển khai KPI

Xây dựng bảng chỉ số KPI giúp sếp hiểu được vị trí của doanh nghiệp và cách duy trì hoạt động kinh doanh. Không có KPI, một công ty có thể nhanh chóng mất đi phương hướng và mục đích. Nói một cách đơn giản là thật khó để một lãnh đạo điều hành một công ty tốt nếu không biết được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp đang ở đâu và về đâu.

Trong bài viết hôm nay, Simplamo sẽ giúp sếp nhận ra các lỗi phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình áp dụng KPI, và cách mà tư duy trên Simplamo giúp sếp khắc phục những điểm yếu này:

Hiện trạng doanh nghiệp triển khai KPI cần chú ý: Trong một khảo sát cho thấy rằng có khoảng 40% doanh nghiệp đo lường mọi số liệu cần đo lường và đây là sai lầm tồi tệ nhất mà một công ty có thể mắc phải. Những chủ doanh nghiệp khác khoảng 38% cho biết họ đo lường mọi thứ và không bao giờ review lại KPI của mình. Song song đó khoảng 25% người tham gia cũng không liên kết được KPI của họ với chiến lược của công ty mà thay vào đó họ thu thập các dữ liệu KPI có sẵn mà những người trong ngành đã sử dụng.

4.1 Đầu tiên, KPI được xây dựng không được kết nối với chiến lược

Một bảng chỉ số KPI hiệu quả sẽ giúp sếp cải thiện được hoạt động công ty và cung cấp thông tin “tình báo” cho doanh nghiệp. Việc xây dựng KPI kết nối với chiến lược sẽ giúp sếp phát huy được sức mạnh của mình và giúp cho mọi thứ được liên kết và thông suốt. Sếp sẽ cân bằng việc phát hiện tình hình hiện tại gây tác động đến chiến lược đồng thời đảm bảo việc điều chỉnh kịp thời.

Phần mềm KPI trên Simplamo được gọi là bảng chỉ số Scorecard. Đo lường các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, cung cấp thông tin phản hồi một cách trực quan và giúp đưa ra các quyết định trong quá trình thực thi chiến lược. Để tạo sự liên kết với chiến lược Simplamo giúp sếp xây dựng bảng chỉ số dựa trên: Tầm nhìn => mục tiêu 10 năm => mục tiêu 3 năm => mục tiêu 1 năm => mục tiêu quý => chỉ số Scorecard. Chính vì sự khoa học, liên kết, và thông suốt như vậy sẽ giúp sếp đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình thực thi.

Trên một bảng chỉ số giúp sếp: dễ dàng nhìn thấy, dễ dàng nắm bắt, đưa ra quyết định nhanh chóng. Trong quá trình triển khai đội ngũ chuyên gia Simplamo giúp sếp khai thác các chỉ số liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Ở các chỉ số xanh sếp dễ dàng nhận diện được chỉ số đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngược lại ở các chỉ số màu đỏ là chưa đạt – đây là điểm khai thác những vấn đề, đưa ra trách nhiệm giải trình từ đội ngũ.

4.2 Tất cả mọi thứ có thể đo lường mặc dù vậy không nhất thiết phải đo lường tất cả.

Việc đo lường tất cả các chỉ số khiến sếp không thể tập trung vào các chỉ số đặc biệt quan trọng dẫn đến hiện trạng chồng chất thông tin, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định.

Đây là lý do vì sao Simplamo giúp sếp chú trọng từ 10- 15 chỉ số cốt lõi, giúp sếp thể hiện được một cách tổng quan các chỉ số “cốt lõi” trên phần mềm. Không mang đến sự phức tạp, rắc rối, tất cả chỉ số đều được cô đọng trong một màn hình.

Khi sếp xác định được những dữ liệu quan trọng, đây là kim chỉ nam giúp sếp đưa ra những quyết định đúng đắn, khám phá hiện trạng thực tế, từ đó điều chỉnh cách giải quyết các vấn đề của mình.

4.3 Lời nhắc: “KPI không phải là công cụ tĩnh” mà cần được theo dõi và đo lường thường xuyên

Để các chỉ số KPI thật sự hoạt động trong doanh nghiệp, chúng cần được đo lường và theo dõi thường xuyên, giúp mọi thứ không bị thả trôi và rơi vào tình trạng chạy nước rút.

Sau đây là một số lý do nhắc nhở sếp nên theo dõi KPI thường xuyên:

  • Giúp sếp quản trị hiệu suất liên tục
  • Đưa ra các quyết định nhanh chóng
  • Thúc đẩy quá trình “hành động” của đội ngũ

Phương pháp Simplamo giúp sếp khắc phục tình trạng này đó chính là việc tích hợp Review theo dõi bảng chỉ số Scorecard thông qua cuộc họp hàng tuần, tạo nhịp điệu follow một cách liền mạch.

Thông thường, khi các doanh nghiệp quyết định triển khai KPI trong doanh nghiệp và điểm chết nằm ở phần chúng ta không theo dõi mọi thứ. Để việc thực thi được thành công cũng như nhanh chóng bắt mạch, giải quyết vấn đề, bảng chỉ số Scorecard sẽ là một phần được Review trong khung cuộc họp hàng tuần.

5. Các tiện ích tích hợp trong phần mềm KPI trên Simplamo

*KPI, OKR là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản trị hiệu suất, dù vậy việc sử dụng 1 trong 2 không giúp sếp giải quyết được bài toán trọn vẹn. Khi kết hợp cả 2 phương pháp quản trị hiệu suất OKR và KPI sẽ giúp sếp phát huy được tối đa sức mạnh của đội ngũ.

“Nếu không có KPI, rất khó để biết điều gì cần cải thiện và nếu không có OKR, bạn sẽ không thể tập trung vào các mục tiêu kinh doanh của mình.” – Andy Grove, một trong những nhà sáng lập của công ty Intel.

Song song với việc xây dựng bảng chỉ số Scorecard, Simplamo giúp doanh nghiệp triển khai OKR hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung tốt cho nhau khi cả 2 được kích hoạt. Trong khi bảng chỉ số Scorecard giúp doanh nghiệp theo sát hoạt động kinh doanh và đây là điểm bắt đầu “cuộc trò chuyện” về những điều cần cải thiện, thì bảng xây dựng mục tiêu OKR (trên Simplamo gọi là Rock) giúp doanh nghiệp xây dựng và bám đuổi mục tiêu hiệu quả.

Việc kết hợp cả 2 một cách khoa học sẽ giúp sếp kiểm soát tốt tình hình của mình qua bảng chỉ số, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm nền tảng đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình thực thi mục tiêu.

Khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống chỉ số KPI của riêng mình cũng là lúc xác định được việc mình cần làm cũng như hệ thống được công tác hỗ trợ việc truy cập, đo lường thường xuyên để mọi thứ không bị thả trôi.

Mời Sếp tìm hiểu thêm về Mô hình BSC cùng với Phương pháp đơn giản hóa BSC, biến chiến lược thành hành động hàng tuần tại đây.

Mời Sếp tìm hiểu về MBO và lỗ hổng trong phương pháp quản trị mục tiêu MBO và giải pháp toàn diện cho sếp  tại đây

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.*

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

*Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Cover blog (8)

10 thay đổi quan trọng nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Theo một cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây của McKinsey & Company – The State of Organizations 2023, khảo sát hơn 2,500 lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới, dưới đây là 10 thay đổi lớn mà doanh nghiệp trên khắp thế giới đang đối mặt. Những thay đổi này vừa là thách thức vừa là dấu hiệu của cơ hội, tùy thuộc vào cách các tổ chức nhìn nhận và giải quyết chúng.

1. Tăng tốc độ & củng cố năng lực tự phục hồi

Một nữa số người được hỏi trong cuộc khảo sát nói rằng tổ chức của họ không được chuẩn bị để đối phó với những biến cố trong tương lai. Trong khi đó, những doanh nghiệp có khả năng vượt lên và nhanh chóng thoát khỏi các cuộc khủng hoảng liên tiếp có thể đạt được những lợi thế đáng kể so với những tổ chức khác.

Xem thêm Tăng cường sức khỏe doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

2. “True hybrid”: Sự cân bằng mới giữa làm việc trực tiếp và từ xa

Kể từ đại dịch Covid-19, khoảng 90% tổ chức đã áp dụng nhiều mô hình làm việc kếp hợp cho phép nhân viên làm việc tại các địa điểm bên ngoài văn phòng, trong một phần hoặc phần lớn thời gian. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cung cấp một cấu trúc hoạt động và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên dù làm việc trực tiếp hay từ xa vẫn được diễn ra hiệu quả.

4 trên 5 người lao động làm việc trong môi trường hybrid trong suốt 2 năm qua vẫn muốn được tiếp tục duy trì hình thức làm việc này

3. Mở đường cho ứng dụng AI

AI không chỉ là một cơ hội tiềm năng để thúc đẩy hoạt động của công ty, nó cũng có thể được sử dụng để xây dựng các tổ chức tốt hơn. Các công ty đã và đang sử dụng AI để tạo ra các tài năng bền vững, cải thiện đáng kể cách thức làm việc và thực hiện các thay đổi cấu trúc dựa trên dữ liệu nhanh hơn.

4. Các quy tắc mới về thu hút, giữ chân và cắt giảm nhân sự

Người lao động đang nhìn nhận lại thái độ của họ cả với công việc và tại nơi làm việc. Các tổ chức có thể xem xét các đề xuất của nhân viên và điều chỉnh theo sở thích cá nhân của họ để thu hẹp khoảng cách giữa những gì người lao động mong muốn và những gì công ty cần.

39% người lao động được khảo sát tại 7 quốc gia nói rằng họ có ý định nghỉ việc trong 3 đến 6 tháng tới

5. Hoàn thiện lỗ hỏng năng lực

Các công ty thường công bố các yếu tố công nghệ hoặc kỹ thuật số trong chiến lược phát triển của mình trong khi lại không có khả năng để tích hợp chúng. Chỉ có công nghệ là chưa đủ, doanh nghiệp cần xây dựng một tập hợp vững chắc bao gồm cả con người, quy trình và công nghệ mới đảm bảo đạt lợi thế cạnh tranh liên tục so với các đối thủ của mình.

6. Thắt chặt tài năng

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ lâu đã đi theo con đường thắt chặt tài năng – cân đối cẩn thận ngân sách trong khi giữ chân những người chủ chốt. Trong môi trường kinh tế không chắc chắn ngày nay, họ cần tập trung nhiều hơn vào việc kết hợp nhân tài với các vị trí cao nhất trong tổ chức. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy rằng, trong nhiều tổ chức, từ 20 đến 30% các vai trò quan trọng không được đảm nhiệm bởi những người thích hợp nhất.

7. Lãnh đạo tự nhận thức và truyền cảm hứng

Các nhà lãnh đạo ngày nay cần có khả năng lãnh đạo bản thân, lãnh đạo một nhóm C- level và thể hiện các kỹ năng lãnh đạo cũng như tư duy cần thiết để lãnh đạo trên quy mô lớn, điều phối và truyền cảm hứng cho mạng lưới các nhóm. Để làm được điều đó, họ phải xây dựng nhận thức sâu sắc về cả bản thân và môi trường hoạt động xung quanh họ.

Chỉ 25% người lao động nói rằng những nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ là những người gắn kết, đam mê và truyền cảm hứng cho nhân viên ở mức tốt nhất có thể

8. Đạt được tiến bộ có ý nghĩa về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập

Nhiều tổ chức đang ưu tiên sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (viết tắt là DEI), nhưng trong nhiều trường hợp, các sáng kiến không chuyển thành tiến bộ có ý nghĩa. Để hiện thực hóa nguyện vọng DEI, các nhà lãnh đạo cần xác định các cơ hội để đạt được tiến bộ cả trong tổ chức, trong cộng đồng và rộng hơn là trong xã hội.

9. Sức khỏe tâm lý: Đầu tư vào các chương trình phù hợp

Khoảng chín trong số mười tổ chức trên khắp thế giới cung cấp các chương trình hạnh phúc cho nhân viên (employee well-being). Tuy nhiên, điểm số về sức khỏe và hạnh phúc toàn cầu vẫn còn kém. Các tổ chức cần tái tập trung nỗ lực vào việc giải quyết một cách có hệ thống các nguyên nhân gây ra các thách thức về sức khỏe tâm lý và hạnh phúc; chỉ chỉnh sửa một lần và gia tăng sẽ không đủ.

10. Hoạt động hiệu quả

Hơn một phần ba các nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát của chúng tôi coi hiệu quả là top ba ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Nâng cao hiệu quả không chỉ là quản lý các cuộc khủng hoảng tức thời hoặc hoàn thành cùng một công việc với ít nguồn lực hơn; mà còn là triển khai hiệu quả hơn các nguồn lực dành cho những việc quan trọng nhất.

Trong bài viết này Simplamo cũng chia sẻ đến sếp “10 Chiến lược kinh doanh thành công trong thời kỳ suy thoái – Forbes”. Đọc chi tiết bài viết tại đây.

Đúc kết từ 10 thay đổi quan trọng nhất

Các kết quả khảo sát của McKinsey cho chúng ta thấy một góc nhìn lớn hơn và khách quan hơn về những gì doanh nghiệp đang phải đối mặt trên khắp thế giới. Chúng ta đã bước chân vào giai đoạn nền kinh tế khó khăn, khi làn sóng doanh nghiệp phá sản và sa thải nhân sự đang diễn ra hàng ngày không còn gây nên quá nhiều kinh ngạc như trước đây nữa.

Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng trong đó vẫn có những doanh nghiệp kiên cường và những nhà lãnh đạo tài năng đủ bản lĩnh để vượt qua các thách thức và nắm bắt cơ hội để tiến lên không ngừng.

Theo đó, dưới đây là một vài đút kết gửi đến các doanh nghiệp SME Việt Nam:

  • Hãy tập trung vào xây dựng nội lực vững chắc trước hết, bao gồm con người, quy trình rồi sau đó là kết hợp với công nghệ để mang lại hiệu quả tối ưu
  • Tập trung nguồn lực vào những mục tiêu quan trọng giúp tối ưu chi phí vận hành và vượt qua cơn bão khó khăn
  • Tìm kiếm những nhân sự tài năng, đặt vào đúng vị trí và tạo điều kiện cho họ tỏa sáng
  • Cung cấp một cấu trúc hoạt động và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên dù làm việc trực tiếp hay từ xa vẫn được diễn ra hiệu quả
  • Thường xuyên trao đổi, hiểu rõ và đáp ứng các nguyện vọng phù hợp của nhân viên, gia tăng sự gắn kết và chỉ số hạnh phúc trong công việc
  • Nâng cao năng lực lãnh đạo, truyền cảm hứng cho toàn đội ngũ bằng cách thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và cho đội ngũ thấy vai trò của họ trong bức tranh đó

Song song đó, Simplamo gửi đến Sếp bài viết giúp Nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ ban lãnh đạo tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

tăng cường sức khỏe doanh nghiệp

Tăng cường sức khỏe doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

By Quản trị doanh nghiệp

Cách đây hơn 2 năm, chúng ta vẫn luôn nghỉ sức khỏe của mình ổn, cho đến khi đương đầu với dịch covid mới biết hóa ra sức đề kháng của mình kém đến thế. Kể từ đợt đó, mọi người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình, tăng cường các hoạt động thể thao và ăn uống lành mạnh.

Sức khỏe doanh nghiệp cũng y như vậy, khi mọi chuyện thuận lợi, tình hình kinh doanh khấm khá, chúng ta thường bỏ qua yếu tố lành mạnh, bền vững. Đến khi khó khăn ập tới thì một tổ chức yếu ớt, lỏng lẽo chắc chắn sẽ bị “quật” nhanh nhất, nội bộ rối loạn, chi vượt thu, thậm chí phải tính đến phương án cắt giảm, thu gọn.

Một doanh nghiệp có sức khỏe tốt không những có khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường, mà thêm vào đó còn mang lại mức lợi nhuận cao gấp 2 đến 3 lần so với các doanh nghiệp khác (theo số liệu thống kê từ McKinsey). Đã đến lúc doanh nghiệp nên nghiêm túc xem xét lại sức khỏe của mình, xác định các điểm mạnh-yếu và đưa ra các hành động tăng cường sức khỏe.

Bài viết ngày hôm nay sẽ làm rõ sức khỏe doanh nghiệp là gì, các dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang bất ổn và các biện pháp tăng cường sức khỏe doanh nghiệp đơn giản có thể áp dụng được ngay.

I. Sức khỏe doanh nghiệp là gì?

Nói đến sức khỏe doanh nghiệp đa phần mọi người thường liên tưởng tới các chỉ số tài chính, ví dụ như chỉ số P&L, vốn vay & nợ phải trả, khả năng thanh toán,… Theo đó, chỉ số tài chính chỉ phản ánh một phần sức khỏe doanh nghiệp và là kết quả “đã rồi”, trong khi đó, các yếu tố về mặt con người, vận hành hay quy trình lại mang nhiều ý nghĩa hơn, vì nó cho thấy đây là một doanh nghiệp khỏe mạnh đúng nghĩa và có khả năng thích nghi tốt.

Theo McKinsey & Company, hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của tổ chức đó – khả năng liên kết và đạt được các mục tiêu chiến lược. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo bỏ qua sức khỏe của tổ chức vì họ thiếu một cách rõ ràng để đo lường và cải thiện nó.

Để đánh giá toàn diện sức khỏe của một doanh nghiệp, McKinsey đưa ra 9 nhóm kết quả sức khỏe và 37 phương thức quản lý để tăng cường sức khỏe như sau:

suc-khoe-doanh-nghiep

9 nhóm kết quả bao gồm: Định hướng tầm nhìn, Khả năng lãnh đạo, Vai trò và trách nhiệm, Phối hợp và kiểm soát, Định hướng bên ngoài, Học tập và cải tiến, Động lực và khả năng của nhân viên, Môi trường làm việc.

II. Các dấu hiệu nhận biết sức khỏe doanh nghiệp đang đi xuống

Khi cơ thể đang khỏe mạnh, chúng ta ít quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, nhưng một khi cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu ốm yếu uể oải, sụt cân/tăng cân bất thường hoặc chỗ bị đau không bớt – đó là lúc chúng ta nên khám sức khỏe thật kỹ lưỡng để tìm ra cách điều trị kịp thời.

Về phía doanh nghiệp, sau đây là một số dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang bị giảm sút:

  • Doanh nghiệp chạm trần (ngưng tăng trưởng) trong một thời gian mà không rõ lý do
  • Nhân sự ra vô liên tục kể cả các vai trò chủ chốt
  • Nội bộ lục đục, bất đồng quan điểm và né tránh trách nhiệm
  • Các phòng ban hoạt động riêng lẽ, không quan tâm hoặc không biết đến mục tiêu chung
  • Không có quy trình phối hợp làm việc hoặc có nhưng không được đội ngũ follow
  • Các cuộc họp không hiệu quả, gây mất thời gian và tăng chi phí
  • Mất kiểm soát

Đọc thêm: Mười thay đổi quan trọng nhất mà doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt

III. Các biện pháp tăng cường sức khỏe doanh ngiệp đơn giản áp dụng được ngay

Theo McKinsey, Doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố cốt lõi để tăng cường sức khỏe như:

  • Tầm nhìn – Định hướng & Chiến lược
  • Con người – Lãnh đạo, Vai trò & trách nhiệm, Học tập & cải tiến
  • Quy trình & Dữ liệu – Phối hợp và kiểm soát
  • Lực đẩy – Động lực & môi trường làm việc

Với các gợi ý hành động trên, doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng để tăng cường sức khỏe của mình ở những mặt còn yếu. Tuy thế, các hành động vẫn khá khó khăn đối với các doanh nghiệp SME khi chưa có một nền tảng vững chắc và chưa biết thứ tự ưu tiên như thế nào để đảm bảo các hoạt động này phát huy hiệu quả và truyền cảm hứng cho đội ngũ.

Dưới đây là thứ tự các hoạt động tăng cường sức khỏe cụ thể mà doanh nghiệp SME có thể áp dụng được ngay:

  1. Xây dựng bảng Tầm nhìn chiến lược cụ thể, ngắn gọn nhắm mục đích truyền thông dễ dàng trong tổ chức và cho thấy sự đóng góp của nhân sự trong bảng Tầm nhìn này
  2. Hoàn thiện sơ đồ tổ chức, trong đó vai tròmục tiêu sở hữu của mỗi vị trí được thể hiện rõ ràng, minh bạch
  3. Kiểm soát dữ liệu kịp thời thông qua bảng số liệu cụ thể, được cập nhật đều đặn
  4. Xây dựng quy trình làm việc & phối hợp phòng ban, đảm bảo đơn giản dễ follow
  5. Môi trường làm việc cởi mở, thông qua việc tôn trọng ý kiến cá nhân, sự sáng tạo và xung đột lành mạnh
  6. Đào tạo và thực hành nâng cao năng lực lãnh đạo
  7. Xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển nhân tài cùng với các chính sách phúc lợi, khen thưởng

Một doanh nghiệp có sức khỏe tốt là tập hợp của những con người phù hợp, có trách nhiệm và đồng lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, nơi có văn hóa cởi mở, sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt và có phương pháp phối hợp làm việc hiệu quả. Với nội lực mạnh mẽ này, các doanh nghiệp có sức khỏe tốt dễ dàng vượt qua các khó khăn và sự biến động của thị trường nhờ mội đội ngũ gắn kết và những nhà lãnh đạo tài năng.

Tập trung vào tăng cường sức khỏe của doanh nghiệp cũng là xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới khi đối mặt với nền kinh tế bất ổn. Hãy nắm bắt và mang đến sự thay đổi cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm quản trị mục tiêu okr

TOP 5 Phần Mềm OKRs Triển Khai Mục Tiêu Hiệu Quả Trên Thế Giới Và Việt Nam

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. Phần mềm OKRs là gì?

Quản trị theo mục tiêu OKR là gì? (Objectives and Key Results): là một trong những phương pháp quản trị hiệu suất dùng để xác định, theo dõi và đánh giá tiến trình đạt được mục tiêu trong tổ chức. OKR được phát triển bởi Andy Grove, CEO của Intel và được thực hiện rộng rãi bởi John Doerr, một nhà công nghệ hàng đầu.

Phần mềm OKRs là một công cụ giúp doanh nghiệp triển khai, theo dõi, đánh giá và đo lường mục tiêu trong tổ chức. Một số phầm mềm OKR nổi tiếng: Perdoo, Lattice, Simplamo, VNOKR, Base Goal,…

2. TOP 2 phần mềm quản lý OKRs trên thế giới

2.1 Phần mềm OKRs Lattice

Lattice – Phần mềm quản trị mục tiêu hàng đầu của Mỹ về đánh giá hiệu suất nhân viên dựa trên báo cáo tổng quan và sự hỗ trợ mạnh mẽ của công cụ OKR & Goal. Các tính năng nổi trội của Lattice tập trung vào yếu tố con người, trao đổi 1:1, gắn kết đội ngũ và biểu dương khen thưởng. Với Lattice doanh nghiệp dễ dàng xây nên lộ trình nhân sự rõ nét với đầy đủ các công cụ giúp kết nối – thực thi và phát triển nhân sự.

Điểm mạnh: Song song với việc theo dõi và đo lường mục tiêu, Lattice tập trung nhiều vào khía cạnh con người. Lattice giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất trở nên dễ dàng, xây dựng cho nhân viện lộ trình phát triển nghề nghiệp và mạnh mẽ ở khía cạnh thu hút và giữ chân nhân tài. Lattice cho phép theo dõi sự nghiệp của bất kỳ cá nhân nào cũng như liên kết với sự phát triển của tổ chức.

Điểm yếu: Doanh nghiệp phải trả các mức giá tăng dần để sử dụng nhiều tính năng khác nhau trên Lattice. Các tính năng khá phức tạp và đòi hỏi phải cập nhật dữ liệu thường xuyên.

Phù hợp: Các doanh nghiệp đã phát triển ổn định, có văn hóa cởi mở hiện đại, muốn tập trung xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển nhân tài.

Xem thêm: So sánh Simplamo vs Lattice

2.2 Phần mềm OKRs Perdoo

Perdoo là một phần mềm quản lý OKR giúp các tổ chức xây dựng, theo dõi và đạt được mục tiêu của họ một cách hiệu quả. Perdoo có một giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, cung cấp các công cụ để giúp người dùng dễ dàng thiết lập và quản lý các mục tiêu. Người dùng có thể tạo các mục tiêu chính và các kết quả cụ thể, và theo dõi từng tiến độ của các OKR thông qua các biểu đồbáo cáo.

Điểm mạnh: Perdoo giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và kiểm soát các họat động diễn ra trong tổ chức trên cùng một nền tảng. Bên cạnh đó, việc cập nhật lộ trình thường xuyên giúp cho việc theo dõi số liệu trở nên trực quan hơn, mang tính định hướng hơn.

Điểm yếu: Perdoo có một giá khá cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này có thể là một rào cản đối với đối với một số tổ chức. Có một số đánh giá cho rằng Perdoo cung cấp nền tảng triển khai OKR có tư duy khá “rộng” làm doanh nghiệp mất một khoảng thời gian dài để tìm hiểu và thích nghi.

Phù hợp: Phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

3. TOP 3 phần mềm OKRs thông dụng tại Việt Nam

3.1 Phần mềm OKRs Simplamo phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam và Quốc Tế

Simplamo được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Mỹ, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn triển khai BSC, OKR, KPI. Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng & thực thi chiến lược hiệu quả, tối ưu chi phí vận hành, gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chung và tăng trưởng doanh thu từ 10-30% hằng năm.

Điểm mạnh: Simplamo cung cấp góc nhìn từ tổng quan đến chi tiết, có sẵn các công thức thiết lập mục tiêu chuẩn và khung vận hành mẫu, dễ áp dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên sự đồng bộ, có hiệu quả chỉ sau 4 tuần sử dụng. Với hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt.

Điểm yếu:  Chưa tập trung vào quy trình làm việc, tính năng này sẽ được phát triển trong thời gian tới

Phù hợp: Simplamo phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 10 – 250 nhân sự, mong muốn có một cấu trúc chuẩn và hiệu suất cao để tập trung đạt được mục tiêu, tăng trưởng doanh thu và gắn kết đội ngũ.

3.2 Phần mềm Base Goal

Base Goal là một phân hệ trong bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện của Base.vn. Base Goal hỗ trợ việc phân rã & báo cáo mục tiêu, thích hợp để theo dõi & đánh giá KPI nhân viên. Base Goal cung cấp cho người dùng một góc nhìn tổng quan với giao diện “cây mục tiêu” được phân cấp rõ ràng.

Điểm mạnh: Base Goal giúp quản lý thuận tiện trong giao việc và theo dõi nhân viên của mình, Base Goal kết nối với nhiều ứng dụng khác giúp quản lý đồng thời kiểm soát dự án và quy trình. Ngoài ra, Base Goal cũng có một mức giá hợp lý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Điểm yếu: Việc kết nối với nhiều ứng dụng khác vừa là điểm mạnh, đồng thời cũng là điểm yếu khi vô tình mang đến sự phức tạp, buộc nhân viên phải dành nhiều thời gian thao tác trên phần mềm, bỏ qua các công việc quan trọng. Bên cạnh đó, Base Goal cũng cung cấp khá nhiều tùy chọn (về chu kỳ, metric) không có công thức thiết lập chuẩn, gây khó khăn trong việc áp dụng đồng bộ và người mới bắt đầu.

Phù hợp: Base Goal phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn giao mục tiêu và theo sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên.

Xem thêm: So sánh Simplamo vs Base 

3.3 Phần mềm VNOKRs

VNOKRS chỉ tập trung vào OKR như đúng tên gọi của mình, không gây xao nhãng và đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc quan trọng của OKR. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp cần kết hợp nhiều phương pháp quản trị khác để xây dựng nền tảng và cách phối hợp làm việc hiệu quả, bổ sung các mảng còn thiếu của VNOKRS.

Điểm mạnh: Giúp doanh nghiệp theo sát việc triển khai OKR trong tổ chức

Điểm yếu: VNOKR chỉ có OKR đơn lẻ, không có bảng chỉ số theo sát và đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục, hiệu quả. Ngoài ra, việc áp dụng VNOKR cũng gây mất thời gian trong các cuộc họp checkin 1-1 nếu doanh nghiệp có đông nhân sự.

Phù hợp: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xem thêm: So sánh Simplamo vs VNOKRS

4. Tiêu chí lựa chọn phần mềm OKRs cho doanh nghiệp

Một số tiêu chí khi lựa chọn phần mềm OKRs cho doanh nghiệp:

  • Mục tiêu sử dụng: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình trong việc áp dụng phần mềm OKR. Mỗi phần mềm OKR có các điểm mạnh khác nhau và sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp khi họ biết mình tập trung vào điều gì tại thời điểm hiện tại.
  • Quy mô nhân sự và độ phức tạp trong cơ cấu: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiệu suất làm việc cao, tối ưu chi phí và sự linh hoạt trong vận hành, một phần mềm OKR với sự đơn giản trong thao tác và dễ áp dụng đồng bộ có thể là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, các doanh nghiệp với quy mô nhân sự lớn, phức tạp (>250 nhân sự), bên cạnh phần mềm OKR doanh nghiệp nên sử dụng thêm các phần mềm giao việc, quy trình khác để mang đến hiệu quả toàn diện.
  • Khả năng đáp ứng của đội ngũ: Khi có một đội ngũ nhân sự khá đa dạng về trình độ, tuổi tác hoặc mới áp dụng OKR lần đầu, doanh nghiệp nên tìm một phần mềm OKR có sẵn công thức chuẩn, chung nhất để áp dụng đồng bộ trong tổ chức, dễ mang đến kết quả nhanh hơn so với các phần mềm cung cấp nhiều tùy chọn.
  • Sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia: Mặc dù OKR không quá mới, có nhiều khóa học và tài liệu viết về OKR, nhưng để áp dụng đồng bộ, liên kết và phân rã mục tiêu phù hợp, sự hỗ trợ của chuyên gia triển khai sẽ là một điểm cộng rất lớn.
  • Giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện phần mềm cũng là yếu tố quan trọng để tăng độ yêu thích của đội ngũ nhân sự với phần mềm. Trong đó, các điểm quan trọng bao gồm: giao diện cung cấp đầy đủ các góc nhìn tổng quan & chi tiết, sự logic – mượt mà trong các thao tác, tập trung vào các tính năng quan trọng và dễ dàng nhập, xuất dữ liệu.

5. Điểm khác biệt mang tính đột phá khi triển khai OKR trên Simplamo

phần mềm okrs

5.1 Triển khai OKR kết hợp KPI, xây dựng hệ thống quản trị toàn diện trong doanh nghiệp

Song song với việc giúp doanh nghiệp triển khai OKR, Simplamo tích hợp việc triển khai KPI trên phần mềm (gọi là các chỉ số Scorecard). Bảng chỉ số Scorecard hàng tuần là giải pháp hoàn thiện cho mô hình OKR hiện tại (khi OKR chỉ tập trung vào các kết quả then chốt mà không có các chỉ số đo lường hàng tuần để đảm bảo công việc đang diễn ra đều đặn và đúng tiến độ).

Thay vì cung cấp các chức năng tùy chỉnh không tuân thủ theo bất kỳ tư duy hay nguyên tắc nào, tùy thuộc vào cảm tính của mỗi người, Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng và theo dõi mục tiêu dựa trên tư duy quản trị hiện đại, khoa học và tất cả đều có chủ đích:

  • Mục tiêu được phân rã khoa học từ Bảng tầm nhìn của doanh nghiệp. Trên Simplamo, Bảng Tầm nhìn được thể hiện cô đọng chỉ với 8 phần cốt lõi.
  • Tư duy “tập trung vào điều quan trọng” giúp đội ngũ tập trung nỗ lực vào những công việc quan trọng tại mỗi thời điểm. Mỗi cá nhân có tối đa 3 mục tiêu quý và doanh nghiệp có tối đa 7 mục tiêu quý, giúp phát huy tối đa năng lực đội ngũ, hạn chế các công việc nữa vời.
  • Tích hợp sẵn phương pháp xây dựng mục tiêu Smart cùng với các tính năng gợi ý thông minh.
  • Mục tiêu sau khi xây xong sẽ được phân rã thành các cột mốc – đo lường từng tiến trình thực thi mục tiêu cụ thể.
  • Chỉ số scorecard đo lường sức khỏe của doanh nghiệp hàng tuần: giúp doanh nghiệp xây dựng riêng cho mình bảng chỉ số cốt lõi, dễ dàng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện nhanh chóng các vấn đề xảy ra trong tổ chức.

Tìm hiểu Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp tại đây.

phần mềm OKRs

5.2 Sơ đồ trách nhiệm xây dựng một nền móng vững chắc để mọi người cam kết và trách nhiệm hơn với mục tiêu

Sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc mang lại sự rõ ràng về vai trò cho mỗi cá nhân về các mục tiêu được giao, mỗi mục tiêu được chỉ định người đảm nhận cụ thể và: đúng người, đúng trách nhiệm. Bên cạnh đó sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo thể hiện rõ: người chịu trách nhiệm đảm nhận tại vị trí, cùng với 5 chức năng – công việc cần làm, giúp tất cả các thành viên đều rõ ràng ở trách nhiệm trong mỗi vị trí. Điều này giúp loại bỏ sự lẫn lộn và chồng chéo vai trò trong quá trình thực thi mục tiêu.

5.3 Kiên trì với khung cuộc họp hàng tuần giúp doanh nghiệp nhanh chóng đánh bại mục tiêu đã đề ra

Không chỉ xoay quanh ở vấn đề xây dựng mục tiêu, doanh nghiệp cần chú trong chặt chẽ đến từng tiến trình thực thi để mọi thứ đạt được như kỳ vọng.

Hầu hết các phần mềm OKRs hiện nay trên thị trường đều có thể giúp sếp đo lường tiến trình thực thi của đội ngũ. Tuy nhiên có một điểm yếu đó chính là không có yếu tố giúp toàn bộ đội ngũ cam kết, và việc “đo lường” có thật sự đang diễn ra đều đặn? Rằng mọi người có đang ý thức và trách nhiệm với mục tiêu hàng ngày hay thực tế đội ngũ của sếp thả trôi mọi thứ.

Đây chính là lý do vì sao sếp cần khung cuộc họp tuần và đây là công cụ quan trọng để doanh nghiệp liên kết toàn bộ quá trình thực thi của doanh nghiệp. Khung cuộc họp trên Simplamo sẽ giúp sếp theo dõi từng tiến trình thực thi mục tiêu và giải quyết vấn đề liên tục. Quá trình này sẽ giúp sếp không bỏ sót mục tiêu, kịp thời theo dõi các vấn đề, nhận được sự thảo luận và phản hồi liên tục của đội ngũ về việc thực thi mục tiêu.

Khung cuộc họp tuần trên Simplamo bao gồm:

  1. Chi sẻ tin tốt
  2. Rà soát chỉ số
  3. Rà soát mục tiêu
  4. Phản hồi
  5. Danh sách hành động
  6. Vấn đề cần giải quyết
  7. Kết luận

phần mềm OKRs

Để tìm hiểu chi tiết về khung cuộc họp tuần trên Simplamo mời sếp nhấn vào link tại đây

5.4 Tính năng đơn giản, dễ áp dụng phù hợp SME triển khai OKR và KPI thành công

Việc triển khai OKR, kết hợp KPI đơn giản với các tính năng dễ dàng thao tác. Bên cạnh đó phần mềm đã setup sẵn hệ tư duy quản trị giúp nâng tầm lãnh đạo, năng lực quản lý của mọi thành viên.

Đơn giản vì giúp doanh nghiệp đi từ những gì cốt lõi nhất chính là tầm nhìn – cô đọng tầm nhìn thành 2 trang giấy trên Simplamo. Bên cạnh đó đơn giản hơn cơ cấu của tổ chức thông qua “Sơ đồ trách nhiệm”, cung cấp một cái nhìn “rõ ràng” hơn ở các vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong doanh nghiệp. Giúp đội ngũ không ngừng tập trung mục tiêu quan trọng cùng với đo lường các chỉ số sức khỏe doanh nghiệp hàng tuần.

Simplamo đơn giản, nhưng không dễ dàng sử dụng vì cần có tư duy, quá trình sử dụng Simplamo doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm Coaching tư duy & thao tác sử dụng phần mềm.

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

cover blog website (49)

Nỗi lòng CEO: Thách thức và giải pháp quản trị nhiều công ty con cùng một lúc

By Quản trị doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc luôn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đón nhận các cơ hội để mở rộng xung quanh hệ sinh thái của mình nhằm cung cấp trọn vẹn bộ giải pháp cho khách hàng từ A đến Z.

Từ đó, dẫn đến thách thức quản trị vận hành cùng lúc nhiều công ty con trong tổng thể hoạt động của công ty mẹ (chúng tôi xin phép dùng chữ “Tập đoàn hoặc Group” – tên thường được gọi hiện nay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam).

Bài viết hôm nay sẽ tập trung khai thác khía cạnh khung quản trị tập trung hiệu quả cho doanh nghiệp có nhiều công ty con.

I. Thách thức quản trị nhiều công ty con

Nhằm tối ưu hóa nguồn lực, hoàn thiện hệ sinh thái của mình và cung cấp các giải pháp hoàn chỉnh cho khách hàng, nhiều doanh nghiệp ban đầu mở thêm các mảng kinh doanh mới, sau đó quy mô ngày một lớn và họ phải thành lập các công ty con. Mỗi công ty con phụ trách một mảng riêng biệt và tất cả hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau thành một tập đoàn.

Khi quy mô nhân sự ngày một tăng (dao động từ 15-30 nhân sự/công ty con và số nhân sự tổng tăng dần trên 100 người), các thách thức xuất hiện nhiều hơn, đòi hỏi nhà lãnh đạo tập đoàn phải thật quyết đoán và có khả năng giải quyết vấn đề tốt.

Các thách thức này ban đầu xuất hiện ở một vài vấn đề riêng lẽ, khi không được giải quyết tận gốc sẽ trở thành các vấn đề lớn, gây bất đồng quan điểm và cạnh tranh lợi ích lẫn nhau. Sau đây là các dấu hiệu thường gặp:

  • Bất đồng quan điểm trong nội bộ công ty mẹ với các công ty con
  • Khi có vấn đề phát sinh không ai đứng ra chịu trách nhiệm
  • Chiến lược các công ty con không nhất quán và không đồng bộ với công ty mẹ
  • Không có sự phối hợp thực thi mục tiêu chung hiệu quả, phải cử người đi đốc thúc nhắc nhở thường xuyên
  • Văn hóa nội bộ chưa rõ nét, nhân sự ra vô liên tục
  • Nhân sự level C rời đi nhanh chóng vì bộ máy vận hành quá phức tạp, rời rạc
  • Bộ máy nhân sự cồng kềnh trong khi doanh thu tăng trưởng chậm, lợi nhuận ngày càng thấp

Có thể thấy, các dấu hiệu này đến từ việc chưa có một cách thức quản trị chung nhất và đồng bộ. Mỗi công ty con quản trị theo một cách riêng biệt, tùy vào “style” của mỗi CEO, chủ tịch tập đoàn sẽ không thể kiểm soát mọi hoạt động hiệu quả và suốt ngày phải chạy theo từng công ty con để giải quyết vấn đề. Đội ngũ rối loạn, mất kết nối, gia tăng các công việc lãng phí và làm chậm sự phát triển tổng thể trong toàn bộ doanh nghiệp.

quan-tri-nhieu-cong-ty-conÁp lực đè nặng lên chủ tịch tập đoàn khi quản trị nhiều công ty con

Như vậy, để giải quyết thực trạng này, các tập đoàn cần một khung vận hành đồng bộ để áp dụng cho tất cả các công ty con, tạo một nhịp làm việc đều đặn và thông tin được trao đổi liền mạch trong nội bộ (từ chiến lược dài hạn cho đến mục tiêu hàng quý).

II. Lời giải đến từ khung vận hành đồng bộ

“Khung vận hành là cách thức một doanh nghiệp vận hành một tổ chức, từ việc triển khai & báo cáo thực hiện mục tiêu, cho đến cách thức phối hợp, trao đổi thông tin và xử lý vấn đề.”

Khi các công ty con trong cùng hệ sinh thái có chung một khung vận hành, chủ tịch tập đoàn sẽ quản trị các công ty con theo một cách chung nhất, hệ thống và đồng bộ.

Cấu trúc của khung vận hành:

  • Bắt đầu từ bảng Tầm nhìn – Chiến lược rõ ràng và thống nhất: Tầm nhìn về định hướng phát triển của tập đoàn, sự đóng góp của các công ty con và các mục tiêu chính tại mỗi thời điểm nhất định (10 năm – 3 năm – 1 năm). Cùng với các giá trị cốt lõi làm nền tảng cho văn hóa tập đoàn.
  • Thống nhất sơ đồ trách nhiệm: Hệ thống lại sơ đồ tổ chức của tập đoàn và từng công ty con, trong đó các vai trò/trách nhiệm của từng vị trí phải được minh bạch và dễ nắm bắt để tạo tính giải trình trong công việc và phối hợp làm việc hiệu quả. Xóa bỏ sự phức tạp và chồng chéo chức năng thường thấy.
  • Phân rã mục tiêu năm thành các mục tiêu quý, để dễ đo lường và đánh giá khả năng đạt được mục tiêu năm. Các mục tiêu phân rã từ tập đoàn xuống đến các công ty con một cách hệ thống, chặt chẽ và thường xuyên họp mặt định kỳ để đảm bảo không có sự “lệch pha” trong quá trình thực thi.
  • Tổng hợp bảng chỉ số hoạt động kinh doanh để nắm chắc mọi diễn biến đang xảy ra tại các công ty và từng phòng ban cụ thể. Bảng chỉ số này được cập nhật đều đặn mỗi tuần để ban lãnh đạo kịp thời nhận diện vấn đề và đưa ra các dự đoán ngắn hạn, hạn chế tối đa thiệt hại.
  • Tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tuần để liên tục rà soát và ghi nhận mọi hoạt động trong tuần, từ thực thi mục tiêu cho đến các phản hồi từ khách hàng, thị trường và nội bộ. Việc họp mặt nhau mỗi tuần cũng đảm bảo các thành viên có cùng chung cách nghĩ về mục tiêu doanh nghiệp và kịp thời giải quyết các vấn đề khi chúng phát sinh.

Trên đây là cấu trúc của một khung vận hành đơn giản mà tập đoàn có thể áp dụng đồng bộ cho các công ty con của mình, được minh họa cụ thể bởi sơ đồ sau:

khung-van-hanh-la-gi

Khi tập đoàn rõ ràng về hướng phát triển lâu dài, các mục tiêu ngắn hạn của công ty con hỗ trợ và phục vụ cho công ty mẹ, liên tục quan sát được sự biến đổi chỉ số kinh doanh hàng tuần và giải quyết hiệu quả các vấn đề thông qua cuộc họp, cả tập đoàn sẽ như một đoàn tàu mạnh mẽ luôn tiến về phía trước, phá tan mọi trở ngại trên hành trình chinh phục tầm nhìn của mình.

III. Giải pháp phần mềm Simplamo – Khung vận hành được các tập đoàn Việt tin dùng

Simplamo là phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Simplamo đi từ tổng quan đến chi tiết và tạo nên tính logic hệ thống cho doanh nghiệp, bằng cách xây dựng các mục tiêu OKR & KPI dựa trên Bảng Tầm nhìn và Sơ đồ trách nhiệm cụ thể.

Bên cạnh việc cung cấp khung vận hành chuẩn cho tập đoàn, các tính năng trên Simplamo rất dễ sử dụng, thao tác nhanh gọn, giao diện thân thiện với người dùng và có cả app trên mobile.

Các lợi ích khi áp dụng khung vận hành trên Simplamo:

  • Quản trị các công ty con chung nhất, đồng bộ, hệ thống trên một nền tảng
  • Kiểm soát mọi hoạt động, mục tiêu, chỉ số, vấn đề chỉ bằng vài thao tác đơn giản
  • Giảm số lượng cuộc họp và thời gian lãng phí cho mỗi cuộc họp, dành thời gian làm việc quan trọng
  • Nhanh chóng truy vấn báo cáo cuộc họp ở bất kỳ công ty con nào, nắm bắt tình hình đội ngũ xử lý vấn đề tại mọi thời điểm
  • Dễ dàng tuyển dụng nhân tài level C vào quản trị vì mọi thứ đã có khung và rất bài bản
  • Dễ dàng hội nhập nhân sự mới, chuyển giao công việc và giải phóng lãnh đạo
  • Set up các công ty con mới nhanh chóng, bài bản, nhập làn với công ty mẹ và công ty con khác

1. Việt An Group

Được thành lập từ năm 2010, Việt An Group hiện có 8 công ty con trong hệ sinh thái, hoạt động trong lĩnh vực TM-DV Trạm Quan trắc môi trường tự động. Bên cạnh trụ sở chính tại Tp.HCM, các văn phòng đại diện và chi nhánh của Việt An còn có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, tạo nên áp lực rất lớn trong việc điều hành cho Chủ tịch Nguyễn Hoài Thi lúc bấy giờ.

Anh Thi từng áp dụng rất nhiều mô hình quản trị như KPI, OGSM nhưng không thành công vì quá phức tạp và thủ công. Khi đó hoạt động tại các công ty con khá riêng lẽ và không có cách nào tổng hợp trên một phần mềm quản trị chung.

Cho đến khi triển khai phần mềm Simplamo vào năm 2021, Việt An Group có được khung vận hành hệ thống, bài bản áp dụng cho toàn tập đoàn, hệ thống mục tiêu phân rã khoa học, kết nối chặt chẽ, dễ dàng theo dõi các bảng chỉ số kinh doanh trên một màn hình và có nhịp họp đều đặn hàng tuần, giúp Việt An xây dựng nên văn hóa làm việc sôi nổi, tích cực và quyết liệt vì mục tiêu chung.

Việt An sử dụng Simplamo tăng trưởng doanh thu

2. Lê Vỹ Group

Được thành lập từ năm 2007, bên cạnh mảng kinh doanh chính là SX-TM-DV vật liệu chịu lửa, Lê Vỹ Group còn có các công ty thành viên kinh doanh vật tư ngành đúc, sản phẩm tiêu hao cho ngành Thép, đá quý, đá phong thủy và thiết kế thi công, dịch vụ kỹ thuật.

Anh Lê Đức Hùng – Chủ tịch Tập đoàn Lê Vỹ mong muốn tìm kiếm một khung vận hành chuẩn để quản lý doanh nghiệp của mình, tăng hiệu suất công việc. Sau hơn một năm áp dụng Simplamo, giờ đây anh đang vận hành 6 công ty con rất hệ thống, bài bản và doanh thu tăng trưởng mỗi năm bất kể nền kinh tế khó khăn.

Lê Vỹ sử dụng Simplamo tăng trưởng doanh thu

3. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn

Bệnh Viện Chuyên Khoa Răng Hàm Mặt Sài Gòn là Bệnh viện Răng Hàm Mặt tư nhân đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Hệ thống bệnh viện bao gồm 16 chi nhánh tại Tp.HCM, Cần Thơ và Mỹ Tho.

Vận hành 16 chi nhánh phân bổ ở nhiều vị trí địa lý khác nhau mang đến nhiều khó khăn và thách thức cho ban lãnh đạo: triển khai mục tiêu không đạt, không đồng bộ, đội ngũ không gắn kết, rời rạc và quá nhiều cuộc họp lãng phí gây mất thời gian.

Áp dụng Simplamo từ cuối năm 2022, Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến – Chủ tịch BV có một khung vận hành chuẩn, đồng bộ để quản lý hiệu quả 16 chi nhánh, nắm bắt mọi hoạt động đang diễn ra và theo sát tiến trình thực thi mục tiêu của đội ngũ. Từ đó, bác sĩ có nhiều thời gian hơn để mở thêm nhiều chi nhánh mới.

Bệnh V Răng Hàm Mặt sử dụng Simplamo

Xem thêm case study

IV. Simplamo phù hợp với Doanh nghiệp có đặc điểm gì và cách thức triển khai như thế nào?

1. Sự phù hợp của Simplamo với Doanh nghiệp

Không chỉ là phần mềm, Simplamo tích hợp tư duy quản trị hiện đại với các công thức xây dựng mục tiêu chuẩn và khung vận hành mẫu dễ dàng triển khai cho toàn đội ngũ. Với tính đơn giản, hệ thống và bài bản của mình, Simplamo rất phù hợp với các doanh nghiệp có đặc điểm như sau:

  • Doanh nghiệp đã có mô hình kinh doanh nhưng chưa ổn định về mặt cấu trúc, đang quản trị cảm tính và phụ thuộc khá nhiều vào Chủ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có quy mô từ 30 – 250 nhân sự, sự phức tạp tăng dần theo số lượng nhân sự và số lượng khách hàng/dự án.
  • Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh/công ty con, cần quản lý đồng bộ, hệ thống, triển khai mục tiêu hiệu quả và kết nối đội ngũ khắp mọi miền đất nước.
  • Doanh nghiệp muốn tập trung vào việc thực thi mục tiêu hiệu quả, đạt được tầm nhìn, tối ưu hiệu suất làm việc, giảm các cuộc họp lãng phí và gắn kết đội ngũ.

Hiệu quả mang lại:

Simplamo giúp doanh nghiệp có một khung vận hành chuẩn, bài bản, tập trung vào thực thi mục tiêu hiệu quả, kiểm soát tốt hoạt động doanh nghiệp, giảm chi phí lãng phí và tăng trưởng doanh thu từ 30% mỗi năm.

2. Cách thức triển khai Simplamo:

Ban đầu, khi đến với Simplamo, chủ doanh nghiệp sẽ được tham gia buổi demo tính năng miễn phí với chuyên viên của Simplamo. Tại buổi này, Simplamo sẽ tìm hiểu kỳ vọng, đánh giá sự phù hợp và đề ra lộ trình triển khai hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Quá trình triển khai sẽ có sự đồng hành của chuyên gia Simplamo nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ support 24/7. Bao gồm 4 buổi triển khai liên tiếp trong 4 tuần (mỗi tuần/buổi), cung cấp tư duy quản trị đồng bộ và cách thao tác thực hành trên phần mềm, đảm bảo đội ngũ ban lãnh đạo hiểu sâu, hiểu đủ và biết cách xây dựng/phân rã mục tiêu dựa trên Tầm nhìn-chiến lược Doanh nghiệp.

Ngoài ra, Simplamo sẽ định kỳ tổ chức các buổi webinar hướng dẫn cách xây dựng & phân rã mục tiêu, cách lập kế hoạch quý, lập kế hoạch năm và đối thoại nhân sự định kì,… vào các thời điểm tương ứng trong năm. Đảm bảo doanh nghiệp luôn bám sát với việc thực thi mục tiêu, được trao dồi, thực hành kỹ năng liên tục và phát huy tối đa giá trị doanh nghiệp.

“Simplamo biết vận hành doanh nghiệp là một chuyện rất gian nan và đòi hỏi sự kiên trì để mang đến sự thay đổi. Bất cứ khi nào đội ngũ nhân sự hay ban lãnh đạo rời bỏ các nhịp làm việc và bỏ quên mục tiêu thì mọi chuyện sẽ quay trở lại như cũ. Vì thế trong hành trình tạo lập nên thói quen và xây dựng khung vận hành vững chắc cho doanh nghiệp, sẽ luôn có sự đồng hành của Simplamo để biến ước mơ của doanh nghiệp thành hiện thực.”

Đọc thêm bài viết “Cách lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp nhất” tại đây.

Đăng ký nhận buổi demo tính năng Simplamo tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

okr-la-gi

5 most common OKR mistakes when using free OKR software and how to avoid them

By Goal and Strategy Management

Currently, many companies have applied OKRs with free OKR software to manage their work effectively, but they have not been very successful and have faced many obstacles in the process of implementation.

Although OKRs used by free OKR software seem to be a simple framework on the surface, when implemented, few people succeed, practicing endlessly and still failing like a lesson, studying forever but not mastering.

Have you ever wondered why there are so many books, consultants, and free OKR software providers out there? It’s because OKRs are a continuous learning field that requires careful planning and management.

Today, Simplamo.com free OKR software trial in 30 days, will share some of the most common OKR mistakes so that you can save time, avoid headaches, and quickly achieve the most successful OKRs.

Mistake 1: Overestimating your abilities, depends entirely on free OKR software, and not relying on actual measurement results

If you set unrealistic goals, your team may encounter some issues such as:

  • Immediately realizing that the goal is not achievable.
  • Losing morale because the goals make them lose confidence.
  • Engaging in behaviors such as lying or shifting responsibilities to meet a goal.

The solution is to set realistic goals that are supported by data measured from past to present to predict the future. And Simplamo – a free OKR software trial in 30 days can help your company set realistic goals with our modern tools.

Mistake 2: Not understanding the essence of OKR and being completely dependent on free OKR software

One of the biggest mistakes when talking about OKR is that most of us do not understand the essential components that makeup OKR. If you do not understand the main components and their differences, you cannot effectively follow the OKR method. Even when using free OKR software.

OKR consists of two parts: Objectives and Key Results.

The objective needs to be inspiring, qualitative, and a declaration of your intention of what you want to achieve. On the other hand, Key Results are quantifiable and proven by measuring progress.

For each objective, there are usually 3-5 key results. Daily tasks are the activities you must complete to achieve those key results.

Mistake 3: Confusing KPIs and OKRs

Key Performance Indicators (KPIs) and Objectives and Key Results (OKRs) are related but serve different purposes.

In many cases, your KPIs will be the metrics used to determine key results.

For example, if your Objective (O) is “Create an unforgettable customer experience,” one of your Key Results (KRs) may be to increase customer satisfaction by 2 points after each interaction (KPI). Depending on your current focus, in many situations you may achieve your KPI but not be aligned with your Key Results (KR).

Mistake 4: Setting subjective OKRs from superiors, free OKR software, without teamwork input

One of the great things about OKRs is that they narrow the execution gap of strategy in an organization. As a leader, managers naturally have the strongest grasp of strategy, but they cannot keep track of all the details of daily execution. Free OKR software usually can’t have enough technology or doesn’t give you enough authority to do that.

So, when a manager sets OKRs for a team but is not aware of the details of the task execution of the members or simply has too many departments to oversee and relies completely on free OKR software. They can set unrealistic goals that may pose some challenges to achieving the results.

Additionally, managers may miss out on opportunities to drive employee engagement. In reality, it is best to set OKRs in collaboration with teamwork, nor should it all depend on free OKR software to ensure a unified, and effective implementation process.

Mistake 5: Not using software or just using free OKR software

There is an old saying that what does not advance will retreat, and applying technology is one of the clearest proofs of that.

If managers are running quick tests with OKRs, they can manage the process using tools like Google Sheets, Excel, or free OKR software. However, once the company requires a unified and long-term OKR setup, Excel, and free OKR software is completely inadequate in these situations. The company needs powerful software to make the OKR setup and implementation process smooth and effective. Without software, or just using free OKR software, it is a real challenge for the company’s development.

How software solves the practical problem of OKRs, something that free OKR software is difficult to completely satisfy:

  • Access data to track progress and timely detect issues that could pose difficulties for OKRs
  • Easily manage OKR execution and related tasks
  • Create transparent, understandable, and clear OKRs – without this, it will be difficult to predict the business position and create noise during growth.

Therefore, software is needed to minimize noise points and create a predictable future, enhancing the resilience of businesses to market volatility risks. Even free OKR software can help solve that problem for your company, although that is not enough.

Simplamo – The comprehensive software to fix the top 5 most common OKR mistakes:

Simplamo.com is a modern business management software that can help companies achieve successful OKRs and easily overcome the 5 weaknesses. At Simplamo, any noise in a company’s OKRs will be addressed through simple but accurate steps that focus on the core issue. OKR pain when using free OKR software or unsuitable tools, is no longer a silent note in the high-soaring development of the company.

First and foremost, the most important factor in determining whether you will succeed with OKRs or not is clarity and specificity in the organizational structure because only clarity in positions leads to specific and decisive actions, which most free OKR software tools do not allow you to achieve. The boss is the boss and has his/her own tasks, and employees are different from managers, each with their own functions. “Know yourself, know your enemy, and you will win every battle” – Sun Tzu.

A common occurrence in Vietnamese companies is that bosses often take on the tasks of the team, making everything necessary to do, and it’s hard to explain, especially if it’s all invisible work. Sometimes, you want to know why you’re busy all day but can’t seem to get anything done. Employees are not proactive in their work, sometimes relying on everything being said orally, initially saying yes but then not paying attention to completing the task. Therefore, no matter how good your OKRs are, they will be difficult to implement. Even if the boss is a great leader, it’s not easy to accomplish everything.

The answer here is to find a responsibility chart that is easy to understand, but short and deep enough for the entire company. Tasks should not be placed in a spiritual, telepathic way to read and then deduce. Roles must be scientifically defined, easily understandable, and actionable without the need for any further interpretation.

On Simplamo, the Responsibility Chart feature specifically details the tasks for every job title in the company, from the top 5 core roles for each person and below, according to the standard US management model, arranged extremely scientifically, streamlined, and simple, helping to “minimize misunderstandings” in the team, all focused on the simplicity of theory and quickly taking action for their effectiveness.

Secondly, set the company’s core goals in 7 concise objectives, which all members will discuss. Each department and member will have clear and specific goals using the S.M.A.R.T. method. Especially for departments such as Marketing, Sales, Accounting, etc., the core objectives will be summarized in less than 7, using affirmative and measurable statements to reduce half-hearted work habits. Everyone will understand each other’s tasks clearly, and measure progress in detail based on completion timelines of all members and departments. All tasks will be managed on Simplamo – a free OKR software trial in 30 days.

Next is to set KPI indicators for each week on the Scorecard: OKR is not KPI, and this is easy to understand when using Simplamo – a free OKR software trial in 30 days. The indicators are calculated and discussed to measure the results each week in line with the Quarterly goals, while still allowing for flexibility in response to market fluctuations. Examples of indicators include quality metrics, quantity metrics, evaluation metrics, and so on. All of them are very specific and easy to understand. This helps to simplify the team’s work so that they can quickly get started and export files quickly and conveniently for printing reports.

The Weekly Meeting tool solves tons of broken sections in plan execution – an effective Weekly Meeting rhythm, with a pre-existing framework, 7 specific steps, all linked together and automatically creating issues when they arise continuously. Urgent issues will be added to the To-do list, and if they take longer, they will be listed in the Rock – the quarterly goal that needs to be completed. Each person will have a specific PIC, and the meeting will be alternately chaired by the middle management team to help them become stronger and not rely on the top boss.

On Simplamo, building annual goals, setting expected metrics for the team to aim for, and breaking them down into Quarterly Objectives and Key Results (OKRs) and specific KPIs for each role, are all focused on achieving a successful year through a smooth and simple operating process, as well as driving internal motivation towards long-term success.

In addition, Simplamo – a free OKR software trial in 30 days, also has a dedicated consulting team with a philosophy of prioritizing business growth, for a prosperous and thriving Vietnam. Simplamo.com is exactly what businesses are always looking for in a technology partner.

—————————————————

Simplamo is a modern and scientifically-based management software that uniquely combines KPI and OKR, making every aspect of operation simple and approachable for every employee. It relieves pressure for leaders, allowing them to focus on important missions and optimize work performance for the business.

Experience Simplamo and feel the change in just 4 weeks! Register for a Simplamo demo at: https://app.simplamo.com/sign-up

Thành công trong tương lai phụ thuộc vào việc học hỏi từ quá khứ. Nếu bạn không xem lại và học hỏi từ những sai lầm của mình, bạn sẽ lặp lại chúng (3)

Simplamo eliminates obstacles in the process of implementing OKRs and KPIs

By Goal and Strategy Management

A painful truth is that we only know how to write OKRs and KPIs but not how to track and execute them properly…

OKRs and KPIs are management methods that many Vietnamese businesses have applied in recent years. Although these methods are well-known around the world, not all businesses have successfully implemented them.

There are many reasons for the failure of implementing a method, but one of the main reasons is that we spend a lot of time writing and issuing them but do not invest enough in the execution – reviewing and improving.

In today’s article, Simplamo shares with you a focus on clarifying the points that are causing discomfort in the execution process and providing specific, visual methods to help you successfully execute OKRs and KPIs and increase revenue growth.

1. Writing is not enough

Many businesses spend the first 2-3 months of the year creating a business plan for the new year, setting OKRs and KPIs then issuing it and letting it float. They only gather the team to review at regular meetings (usually at the end of the month or quarter), but by then, it’s too late.

Employees forget the set goals, metrics, and even OKRs and KPIs. These goals or metrics are no longer relevant due to constant changes in the market/company strategy. Too many issues arise during the execution process, but they are not addressed in a timely manner or are repeated multiple times.

Finally, the goals and metrics do not meet expectations, leaving both employees and managers exhausted after each meeting. Clearly, writing and issuing a plan or OKRs and KPIs is one thing, but whether it can be successfully executed depends on how we review and improve it.

2. Writing correctly and sufficiently

OKRs and KPIs are no longer unfamiliar to us, with many books, documents, and template samples for businesses to choose from. However, when writing their own set of indicators and objectives, businesses should pay attention to the following:

  • Quality over quantity: choose truly important indicators and objectives for the business. A long list of indicators and objectives often does not bring efficiency to the team, they will be overwhelmed by a myriad of indicators, not knowing what to prioritize and where to start. The suggested number here is a maximum of 15 indicators for the entire business and 7 important objectives for each quarter.
  • Short and easy to understand: ensure that the names of the indicators and objectives you set are easy to understand, even the lowest-level office employee can understand what you want. Simply put, they must understand to be able to do it correctly, verbose and flashy language only makes things more complicated, employees will not remember and not do it according to your intentions.
  • Align with business operations and continuously improve: Each business is a unique entity, therefore, the metrics, goals, OKRs and KPIs will also differ. You should start with the important metrics and goals, and during the process, you and your team will realize whether they are suitable and worth pursuing in the future. Then, you adjust and continue to monitor them.

Nothing is perfect and fixed from the beginning, even your business metrics and goals will evolve with the development of the business, so let everything be natural.

3. Review correctly

After completing the target-setting process and releasing it. It is time for the business to conduct indicators in OKRs and KPIs regular and proper reviews to ensure that everything is always on track.

3.1. Regarding frequency

End-of-month or end-of-quarter meetings are not enough to ensure indicators in OKRs and KPIs smooth operations. Imagine if you only meet your team 12 times a year if you meet at the end of each month or only 4 times a year if you meet at the end of each quarter.

Many issues arise during a month or even a week, both internally and externally with customers. If you only meet at the end of each month, all you get are reports on the numbers, and you do not have the opportunity to address the issues that have hindered the team during the past month or make timely decisions. This is not to mention whether the targets and indicators of your OKRs and KPIs you set are still appropriate or not.

Therefore, hold weekly meetings on a fixed day and time so that the team can schedule their work and prepare the necessary information for the meeting. Weekly reviews are just enough connection; if you have more frequent meetings, the team will not have time to work and will not be proactive in their work.

3.2. Regarding method:

You have identified the importance of organizing a weekly meeting, so what should we do and say in this meeting to ensure that the team always adheres to the targets? Here are the principles of an effective weekly meeting:

  • Start and end on time: set up a fixed weekly meeting so that the team can control their time and attend on time. A meeting should only last for 90 minutes; beyond that, people will not have enough energy and focus to come up with the best solutions to problems.
  • Coordinators and secretaries: a meeting should have a main coordinator to ensure everyone stays on topic and focused on the issues discussed. The secretary will record important discussion points and action plans created to send to the team after the meeting ends.
  • Ensure proper and complete review: review important content weekly, including your metrics, objectives, from top to bottom. This means your metrics should be measured weekly, your goals should be broken down into smaller pieces for implementation. Do not stop midway in this process, especially when you have just discovered a problem and want to solve it immediately, because you may miss larger issues in metrics, objectives that have not been considered.
  • Problem-solving requires action (todo): for each problem, focus on solving it by developing specific action plans, assigning responsibility to someone, and then moving on to solve other problems. Be disciplined in this step, as nearly 80% of people have a tendency to “talk around” without focusing on a specific problem.

These are the principles of a properly organized regular meeting. To make this meeting truly effective, the coordinator must equip themselves with many other soft skills. But above all, it is training and discipline that are most important.

By regularly organizing weekly meetings, you will notice significant changes in the team: everyone knows their metrics, objectives, indicators in OKRs and KPIs by heart and focuses on achieving them; the team identifies and solves many emerging problems that are hindering progress; you can evaluate all activities taking place in the organization, adjust strategies and policies in a timely manner, and place expectations in the right place.

4. Simplamo – Helping you track and execute OKRs and KPIs the right way

Simplamo is a modern goal management software that combines OKRs and KPIs to effectively help you build and implement successful OKRs and KPIs. Instead of simply digitizing what you’re doing or providing you with a matrix of functionalities, Simplamo offers you the mindset and principles to ensure that you’re doing things right and sufficiently.

The mindset that Simplamo brings to you includes:

  • How to build weekly KPI metrics: Providing company-level and department-level KPI dashboards to quickly identify issues and make accurate predictions.
  • How to build quarterly OKR goals focused on what matters, with suggested methods for building them correctly and sufficiently. Breaking down quarterly OKRs into smart milestone checkpoints for easy progress measurement and issue identification.
  • A 7-step intelligent weekly meeting framework, including reviewing key metrics and goals to easily identify issues.
  • A role-responsibility organizational chart framework, ensuring that OKRs and KPIs are assigned to the right people for the right tasks.
  • User-friendly software interface that focuses on displaying important information, making it easy to monitor team progress and identify impediments.
  • KPI Scorecard review during weekly meetings.
  • OKR goal board with smart milestone checkpoints.

The core essence that Simplamo brings to you is the operational mindset of a business, focusing on alignment, connection, and achieving goals.

Businesses that have used Simplamo have achieved impressive results within just 6 months of using the software. They have learned how to set the right goals, connect their teams, and work together to successfully execute their goals. Many businesses have experienced growth rates of over 30%, and some even achieved 200% growth within 6 months to 1 year of implementing Simplamo.

5. About Simplamo Simplamo aims to bring you real stories and true value.

We know that you are a great leader, a talented CEO with vast professional knowledge and excellent team leadership skills. However, that also means you are always busy, with numerous ideas that are not easy to convey and turn into reality. Your internal environment may become chaotic, and you may feel overwhelmed as your business expands.

Understanding your concerns, Simplamo was created as a crystallization of modern 21st-century management thinking, a century marked by the rapid rise of technology. The 21st century has no place for lengthy management theories and multi-layered approaches. Instead, management should be simple, practical, and effective.

Simplamo transforms modern management knowledge into user-friendly, understandable, and easy-to-follow tools. Amidst the daily flood of information, you and your team will know what needs to be done and how to collaborate to achieve your goals.

During the Simplamo feature demo session, the Simplamo team not only describes the features but also shares detailed insights about the mindset behind them. This way, you and your team can fully understand every aspect of running a business.

Only when there is shared understanding can your team row together in the same boat!

—————————————————

Simplamo is a modern and scientifically-based management software that uniquely combines OKRs and KPIs, making every aspect of operation simple and approachable for every employee. It relieves pressure for leaders, allowing them to focus on important missions and optimize work performance for the business.

Experience Simplamo and feel the change in just 4 weeks! Register for a Simplamo demo at: https://app.simplamo.com/sign-up