Skip to main content
Category

Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

OGSM (8)

Hiểu ngọn ngành về OGSM vs OKR – Tăng khả năng thực thi ra thành quả của mọi chiến lược kinh doanh 

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

“Trong phần lớn các trường hợp – chúng tôi ước tính 70% – vấn đề không phải là chiến lược xấu mà là thực thi xấu.” – Tạp chí Fortune. 

Có sự khác biệt nào giữa hai phương pháp triển khai chiến lược nổi bật của OGSM vs OKR không? Cách để thực thi thành công chỉ số OGSM hay OKR từng bước nhỏ tạo ra một chiến lược lớn thành công như thế nào? Sử dụng phần mềm quản lý có quyết định tất cả? Đặt mục tiêu OGSM vs OKR sao cho đúng? Tất cả sẽ có trên bài viết của Simplamo.com 

1. Tất tần tật về OKR, những gã khổng lồ công nghệ thành công với OKR

OKR là gì?

OKR là một phương pháp quản lý mục tiêu được thiết kế để sắp xếp nhóm và thúc đẩy sự tham gia vào chiến lược thông qua các mục tiêu có ý nghĩa và có thể đo lường được. Không nên nhầm lẫn OKR với KPI truyền thống. OKR là về việc thực hiện các mục tiêu với nhịp độ nhanh và thường xuyên theo dõi kết quả.

Ai đã phát minh ra OKR?

OKRs bắt nguồn từ Peter Drucker. Ông là một trong những nhà sáng lập tư tưởng quản lý đầu tiên. Vào những năm 1950, ông đã giới thiệu một hệ thống gọi là “Quản lý theo Mục tiêu” (MBO). Năm 1968, Andrew Grove đồng sáng lập Intel — khi còn là Giám đốc điều hành của Intel — ông đã phát triển thêm MBO thành bộ khung OKR như chúng ta biết ngày nay. OKR trở nên phổ biến vào cuối những năm 1990. 

Năm 1974, John Doerr gia nhập Intel và học OKR trong thời gian ở đó. Doerr tiếp tục gia nhập Kleiner Perkins Caufield & Byers. Chính tại đó, một công ty nhỏ có tên Google đã áp dụng lối suy nghĩ và ngôn ngữ quản trị của John Doerr và trở nên siêu thành công sau đó – John Doer vụt sáng trở thành vị  “Bố Già” nổi tiếng của OKR.

OKR viết tắt cho điều gì?

Objectives: Mục tiêu

Key Results: Kết quả then chốt

Những Gã khổng lồ tỷ đô ngốn trọn OKR thành công

OKR được áp dụng bởi một số lượng lớn các tổ chức, công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi bật là sự thành công vượt trội của các ông trùm công nghệ ngày nay: Airbnb, Google, Netflix, Microsoft và Viacom…

Ưu và nhược điểm của OKR

Ưu điểm của OKR

  • Cam kết: Các mục tiêu và kết quả phân rã từ cấp công ty, đến các phòng chức năng, phân bổ cho từng thành viên trong nhóm thúc đẩy sự tham gia vào kế hoạch.
  • Trách nhiệm giải trình: OKR giúp tổ chức thoát khỏi bức tranh hiểu sai về phương hướng, trao quyền cho nhóm đặt mục tiêu của riêng họ, liên kết với mục tiêu chung.
  • Tốc độ: Có khả năng thích ứng và phản ứng với thế giới thay đổi trong tích tắc là quan trọng đối với việc phân phối chiến lược. Với OKRs, bạn được khuyến khích đặt mục tiêu theo chu kỳ hàng quý.
  • Giao tiếp: Yếu tố chính tạo nên khoảng cách giữa chiến lược và thực thi là giao tiếp. OKR đảm bảo cho nhóm của bạn không bị phân tâm và tăng cường khả năng cộng tác và tương tác giữa tất cả các bộ phận và cá nhân liên quan tới mục tiêu.

Nhược điểm của OKR

  • Khả năng đạt mục tiêu: Với chu kỳ hàng quý, OKR về bản chất không mang tính chuyển đổi linh hoạt với một số ngành đòi hỏi tốc độ thay đổi nhanh vượt trội như Chứng khoán, truyền thông, chiến dịch tranh cử,…Những ngành đặc thù bị giới hạn bởi nhiều biến động của thị trường quá nhanh – Sự cấp bách tính bằng giây, đợi đến hết quý, các mục tiêu đã đề ra trước đó cũng đã hết thời.
  • Văn hóa bầy đàn: Với OKR, một mục tiêu trong lĩnh vực này có thể phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu khác. Nếu các nhóm của bạn không sẵn sàng cộng tác hoặc xung đột nội bộ ngầm xảy ra, OKR sẽ là thất bại, do đó văn hóa tấn công tâm lý bộ lạc trong quá khứ có thể tái hiện trên chính nhóm của bạn.
  • Sáo rỗng: Nếu bạn đặt OKR không liên kết chặt chẽ với những vấn đề quan trọng như: Khách hàng của bạn và trải nghiệm của họ – Tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh và lợi nhuận ròng,…, thì những OKR này là những dự án phù phiếm, không giá trị – Đốt tiền với tốc độ ánh sáng, điều này thường xảy ra với các công ty khởi nghiệp hay những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường mới.
  • Tính cụ thể: Một trở ngại phổ biến là OKR phải cụ thể như thế nào mới dễ thực hiện. Lưu ý rằng, OKRs là về những gì bạn đang cố gắng đạt được, chứ không phải cách bạn sẽ thực hiện mục tiêu đó.

Đọc thêm: Top 5 sai lầm OKR “thịnh hành” nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh chúng

2. Tất tần tật về OGSM và Công cụ vươn lên toàn cầu của P&G, HONDA và COCA – COLA

OGSM là gì?

OGSM là một công cụ được sử dụng trong hoạch định chiến lược, tạo bộ khung thiết lập mục tiêu và kế hoạch hành động bằng cách trả lời 2 câu hỏi cốt lõi: Tổ chức của bạn muốn đạt được điều gì và bạn sẽ đạt được điều đó như thế nào. Điều này giúp kiểm soát chiến lược, giúp chiến lược đi từ việc hình thành trên trang giấy đến lúc được hiện thực hóa trong doanh nghiệp.

Lịch sử OGSM – Công cụ vươn lên toàn cầu của P&G, HONDA, COCA – COLA,…

OGSM một mô hình siêu thành công được các tập đoàn bán lẻ lâu đời trên thế giới như Coca – cola, P&G, và Honda,… áp dụng lại đến từ một đất nước Châu Á và không có gì ngạc nhiên khi Nhật Bản chính là cái tên được nhắc tới.

Cụ thể, mô hình OGSM được sáng tạo bởi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vào những năm 50 của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ 2, mô hình phát triển dựa trên ý tưởng về quản lý mục tiêu của Peter Drucker. Song mô hình này thực sự trở nên phổ biến khi được Nasa áp dụng lần đầu tiên tại Mỹ trong dự án Apollo –  Đưa con người lên mặt trăng lần đầu tiên.

Và ngày 16/7/1969 con người biết tới câu nói huyền thoại “Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng là một bước tiến khổng lồ của nhân loại” từ người hùng không gian Neil Armstrong. 

Sau khi Nasa áp dụng thành công mô hình này, hàng loạt các công ty khác, đặc biệt là các công ty sản xuất sử dụng mô hình OGSM để quản trị toàn bộ hoạt động vận hành hàng ngày của họ. 

Mô hình OGSM được áp dụng một cách triệt để từ trên xuống dưới, với các doanh nghiệp đa quốc gia như HONDA hay Coca – Cola, mô hình này cũng được áp dụng thống nhất từ trụ sở chính cho đến các chi nhánh trên toàn thế giới. Trong khi đó, Ông Lafley – Giám đốc điều hành của P&G, sử dụng công cụ OGSM để định hình bộ khung trong tổ chức để thảo luận về mục tiêu và định hướng chiến lược suốt nhiều thập kỷ qua. Đó cũng là một trong những nguyên nhân OGSM được lan tỏa đến nhiều quốc gia.

OGSM viết tắt cho điều gì?

Objectives : Mục tiêu chính

Goals: Đích nhắm tới

Strategies: Chiến lược

Measures: Đo lường

Những công ty đa quốc gia đang sử dụng mô hình OGSM?

Coca-Cola Company, Procter & Gamble (P&G), KPN, Royal FloraHolland, Reckitt Benckiser, Honda, MetLife, Triumph International…

Ưu và nhược điểm của OGSM

Ưu điểm của OGSM

  • Cấu trúc rõ ràng: Nhờ cách tiếp cận trực diện, OGSM cho phép bạn tạo một kế hoạch trong một trang ngắn gọn, súc tích, có tính ổn định.
  • Khả năng liên kết: Các thành viên trong nhóm đều tham gia vào việc tạo ra kế hoạch, dễ dàng thông tin cho nội bộ
  • Hành động: Tinh thần của OGSM là hoạch định chiến lược và tạo ra hành động. Mỗi mục tiêu được liên kết với một hành động cụ thể, sau đó được đo lường, tạo ra sự chặt chẽ xung quanh việc thực hiện và đo lường hiệu suất liên kết với mục tiêu chung.

Nhược điểm của OGSM

  • Khả năng lãnh đạo: OGSM nên được xem như một công cụ sắp xếp thứ tự ưu tiên – giúp bạn biết được công việc cần tập trung vào. Có nhiều ưu tiên cần giải quyết trong mọi tổ chức, vì vậy các nhà lãnh đạo phải tập trung vào trọng tâm, tránh bị nhầm lẫn.
  • Sao nhãng mục tiêu: Việc dàn trải sự tập trung quá nhiều của OGSM sẽ khiến chiến lược không thực sự đo lường được các vấn đề quan trọng.
  • Dễ bỏ qua khâu thực hiện: Dù dành quá nhiều thời gian để viết chiến lược hay tin rằng mọi người đều cần OGSM hơn là liên kết OGSM với các phép đo hiệu suất, hãy tránh dành quá nhiều thời gian cho việc vẽ nhiều kế hoạch và thay vào đó hãy tập trung vào việc thực hiện và đo lường hiệu suất

3. Bản chất của sự khác biệt giữa OGSM vs OKR 

Cả OGSM và OKR đều là công cụ thiết lập kế hoạch chiến lược và quản trị mục tiêu được đón nhận và sử dụng bởi các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Chọn cái nào đây, cùng Simplamo.com tìm ra bản chất của sự khác biệt này nhé!

Về tư duy điều hành:

  • OGSM: Bị ảnh hưởng nhiều bởi tư duy quản trị top – down (quản trị từ trên xuống). Vì thế, OGSM khó tùy chỉnh và có tính ổn định cao hơn.
  • OKR: Được phát triển dựa trên lý thuyết MBO nên phương pháp OKR được áp dụng tư duy quản trị cởi mở hơn là bottom-up (quản trị từ dưới lên). Khi một người quyết định hướng hành động thì họ sẽ có xu hướng gắn kết và nỗ lực để hoàn thành chiến lược. OKR với sự tham gia của nhiều cá nhân trong tổ chức sẽ dễ tuỳ chỉnh và linh hoạt hơn.

Mục tiêu:

  • OGSM: Trong OGSM, mục tiêu doanh nghiệp cần hoàn thành dài hạn và nhất quán gắn với tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp. 
  • OKR: Mục tiêu của OKR là những nhiệm vụ một nhóm cần hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn hạn. Các mục tiêu gắn kết với kết quả then chốt kèm các chỉ số đo lường cụ thể

Tuổi thọ của chu kỳ:

  • OGSM: Khi thiết lập kế hoạch OGSM cho doanh nghiệp thì kế hoạch này cần được áp dụng dài hạn từ 3 đến 5 năm để hoàn thành mục tiêu. 
  • OKR: Các mục tiêu và kết quả then chốt của kế hoạch OKR cần được thiết lập theo quý. 

Bảng so sánh dễ hiểu về sự khác nhau của OKR và OGSM:

Lưu ý rằng chu kỳ OKR không phải hàng năm như OGSM, mà là hàng quý, và đó là lý do tại sao bạn sẽ không có mục tiêu 3-5 năm trong OKR.

Đây cũng là lý do tại sao Google và các tổ chức khác ở Thung lũng Silicon sẽ ủng hộ OKR, trong khi OGSM được các tổ chức, công ty bán lẻ, những ngành ít biến động và cần quy trình thống nhất áp dụng nhiều hơn.

Tóm lại, sự khác biệt của cả hai chủ yếu là ở ngôn ngữ thể hiện, OGSM giúp doanh nghiệp xác định các chiến lược bao quát để sắp xếp thứ tự ưu tiên thì OKR giúp đồng bộ hoá các mục tiêu riêng lẻ để kiểm soát hiệu quả của những mục tiêu được đưa ra. Nhưng về cốt lõi, tất cả đều nhằm đạt được cùng một kết quả: giúp các tổ chức thực hiện lời hứa của họ.

4. Simplamo.com cách khắc phục hoàn hảo cho OGSM vs OKR

4.1 Câu chuyện truyền cảm hứng đằng sau sự ra đời của phần mềm quản trị Simplamo.com

1. Sự ra đời của Simplamo:

Simplamo được thành lập năm 2021 – giữa thời điểm bùng phát cao trào do dịch bệnh Covid 19, lúc đó tất cả nhân lực, vật lực dồn cho phòng tránh dịch bệnh, không được ra ngoài, các doanh nghiệp đồng loạt chuyển qua hình thức work from home, việc quản trị mục tiêu OKR hay OGSM đều vô cùng khó khăn và bỡ ngỡ với nhiều ban lãnh đạo tại các công ty ở Việt Nam. Doanh nghiệp đối diện với hàng loạt khủng hoảng liên quan đến nhân sự, điều hành, thực thi chiến lược, doanh thu,…

Simplamo ra đời với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp quản trị các mục tiêu và hình thành văn hóa quản trị doanh nghiệp bền vững. Simplamo xây dựng một hệ sinh thái tăng trưởng toàn diện từ trong ra ngoài, nếu áp dụng thành công, chỉ số KPI, OKR có thể tăng ấn tượng lên tới 20%/năm, tất cả được tích hợp duy nhất trên một nền tảng Simplamo.

2. Câu chuyện truyền cảm hứng khai sinh ra Simplamo của Founder Phan Thanh Tùng:

𝗦𝗜𝗠𝗣𝗟𝗔𝗠𝗢 – Biến ước mơ “giải phóng lãnh đạo” bằng công nghệ thành hiện thực.
Có câu nói Tùng (Founder Simplamo) rất tâm đắc: “Cam đảm không phải là không biết sợ hãi, mà là khả năng xử trí dù sợ hãi.”
Là một người quản trị điều hành, Tùng thấu hiểu sâu sắc kỹ năng quản trị con người và tổ chức cuộc họp là điều không hề dễ dàng tại Việt Nam, thông thường mọi người chỉ họp theo một cách vô cùng bản năng và cuộc họp dẫn đến ngõ cụt tư duy, lan man và tốn thời gian của tập thể, nhiều khi với nhiều nhân viên còn nghĩ họp hành chỉ là một hình thức “vô nghĩa” không đi đến đâu.
Tại Shark Tank, Tùng đã được nghe “một ngàn nỗi đau” của các chủ doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quản trị công ty, các vấn đề thường xoay quanh việc điều hành và sắp xếp con người trong giai đoạn đầu, rối loạn trong tầm nhìn chiến lược dài hạn,  kết nối đội ngũ, phân ra mục tiêu không hợp lý, tăng trưởng bị bão hòa không lối thoát….
Thực sự kể ra thì rất nhiều, không thể nào đếm xuể, thế nhưng các phép tính phức tạp ấy giờ đây đã được phần mềm Simplamo cài đặt sẵn các chức năng tính toán việc của bạn chỉ là nhập các thừa số vô phương trình thôi, đơn giản hóa đi rất nhiều.
Có một điều đặc biệt nữa là việc yếu trong khâu quản trị đã kéo nhiều doanh nghiệp dậm chân, lùi lại thậm chí bị xoá sổ vô cùng đáng tiếc. Các doanh nghiệp Việt Nam bị thua trên trường quốc tế, mặc dù trong tay có tất cả nhưng tìm hoài không ra cách quản trị con người và dẫn tới thất bại.
Tóm lại! Không sao đâu, chuyện đâu còn có đó, không phải giờ là thời đại của Công nghệ thông tin sao, đã có Tùng và team Simplamo giải quyết nỗi lòng của các Sếp ngay và luôn!

4.2 Simplamo.com cách khắc phục hoàn hảo cho OGSM vs OKR

1. Nguyên nhân dẫn tới việc không thể hoàn thành mục tiêu OKR/OGSM của công ty:

  • Đa số công ty vì bị rối loạn trong điều hành khi không có phần mềm quản trị mục tiêu chung cho toàn bộ công ty.
  • Công ty chưa có mô hình quản trị đủ đơn giản và linh hoạt với quy mô thay đổi của công ty và cần phần mềm để đo lường dữ liệu sự thay đổi đó.
  • Mục tiêu đặt ra quá mơ hồ, không có tính đo lường hoặc quá xa vời với những con số được đặt ra để mãn nhãn lúc đầu, nhưng khi bắt tay vào hành động thì quá phức tạp và nhân viên có xu hướng bỏ cuộc vì “khó”.
  • Các cuộc họp tổ chức online hay offline đều nêu ra các vấn đề vô cùng nhiều, không tập trung vào mục tiêu mà chủ yếu là các xích mích, cãi cọ linh tinh không khác gì một show truyền hình thực tế.
  • Đội ngũ mất kết nối vì mỗi người chỉ tập trung vào mục tiêu của mình, nhưng đôi khi không tương thích với mục tiêu chung, như vậy các phòng ban sẽ dễ chỉ tập trung bảo vệ lợi ích của riêng mình bất chấp kết quả kinh doanh của công ty.
  • OKR đòi hỏi sự hoàn thành mục tiêu phụ thuộc vào tất cả mọi người vì bản chất là các mục tiêu luôn ảnh hưởng lẫn nhau, bài toán đặt ra ở đây là làm sao đặt đúng người vào đúng chỗ – Sự sắp sếp hoàn hảo cho vị trí của họ.
  • OGSM đòi hỏi sự phân cấp từ trên xuống, nếu không có phần mềm và dữ liệu để kiểm tra các tiến độ, sẽ xảy ra xung đột trong hành động khi ban lãnh đạo vẽ ra vô vàn các kế hoạch kinh doanh hoành tráng còn cấp dưới không có khả năng thực thi. Sự trì hoãn là ngọn đá tảng dẫn đến bất đồng nội bộ và đăng nhập vào thế giới của sự hỗn loạn và cuộc chiến lợi ích xảy ra, ở đó doanh nghiệp sẽ tự diệt vong theo một cách nào đó. Ở đây vai trò của văn hóa doanh nghiệp được tìm kiếm hơn cả. Tìm ở đây: Simplamo.com

2. Những cải tiến tuyệt vời trong quản trị mục tiêu trên Simplamo

  • Tích hợp tư duy quản trị hiện đại, hướng dẫn cách xây dựng mục tiêu đơn giản hiệu quả cho toàn đội ngũ.
  • Sự kết hợp thông minh, khéo léo giữa OKR và KPI, OGSM.
  • Hệ thống nhận diện và thông báo kịp thời khi bạn xây dựng mục tiêu chưa đúng cách
  • Khung cuộc họp hiệu suất theo sát tiến độ thực thi, tích hợp công cụ nhận diện và giải quyết vấn đề thông minh đánh bay mọi cản trở trong tiến trình biến mục tiêu thành hiện thực
  • Đơn giản, dễ sử dụng, tập trung vào những tính năng quan trọng phục vụ tốt nhất cho người dùng (không phô trương bằng cách nhồi nhét quá nhiều tính năng gây rối).
  • Lãnh đạo dễ dàng xây dựng tầm nhìn cốt lõi, loại bỏ sự mơ hồ, bằng 8 câu hỏi đơn giản, có trọng tâm, theo mô hình quản trị hiện đại đến từ Hoa Kỳ.
  • Sơ đồ trách nhiệm cụ thể hoá mọi chức năng trong công ty thành 5 vai trò cốt lõi cho từng người, nhân viên dễ hình dung bức tranh chi tiết trong một tầm nhìn lớn.
  • Công việc ưu tiên quý (OKR), kéo tầm nhìn về với mặt đất bằng cách trả lời câu hỏi “Quý này công ty cần tập trung làm gì?”, phân công cụ thể cho từng nhân sự phụ trách, đội ngũ nắm bắt tiến độ công việc hàng tuần.
  • Simplamo xây dựng cuộc họp theo một format chuẩn, giúp cho việc điều hành nhiều công ty dễ dàng hơn, anh em luân phiên nhau điều hành cuộc họp. Sếp không cần có mặt nhiều (hoặc chỉ online) để nắm rõ tình hình.
  • Simplamo xoá bỏ sự thật đáng buồn về cách các cuộc họp đang lãng phí thời gian, bằng cách thiết lập khung cuộc họp hiệu quả, khoa học chỉ với 7 bước, đo lường thời gian và tập trung vào mục tiêu quan trọng (OKR), tích hợp phương pháp nhận diện và giải quyết vấn đề thông minh, tạo kết quả đầu ra cho mỗi cuộc họp.
  • Nhiệm vụ được chia theo đầu việc cụ thể và đo lường hiệu suất chính xác, ai nhìn vào cũng biết mình đang ở đâu, mọi việc đều minh bạch, rõ ràng, không có sự so đo, thắc mắc, nhân viên tự giác làm việc của mình.
  • Bảng Scorecard đo lường các chỉ số KPI và cập nhật hàng tuần, nhận diện nhanh nhất có thể các vấn đề đang gặp khó để tìm cách xử lý.
  • Muốn “giải phóng lãnh đạo” tự do – Phải có Simplamo đồng hành, như vậy Sếp mới có nhiều thời gian free thực sự. Trước đây cuộc họp nào weekly cũng đều phải có Sếp, rất thiếu chuyên nghiệp. Hơn nữa việc quen tham gia điều phối cuộc họp ở trên BOD sẽ giúp anh em quản lý cấp trung mạnh lên và không có thói quen ỷ lại vào Sếp lớn.
  • Mặt khác, họp xong là có Rock (công việc quan trọng ưu tiên lớn hơn 2 tuần), mới có To-do (công việc quan trọng, gấp phải làm trong 2 tuần) trên phần mềm luôn, link đến từng người PIC, link đến Performance đánh giá nhân sự hoàn thành công việc mỗi Quý.
  • Dễ dùng, dễ triển khai và hiệu quả. Nếu mơ ước giải phóng lãnh đạo bằng công nghệ thì các Sếp, lãnh đạo, anh em nên dùng thử. Đảm bảo hiệu quả. Nâng tầm giá trị doanh nghiệp – Xây dựng sức mạnh nội lực từ sự hài hoà.
Hy vọng rằng Simplamo sẽ là một trong những vũ khí lợi hại nhất để biến doanh nghiệp của bạn thành một loài cá mập “bất khả chiến bại” trên thương trường và cạnh tranh khốc liệt với thị trường quốc tế.
—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

3

10 chỉ số KPI quan trọng nhất đánh giá “sức khoẻ” công ty bạn

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Cho dù bạn đang điều hành một doanh nghiệp nhỏ hay một tập đoàn lớn, bạn không thể dựa vào cảm giác của mình để thấy tiến độ mà bạn đã đạt được. Trong thế giới kinh doanh, điều quan trọng là phải ghi lại và đo lường mọi thứ.

Tin tốt là có nhiều cách đã được chứng minh để theo dõi hiệu suất tổng thể của bạn và KPI là một trong số đó. KPI doanh nghiệp hoặc các chỉ số hiệu suất chính giúp theo dõi tất cả các tiến bộ mà công ty đã đạt được. Quan trọng hơn, nó đo lường liệu công ty có thể đạt được mục tiêu của mình hay không.

Cụ thể bạn có thể hiểu đơn giản KPI là các phép đo xác định và theo dõi các mục tiêu cụ thể, KPI đòi hỏi phải được giám sát, cải tiến và đánh giá. KPI có thể thay đổi theo thời gian, quan trọng là xác định mục tiêu, và đo lường trạng thái hiệu suất trong một thời gian nhất định. KPI thúc đẩy nội lực chung của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu, từ đó dự đoán xu hướng phát triển của công ty trong tương lai.

Dưới đây là 10 chỉ số KPI quan trọng nhất để đánh giá “sức khoẻ” công ty bạn, cùng Simplamo khám phá ngay nhé:

1. Chỉ số KPI về Số lượng doanh số 

Doanh số cần được theo dõi hàng tháng vì chúng cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về mức độ kinh doanh, đo lường sự thành công của các mục tiêu đã được định trước. Doanh số  đo lường sức khỏe doanh nghiệp rõ nhất trong một thời kỳ.  

Bạn có thể tham khảo cách đặt các chỉ số KPI sau để đo lường thành công của mình về doanh thu bán hàng:  Số lượng doanh số hàng tháng, tỷ lệ tăng số lượng doanh số cho khách hàng mới mỗi tháng, tăng tỷ lệ phần trăm trong doanh số hàng tháng,….

2. Chỉ số KPI về Lãi và lỗ

Kinh doanh đều trải qua những thăng trầm, nhưng cách duy nhất để tìm cách quay lại trò chơi thương trường này là đo lường tất cả lợi nhuận và tổn thất bạn đang tạo ra. Tìm hiểu bao nhiêu tiền đang bị chi và chi vào đâu và bao nhiêu trong số đó là do doanh số bạn đã kiếm được. 

Khi bạn phân tích và xử lý tỷ lệ lãi và lỗ, nó giúp bạn xác định nơi mà hầu hết số tiền của bạn đã đi và liệu bạn có tạo ra đủ những gì bạn đưa vào hay không. Điều đó có thể giúp giải quyết các vấn đề có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp của bạn . 

Bạn có thể theo dõi các chỉ số KPI lãi và lỗ sau: 

  • Lợi nhuận hàng quý
  • Chi phí hàng quý khi điều hành doanh nghiệp của bạn
  • Số tiền lãi và lỗ bạn đang thực hiện sau khi loại trừ các chi phí mỗi tháng

3. Chỉ số KPI về Tăng trưởng doanh số hàng năm

Để theo dõi sự tăng trưởng của bạn như một doanh nghiệp thực sự, bạn cần tính toán tăng trưởng doanh số hàng năm. Hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc vào các mùa khác nhau, vì vậy tiến trình hàng năm của bạn sẽ giúp bạn tìm hiểu mùa nào là mùa mà doanh nghiệp của bạn đang phát triển mạnh. 

Ví dụ, một số doanh nghiệp phải chịu sự mất mát lớn trong mùa đông và giữ sự tăng trưởng hàng năm trong kiểm tra sẽ giúp họ xác định chính xác các tháng chính xác để họ có thể đưa ra các chiến lược quảng cáo và lượng tồn kho cần duy trì hợp lý. 

Tips nhỏ ở đây là hãy bắt đầu bằng việc theo dõi mức tăng trưởng doanh số của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể và so sánh nó với thời gian trước bạn đã có.

4. Chỉ số KPI về Hàng tồn kho

Đa số doanh nghiệp đều có hàng tồn kho, bạn cần kiểm tra tất cả các sản phẩm đã mua và bán. Theo dõi tổng kiểm kê sẽ cho bạn biết sản phẩm nào đã được bán hết và sản phẩm nào không được bán, mặt hàng nào đang trending và cái nào cần sale gấp. 

Các chỉ số KPI hàng tồn kho cần theo dõi: 

  • Tỷ lệ thanh khoản 
  • Tỷ lệ bán hàng
  • Tỷ lệ mà bạn dự trữ các sản phẩm mà khách hàng yêu cầu nhiều nhất

5. Chỉ số KPI về Tỷ lệ phải trả 

Mỗi doanh nghiệp có các nhà cung cấp và nhà sản xuất khác nhau. Điều quan trọng là phải giữ một báo cáo cụ thể về tất cả số tiền bạn chi cho các nhà cung cấp của mình. Đo mức giá phải trả để tìm hiểu số lượng giao dịch đã thực hiện và số tiền đã trả cho nhà sản xuất của mình. 

Chỉ số bạn cần theo dõi: 

  • Chi phí hàng quý, bao gồm các nhà cung cấp và nhân viên 
  • Chi phí cho mỗi giao dịch trong một tháng

6. Chỉ số KPI về Số lượng khiếu nại của người tiêu dùng

Số lượng khiếu nại của người tiêu dùng là một KPI quan trọng khác vì nó giúp bạn xác định các vấn đề mà người tiêu dùng của bạn đang phải đối mặt. Điều quan trọng là nhận được phản hồi và thay đổi các bước đi phù hợp. Giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng sẽ giúp hình thành mối quan hệ tốt với họ, vì vậy sẽ tăng thêm sự phát triển của công ty bạn. 

Bạn có thể theo dõi các chỉ số KPI sau: 

  • Số lượng khiếu nại trong một quý
  • Số lượng khiếu nại được giải quyết trong một quý

7. Chỉ số KPI về Thị Phần

Thị phần là một chỉ số thành công khác; Bạn càng chiếm nhiều thị phần, doanh thu của bạn sẽ càng lớn. Theo dõi thị phần của bạn sẽ cho biết vị trí của bạn trong thị trường.

Thị phần KPI bao gồm: 

  • Tỷ lệ phần trăm doanh số bán hàng trên thị trường 
  • Số lượng sản phẩm được bán mỗi quý

8. Chỉ số KPI về Sự hài lòng của khách hàng

Công ty phụ thuộc vào khách hàng, vì vậy sự hài lòng của khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu của mọi công ty vì thế sự hài lòng của khách hàng phải luôn luôn được xếp đầu tiên trong mọi danh sách.

Với công nghệ ngày nay, bạn có thể thu thập phản hồi của người dùng thành các biểu mẫu đánh giá trực tuyến để theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng. Phản hồi của khách hàng có thể giúp bạn về lâu dài và theo dõi các chỉ số: 

Điểm hài lòng của khách hàng 

  • Thời gian phản hồi của nhân viên
  • Tác động tích cực lâu dài đến nhu cầu khách hàng 

9. Chỉ số KPI về Traffic trực tuyến

Chúng ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu, vì vậy bạn cần truyền thông online. Sự hiện diện rất quan trọng nếu bạn muốn quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Bạn có thể theo dõi lượng lưu lượng truy cập trang web doanh nghiệp của bạn và số lần mọi người tham gia với các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nó giúp đo lường mức độ phổ biến của bạn trong số những người dùng và những chiến lược bạn có thể sử dụng để tăng số lượng đối tượng của bạn. 

KPI cần theo dõi các mục sau: 

  • Các lượt truy cập trang web 
  • Lượng tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội 

10. Chỉ số KPI về Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu riêng và đo lường tốc độ tăng trưởng doanh thu khác nhau. Tuy nhiên có một mẫu số chung là đều dựa vào thu nhập, doanh số, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty và xác định xem hiệu suất tổng thể của bạn có giảm hay tăng hay không. 

KPI tài chính là của các chỉ số hiệu quả kinh doanh quan trọng nhất vì bạn ghi lại mọi thứ và có thể tìm ra những lỗ hổng nằm ở đâu. 

Theo dõi chỉ số KPI này bằng cách sử dụng: 

  • Số lượng doanh số bạn đã thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể
  • Lợi nhuận ròng trong một quý 

KPI là một chỉ số then chốt để đánh giá “sức khoẻ” công ty bạn, để biết được các mục tiêu của bạn có đạt được hay không. Hơn nữa, điều quan trọng là phải ghi lại mọi động thái tài chính mà bạn thực hiện để tránh mọi vấn đề trong tương lai.

Đọc thêm: Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Simplamo – Phần mềm quản trị doanh nghiệp tư duy hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt OKR/KPI  thành công, khắc phục được các điểm yếu trong vận dụng OKR/KPI một cách dễ dàng. Tại Simplamo mọi điểm nhiễu trong OKR/KPI của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về OKR/KPI không còn là một nốt lặng trong bản nhạc Phát Triển Cao Vút của Doanh nghiệp nữa.

Ngoài ra, Simplamo còn có một đội ngũ tư vấn nhiệt tình với phương châm sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là ưu tiên tuyệt đối, vì một Việt Nam thịnh vượng và vươn xa. Simplamo chính là điều mà doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở một đối tác công nghệ.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

2

Bill Gates thoát khỏi màn bốc hơi 20 tỷ đô nhờ áp dụng OKRs trong lúc điều hành quỹ từ thiện “Bill and Melida Gate” như thế nào?

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Năm 2000, sau khi từ chức CEO của Microsoft, Bill Gates và Melinda Gates đã thành lập Quỹ Bill và Melinda Gates, một công ty khởi nghiệp trị giá 20 tỷ đô la.

Nền tảng mới được tạo ra này đã đạt được những điều mà nhiều tổ chức lâu đời khác đang đấu tranh để đạt được, tuy nhiên với số vốn tự có khổng lồ, câu hỏi đặt ra ở đây là bắt đầu vận hành các mục tiêu tham vọng như xoá bỏ dịch bệnh, đói nghèo ở các nước châu Phi,… như thế nào, tóm lại là:

“Làm thế nào để thay đổi thế giới, vận hành như thế nào đây ?” – Bill Gates

Sau đó, họ đặt OKRs như một giải pháp trên đầu như một câu trả lời cho câu hỏi này.

Cùng Simplamo tìm hiểu màn cứu thua trông thấy nhờ áp dụng OKRs vào tổ chức Bill and Melinda Gates ngay từ bước đầu.

I. Câu chuyện mang tên OKRs và quỹ từ thiện lớn nhất thế giới – quỹ Bill and Melinda Gate

Vào những năm 2000s. Khi đó Bill Gates cùng Melinda, người vợ đã ly hôn của mình đầu tư vào Gates Foundation 20 tỷ Đô la Mỹ – biến quỹ này trở thành “startup từ thiện” lớn nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ. 

Tiếng tăm không tỷ lệ thuận với mức độ thành công của quỹ Bill và Melinda Gates trong giai đoạn đầu tiên, khi Gates Foundation nhanh chóng gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong vận hành. 

Thời điểm đó, Bill Gates vẫn còn đang điều hành Microsoft, nên thời gian tập trung vào quỹ Bill và Melinda Gates là vô cùng eo hẹp. Đồng thời, theo quy định tài chính về việc thành lập các quỹ từ thiện, Gates Foundation sẽ buộc phải giải ngân tối thiểu 1 tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, dựa trên số vốn vào thời điểm đó.

Chính những vấn đề này đã khiến Gates Foundation có những quyết định vô cùng tham vọng – điển hình như tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn dịch sốt rét tại các nước Châu Phi vào năm 2015.

Nhưng khủng hoảng được bắt nguồn từ trong chính cách làm việc thiếu tổ chức và quản lý trong điều hành, Bill Gates cùng Patty Stonesifer – CEO của Quỹ, đã quyết định ứng dụng OKRs.

Bước đầu tiên, là rà soát lại hàng loạt những tham vọng dài hạn “đao to búa lớn” được đề ra trước đó, thay thế chúng bằng những mục tiêu hợp lý, gần hơn trong bối cảnh tương lai gần. 

Sau đó, Bill Gates bắt tay vào xây dựng hệ thống Kết quả then chốt liên kết với mục tiêu đề ra, thống nhất cách vận hành trong hoạt động của Quỹ. 

 Patty đã thúc đẩy hàng loạt hoạt động trao quyền, văn hóa vận hành minh bạch. Nhờ đó, tiềm lực của mỗi nhân viên được khai thác tối đa, giúp họ thích nghi với những thay đổi mang tính toàn cục trong tổ chức. 

 Nỗ lực không ngừng nghỉ của Bill Gates và Patty đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt của Gates Foundation một lần và mãi mãi. Trong ngắn hạn, Gates Foundation đã cắt giảm được lãng phí nguồn lực, ổn định cơ cấu vận hành . Trong dài hạn, có lẽ quỹ Bill và Melinda Gates – quỹ từ thiện mang tên vị tỉ phú tài ba này đã chẳng cần chứng minh thêm với thế giới – khi đã có 22 tỷ USD đã được đầu tư sáng suốt cho các dự án cải thiện hệ thống y tế tại những nước nghèo.

II. Cách triển khai OKRs trong Microsoft & The Gates Foundation

Tại quỹ Bill and Melinda Gate việc triển khai OKRs được thực hiện như sau:

1. Sự rõ ràng

Bill Gates, trong cuốn sách đo lường những gì quan trọng, đã tiết lộ ông được hưởng lợi rất nhiều từ OKRs. Ông tuyên bố rằng OKRs đã nâng cao sự tự tin và cho ông sự rõ ràng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Bill Gates nhận xét rằng mọi người thường nhầm lẫn nhiệm vụ với mục tiêu. Theo ông, một nhiệm vụ là định hướng. Mục tiêu là một tập hợp các bước hoặc quy trình để biến nhiệm vụ thành hiện thực.

Bill Gates có những mục tiêu rõ ràng trong tầm nhìn, và với Patty Stonesifer giới thiệu OKRs ông đã có một lộ trình rõ ràng để đạt được những điều đó.

2. Kỷ luật

Việc thực hiện OKRs tạo nền tảng cho hai điều: Tự do tham vọng và kỷ luật.

Khi dữ liệu từ kết quả chính cho thấy rằng họ không thực hiện bất kỳ sự tiến bộ thực tế nào đối với mục tiêu đề ra, họ sẽ phân bổ lại điều ấy. Do đó, giúp họ giải quyết hiệu quả các vấn đề toàn cầu lâu đời thành công hơn các cơ sở cấp cao khác.

3. Tự tin

Sử dụng OKRs trên các đánh giá tài trợ đã làm cho Bill Gates và ban điều hành quỹ Bill và Melinda Gates cảm thấy chắc chắn về tầm nhìn của họ. Họ tự tin rằng họ đã thực hiện đúng bằng cách quan sát các kết quả dựa trên dữ liệu.

4. Trách nhiệm

Bắt nguồn từ những bài học thành công cũng như từ những thất bại của họ. Khi họ nhận ra rằng họ không đi đúng hướng hoặc đo lường các số liệu sai, họ luôn nỗ lực để chịu trách nhiệm.

5. Ra quyết định

Tại Microsoft, họ luôn xác định các mục tiêu định hướng là quan trọng. Và ở Bill Gates và Melinda Gates cũng vậy, họ đặt mục tiêu và không bao giờ sợ chấp nhận rủi ro để đạt được chúng.

Trong ‘Câu chuyện về Gates Foundation” , Bill Gates đề cập đến hai trường hợp ông từ chối một khoản trợ cấp do các mục tiêu không rõ ràng. Ông tự tin vào quyết định của mình vì hệ thống OKRs đã đo lường ra điều ấy trước.

Quả là một hành trình đầy cảm hứng từ khi bắt đầu và thực hiện OKRs tại quỹ Bill và Melinda Gates.

Đọc bài viết “Hiểu ngọn ngành về OGSM vs OKR – Tăng khả năng thực thi ra thành quả của mọi chiến lược kinh doanh” tại đây.

Gates Foundation đã giải quyết một số thách thức toàn cầu lâu đời như thế nào?

Gates Foundation đã trở thành tổ chức từ thiện lớn nhất trong lịch sử. Hơn 6 triệu người trên thế giới đã được cứu sống nhờ rất nhiều chương trình do Gates Foundation đầu tư nghiên cứu và phát triển:

  •  Trồng chuối có hàm lượng sắt và vitamin A cao, phân phát miễn phí cho người dân Uganda.
  •  Tăng cường đưa vắc xin bại liệt đến nơi căn bệnh còn hoành hành.
  •  Chống sốt rét, cung cấp miễn phí màn, chiếu và thuốc diệt côn trùng, nghiên cứu vắc xin. Từ thử nghiệm thành công tại Zambia, chương trình này đang được nhân rộng ra nhiều nơi trên thế giới.

  •  Chế tạo nhiên liệu sinh học từ chất thải (bùn, phân). Phần thưởng trị giá 1,5 triệu USD của quỹ dành cho giáo sư công nghệ Katarik Chandran (Columbia), người nghiên cứu thành công dự án này.
  • Cải thiện chất lượng củ sắn, loại lương thực chính trong bữa ăn của hơn 800 triệu người trên thế giới, bằng cách nghiên cứu giảm bớt lượng xyanua tự nhiên trong sắn, tăng cường đạm, sắt, kẽm và vitamin A, E.
  • Cải tạo các nhà vệ sinh trên thế giới bằng dự án 42 triệu USD, nhờ đó chống ô nhiễm và tái sử dụng chất thải sinh học làm nhiên liệu.
  • Phòng chống AIDS: nghiên cứu vắc xin, ngăn chặn bệnh lây lan và hỗ trợ chi phí điều trị cho các nước châu Phi.
  • Vận động các chính sách y tế chăm lo cho bà mẹ và trẻ em.
  • Nghiên cứu biến muỗi thành kim tiêm vắc-xin.

Với Bill Gates, ông làm từ thiện vì tin rằng, “mọi cuộc sống đều có giá trị như nhau” nên mọi người đều xứng đáng được hưởng cơ hội đồng đều về an sinh xã hội. Là một người có lòng trắc ẩn, đó mới chính là điều kiện then chốt giúp tri thức và tài sản của Bill Gates trổ sinh nhiều hoa trái hơn cho cuộc đời. 

Đọc thêm: Larry Page đã đưa Google từ “Gã khờ Tìm Kiếm” đến “Công cụ Tỷ Đô” bằng OKRs như thế nào?

Simplamo – Phần mềm quản trị doanh nghiệp tư duy hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt OKRs thành công, khắc phục được các điểm yếu trong vận dụng OKRs một cách dễ dàng. Tại Simplamo mọi điểm nhiễu trong OKRs của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về OKRs không còn là một nốt lặng trong bản nhạc Phát Triển Cao Vút của Doanh nghiệp nữa.

Ngoài ra, Simplamo còn có một đội ngũ tư vấn nhiệt tình với phương châm sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là ưu tiên tuyệt đối, vì một Việt Nam thịnh vượng và vươn xa. Simplamo chính là điều mà doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở một đối tác công nghệ.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKRs. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

okr-la-gi

5 sai lầm OKR “thịnh hành” nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh chúng

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Hiện nay có rất nhiều công ty đã áp dụng OKR vào điều hành quản trị công việc, nhưng chưa thực sự hiệu quả, gặp nhiều trở ngại trong quy trình áp dụng.

Mặc dù trên bề mặt OKRS có vẻ như là một khuôn khổ đơn giản, nhưng khi thực hiện lại không mấy ai thành công, thực hành hoài rồi mà vẫn thất bại cứ như một bài học, học mãi không thuộc.

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều sách, chuyên gia tư vấn và nhà cung cấp phần mềm OKR tồn tại? Đó là bởi vì OKRS là một ngành học liên tục đòi hỏi lập kế hoạch và quản lý cẩn thận.

Hôm nay, Simplamo.com sẽ chia sẻ một vài sai lầm OKR phổ biến nhất để bạn có thể tiết kiệm thời gian, tránh đau đầu và nhanh chóng đạt được OKR thành công nhất.

Sai lầm 1Đánh giá quá cao khả năng của mình, không dựa vào kết quả đo lường thực tế

Nếu bạn đặt mục tiêu không thực tế, nhóm của bạn có thể gặp phải một vài vấn đề như:

  • Ngay lập tức nhận ra mục tiêu là không thể thực hiện được
  • Trở nên mất tinh thần vì các mục tiêu khiến họ không tin tưởng
  • Xuất hiện nhiều hành vi đối phó cấp trên như nói dối hoặc thay đổi trách nhiệm chỉ để hoàn thành một mục tiêu

Giải pháp là đặt mục tiêu thực tế và cần được hỗ trợ bởi các dữ liệu được đo lường trong quá khứ đến hiện tại từ đó dự đoán tương lai.

Sai lầm 2:  Chưa hiểu đúng về bản chất OKR

Cho đến nay, một trong những sai lầm lớn nhất khi nói đến OKR là đa số chúng ta chưa hiểu đúng về các thành phần tạo nên bản chất OKR. Nếu bạn không hiểu rõ các thành phần chính và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ không thể làm theo phương thức OKR một cách hiệu quả.

Có hai phần của OKR gồm: Mục tiêu và Kết quả then chốt.

  • Mục tiêu cần phải truyền cảm hứng, định tính và tuyên bố ý định của bạn về những gì bạn muốn đạt được.
  • Mặt khác, Kết quả then chốt lại ngược lại, phải là định lượng và được chứng minh bằng cách đo lường tiến độ.

Đối với mỗi mục tiêu, thường sẽ có khoảng 3-5 kết quả then chốt. Task công việc hàng ngày là các hoạt động bạn phải hoàn thành để đạt được kết quả then chốt ấy.

Sai lầm 3: Lẫn lộn giữa KPI và OKR

Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI) và Quản trị theo Mục tiêu & Kết quả Then chốt (OKR) có liên quan nhưng phục vụ các mục đích khác nhau.

KPI của bạn, trong nhiều trường hợp, sẽ là số liệu được sử dụng để xác định kết quả then chốt.

Chẳng hạn, nếu bạn có Mục tiêu (O) “Tạo trải nghiệm khách hàng khó quên”, một trong những Kết quả then chốt (KR) của bạn có thể là tăng điểm hài lòng sau mỗi lần tiếp xúc lên 2 điểm (KPI) . Tùy thuộc vào hướng tập trung trọng tâm hiện tại của bạn, trong nhiều tình huống bạn có thể đạt KPI nhưng lại không phù hợp với kết quả then chốt (KR).

Sai lầm 4: Đặt OKR theo hướng chủ quan của cấp trên, không có ý kiến teamwork

Một trong những điều tuyệt vời về OKR là nó thu hẹp khoảng cách thực thi chiến lược trong tổ chức. Là một nhà lãnh đạo, các sếp tất nhiên nắm bắt mạnh mẽ nhất về chiến lược, nhưng không thể theo dõi được tất cả các chi tiết về việc thực thi hàng ngày.

Vì vậy, khi sếp đặt OKR cho nhóm nhưng lại không nắm được chi tiết thực hiện đầu việc của các thành viên hoặc chỉ đơn giản là có quá nhiều phòng ban, sếp không nắm hết được. Vì vậy, điều đó có thể gây ra một số thách thức cho việc đạt kết quả, các Sếp có nguy cơ đặt ra các mục tiêu không thực tế.

Ngoài ra, các sếp có thể bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy sự tham gia của nhân viên. Trên thực tế, tốt nhất là thiết lập OKR phối hợp với cả teamwork để cho ra quá trình thống nhất và cùng thực hiện

Sai lầm 5: Không sử dụng phần mềm

Có một câu nói cổ xưa nhưng luôn luôn đúng, đó là cái gì không tiến ắt sẽ lùi, và áp dụng công nghệ là một trong những minh chứng rõ rệt nhất thể hiện được điều đó.

Nếu các Sếp đang chạy thử nghiệm nhanh với OKR, các Sếp có thể quản lý quy trình bằng các công cụ như Google Sheets hoặc Excel. Nhưng một khi công ty đòi hỏi cần thiết lập OKR chung cho toàn bộ, đồng nhất và dài hạn, Excel hoàn toàn chào thua ở các tình huống này. Công ty cần phần mềm đủ mạnh để làm cho quá trình thiết lập và thực hiện OKR trơn tru và hiệu quả. Không có phần mềm, thực sự là một thách thức đối với sự phát triển của công ty:

Phần mềm giải quyết bài toán OKR thiết thực như thế nào:

  • Truy cập dữ liệu để theo dõi tiến trình và phát hiện kịp thời các vấn đề có nguy cơ gây khó cho OKR 
  • Dễ dàng quản lý việc thực thi OKR và các nhiệm vụ liên quan
  • Tạo ra một OKR minh bạch, dễ hiểu và rõ ràng – thiếu điều này sẽ khó dự đoán vị thế doanh nghiệp và tạo điểm nhiễu trong quá trình tăng trưởng.

Vì thế cần phải có phần mềm để giảm thiểu các điểm nhiễu tạo ra một tương lai dễ dự đoán, nâng cao sức đề kháng cho doanh nghiệp trước các rủi ro của thị trường biến động.

Simplamo – Phần mềm khắc phục từ A tới Á cho 5 lỗi OKR “thịnh hành” nhất này:

Simplamo.com – Phần mềm quản trị doanh nghiệp tư duy hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đạt OKR thành công, khắc phục được 5 điểm yếu trên một cách dễ dàng. Tại Simplamo mọi điểm nhiễu trong OKR của doanh nghiệp sẽ được giải quyết bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về OKR không còn là một nốt lặng trong bản nhạc phát triển cao vút của Doanh nghiệp nữa.

Thứ nhất, điều đầu tiên, tối quan trọng quyết định bạn có thành công với OKR hay không nằm ở sự cụ thể, rõ ràng trong cơ cấu nhân sự bởi vì chỉ có sự rõ ràng trong các vị trí mới dẫn tới những hành động cụ thể và dứt khoát. Sếp là sếp có những việc của mình, nhân viên khác với quản lý, luôn có chức năng của mỗi người, “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” – Binh pháp Tôn Tử.

Có một sự thật thường xảy ra ở các công ty Việt Nam là sếp thường gánh team, cái gì cũng phải làm, khó lý giải nhất là toàn những việc vô hình, nhiều khi muốn biết tại sao cả ngày mình cứ loay hoay làm việc gì đâu cũng tốn hết cả thời gian. Nhân viên không chủ động trong công việc, đôi khi họ ỷ lại, vì tất cả nhiệm vụ chỉ được nói miệng, trước thì dạ vâng sau thì không chú tâm hoàn thành công việc. Vì thế có bao nhiêu cái OKR hay ho cũng khó lòng mà thực hiện, vậy thì Sếp có là Tề thiên đại thánh cũng không làm xuể.

Câu trả lời ở đây là cần tìm một sơ đồ trách nhiệm thật sự dễ hiểu nhưng ngắn và đủ sâu cho toàn bộ công ty, nhiệm vụ không đặt kiểu tâm linh tương thông tự đọc rồi tự suy. Vai trò phải được đặt một cách khoa học, nhìn vào hiểu liền, làm thôi không cần tự suy diễn văn vẻ.

Trên Simplamo, tính năng Sơ đồ trách nhiệm được cụ thể hoá các đầu việc cho mọi chức danh trong công ty, từ 5 vai trò cốt lõi cho từng người trở xuống, theo mô hình quản trị chuẩn Hoa Kỳ được sắp sếp cực kỳ khoa học, tinh gọn và đơn giản giúp “Tối thiểu hóa sự hiểu lầm” trong đội nhóm, tất cả hướng tới sự gọn nhẹ trong lý thuyết và bắt tay vào nhanh chóng hành động cho sự hiệu quả của mình.

Sơ đồ trách nhiệm với vai trò cụ thể cho từng vị trí

Thứ 2, thiết lập mục tiêu quý chỉ tóm gọn trong 7 mục tiêu cốt lõi của toàn công ty, tất cả các thành viên cùng thảo luận, mỗi phòng ban và thành viên có mục tiêu rõ ràng, cụ thể theo phương pháp S.M.A.R.T. Đặc biệt với các phòng Marketing, Sale, Kế toán,…, các mục tiêu cốt lõi đều tóm gọn dưới 7, sử dụng câu khẳng định và đo lường được, giảm thiểu thói quen làm việc nửa vời, ai cũng nắm được việc của nhau và hiểu rõ việc của mình, và đo lường chi tiết theo tiến độ hoàn thành của tất cả các thành viên và phòng ban. Tất cả đều thao tác trên Simplamo.

Bảng mục tiêu quý đang chạy trên Simplamo

Tiếp đến là đặt chỉ số KPI từng tuần trên Scorecard: OKR không phải KPI, điều này rất dễ hiểu khi sử dụng Simplamo. Các chỉ số được tính toán và thảo luận cho ra các con số đo lường theo từng tuần bám sát với mục tiêu Quý, nhưng vẫn giữ được khoảng thở cho sự linh hoạt của biến động thị trường. Ví dụ các chỉ số chất lượng, chỉ số số lượng, chỉ số đánh giá,… Tất cả rất cụ thể và dễ hiểu, giúp team đơn giản hóa để nhanh chóng bắt tay vào thực hiện, xuất file nhanh như chớp, thuận tiện cho việc in ấn báo cáo.

Ô màu xanh là đạt chỉ tiêu, đỏ là chưa đạt

Công cụ Weekly Meeting khắc phục hàng tấn các đoạn gãy trong thực thi kế hoạch – Nhịp họp Weekly hiệu quả, với bộ khung có sẵn, 7 bước cụ thể, các bước đều được link với nhau và tự động tạo các vấn đề khi phát sinh liên tục. Cần giải quyết gấp sẽ cho lên To-do list, nếu lâu hơn, sẽ được liệt kê vào Rock mục tiêu quý cần hoàn thành. PIC cho từng người cụ thể, luân phiên điều phối cuộc họp ở trên BOD giúp anh em quản lý cấp trung mạnh lên và không có thói quen ỷ lại vào Sếp lớn.

Bám sát theo khung họp 7 bước với lượng thời gian quy định

Trên Simplamo, việc xây dựng mục tiêu theo năm, cách để thiết lập các chỉ số kỳ vọng đội ngũ hướng tới và làm thế nào phân rã tới mục tiêu Quý (OKR), sau đó là KPI, cụ thể đúng vai trò cho từng vị trí, tất cả đều tập trung cho một bức tranh toàn năm đạt hiệu quả bằng quá trình vận hành mượt mà, đơn giản và thúc đẩy nội lực đi xa trên con đường dài hạn phía trước.

Đọc thêm: Simplamo xóa bay trở ngại trong quá trình THỰC THI OKR/KPI

Đọc thêm bài viết về cách giúp sếp SMART hóa mục tiêu tại đây.

Ngoài ra, Simplamo còn có một đội ngũ tư vấn nhiệt tình với phương châm sự tăng trưởng của Doanh nghiệp là ưu tiên tuyệt đối, vì một Việt Nam thịnh vượng và vươn xa. Simplamo.com chính là điều mà doanh nghiệp luôn tìm kiếm ở một đối tác công nghệ.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

google

Larry Page đã đưa Google từ “Gã khờ Tìm Kiếm” đến “Công cụ Tỷ Đô” bằng OKRs như thế nào?

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Google đã áp dụng OKRs từ khi mới bắt đầu  thành lập, với đội ngũ nhân sự lúc đó chỉ khoảng 40 người. Hiện nay, Google vẫn đang sử dụng hệ thống quản lý mục tiêu này nhưng với hơn 140,000 nhân sự.  Trở thành đế chế công nghệ Quyền lực nhất thế giới, là niềm mơ ước của cả thế giới với giá trị ròng lên tới 811,42 tỷ USD.

Ngạc nhiên thay, sự thành công của một đế chế “Tìm Kiếm” Khổng Lồ lại bắt đầu từ 2 sinh viên còn rất trẻ, không có kinh nghiệm điều hành như Larry Page và Sergey Brin, quả thực là một sự sửng sốt toàn cầu, có một thuật ngữ hay được các bạn gen Z sử dụng bây giờ là “Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực”, điều này có lẽ đúng với 2 nhà đồng sáng lập Google, Vì sao? Vì nhiều lý do, nhưng một nguyên tắc Then Chốt giúp 2 bạn trẻ này đi đến thành công là OKRs.

OKRs chính là quyền lực mềm trong điều hành doanh nghiệp, bước đệm cho mọi công ty thành công bất kể là Start-up chân ướt chân ráo vào thị trường hay các lão làng với khối tài sản Tỷ đô chi phối toàn thế giới, chìa khoá OKRs nếu nắm bắt đúng sẽ đưa công ty phát triển rất xa trong dài hạn, khám phá câu chuyện OKRs của Google cùng Simplamo sau đây nhé:

1. OKRs đến với “giấc mộng tìm kiếm” của Larry Page như thế nào?

Hai mươi năm trước, nhà đầu tư tỷ phú John Doerr đã giới thiệu OKRs cho 2  founder với những ý tưởng đầy mới mẻ và đầy “Ngây Ngô” nhưng không có một chút khái niệm gì về điều hành, họ chỉ đơn giản là những kỹ sư trẻ với nguyện vọng thay đổi công cụ tìm kiếm thô sơ cho con người, đó là Larry Page và Sergey Brin 24 tuổi.

Google mới hoạt động được 1 năm, hai người hoàn toàn loay hoay và đứng trước lựa chọn bán ý tưởng cho các ông lớn công nghệ khác, họ thấy điều hành là khái niệm quá mới mẻ cho một tầm nhìn xa, đầy khắc nghiệt của thị trường kinh doanh và đầu tư. Gần như muốn bỏ cuộc, thì cuộc gặp gỡ định mệnh với John Doerr – cha đẻ của OKRs đã thay đổi tất cả, đưa phượng hoàng dám tung cánh bay lên lần nữa.

Larry Page chia sẻ “ Thời gian đó, chúng tôi không có cách nào khác để quản lý công ty, vì vậy chúng tôi sẽ cho nó đi, nhưng Doerr không nghĩ vậy, ông đã chỉ cho chúng tôi một cách làm cực kỳ đơn giản, tôi không biết là có đúng không nhưng tôi chỉ hiểu cái học thuyết này, rất đơn giản trong hàng ngàn cách quản trị phức tạp tôi đã thử nên tôi quyết định chọn OKRs của Doerr.

Công thức rất đơn giản: OKRs bao gồm các mục tiêu và xác định kết quả then chốt. Mục tiêu phác thảo những gì bạn muốn đạt được. Hành động định hướng, cụ thể và truyền cảm hứng. Kết quả chính cho bạn biết làm thế nào bạn sẽ có được mục tiêu và theo dõi tiến trình của bạn. Chúng giới hạn thời gian, cụ thể và có thể đo lường.

Vì công ty trẻ có rất nhiều ý tưởng, Google cần một khuôn khổ để đảm bảo họ có thể thực hiện những ý tưởng đó một cách hiệu quả.

Google đã nhận ra họ cần một nguyên tắc tổ chức và vì OKRs dựa trên dữ liệu và nhanh gọn, đó là một khuôn khổ hấp dẫn đối với một công ty biết tầm quan trọng của dữ liệu. Ngoài ra, tính minh bạch được cung cấp với OKRs cũng là một lợi ích cho Google, một công ty đã cam kết với một hệ thống mở.

2. Sơ lược về OKRs

OKR là viết tắt của Objective and Key Result cụ thể là:

  • Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?
  • Kết quả then chốt (Key Result): Tôi đến đó bằng cách nào?

Theo Doerr – Cha đẻ của chỉ số OKRs, Mục tiêu là quan trọng và định hướng hành động. “Chúng là một loại vắc -xin chống lại suy nghĩ mờ”, kết quả chính đề cập đến cách các mục tiêu sẽ được đáp ứng.

Để tối đa hóa OKRS, hãy kỷ luật về số lượng mục tiêu bạn tạo ra. Bất kỳ cấp độ nào của một tổ chức thực sự chỉ nên có hai đến năm mục tiêu với khoảng ba kết quả chính, Doerr giải thích trong tạp chí Business Harvard review. Điều này đảm bảo rằng bạn và nhóm của bạn tập trung và chỉ làm việc với các nhiệm vụ quan trọng nhất, ông nói.

Mỗi mục tiêu và kết quả chính nên được viết rõ ràng và minh bạch. Những ý tưởng này nên có thể hiểu được ngay lập tức và có thể chia sẻ vì sự liên kết giữa một nhóm là điều cần thiết cho bất kỳ loại thay đổi nào.

Đừng ngại nghĩ lớn. Phương pháp này được sử dụng bởi các công ty lớn như Google để giải quyết các dự án kiểu Moonshot. Doerr nói, “Nếu bạn nhận được 100 phần trăm OKRs của mình, điều đó không tốt. Có lẽ bạn không đủ tích cực. Một điểm tốt ở Intel hoặc Google sẽ là 70 phần trăm.”

3. OKRs trong tầm nhìn “Sao Hỏa” của Google

Larry Page chia sẻ: ” Những ý tưởng hay + sự thực hiện tuyệt vời là cách bạn tạo ra phép thuật. Và đó là nơi OKRs đến” Giám đốc điều hành của Alphabet và người đồng sáng lập Google Larry Page đã viết trong cuốn sách mới nhất của Doerr, “Đo lường điều gì quan trọng.” “OKRS đã giúp chúng tôi tăng trưởng gấp 10 lần, nhiều lần. Họ đã giúp tạo ra nhiệm vụ táo bạo điên rồ của chúng tôi là ‘tổ chức thông tin thế giới’ thậm chí có thể đạt được. Họ đã giữ tôi và phần còn lại của công ty đúng giờ và theo dõi những điều quan trọng nhất. “

Trọng tâm là một điều thực sự khó khăn để bẻ khóa. Khi bắt đầu một công ty, bạn không thể – và không nên – tập trung hoàn toàn – bạn cần phát triển ý tưởng, sản phẩm của mình, sau đó tìm thấy thị trường sản phẩm phù hợp.

Nếu không tập trung từ mỗi người, rất khó để đưa ra quyết định, biết điều gì đúng lúc đang xây dựng vì bạn không thể đánh giá như nhau câu trả lời và ý kiến ​​về khách hàng, sản phẩm mới, phát triển nhóm. Nhưng vấn đề không phải là để đồng nhất với tất cả mọi người, mà là để đảm bảo mỗi người tự chịu trách nhiệm về điều mà họ đang nhắm đến.

Mỗi quý, mọi nhân sự trong Google đều viết ra các mục tiêu và kết quả chính đã đạt được, phân loại chúng và trình chiếu cho mọi người xem. Việc này không được sử dụng cho tiền thưởng hoặc các chương trình khuyến mãi khác. Chúng được sử dụng cho mục đích cao hơn, đó là để cam kết tập thể thực sự hướng đến các mục tiêu quan trọng.

4 đặc điểm nhất quán trong quản trị OKRs của Google:

  1. Các mục tiêu rõ ràng không được đáp ứng, đôi khi đó là vì đội không hiểu những gì cần thiết để đạt được chúng. OKRs được thực hiện chính xác không có vấn đề này vì chúng rõ ràng và phác thảo các phép đo cần thiết cho mỗi kết quả chính để đạt được mục tiêu.
  2. Sắp xếp các OKRs của mỗi nhân viên được xây dựng để hỗ trợ một công ty tổng thể OKRS, có sự liên kết và tập trung vào việc đạt được OKRS của công ty. Các nhà quản lý của Google đảm bảo rằng khi OKRs được soạn thảo đều từ trên xuống và từ dưới lên.
  3. Quản lý mục tiêu liên tục Quy trình OKRs là theo chu kỳ. Khi quản lý mục tiêu liên tục thay vì một sự kiện, kết quả đáng kinh ngạc bắt đầu xảy ra.
  4. Công thức không có chỗ cho sự hỗn loạn trong quy trình OKRs dễ thực hiện, giúp Google và các công ty khác sử dụng OKRs, theo dõi. Có nhiều lý do cho thành công của Google, nhưng người ta không thể tranh luận về tầm quan trọng và tính nhất quán của OKRS chiếm phần lớn trong thành công của Google.

4. Những phát kiến “tỷ đô” của Google nhờ mô hình OKRs

4.1. OKRs và quá trình tạo nên Google Chrome

Năm 2006, Sundar Pichai là một trong 3 CEO của Google phụ trách mảng phát triển sản phẩm. Khi này, ông đặt mục tiêu phải tạo ra một trình duyệt web hoàn toàn mới mang tên Google Chrome, mẫu OKRs cho mục tiêu này được tạo thành như sau:

  • O: Phát triển một nền tảng thế hệ tương lai cho các ứng dụng web
  • KRs: Chrome sẽ đạt được 20 triệu người sử dụng trong 7 ngày

Khi đi vào thực hiện, dù đã có rất nhiều cải tiến đáng kể nhưng con số 20 triệu dường như không thể đạt được, bởi Chrome đang bắt đầu bằng con số 0. Trên thực tế, Google Chrome chỉ chiếm được 3% thị phần trình duyệt web.

Năm 2008, để xoay chuyển tình thế, Larry Page và Sergey (đồng sáng lập Google) đã đưa ra một mẫu OKRs hấp dẫn, thu hút mối quan tâm của mọi người:

  • O: Làm cho tốc độ web nhanh như lật trang tạp chí
  • KRs: Tăng tốc độ Javascript hơn 10 lần sau 4 tháng và 20 lần trong 2 năm.

Với việc thay đổi cách cấu trúc lại mục tiêu, Google đã có thể dễ dàng tạo nên sự khác biệt cho công cụ duyệt web mới của họ. Và từ đó là bước tiền đề để vào năm 2010, Google Chrome đã cán được mục tiêu 111 triệu người sử dụng.

4.2. Câu chuyện OKRs của Youtube

Những câu chuyện về mục tiêu mở rộng đầy rẫy ở Google, có khi không đủ chỗ để ghi vào kỷ yếu của công ty.

Dưới đây là mẫu OKRs của Youtube và họ đã phát triển kinh khủng như thế nào – với những mục tiêu mở rộng như truyện cổ tích.

O: Đạt 1 tỷ giờ xem mỗi ngày (cuối năm 2016).

KR1: Nhóm Search + nhóm Main App (+XX%) + nhóm Living Room (+XX%).

KR2: Tăng lượng trẻ em xem YouTube và chơi game. (X thời gian xem và chơi mỗi ngày).

KR3: Giới thiệu trải nghiệm thực tế ảo YouTube (VR) và tăng danh mục VR từ X lên Y video.

Chú thích: X, Y là những con số cụ thể được thiết lập trong OKRs này.

Đọc thêm: Bill Gates thoát khỏi màn bốc hơi 20 tỷ đô nhờ áp dụng OKRs trong lúc điều hành quỹ từ thiện “Bill and Melida Gate” như thế nào?

Còn rất nhiều câu chuyện sẽ được Simplamo.com chia sẻ cùng bạn, chờ đón nhé!

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKRs. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up