Skip to main content
Monthly Archives

May 2023

TPL_8266

Simplamo cùng Start-up vượt “Vũ Phong” vươn ra biển lớn bằng công nghệ, tại Shark Tank Forum 5

By Tin tức

“ Với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, càng cần phải ứng dụng chuyển đổi số, đó là cách thức vận hành, cách thức đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, rẻ nhất trên nền tảng mình hiểu và với chi phí mình có” Shark Phú chia sẻ tại Shark Tank forum 5

I. Shark Tank Forum 5 nhấn mạnh vai trò của nền kinh tế số – Động lực tăng trưởng chảy cùng thời đại

Shark Tank forum 5 với chủ đề “Đột phá tăng trưởng trong nền kinh tế số – Hacking growth in the digital economy”  diễn ra ngày 25/11/2022 tại Vinpearl Landmark 81 cùng sự tham gia của hơn 1.000 khách tham dự. Sự kiện nêu bật tầm quan trọng của nền kinh tế số đối với tương lai sống còn của doanh nghiệp Việt Nam trong dài hạn. Sự thay đổi tất yếu nếu muốn doanh nghiệp đạt hiệu suất và tiết kiệm nguồn lực vận hành tối đa, cạnh tranh với đối thủ cùng ngành tại nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Một báo cáo của Mckinsey công bố cho thấy vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nền kinh tế siêu cường Mỹ chiếm tới tận 25%, với Brazil là 35%, ở các nước Châu Âu là khoảng 36%, khu vực Châu Á Thái Bình Dương, năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là trên 60%. Chứng tỏ tại châu Á chuyển đổi số đóng quyết định trong tăng trưởng GDP quốc gia.

Tuy nhiên, tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp chuyển đổi số. Một con số vô cùng nhỏ so với thế giới và nếu tiếp tục kéo dài chúng ta sẽ dễ dàng bị tụt hậu.

Theo chuyên gian, 5 chìa khóa chủ chốt chuyển đổi số mang lại cho  doanh nghiệp gồm: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Trong đó cuộc cách mạng 4.0 và sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo AI sẽ khiến nhiều hệ sinh thái việc làm có sự thay đổi rõ nét. Chuyển đổi số sẽ là con át chủ bài cho những quyết định vận hành và cạnh tranh hiệu suất giữa các doanh nghiệp tiếp theo.

II. 4 nhóm năng lực “Nhất định cần phải có” trong quản trị thời kỳ chuyển đổi số, theo chia sẻ của Founder Simplamo tại Shark Tank

Sự kiện Shark Tank Forum 5  diễn ra vô cùng sôi nổi với sự phân tích và chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia và các Shark đã và đang thành công trên con đường chuyển đổi số công nghệ.

Tại buổi tọa đàm, Founder kiêm CEO Simplamo.com Phan Thanh Tùng đã đưa ra 4 nhóm năng lực cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp thời đại chuyển đổi số, gồm: Năng lực tầm nhìn, lãnh đạo, tổ chức và hợp tác. Theo anh chia sẻ, trong quá trình vận hành doanh nghiệp, từ khi chập chững Startup công nghệ, trải qua nhiều lần thăng trầm, lên xuống với nhiều biến động và thử thách đến những công ty đã có những thành tựu riêng, có một đặc điểm chung của những Startup và những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đó là có năng lực làm ra sản phẩm tốt  với nhiều ý tưởng hay, nhưng rất khó để cùng đội ngũ đi lâu dài, vì chưa có cách vận hành teamwork làm việc theo hệ thống, đoàn kết và duy trì được nhịp làm việc lâu dài, hình thành sự chuyên nghiệp.

Vì vậy việc xác định và tìm phương pháp quản trị đội ngũ thông minh và đơn giản sẽ giúp lãnh đạo và công ty yên tâm, tập trung và làm việc năng suất hơn, hướng tới điều quan trọng nhất là tiết kiệm nguồn lực tập trung vào nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng cuối cùng.

1. Năng lực tầm nhìn

Chắc chắn những con người xuất sắc hôm nay ngồi đây tại Shark Tank Forum, đều mang trong mình những ước mơ đầy hoài bão và ấp ủ về doanh nghiệp mình. Tầm nhìn  3 đến 5 năm nữa chúng ta là ai, đứng đâu trên thị trường nhưng nếu chỉ có mình mình biết, nghĩ trong đầu thôi thì không thể giữ được cảm xúc ấy lâu dài, đội ngũ không ai hiểu hết tầm nhìn của CEO, vì vậy khi vận hành vào thực tế mỗi người sẽ chỉ hành động theo ý mình hiểu. Nhiều khi không phải họ không cố gắng mà họ chỉ là không thể hiểu được hết ý tưởng cốt lõi mà lãnh đạo muốn đi.

Theo CEO Simplamo chia sẻ, để khắc phục được điều này, trước hết cần viết ra, trực quan hóa thành một bản tầm nhìn khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu cho toàn thể đội ngũ, làm được điều này tốt sẽ dẫn tới việc điều hành doanh nghiệp sau này dễ dàng hơn cho nhà lãnh đạo, không bị lệch hướng khỏi những giá trị nội lực mình đã xây ngay từ đầu. 

2. Năng lực lãnh đạo

Bộ máy tăng trưởng sẽ không thể nào ra khơi nếu như những con người trên con thuyền đó không ngồi đúng vị trí của mình. Right People – Right Seat rất quan trọng trong doanh nghiệp,  không thể để bếp trưởng tay nghề nấu món phở thơm lừng ở vị trí lái tàu còn thuyền trưởng lão luyện xuống làm đầu bếp được hay để người lái tàu không muốn đưa du khách tới vị trí họ đã đặt trước.

Điều này cho thấy lãnh đạo là người có cái nhìn tổng quan, chính xác đến việc tuyển dụng và sắp sếp nhân sự vận hành, đúng người đúng vị trí Right People – Right Seat, có cùng giá trị cốt lõi, chỉ tuyển những con người như vậy thôi thì việc hoàn thành mục tiêu sẽ có những thay đổi ngoạn mục, bởi vì cái gì có cùng động lực, sẽ có cùng khát vọng thổi bùng cống hiến.

3. Năng lực tổ chức

Sự đơn giản hóa trong tổ chức rất cần thiết, từ sơ đồ cơ cấu tổ chức, mục tiêu, KPI, OKR, khung vận hành cần hết sức đơn giản, đọc vô hiểu luôn, tránh tình trạng vẽ vời hoa lá, càng phức tạp thì càng khó nhớ. Cố gắng duy trì năng lực tổ chức đơn giản nhất có thể. 

4. Năng lực Hợp tác

Để hợp tác hiệu quả, chúng ta chỉ cần trả lời 2 câu hỏi sau: 

  • Khi chúng ta nhìn về mục tiêu và chúng ta nói về mục tiêu đã có phương pháp họp hoặc là phương pháp để giải quyết vấn đề Hiệu quả hay chưa? 
  • Tư duy hợp tác giữa mọi người đã có khung khoa học chưa. Cuộc họp, đánh giá tình hình kết quả đi theo khung nào, trên dữ liệu nào?

Năng lực hợp tác rất quan trọng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự linh hoạt, đổi mới và tư duy đa dạng trong công việc, mang lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.

Cùng nghe chi tiết chia sẻ của CEO Simplamo tại đây:

III. Bơi cùng bể cá mập SHARK TANK – SIMPLAMO xây dựng bệ phóng quản trị giúp Startup vươn ra biển lớn

Với xu hướng không thể bỏ qua công nghệ trong vận hành doanh nghiệp, Simplamo đã cho ra đời phần mềm quản trị tư duy chuẩn Hoa Kỳ, giúp chinh phục OKR, KPI tối đa bằng các thao tác rất đơn giản. Tuy nhiên tại Việt Nam việc áp dụng phần mềm quản trị tại doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) cho thấy, 69% DN được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào. 

Phần mềm 𝗦𝗶𝗺𝗽𝗹𝗮𝗺𝗼 xây dựng cuộc họp theo một format chuẩn, tạo bộ khung vận hành dựa trên mô hình chuẩn từ Hoa Kỳ. Bộ khung là sự cải tiến Đáng Kinh Ngạc trong cách điều hành doanh nghiệp còn nhiều tồn đọng và rời rạc tại Việt Nam. Simplamo tích hợp phần mềm xây dựng chiến lược với 8 câu hỏi cốt lõi, đột phá với mô hình họp Weekly Meeting, họp tuần, họp quý, họp năm hay họp gì đi nữa sẽ được đo lường hiệu suất chính xác chỉ bằng 7 bước cơ bản kéo dài 90 phút, trao quyền cho mọi người thay phiên nhau dẫn dắt cuộc họp, đo lường và dự báo doanh số KPI, OKR bám sát thực tế cao nhất.

Simplamo đã nghiên cứu rất kỹ hành vi và tìm tòi các mô hình quản trị hiệu quả trên thế giới để tìm được cách vận hành phù hợp với Việt Nam nhất, với Simplamo không chỉ là phần mềm đơn thuần, ráp dữ liệu vô cảm mà ngược lại lấy tư duy quản trị con người làm trọng tâm trước sau đó mới thiết lập mục tiêu khoa học, phân bổ và đo lường dữ liệu là bước cuối cùng ráp vào bộ máy vận hành hoàn chỉnh, phần mềm dựa theo mô hình chuẩn Hoa Kỳ, đi từ sự thấu hiểu đội ngũ trước rồi tới triển khai mục tiêu hiệu quả.

5 điểm nổi bật “có 1 không 2” bạn sẽ đạt được khi vận hành công ty trên Simplamo :

  • Simplamo là mô hình đơn giản hóa quản trị doanh nghiệp dựa trên các con số dữ liệu cụ thể,  đẩy cao xác suất đưa ra quyết định bám sát thực tế, dựa vào kết quả định lượng thay vì định tính.
  • Phát huy tối đa tiềm năng của doanh nghiệp và tinh gọn các bộ phận dựa trên các đầu việc cụ thể.
  • Gỡ rối mọi điểm nhức đầu về KPI, OKR, OGSM bằng việc lướt qua các con số đã được đo lường hàng tuần, giúp chủ doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. 
  • Điểm đặc biệt nhất là Simplamo tạo ra bộ khung cuộc họp gồm 7 bước cụ thể trong 90 phút, mục đích cuối cùng là tạo Lực đẩy giúp giải quyết dứt điểm mọi vấn đề trong và ngoài doanh nghiệp.
  • Hình thành văn hóa thấu hiểu và phát triển doanh nghiệp bền vững.

Hy vọng rằng Simplamo sẽ là một trong những vũ khí lợi hại giúp Startup sớm trở thành loài cá mập “Bất khả chiến bại” trên thương trường. Simplamo sẽ luôn ở đây đồng hành và hỗ trợ cùng Startup, doanh nghiệp trong nhiều sự kiện tiếp theo, không những  tại Shark Tank mà còn nhiều sự kiện tầm cỡ hơn nữa, cùng chờ đón nhé!

Chúc Startup Việt Nam Khởi đầu bằng nhiệt huyết – Trưởng thành bằng nhiệt phong

Tìm hiểu ngay phần mềm quản trị doanh nghiệp simplamo tại đây: https://simplamo.com

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

https://simplamo-cdn.simplamo.com/wp-content/uploads/2023/02/Banner-Simplamo-1024x267.png

rút ngắn khoảng cách giữa chiến lược và thực thi

Rút ngắn khoảng cách giữa kế hoạch và thực thi chiến lược

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Sếp luôn có những ý tưởng tuyệt vời và đầy triển vọng cho doanh nghiệp, thế nhưng một kế hoạch kinh doanh tốt cũng sẽ bị đánh bại nếu có nhiều lỗ hổng trong quá trình thực thi. Ở nhiều trường hợp, thách thức không nằm ở việc xây dựng một chiến lược tốt, mà ở chỗ làm thế nào để biến chiến lược đó thành hiện thực.

Bài viết “Rút ngắn khoảng cách giữa kế hoạch và thực thi chiến lược” sẽ giúp chủ doanh nghiệp phát hiện những nút thắt trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh và đi sâu vào quá trình thực thi mục tiêu của đội ngũ.

Để biến giấc mơ của sếp thành sự thật là một chặng đường dài, sẽ có những ngày mọi thứ không diễn ra như điều sếp muốn, hoặc đội ngũ đi chệch hướng so với dự định ban đầu. Thì đây là lúc sếp nhìn lại kế hoạch của mình, và cân bằng đội ngũ trong quá trình thực thi mục tiêu. Sau đây là cách Simplamo hướng dẫn sếp một lần nữa review lại kế hoạch và công việc thực thi của đội ngũ.

1. Đầu tiên, sếp hãy đặt câu hỏi: Tầm nhìn, chiến lược của sếp có được “gửi gắm” một cách rõ ràng hay không?

“Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được viết ra, thì thực sự bạn không có kế hoạch kinh doanh. Thay vào đó, bạn chỉ có một giấc mơ, một tầm nhìn, hoặc có thể là một cơn ác mộng.” – từ sách Binh Pháp Tôn Tử

Sếp là một người không thiếu tầm nhìn và đầy chiến lược, hay chúng đã là thế mạnh sẵn có của sếp… Thế nhưng, chúng có được viết ra cho toàn bộ đội ngũ nhìn thấy?

Thực tế việc truyền đạt tầm nhìn thường bị lờ đi bởi sếp luôn có nhiều công việc hằng ngày quan trọng. Tuy nhiên, để nhân viên đóng góp tối đa cho công việc và luôn vì lợi ích chung của tổ chức, việc truyền thông tầm nhìn sẽ giúp nhân viên luôn hiểu rõ về định hướng của người làm chủ, đây là điều rất cần thiết. Việc “viết” ra sẽ làm rõ nét bức tranh của doanh nghiệp, đặc biệt để đội ngũ “hiểu” những gì sếp đang nghĩ – chiến lược trong đầu của mình và biết được điều bản thân cần phải làm khi là thành viên thuộc về tổ chức.

Các doanh nghiệp vận hành trên Simplamo sử dụng tính năng “Tầm nhìn” để viết ra định hướng mà công ty muốn theo đuổi. Tính năng Tầm nhìn giúp sếp cô đọng các yếu tố: Giá trị cốt lõi, sứ mệnh, mục tiêu 10 năm, chiến lược marketing, mục tiêu 3 năm.

Mời sếp đọc thêm bài viết ” Tầm nhìn là gì? Hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp 2024″ tại đây.

2. Thứ 2, đội ngũ có cùng tham gia vào quá trình phân rã kế hoạch kinh doanh?

Sếp là người gánh vát tất cả mọi thứ, từ việc xây dựng, phân rã cho đến việc giao mục tiêu cho từng cá nhân. Nhưng sau khi làm tất cả mọi thứ, quá trình từ lập kế hoạch và thực thi mục tiêu của đội ngũ còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cũng không ý thức được trách nhiệm của mình. Bằng cách để đội ngũ cùng tham gia vào quá trình phân rã mục tiêu sẽ cho nhân viên cảm thấy được đóng góp nhiều hơn vào sự thành công của công ty, và sẵn sàng đưa ra những quan điểm cá nhân của mình, tạo nên một tinh thần hợp tác, cam kết với mục tiêu được xây dựng.

3. Sau khi phân rã mục tiêu, bước tiếp theo sếp cần đội ngũ đảm nhận chúng, nhưng sếp cần chú trọng đến vấn đề “đúng người, đúng trách nhiệm”

Sơ đồ trách nhiệm là nền tảng để giúp sếp giao việc “đúng người, đúng trách nhiệm” và chịu trách nhiệm giải trình với kết quả đạt được của đội ngũ. Điều này sẽ giúp sếp tiết kiệm được một khối lượng lớn thời giờ để xem xét “ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này”. Xây dựng sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo giúp sếp xác định được các vị trí cần có trong tổ chức, song song đó vai trò cũng được làm rõ. Có nghĩa là khi một thành viên ngồi tại một vị trí bất kỳ đều hiểu rõ mình cần đảm nhận công việc gì.

4. Sếp có xác định mục tiêu ưu tiên quý?

Xuất phát từ mục tiêu 3 năm, Simplamo kéo mọi người về gần hơn với thực tế bằng việc xác định kế hoạch kinh doanh 1 năm, sau đó phân rã thành các công việc ưu tiên quý. Mỗi thành viên đảm nhận tối đa 3 mục tiêu, để tập trung làm điều quan trọng, không bị xao nhãng. Ít hơn để tập trung hơn, sẽ khác biệt với nhiều mục tiêu nhưng tạo ra sự mơ hồ cho đội ngũ.

Giả sử, sếp bắt đầu một cuộc hành trình dài với điểm đến đã được dự tính sẵn. Trên đoạn đường đi sếp sẽ luôn có những cột mốc quan trọng cần phải vượt qua trước khi đến đích. Simplamo ví điểm đến của sếp là kế hoạch kinh doanh cần phải đạt được, khi đó các Rocks (mục tiêu ưu tiên quý) là các cột mốc để đội ngũ chinh phục trước khi chạm tới kế hoạch lớn hơn. Việc phân rã mục tiêu năm thành các ưu tiên quý sẽ giúp sếp dồn năng lượng làm điều quan trọng, dần dần tiến tới mục tiêu năm với các bước đi chắc chắn.

Quản trị theo mục tiêu

5. Công việc cần phải duy trì hàng tuần để thực thi thành công: Cuộc họp đều đặn

Nếu không thể liên lạc liên tục, nhân viên sẽ mất kết nối với mục tiêu của doanh nghiệp.

Khi đã xây dựng các Rocks, điều cần làm quan trọng để sếp hiện thực chiến lược là giữ cho quá trình lên kế hoạch và thực thi mục tiêu diễn ra điều đặn, và sếp cần công cụ để hỗ trợ việc này. Thông qua quá trình tổ chức cuộc họp hàng tuần trên Simplamo sẽ giúp đội ngũ thường xuyên review mục tiêu, checkin các cột mốc đã thực hiện. Bên cạnh đó vấn đề được giải quyết giúp toàn bộ đội ngũ vượt qua những chướng ngại trong quá trình hiện thực chiến lược:

  • Tổ chức cuộc họp hàng tuần để mọi người cùng nhau nói về mục tiêu thường xuyên sẽ giúp đội ngũ liên kết được quá trình lên kế hoạch và  thực thi trong tổ chức.
  • Giảm bớt khó khăn, tiết kiệm thời gian trong quá trình theo đuổi mục tiêu từ kế hoạch và thực thi nó. Cuộc họp tuần trên Simplamo sẽ giúp cho đội ngũ khả năng nhận diện vấn đề ở các cấp phòng ban. Đầu tiên giúp sếp nhận diện các vấn đề len lỏi trong quá trình thực thi, sau đó giải quyết chúng theo tư duy khoa học. Có nghĩa là sếp sẽ rèn luyện được tư duy giải quyết vấn đề cho đội ngũ, chính vì trong quá trình thực thi sếp không thể lúc nào cũng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi để xem đội ngũ đang có kế hoạch và thực thi như thế nào, gặp phải vấn đề gì để hỗ trợ.

Sếp muốn tìm kiếm một phần mềm biến chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình thành thực tế, đội ngũ lập kế hoạch và thực thi thành công, chủ động giải quyết vấn đề? Mời sếp nhấn vào link sau đây để đăng ký trải nghiệm Simplamo: https://app.simplamo.com/sign-up

Mời Sếp đọc thêm bài viết “Phần mềm quản trị mục tiêu tiên tiến, hiện đại” tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Nganh-san-xuat-simplamo-P3

Cơ hội và Thách thức Ngành Sản Xuất 2023 – Chuyện kể từ người trong cuộc (Phần 3)

By Kiến thức theo ngành

Ở phần 1 và phần 2, là phần chia sẻ và gợi ý các phương pháp đến từ 5 yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất: Chất lượng, Chi phí, Đơn hàng biến động, Con người và Công nghệ. Bài viết cuối cùng trong chuỗi bài viết về cơ hội và thách thức ngành sản xuất này sẽ nói về các khoảng trống trong khâu vận hành của toàn bộ doanh nghiệp.

Bài viết được thực hiện dựa trên phần chia sẻ của anh Nguyễn Nhật Ngân – Nguyên GD sản xuất UACJ, DH Food, GC Foods với hơn 20 năm kinh nghiệm công tác ở vị trí quản lý sản xuất tại Nhật Bản.

Đọc phần 1

Đọc phần 2
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

I. “Đặt chỉ số vượt thách thức”

Nói về việc thực thi kế hoạch trong doanh nghiệp hiện nay, anh Ngân dùng cụm từ Đặt chỉ số vượt thách thức để miêu tả.

“Cứ mỗi mùa lập kế hoạch hằng năm, chỉ thấy ban giám đốc đưa ra bảng chỉ số tăng trưởng bao nhiêu phần trăm, mà không thấy phần đầu tư, hỗ trợ là gì. Bảng chỉ số cũng được lập khá cảm tính đưa từ trên xuống, không có căn cứ không có sự trao đổi thống nhất với nội bộ. Đưa ra bảng chỉ số xong, cũng không có cam kết và cách thức theo dõi.”

CEO thường đưa ra các con số mong muốn, nhưng không ra được chiến lược, cách làm để đạt được các con số đó. Nếu người nhà “gánh” không nổi thì đi tìm người tài về giúp. Đây là thực trạng chung mà anh gặp ở khá nhiều doanh nghiệp, chứ không riêng gì doanh nghiệp sản xuất.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuatKhông đưa ra các chiến lược cụ thể khiến các chỉ số luôn xa tầm với

Trong khi đó ở Nhật, doanh nghiệp làm việc rất rõ ràng và minh bạch, đặt mục tiêu cũng rất rõ ràng và luôn dựa trên căn cứ. Mỗi năm khi đưa ra bảng chỉ số, họ đều tổ chức một buổi gọi là Leader Review, tại buổi này đội ngũ ban lãnh đạo sẽ cùng ngồi xuống, đưa ra các dự toán cho năm sau để đáp ứng với chỉ tiêu đặt ra.

Ví dụ, khi ra mục tiêu tăng trưởng 30% doanh thu thì cũng phải tính ra được dự toán chi phí cho tuyển dụng & đào tạo nhân công, đầu tư máy móc, khấu hao trong bao lâu, chi phí bán hàng, vân vân.

II. Rút ngắn khoảng cách giữa chiến lược và thực thi

Anh Ngân nhận định, có một khoảng cách rất lớn giữa chiến lược và thực thi tại Việt Nam. Để rút ngắn khoảng cách này, anh gợi ý một số cách như sau:

  • Kế hoạch lập ra cần phải bao quát trên mọi thứ, mọi khía cạnh trong và ngoài doanh nghiệp.
  • Phải có chiến lược và quản trị chiến lược tốt.
  • Nên có buổi Leader Review, để có sự trao đổi, thống nhất về kế hoạch và ra dự toán hợp lý.
  • Thời buổi cạnh tranh, phải tập trung vào sản phẩm cốt lõi —> Doanh nghiệp nên nhớ kỹ, đừng đi lang man, đứng núi này trông núi nọ.
  • Cả vận hành và sản xuất, đều phải chuẩn hóa trước đã rồi mới cái tiến.
  • Và cuối cùng, là phải cam kết với mục tiêu đã đặt ra, theo dõi và thực thi đến cùng.

Trong các cách kể trên, đa phần đều phụ thuộc vào sự quyết tâm và đổi mới của ban lãnh đạo, riêng về phần quản trị mục tiêu-chiến lược thì hiện nay doanh nghiệp có thể dựa vào sự hỗ trợ của phần mềm.

III. Giải pháp của Simplamo giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách giữa chiến lược và thực thi

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng khung vận hành vững chắc, chuẩn hóa nền tảng trước khi cải tiến.

Khung vận hành Simplamo xây dựng cho doanh nghiệp dựa trên các công cụ vận hành cốt lõi nhất, liên kết chặt chẽ với nhau và phối hợp nhịp nhàng hàng tuần, tháng quý, hàng năm.

Bắt đầu từ việc xây dựng sơ đồ trách nhiệm, làm rõ bảng tầm nhìn, bảng kế hoạch kinh doanh năm, phân rã xuống bảng mục tiêu hàng quý và theo dõi thực thi thông qua cuộc họp tuần đều đặn suốt 52 tuần trong năm. Một khi đã làm chủ khung vận hành, nền tảng doanh nghiệp sẽ vững chắc, đáp ứng tốt với các thách thức cải tiến đặt ra.
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

  • Giúp doanh nghiệp xây dựng, theo dõi 100% mục tiêu đặt ra.

Simplamo cung cấp tính năng xây dựng mục tiêu quý (Rocks) được chia nhỏ từ mục tiêu năm của công ty. Trong đó, mục tiêu quý cấp công ty được phân rã xuống mục tiêu quý phòng ban và đi đến từng cá nhân. Các mục tiêu quý này lại được phân thành các cột mốc (Milestone) để chia nhỏ khối lượng công việc và dễ dàng review tiến độ hàng tuần.

Không chỉ cung cấp tính năng, đội ngũ chuyên gia Simplamo còn hỗ trợ tư vấn 1:1 từng khách hàng cách xây mục tiêu chuẩn SMART, phân rã như thế nào và chia milestone ra sao cho đúng cách và phù hợp với hiện trạng từng doanh nghiệp.
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

  • Giúp tăng tính trách nhiệm và cam kết của nhân viên trong từng mục tiêu

Mục tiêu đã xây dựng đúng cách và kết nối với mục tiêu công ty, nhưng chỉ xây để đó và mặc định nhân viên tự động follow tiến độ, check-in đều đặn thì hầu như không xảy ra. Nếu không có sự đồng hành, theo dõi sát sao và cùng phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh cùng nhân viên thì các mục tiêu chẳng khác nào “bù nhìn” chỉ dùng để tô vẽ cho đẹp.

Giải pháp của Simplamo – và cũng là điểm độc đáo nhất của Simplamo – chính là tích hợp khung cuộc họp review mục tiêu hàng tuần. Các cuộc họp định kỳ hàng tuần này sẽ được diễn ra theo từng “layer” một.

  • Tại cuộc họp tuần phòng ban: trưởng bộ phận và team của mình sẽ cùng review qua tiến độ thực thi mục tiêu cá nhân và mục tiêu phòng ban, review chỉ số và xử lý vấn đề phòng ban phát sinh trong tuần.
  • Tại cuộc họp tuần ban lãnh đạo: CEO cùng trưởng bộ phận sẽ review các mục tiêu cấp phòng ban và công ty, review chỉ số và xử lý vấn đề phát sinh cấp công ty.

Khung cuộc họp bao gồm 7 bước khoa học, tích hợp bộ đếm thời gian, tích hợp review bảng mục tiêu, chỉ số, và công cụ giải quyết vấn đề 3 bước, tạo todo tự động sau mỗi vấn đề được giải quyết. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 90 phút, report sẽ được gửi cho tất cả thành viên tham dự và các thông báo nhắc todo được gửi đi đều đặn.

Hiệu quả cuối cùng mang lại, là một đội ngũ gắn kết đồng lòng, luôn ghi nhớ về mục tiêu và cam kết thực hiện cho đến khi hoàn thành.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

Trên đây là toàn bộ phần chia sẻ của anh Ngân về các cơ hội, thách thức và các phương pháp hành động cho doanh nghiệp sản xuất. Rất mong bài viết nhận được sự chia sẻ và đóng góp thông tin từ độc giả.

Cảm ơn anh Ngân đã đồng hành cùng Simplamo trong việc lan tỏa những kiến thức hữu ích này!

Simplamo Việt Nam

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Nganh-san-xuat-simplamo-P2

Cơ hội và Thách thức Ngành Sản Xuất 2023 – Chuyện kể từ người trong cuộc (Phần 2)

By Kiến thức theo ngành

Tiếp nối với phần 1 về Cơ hội và Thách thức Ngành Sản xuất được chia sẻ bởi anh Nguyễn Nhật Ngân – Nguyên GD sản xuất UACJ, DH Food, GC Foods với hơn 20 năm kinh nghiệm công tác ở vị trí quản lý sản xuất tại Nhật Bản. Phần 2 sẽ tập trung vào yếu tố Đơn hàng biến động, Con người và Công nghệ (công nghệ sản phẩm và công nghệ quản lý) trong ngành sản xuất.

Đọc phần 1 tại đây
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

IV. Đơn hàng biến động, phía nhà máy nên tham gia vào hay phụ thuộc đội sale

Đơn hàng biến động là một chuyện rất đau đầu trong quản trị sản xuất, thật không dễ để sale mang các đơn hàng về cho doanh nghiệp, nhưng sự tăng giảm thất thường qua các con số dự báo và thực tế khiến cho tình trạng lãng phí sản xuất (không kịp xuất hàng, dư thừa hàng hóa, lãng phí nhân lực) xảy ra khá nhiều.

Đứng trước thực trạng này, anh liệt kê ra 2 phương án được khá nhiều giám đốc nhà máy VN lựa chọn:

  • Một là thuê sản xuất bên ngoài khi đơn hàng nhiều, phương án này sẽ gặp khó khăn trong khâu kiểm soát chất lượng, sự đồng đều, chẳng khác nào bán giùm cho người khác, phần lợi nhuận còn lại chẳng là bao nhiêu.
  • Hai là tuyển nhân viên thời vụ khi đơn hàng tăng hoặc sa thải nhân công vào những lúc thấp điểm. Nếu không tính toán kỹ lưỡng các chi phí nhân công và dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp sẽ không còn bao nhiêu lợi nhuận, chưa kể việc ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên (vì có thể bị sa thải bất cứ khi nào) và các thợ thời vụ cũng không phải cần là có ngay.

Theo anh cả hai phương pháp trên đều không thật sự hiệu quả, doanh nghiệp nhỏ lẻ thì có thể xoay sở tạm, nhưng công ty đã có thương hiệu thì cần phải có sự chuyên nghiệp và uy tín.

Anh gợi ý một phương pháp đang được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Nhật Bản, đó là phương pháp Bình chuẩn hóa (Heijunka). Phương pháp này dùng để giảm sự không đồng đều trong quá trình sản xuất, từ đó làm giảm lãng phí. Heijunka được Toyota sử dụng đầu tiên để tăng hiệu quả trong sản xuất.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

Trên đây là hình ảnh dự báo đơn hàng hằng năm tại một doanh nghiệp thực tế ở Việt Nam. Vào lúc cao điểm, doanh nghiệp phải sản xuất 753 tấn hàng, nhưng lúc thấp điểm chỉ có 197 tấn hàng . Với sự chênh lệch cao như vậy, cái khó của giám đốc nhà máy là làm sao với dây chuyền sản xuất và đội ngũ nhân công như hiện tại có thể duy trì sản xuất trong một chi phí tối ưu nhất mà không phải đi thuê ngoài hay từ chối đơn hàng.

Để giải quyết bài toán này, phương pháp Bình chuẩn hóa sẽ được áp dụng như sau:

  • Bước 1: Tính sản lượng trung bình
  • Bước 2: Thương lượng với team sale, cố gắng bán nhiều hơn mức trung bình, đặc biệt là những tháng thấp điểm để tối ưu chi phí sản xuất.
  • Bước 3: Áp dụng tư duy giải quyết vấn đề để đáp ứng sản lượng trung bình (tăng năng suất, tăng ca)
  • Bước 4: Phát huy tinh thần Kaizen, cải tiến quy trình sản xuất, tối ưu chi phí và thời gian sản xuất

Phương pháp bình chuẩn hóa không mới ở Việt Nam, có nhiều tài liệu chi tiết về phương pháp này và nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công. Cái khó là ở việc bắt đầu một cái gì đó mới, cần rất nhiều sự nỗ lực và phối hợp liên phòng ban (nhất là với phòng sale), nhưng không có chuyện gì là không giải quyết được, chỉ cần ta có quyết tâm.

Người Nhật hơn ta là ở chỗ họ có quyết tâm và ý chí vững, anh tin là nếu như chúng ta cũng quyết tâm như họ, người Việt sẽ không thua kém gì Nhật vì vốn dĩ dân tộc ta rất thông minh.

Về vấn đề phối hợp liên phòng ban, có nhiều phần mềm quản trị hiện nay có thể giải quyết được, trong đó Simplamo là một phần mềm rất dễ sử dụng nhưng tạo nên tác động mạnh mẽ. Dưới góc nhìn của một Giám đốc sản xuất, anh cảm thấy khá thoải mái khi sử dụng Simplamo, vì sự đơn giản và tập trung vào các chỉ số quan trọng, giúp anh dễ phối hợp với các trưởng bộ phận khác đưa ra quyết định nhanh chóng.

V. Vai trò của con người trong tổ chức

Khi nói về vấn đề con người trong tổ chức, anh Ngân dành rất nhiều tâm huyết, anh tâm niệm, đối xử với mọi người đặc biệt là anh em công nhân, nên dành sự tử tế, tôn trọng cho họ. Công nhân là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, mình tử tế với họ, họ cũng sẽ tử tế với sản phẩm và khách hàng của mình. Tất cả đều nên bắt đầu từ phía doanh nghiệp trước, mình không thể nói họ không hiểu cho mình khi mà bản thân mình lại chưa bao giờ hiểu cho họ.

Cho dù công nghệ có phát triển, dây chuyền máy móc có hiện đại, con người vẫn là cốt lõi trong sản xuất và là yếu tố quan trọng tạo nên sự cạnh tranh lâu dài. Khác với máy móc, chỉ có con người mới có thể tự học hỏi, cải tiến và thực thi những mục tiêu thách thức.

Theo đó, anh đưa ra 2 trụ cột cốt lõi về quản trị sản xuất :

  • Tôn trọng con người (bao gồm nhân công và những mối quan hệ xung quanh họ)
  • Cải tiến liên tục (vượt qua thách thức hiện tại và luôn hướng đến kết quả tích cực trong tương lai)

Ngoài ra, anh nhấn mạnh thêm, cấp quản lý-lãnh đạo nhà máy cũng cần được đào tạo, thực hành để nâng cao tư duy quản lý, lãnh đạo và trong mọi trường hợp, họ phải là những người tiên phong, làm gương để cho anh em nhân công noi theo, tạo nên làn sóng cải tiến mạnh mẽ trong tổ chức.

VI. Lean Manufacturing và Digital Technology

Yếu tố cuối cùng anh chia sẻ là về sản xuất tinh gọn và công nghệ số.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

Mọi người hay nói Việt Nam chỉ mới sản xuất được con ốc vít là vậy, đa phần là mình nhập máy móc phụ tùng về lắp ráp chứ sản xuất toàn vẹn một cái gì đó đạt chuẩn quốc tế thì chưa được.

Anh nói, doanh nghiệp Việt mình mà muốn qua được vòng “audit” của nước ngoài là rất khó, vì công nghệ không đáp ứng, họ sẽ không chọn mình làm nhà máy sản xuất. Nên đi đường dài là phải đầu tư Lean với Công nghệ số thì mới cạnh tranh được.

Mà để chuyển đổi số, trước hết vẫn phải chắc về nền tảng đã, nghĩa là như anh nói, nền tảng đến từ những gì quan trọng anh đã chia sẻ, trong đó đặc biệt lưu tâm tới con người và cải tiến, đừng xây nên cái gì khi nền chưa chắc, vì dễ hỏng và phải đập đi xây lại.

Cuối cùng, anh chia sẻ công thức thành công:

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

Ở phần 3 của câu chuyện, anh Ngân sẽ chia sẻ sâu hơn về những khó khăn trong vận hành, khoảng cách giữa chỉ số đặt ra và thực tế triển khai. Đọc tiếp phần 3 tại đây.

Simplamo – Bảng chỉ số gắn kết phòng sản xuất với phần còn lại của doanh nghiệp, tích hợp công cụ giải quyết vấn đề hiệu quả, phát huy tinh thần cải tiến Kaizen trong sản xuất

1. Bảng chỉ số liên kết phòng ban, cung cấp thông tin quan trọng đưa ra quyết định nhanh chóng

Để phòng sản xuất phối hợp làm việc với các phòng ban khác hiệu quả, nhất là với phòng sale, giải pháp của Simplamo đưa ra cho doanh nghiệp sản xuất là một bảng chỉ số liên phòng ban, ở đó cập nhật những chỉ số quan trọng nhất ở mỗi phòng ban để tất cả các trưởng bộ phận đều có chung một góc nhìn.

Các chỉ số này được cập nhật liên tục để phản ánh một cách nhanh nhất mọi diễn biến đang xảy ra trong và ngoài doanh nghiệp, theo đó dễ dàng đưa ra các dự báo và dự trù chi phí, nguồn lực phù hợp.

Các chỉ số này phải thật dễ hiểu và có thể tổng hợp báo cáo hàng tuần.

Khi phòng sản xuất nắm bắt được bảng chỉ số này trong tay, họ đưa ra các hành động, chịu trách nhiệm  đạt các mục tiêu và dễ dàng tính toán được dây chuyền sản xuất, cân đối các đầu vào, đầu ra sao cho phù hợp.

2. Khung cuộc họp hàng tuần, nơi nhận diện, giải quyết vấn đề, phát huy bộ não tư duy của toàn đội ngũ

Không dừng lại ở việc nắm bắt bảng chỉ số, Simplamo còn cung cấp khung cuộc họp hàng tuần, để đội ngũ cùng ngồi lại và ngay lập tức xử lý các vấn đề liên phòng ban. Khi phòng sale và sản xuất cùng đồng thuận cách giải quyết vấn đề theo phương pháp của Simplamo, bức tường ngăn cách hai phòng ban sẽ được phá vỡ. Không còn câu chuyện anh phải sản xuất theo đơn hàng của tôi hay anh phải bán cho kịp đơn hàng tôi sản xuất ra, mà cả hai sẽ đưa ra phương án xử lý chung theo một cách vẹn cả đôi đường.

Với khung cuộc họp này, phòng sản xuất cũng không bị “lép vế” trước phòng sale, vì đã có khung cuộc họp sẵn, đặt câu hỏi như thế nào, chỗ nào trả lời, ai trả lời trước, chốt phương án ra sao,… tất cả đã có khung và Simplamo luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để hướng dẫn tổ chức cuộc họp này hiệu quả.

3. Khung mục tiêu theo dõi sát sao từng ưu tiên cải tiến một trong tổ chức

Với từng mục tiêu cải tiến, mục tiêu bán hàng hay tìm kiếm nhà cung cấp, Simplamo mang đến một công cụ tạo mục tiêu đủ đơn giản, dễ sử dụng để mọi thành viên dễ dàng quản lý mục tiêu của mình, dành thời gian cho những việc quan trọng.

Lấy ví dụ về mục tiêu cải tiến. Cải tiến là một việc rất khó trong doanh nghiệp, sau khi đã có một bản kế hoạch cần phải cải tiến, chúng ta thường gặp khó khăn ở khâu triển khai, duy trì và xử lý các vấn đề phát sinh. Không phải xây mục tiêu cải tiến xong rồi để đó thì mọi chuyện tự động đâu vào đó, mà đội ngũ còn phải gặp gỡ nhau định kỳ để đảm bảo việc cải tiến vẫn đang được diễn ra như mong đợi và giải quyết ngay những vấn đề phát sinh.

Khung xây mục tiêu của Simplamo sẽ giải đáp các khó khăn này của doanh nghiệp sản xuất, mục tiêu được hướng dẫn xây dựng theo chuẩn SMART, chia nhỏ thành các cột mốc nhỏ để làm chủ trong từng giai đoạn và được review liên tục trong cuộc họp tuần, đảm bảo đội ngũ luôn được nhắc nhớ và không để một vấn đề nào gây cản trở.

Ví dụ mục tiêu cải tiến: Giảm phế phẩm nhà máy còn 0,5% được giao cho anh Bùi Hữu Thái

Sẽ bao gồm các cột mốc nhỏ hơn và được review hàng tuần như sau:

  • Thu thập vùng phát sinh phế phẩm – hạn 15/06/2023
  • Thống kê  – hạn 20/06/2023
  • Đưa ra phương án cải tiến – hạn 21/06/2023
  • Đóng gói thành cải tiến chuẩn và ban hành – hạn 30/06/2023

Xem tiếp phần 3

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Nganh-san-xiat-simplamo-P1

Cơ hội và Thách thức Ngành Sản Xuất 2023 – Chuyện kể từ người trong cuộc (Phần 1)

By Kiến thức theo ngành

Bài viết được thực hiện dựa trên sự chia sẻ của anh Nguyễn Nhật Ngân – Nguyên GD sản xuất UACJ, DH Food, GC Foods với hơn 20 năm kinh nghiệm công tác ở vị trí quản lý sản xuất tại Nhật Bản.

Khi dành thời gian tư vấn và khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, anh Ngân nhận thấy nhiều cơ hội, thách thức và khoảng cách vận hành giữa nước ta với Nhật. Nếu có thể giúp doanh nghiệp nhìn rõ các vấn đề mình đang gặp phải và áp dụng các phương pháp cải tiến hiệu quả, anh tin rằng sẽ mang đến nhiều thay đổi tích cực cho ngành sản xuất.

Với suy nghĩ đó, anh Ngân đã chia sẻ với Simplamo và chúng tôi đã viết lại một cách chân thật nhất câu chuyện anh gửi gắm thông qua loạt 3 bài viết về chủ đề Cơ hội và Thách thức ngành sản xuất. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho đọc giả.

I. Tổng quan chung về ngành sản xuất – Cơ hội và thách thức

Bắt đầu buổi chia sẻ với Simplamo, anh Ngân giới thiệu tổng quan cho chúng tôi về ngành sản xuất. Sản xuất không đơn thuần chỉ là câu chuyện ở nhà máy, quản lý nhân công, dây chuyền, đảm bảo đơn hàng đúng và đủ.

Một người làm quản trị sản xuất chuyên nghiệp cần phải nắm rõ cả một hệ sinh thái bao trùm lên đó, đi từ tài chính, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, rồi mới đến sản xuất, kho bãi, quản lý nhân công, nghiên cứu phát triển sản phẩm rồi mang ra thị trường bán, thu về dòng tiền. Người làm sản xuất trước tiên phải có tư duy tổng quan, hệ thống để nhìn trước các rủi ro và cơ hội.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuatTổng quan ngành sản xuất (hình ảnh do anh Ngân cung cấp)

Ngành sản xuất bây giờ cũng không dễ kiếm cơm như mười mấy hai chục năm trước, bây giờ công nghệ phát triển, máy móc dễ làm dễ bán, rất dễ để mua máy móc về sản xuất ra sản phẩm hoặc gia công ngoài, thế là nhà nhà sản xuất, người người gia công. Nguồn cung quá nhiều mà cầu thì không tăng, tự nhiên miếng cơm cũng không còn dễ ăn nữa.

Mà theo đó, phải có tư duy cải tiến, tư duy đi đường dài mới sống còn với nghề này được. Ngay khúc này, anh rút ra một vài lưu ý cho người làm sản xuất để có lợi thế cạnh tranh trong nghề, đó là phải tập trung sản xuất theo chủng loại, nghiên cứu ra các dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo và đầu tư vào công nghệ quản trị.

Theo anh quan sát, quản lý sản xuất Việt mình còn nhiều điểm yếu và chưa đi vào chuyên nghiệp:

  • Đa phần các quyết định đều dựa trên kinh nghiệm
  • Chưa xây dựng được nền tảng sản xuất vững chắc, chủ yếu nghe chỉ thị từ trên xuống
  • Làm việc nhóm chưa tốt (teamwork), chưa phối hợp sát sao với các phòng ban cũng như chưa có kế hoạch đối ứng với các biến động đơn hàng từ phòng kinh doanh để lên chiến lược sản xuất tối ưu nhất giúp doanh nghiệp có chí phí tốt nhất.
  • Chưa quan tâm đến giảm các lãng phí trong sản xuất để tăng lợi nhuận (như là giá vốn, tiền công, hàng lỗi, sản xuất dư thừa…)

Phần chia sẻ tiếp theo của anh sẽ làm rõ các thiệt hại từ yếu điểm này, và anh cũng có phương pháp đi kèm để doanh nghiệp tham khảo. Anh nhấn mạnh, mục tiêu ưu tiến số 1 trong quản trị sản xuất vẫn là: Tiết kiệm chi phí, không có lãng phí, làm việc hiệu quả, linh hoạt và đổi mới.
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

II. Quản lý chất lượng toàn diện, chọn đường dài hay ngắn hạn?

Chất lượng luôn là điều được các nhà sản xuất đặt lên hàng đầu, vì nếu sản phẩm không đạt chất lượng rất dễ ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín và hơn hết là sự sống còn của một doanh nghiệp.

Chính vì lẽ đó, vị trí QC (kiểm soát chất lượng) hiện đang đóng vai trò quan trọng tại nhiều doanh nghiệp. Nhưng số lượng đang quá nhiều…

Anh nói, có lần đi khảo sát một nhà máy, ở đó số lượng QC chiếm tới 20% tổng số nhân công sản xuất. Công nhân làm việc rất áp lực, vì sau lưng luôn có người giám sát bắt lỗi, nhưng họ lại không đưa ra giải pháp để làm tốt hơn.

Quá nhiều QC cũng sẽ làm tăng chi phí cho nhà máy trong khi họ không trực tiếp làm ra sản phẩm, đây chỉ nên là kế tạm thời, về lâu về dài, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho quản lý chất lượng toàn diện bằng cách xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng QA.

QA đúng là khá tốn kém chi phí, nhưng nếu ngồi xuống suy xét tính kỹ thì QA chắc chắn là mang đến lợi ích nhiều hơn. Ở Nhật, doanh nghiệp sản xuất nào cũng đặt quản lý chất lượng toàn diện lên trên hết, họ làm ăn đường dài, nâng cao năng suất, không còn lãng phí, doanh nghiệp ngày một lớn và vươn tầm thế giới.
co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

III. Nên đẩy mạnh bán hàng hay cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận?

Ở đa số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, cắt giảm chi phí là chuyện không hề dễ, vì không biết cần phải cắt chỗ nào, nên thường doanh nghiệp sẽ chọn cách được cho là “dễ” hơn, đó là đẩy mạnh bán hàng. Nhưng rốt cuộc bán hàng cũng không dễ, thế là cứ loay hoay trong một vòng lẩn quẩn.

Để giải quyết chỗ này, anh lấy một ví dụ rất dễ hiểu, ta có công thức:

Doanh thu (DT) – Chi phí (CP) = Lợi nhuận (LN)

(DT) 10,000đ – (CP) 9,000đ = (LN) 1,000đ

Nếu áp dụng Kaizen, giảm 10% CP và DT giữ nguyên thì LN sẽ là:

(DT) 10,000đ – (CP) 8,100đ = (LN) 1,900đ

Nếu ta tăng DT lên được 90% và CP cũng tăng theo thì LN sẽ là:

(DT) 19,000đ – (CP) 17,100 = (LN) 1,900đ

Như vậy, Giảm 10% Chi phí = Tăng Doanh thu 90%

Anh nhấn mạnh, giảm chi phí sẽ là phương án có lợi hơn cho doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm buôn bán khó khăn như hiện nay. Nhưng cắt giảm cũng cần phải đúng cách, và cái cần phải cắt giảm ở đây là “chi phí lãng phí”. Chứ không phải là cắt giảm nhân công như đa số mọi người vẫn nghĩ.

Trong đó, có 8 loại chi phí lãng phí (DOWNTIME)

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuatĐể giảm thiểu các chi phí lãng phí này, doanh nghiệp phải đi thực chiến, khảo sát tại nhà máy, dành nhiều thời gian để quan sát, đặt câu hỏi,… thì mới biết cần phải cải tiến cái gì.

Và để cải tiến (KAIZEN) diễn ra nhận được sự ủng hộ, đóng góp từ đội ngũ, theo như kinh nghiệm của anh, doanh nghiệp không nên thực hiện một cách áp đặt và đại trà ngay trong lần đầu tiên. Khi thay đổi thói quen của người lao động mà không cho họ thấy kết quả có xứng đáng hay không sẽ dễ xảy ra phản kháng.

co-hoi-va-thach-thuc-nganh-san-xuat

Khó khăn thứ 3 mà anh chia sẻ với chúng tôi cũng là trường hợp anh gặp ở hầu hết các nhà máy sản xuất, đó là về vấn đề kiểm soát đơn hàng.

Nội dung chi tiết sẽ được chia sẻ trong bài viết phần 2 tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

tầm nhìn doanh nghiệp đội nguc có nhìn thấy được điều lãnh đạo hướng đến

Workshop: Tầm nhìn doanh nghiệp – Đội ngũ có nhìn thấy được điều lãnh đạo hướng đến?

By Tin tức

Tiếp nối chủ đề “Hướng dẫn tổ chức họp quý và đối thoại quý 1:1”, ngày 27/04/2023 Simplamo đã tổ chức thành công buổi Workshop “Tầm nhìn doanh nghiệp – Đội ngũ có nhìn thấy được điều lãnh đạo hướng đến?”.

Buổi Workshop diễn ra với sự tham dự của hơn 40+ anh/chị chủ doanh nghiệp và sự góp mặt của 2 diễn giả: anh Phan Thanh Tùng – CEO Simplamo và chị Khoang Thùy Linh – Onboarding Leader Simplamo.

Thông qua nội dung chia sẻ, các diễn giả và chủ doanh nghiệp đã cùng nhau làm rõ tầm quan trọng của một bảng tầm nhìn, phương pháp xây dựng và truyền thông tầm nhìn đến toàn bộ đội ngũ. Các câu chuyện, bài học về tầm nhìn cũng được CEO Phan Thanh Tùng chia sẻ đầy nhiệt huyết qua quá trình: “bắt đầu – cải tiến – làm sai – thử lại – và đón nhận kết quả tốt”.

 

Xem video record workshop

Một vài điểm chính được các diễn giả chia sẻ trong buổi Workshop:

  • Tầm nhìn – kết nối với quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Một tầm nhìn được viết dễ đọc, dễ hiểu để cộng sự “tương lai” của sếp biết được mình sẽ ở đầu, cần làm gì khi đứng trong hàng ngũ nhân sự của doanh nghiệp.
  • Làm rõ một tầm nhìn đầy thách thức trên 2 trang giấy, định vị rõ doanh nghiệp là ai, và làm rõ con đường đi đến tầm nhìn của doanh nghiệp. Tất cả được cô đọng bằng 8 câu hỏi trên Simplamo và truyền thông đến đội ngũ.
  • Đưa giá trị cốt lõi thành hành động thật trong quá trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, giúp đội ngũ cảm nhận sâu sắc hơn và trở thành người đồng hành vững chắc của doanh nghiệp.
  • Tầm nhìn và giá trị cốt lõi thường được cho là rất trừu tượng, đôi khi chúng ta lặp đi lặp lại thường khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán. Đây cũng là điểm khó để nhà lãnh đạo truyền thông đến đội ngũ. Phương pháp mà các diễn giả đưa ra: đầu tiên chúng ta phải làm đúng ngay từ đầu, biến mọi thứ trở nên đủ đơn giản, rõ ràng và làm chúng “sống” trong môi trường làm việc hàng ngày.

CEO Phan Thanh Tùng chia sẻ: “Đôi khi đứng trước nhiều cơ hội phát triển trên thị trường, chúng ta rời xa giá trị cốt lõi, chúng ta quên mất mình là ai, điểm khác biệt giúp chúng ta tồn tại trên thị trường là gì. Ngay lúc này chúng ta cần quay lại tầm nhìn và giá trị cốt lõi, lý do vì sao chúng ta khai sinh ra đứa con tinh thần của mình.”

Tầm nhìn “sống” trong doanh nghiệp là tầm nhìn gắn với mọi hoạt động đang diễn ra

Chia sẻ dưới góc nhìn của anh Nguyễn Thanh Tuấn – CEO Sao Kim Branding, để truyền thông tầm nhìn một cách liên tục có nghĩa là “lời nói” phải được truyền tải qua hành động và mang giá trị cốt lõi vào trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Anh cũng chia sẻ tại Sao Kim, trước khi ra quyết định hay giải quyết mâu thuẫn với khách hàng, các nhân viên đều đặt câu hỏi “điều này có phù hợp với giá trị cốt lõi hay không?”

Giá trị cốt lõi thường rất trừu tượng nhưng chúng ta có thể làm chúng trở nên chân thật thông qua quá trình thực thi mục tiêu và cách xử lý vấn đề dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, anh Nguyễn Thanh Tuấn nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng tầm nhìn trong doanh nghiệp, anh cũng cởi mở chia sẻ một số yếu tố xây dựng giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, mà mọi người có thể tham khảo:

  • Giá trị cốt lõi xuất phát từ tính cách sẵn có của nhà sáng lập, những nhân sự đại diện cho giá trị chung của tổ chức
  • Xem xét đến bối cảnh lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
  • Để đạt được tầm nhìn trong tương lai, tổ chức cần những giá trị gì?

Khi xác định giá trị cốt lõi dựa vào 3 yếu tố trên, doanh nghiệp có thể xây dựng giá trị cốt lõi phù hợp với nhà sáng lập, phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, và phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp.

Phương pháp truyền thông tầm nhìn dưới góc nhìn của Simplamo

Tại buổi Workshop CEO Simplamo chia sẻ phương pháp truyền thông tầm nhìn một cách liên tục, đây là công việc mà nhà lãnh đạo cần phải thực hiện hàng giờ, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, và làm chúng nổi bật hơn thông qua các sự kiện tại doanh nghiệp. Có như vậy thì đội ngũ mới thấm nhuần được tư tưởng của lãnh đạo.

Anh Phan Thanh Tùng đã cởi mở chia sẻ về một câu chuyện nhỏ liên quan đến giá trị cốt lõi “cải tiến” tại công ty trong quá trình làm việc: “Mình muốn góp ý với một bạn Content về phần hình ảnh, bố cục bài viết chưa đạt yêu cầu, thay vì phàn nàn với cấp trên trực tiếp, mình chỉ đơn giản góp ý với bạn rằng bạn có thể làm tốt hơn, “cải tiến” những gì sẵn có, và đồng hành cùng với bạn để đưa ra những góp ý giải quyết vấn đề này”. Chỉ thông qua một câu chuyện việc làm nhỏ hàng ngày chúng ta có thể khéo léo truyền tải giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ tích cực với nhân viên.

Bên cạnh nội dung hướng dẫn xây dựng bảng Tầm nhìn, ứng dụng tầm nhìn trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài, chị Khoang Thùy Linh – Onboarding Leader Simplamo còn hướng dẫn tổ chức buổi truyền thông Tầm nhìn đến với đội ngũ công ty.

Nội dung buổi này bao gồm 3 phần chính với sự hỗ trợ đắc lực của tính năng Bảng Tầm nhìn trên Simplamo. Buổi này được gợi ý là nên tổ chức offline tại công ty hoặc kết hợp với team building và nên có sự tham gia của Chủ tịch, CEO.

Để tìm hiểu chi tiết các nội dung mà các diễn giả chia sẻ trong buổi Workshop, Simplamo gửi bạn link Record Workshop Tầm nhìn doanh nghiệp – Đội ngũ có nhìn thấy được điều lãnh đạo hướng đến?

Simplamo sẽ tiếp tục tổ chức các buổi Workshop trong thời gian tới, hy vọng sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều kiến thức hữu ích.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

https://simplamo-cdn.simplamo.com/wp-content/uploads/2023/02/Banner-Simplamo-1024x267.png