Skip to main content
Category

Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

chienluoc-simplamo

10 Chiến lược kinh doanh thành công trong thời kỳ suy thoái – Forbes

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Suy thoái kinh tế có thể là thời điểm khó khăn đối với bất kỳ công ty nào. Trong thời kỳ suy thoái, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn, dẫn đến áp lực giảm giá, chu kỳ bán hàng kéo dài hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn. Tất cả những diễn biến này có thể dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản cao hơn đối với nhiều công ty. Tuy nhiên, với những chiến lược phù hợp, một công ty không những chỉ tồn tại mà còn phát triển tốt trong thời kỳ này.

Dưới đây là 10 lời khuyên có thể giúp một công ty duy trì hoạt động và trở nên mạnh mẽ hơn:

chien-luoc-kinh doanh-simplamo

1. Tối ưu hóa hoạt động và P&L của bạn.

Một trong những điều đầu tiên mà một công ty nên làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế là xem xét kỹ báo cáo thu nhập và xem xét tối ưu hóa hoạt động của mình. Điều này có thể bao gồm giảm một số chi phí hoặc đóng băng các ngành nghề kinh doanh không có khả năng mang lại hiệu quả trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn hơn. Bằng cách đó, một công ty có thể duy trì lợi nhuận và có đủ tiền mặt để đầu tư vào các lĩnh vực khác và cải thiện lợi nhuận hoặc ít nhất là có một vị thế vững chắc hơn.

2. Duy trì bảng cân đối kế toán vững mạnh.

Sau khi tối ưu hóa báo cáo lãi lỗ (P&L), ban quản lý nên xem xét lại bảng cân đối kế toán để có một nền tảng tài chính vững chắc. Tức là có một khoản dự trữ tiền mặt lành mạnh và một bảng cân đối gọn gàng. Dự trữ tiền mặt là điều cơ bản vì yêu cầu về vốn lưu động có thể sẽ tăng lên do các khoản phải thu tăng lên và doanh thu có khả năng giảm. Một bảng cân đối mạnh nói chung có thể làm cho công ty ổn định hơn. Nó cũng sẽ cho phép một công ty được vay tiền, điều này có thể hữu ích cho việc đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

3. Đầu tư vào tiếp thị và bán hàng.

Mặc dù việc chi tiền cho hoạt động tiếp thị và bán hàng trong thời kỳ suy thoái là khá phi logic, nhưng đó thực sự có thể là một bước đi thông minh. Bằng cách tiếp tục đầu tư vào những lĩnh vực này, một công ty có thể duy trì khả năng hiển thị và giữ cho thương hiệu của mình luôn ở trong tâm trí khách hàng. Điều này có thể giúp một công ty duy trì hoặc thậm chí tăng thị phần của mình trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vì một số đối thủ cạnh tranh có thể sẽ không làm được điều đó.

4. Áp dụng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Đây là lý do tại sao tiền đề “khách hàng luôn đúng” đã trường tồn với thời gian. Đưa ra quyết định bạn tin là tốt nhất mà không xem xét những quyết định đó ảnh hưởng đến khách hàng của bạn như thế nào là một công thức dẫn đến thảm họa. Việc thu hút khách hàng mới tốn kém hơn nhiều so với việc giữ chân họ. Dịch vụ chất lượng tốt sẽ chống lại suy thoái kinh tế và chi phí để thực hiện điều đó sẽ mang lại lợi nhuận khi nền kinh tế mạnh trở lại.

chien-luoc-kinh doanh-simplamo

5. Có kế hoạch đối phó với sự thay đổi.

Sự tiến hóa hoặc các cuộc cách mạng sẽ luôn xảy ra và không có gì là cố định mãi mãi. Vậy nên, có một kế hoạch chắc chắn để đối phó với sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ đảm bảo bạn không đưa ra những quyết định vội vàng. Hãy lắng nghe nhu cầu thực tế của khách hàng, các phản hồi từ thị trường, điều chỉnh kế hoạch và thực hiện các hành động tích cực để vượt lên trên đối thủ cạnh tranh.

6. Theo dõi sự cạnh tranh.

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các công ty nên theo dõi chặt chẽ sự cạnh tranh. Điều này có nghĩa là theo dõi giá cả, chiến lược tiếp thị và các hoạt động khác của đối thủ để hiểu cách họ đối phó với suy thoái. Sau đó, các công ty có thể sử dụng thông tin này để phát triển các chiến lược của riêng mình nhằm duy trì tính cạnh tranh, vì thị trường có thể sẽ trở nên khá năng động sau đó.

7. Trong mọi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội.

Một nền kinh tế khó khăn đang làm cho việc bán hàng trở nên khó khăn, điều đó không có nghĩa là mọi hy vọng sẽ bị mất. Hãy tìm ra cách tốt nhất để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở thành nhu cầu thay vì mong muốn. Xác định sự dư thừa và loại bỏ sự cồng kềnh, sau đó tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh đang định vị bản thân như thế nào.

Trong thời gian ngắn có thể khó khăn, nhưng nhìn vào những điểm sáng và xác định các lĩnh vực thành công sẽ mang lại cơ hội phát triển mà có thể đã bị bỏ qua.

8. Dream, diversify and never miss an angle – Walt Disney.

(Tạm dịch: Ước mơ, đa dạng hóa và không bỏ sót cơ hội)

Câu châm ngôn kinh doanh này rất lý tưởng để giúp các công ty vượt qua các điều kiện kinh tế khó khăn. Có một tầm nhìn về nơi bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình vượt qua thời kỳ suy thoái và bảo rằng bạn có đơn vị lưu kho (SKU) hoặc dòng sản phẩm cho nhiều ngành hoặc thị trường khác nhau.

Hãy tìm kiếm những cơ hội xuất hiện, đơn giản chỉ vì thế giới đã bị đảo lộn. Thật dễ dàng để đứng yên khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nhưng sức mạnh và sự nhanh nhẹn có được trong thời gian thử thách sẽ đảm bảo công ty của bạn có vị thế tốt hơn trong dài hạn.

9. Thế mạnh của dự án.

Bản chất của kinh doanh là đi theo chu kỳ. Khi hiểu rõ nó, chúng ta sẽ biết rằng khó khăn rồi sẽ qua và tương lai sáng lạng sẽ tới, do đó các nhà lãnh đạo đừng tạo thêm hoảng loạn và sợ hãi trong tổ chức, vì điều này dễ gây nên ảnh hưởng xấu và dẫn đến một lời tiên tri về sự diệt vong sẽ ứng nghiệm.

Hãy hành động với cùng một thái độ tích cực trong cả thời điểm thuận lợi và khó khăn. Truyền thông lại các kỳ vọng và mục tiêu, cập nhật thông tin cho nhân viên để những lời đàm tiếu và lo lắng không làm hỏng các nỗ lực. Sự tự tin có tính lan truyền và sẽ khuyến khích tinh thần đồng đội để vượt qua những giai đoạn khó khăn đồng thời trở nên xuất sắc khi mọi thứ đang đi lên trở lại.

10. Có kế hoạch thoát khỏi suy thoái.

Cuối cùng, điều quan trọng là các công ty phải có một kế hoạch rõ ràng để thoát khỏi suy thoái kinh tế. Điều này có nghĩa là phải có sẵn một chiến lược để quay trở lại tăng trưởng và sinh lời sau khi thời kỳ suy thoái kết thúc. Ví dụ, một công ty có thể cần đầu tư thêm thiết bị hoặc thuê thêm nhân viên để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Ngoài ra, một công ty có thể cần phải điều chỉnh chiến lược định giá hoặc tiếp thị của mình để phù hợp với môi trường kinh tế sau suy thoái.

Hầu hết những lời khuyên đưa ra ở trên chỉ đơn giản là đưa mọi người trở về với những điều cơ bản mà nhiều công ty thường đi chệch hướng theo thời gian khi không phải đối mặt với những khó khăn kinh tế. Bằng cách bám sát kế hoạch, chấp nhận thay đổi, đầu tư vào nhân viên và lắng nghe khách hàng, các công ty có thể đảm bảo rằng họ sẽ không những tồn tại trong bất kỳ điều kiện kinh tế nào mà còn phát triển hơn nữa.

Tác giả: Boyan Ivanov – Cofounder & CEO StorPool từ 2011 và là Thành viên Hội đồng Forbes. Bài viết được đăng trên trang Forbes.com vào tháng 02/2023.

Tác giả Boyan Ivanov đã liệt kê ra 10 chiến lược quan trọng để giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ suy thoái, tuy thế để áp dụng các chiến lược này vào thực tế doanh nghiệp, một buổi nói chuyện chung chung không hồi kết chắc chắn sẽ không mang đến kết quả gì. Chỉ khi biến chúng thành các hành động cụ thể và hoàn thành nó mỗi ngày thì chiến lược mới thật sự phát huy tác dụng.

Đọc thêm bài viết “10 thay đổi quan trọng nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt” tại đây.

Simplamo – Công cụ biến chiến lược kinh doanh thành hành động, tập trung năng lượng đội ngũ vượt qua khó khăn

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” – nếu khó khăn là không thể tránh khỏi, người thức thời ắt hẳn sẽ dùng cơ hội này để làm 3 điều quan trọng:

  • Đánh giá lại hiện trạng của tổ chức: xem xét đâu là thế mạnh thực sự, những sản phẩm/dịch vụ hay thị trường không còn tiềm năng phải bỏ lại phía sau để con thuyền có sức vượt qua giông bão.
  • Xác định 3-5 mục tiêu mang tính sống còn để tập trung thực hiện ngay và trong ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng tới. Thời điểm này chúng ta sẽ khó bàn tới tầm nhìn dài hạn vì bất kể sự thay đổi nào sau suy thoái cũng là không thể lường trước được, mặt khác, có quá nhiều mục tiêu rời rạc hoặc mang tính “làm màu” chỉ làm bạn tiêu hao nguồn lực nhanh hơn.
  • Lựa chọn những con người phù hợp: khó khăn sẽ cho ta nhìn rõ những chiến binh có sức bền và đủ bản lĩnh để tiếp tục đồng hành. Đây là những người xứng đáng được trân trọng và đặt tiền đề cho một thế hệ sau được lựa chọn kỹ càng hơn.

Nếu đây là 3 điều bạn tâm đắc, phần còn lại của bài viết chính là giải pháp dành cho bạn. Giải pháp đến từ Simplamo và đang được hơn 200.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng để làm điều quan trọng:

1. Quay trở về với đội ngũ và đặt ra các mục tiêu cụ thể:

Đội ngũ vẫn là tài nguyên quý giá nhất mà mỗi doanh nghiệp có được, hãy tận dụng sức mạnh từ họ và sự đồng lòng chính là phát súng mở đầu cho việc khai phá sức mạnh nội tại. Các nhà lãnh đạo đừng bỏ quên điều này mà âm thầm tự đưa ra mọi quyết định không rõ lý do. Hãy nhớ rằng: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

Và để có được sự đồng lòng, hãy tập trung đội ngũ ban lãnh đạo trong một cuộc họp lớn. Tại đây chủ doanh nghiệp và những nhân sự cốt lõi cùng nhau nhìn lại hiện trạng của tổ chức và thảo luận các kế hoạch ngắn hạn trong 1-3 tháng tới. Đầu ra buổi họp này là đội ngũ ban lãnh đạo có chung một cách hiểu về thực trạng của doanh nghiệp, đồng ý với 3-5 mục tiêu quan trọng và xử lý hiệu quả các vấn đề “nặng ký”.

Công cụ Simplamo hỗ trợ: Khung cuộc họp quý trên phần mềm Simplamo với 7 phần quan trọng diễn ra trong 01 ngày làm việc. Tìm hiểu khung cuộc họp này.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức cuộc họp quý trên Simplamo

2. Làm rõ mục tiêu của bạn và cho đội ngũ biết điều bạn kỳ vọng

Các mục tiêu sẽ không thể tự hoàn thành nếu chỉ có một cái tên và một cái deadline, bạn cần chia nhỏ mục tiêu này thành các bước cụ thể để người thực hiện biết bắt đầu từ đâu và kết quả đầu ra bạn mong muốn là gì. Thời gian đầu việc chia nhỏ mục tiêu này sẽ được thực hiện bởi các leader/trưởng bộ phận, sau đó, nhân viên sẽ tự thực hiện dựa trên kinh nghiệm và các mẫu được thiết lập trước đó.

Lấy ví dụ từ 10 chiến lược của Boyan Ivanov, nếu đội ngũ bạn quyết định chọn chiến lược số 4 – Áp dụng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm để vượt qua khó khăn. Vậy các mục tiêu cụ thể cho chiến lược này là gì, đầu ra trông như thế nào và chúng bao gồm các bước hành động là gì? Đây là lúc bạn biến chiến lược thành những hành động cụ thể.

Công cụ xây dựng mục tiêu từ chiến lược của Simplamo:

Mô tả mục tiêu và kỳ vọng cụ thể để đội ngũ có cùng chung cách hiểu

cot-moc-muc-tieu-simplamoChia nhỏ mục tiêu thành các cột mốc công việc cụ thể để đội ngũ biết bắt đầu từ đâu

Các mục tiêu càng SMART càng đảm bảo khả năng hoàn thành, lưu ý nhỏ trong giai đoạn này là hãy tập trung vào các mục tiêu có thể đạt được thay vì các mục tiêu tham vọng. Vì các mục tiêu tham vọng đặt ra trong thời kỳ khó khăn sẽ tạo cảm giác không thực tế và khiến nhân viên dễ từ bỏ.

3. Xác định các chỉ số đo lường sức khỏe hàng tuần

Chúng là các chỉ số đảm bảo đội ngũ của bạn đang hoạt động nhịp nhàng, đều đặn, có sự tập trung và đi đúng hướng. Các chỉ số này có thể là doanh thu bán hàng hàng tuần, số đơn hàng được giao hàng tuần hoặc số lỗi phát sinh trong tuần. Giống như một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời, cơ trưởng có một bảng các chỉ số quan trọng về nhiên liệu, hướng gió, tốc độ bay,… để đảm bảo máy bay đi đúng hướng và đúng lộ trình. Bất kỳ một chỉ số nào bị “lệch nhịp” cũng là điềm báo để cơ trưởng có phương án xử lý ngay trước khi quá muộn.

Là chủ doanh nghiệp, bạn muốn quan sát những chỉ số nào để nắm chắc mọi hoạt động trong tay và có cơ sở để đưa ra quyết định trong ngắn hạn đúng đắn nhất?

Bảng chỉ số sức khỏe hàng tuần (scorecard) từ Simplamo:

bang-chi-so-doanh-nghiep

Quá nhiều các chỉ số sẽ là một sai lầm tai hại, vì khi đó, cả bạn và đội ngũ đều không biết tập trung vào đâu. Khi bị giới hạn bởi nguồn lực và thời gian, hãy cho đội ngũ của bạn biết đây là 5-7 chỉ số quan trọng nhất mà bạn muốn theo dõi hàng tuần, và chúng ta sẽ cùng nỗ lực hết mình để đạt được nó.

4. Bí quyết để mọi hành động thực sự diễn ra là gặp gỡ nhau định kỳ

Bạn có chắc các mục tiêu/chỉ số đưa ra được thực hiện đều đặn và kỷ luật bởi đội ngũ, bạn đã quá quen với tình trạng “nước tới chân mới nhảy”, bạn không muốn tình trạng này xảy ra nhưng cũng không thể suốt ngày đi theo chân đội ngũ hỏi công việc đang tới đâu. Vì bản thân bạn – một chủ doanh nghiệp, chắc chắn còn bận rộn hơn đội ngũ rất nhiều lần.

Vậy, hãy gặp gỡ nhau định kỳ hàng tuần để review mục tiêu và chỉ số. Chỉ bằng một việc đơn giản nhưng giúp bạn giải quyết hàng tá rắc rối sau đó:

  • Đảm bảo đội ngũ luôn ưu tiên mục tiêu/chỉ số và tập trung hoàn thành liên tục
  • Họ sẽ kỷ luật và trách nhiệm hơn trong công việc vì không chỉ bạn “review” mà các đồng nghiệp khác của họ sẽ cùng “review”
  • Nhận diện ngay các vấn đề phát sinh trong tuần và xử lý kịp thời, cả khách quan từ bên ngoài và chủ quan từ đội ngũ
  • Kịp thời điều chỉnh kế hoạch trước khi quá muộn: không có gì chắc chắn kế hoạch của bạn sẽ luôn luôn đúng trong mọi thời điểm, vậy nên gặp gỡ nhau để đánh giá và phân tích sẽ giúp bạn đỡ phải đi quá “xa”
  • Lắng nghe mọi phản hồi của nhân viên và khách hàng, có rất nhiều luồng thông tin xuất hiện trong và ngoài doanh nghiệp nhưng chúng sẽ không thể nào đến tai của bạn hết được, và cuộc họp chính là lúc bạn gom mọi người lại để nghe đầy đủ các phản hồi trong tuần
  • Nhận diện những người không phù hợp và lệch nhịp với tổ chức, bằng một cách nhanh chóng (chỉ sau vài lần tổ chức họp tuần) bạn sẽ phát hiện ra những thành viên “bất tuân thủ”, hay bàn ra và không cùng hướng đi với phần còn lại

Và đây chính là khung cuộc họp tuần định kỳ trên Simplamo, đảm bảo mọi hành động đang diễn ra và loại bỏ tất cả các chướng ngại trên đường đi của bạn:

Hãy đều đặn tổ chức cuộc họp tuần với ban lãnh đạo của bạn (các trưởng bộ phận), sau đó từng trưởng bộ phận lại tổ chức cuộc họp tuần với team của họ. Việc này đảm bảo luồng thông tin được truyền tải xuyên suốt và hai chiều trong tổ chức. Một tổ chức làm việc nhịp nhàng và năng suất sẽ hình thành sau 3-4 tuần tổ chức cuộc họp này. Đây là bí quyết mà đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ không nói cho bạn biết.

5. Có thể bạn cần vào lúc này: tinh gọn sơ đồ tổ chức và sắp xếp lại nhân viên

Đây có lẽ là phần khiến cho bạn đau đầu nhất và không muốn thực hiện, nhưng “hiện thực” lại không để cho bạn từ chối nó. “Trong mọi khó khăn đều ẩn chứa cơ hội” – Các quyết định bạn đưa ra thời điểm này có thể khó khăn nhưng nó chính là bước ngoặt để mở ra những điều tuyệt vời hơn. Hãy tin vào hành động của mình như chính đội ngũ tin vào sự dẫn dắt của bạn. Một buổi nói chuyện tinh tế và đầy tình cảm có thể giúp bạn vượt qua 36 giờ đau khổ khi chia tay những nhân sự từng gắn bó. Còn bây giờ hãy bắt tay từ những bước chân đầu tiên.

Sau khi bạn đã loại bỏ những thứ thừa thải trong tổ chức và xác định các mục tiêu quan trọng cần thực hiện, việc còn lại là bạn cần xác định những nhân sự nào thực hiện điều này sao cho tối ưu chi phí và hiệu quả nhất. Tất nhiên, sẽ rất tuyệt vời nếu nguồn lực của bạn tốt để cầm cự trong một thời gian dài, nếu không, chính lúc này bạn phải đưa ra các quyết định khó khăn.

Tiếp theo, với những nhân sự còn lại, hãy đặt họ lên một sơ đồ tổ chức mới đã được tinh gọn và phù hợp nhất với sự phát triển “ngay tại thời điểm hiện tại” của bạn. Đặt vào đó, mỗi vị trí tối đa 5 vai trò quan trọng nhất, với 5 vai trò này mỗi nhân sự sẽ biết họ cần tập trung vào điều gì. Và khi tất cả mọi người đều thấy 5 vai trò của nhau, họ sẽ trách nhiệm hơn và phát huy năng lực tốt hơn – cộng thêm một điểm sức mạnh cho tổ chức của bạn trong thời gian này.

Và ở Simplamo, chúng được gọi là Sơ đồ trách nhiệm:

so-do-trach-nhiem-simplamo

Cuộc họp như nói ở trên là một trong những cách để bạn nhận ra cộng sự đồng hành tuyệt vời và mời những người không phù hợp lên chuyến xe khác. Các công cụ của Simplamo luôn kết nối với nhau và phục vụ cho nhau, không có công cụ nào được tạo nên một cách thừa thãi cả – và đó chính là cách mà một doanh nghiệp tối ưu hiệu suất hoạt động.

Trên đây là 5 bước đầu tiên để bạn vận dụng tốt các chiến lược, bám sát kế hoạch, tập trung vào con người và lắng nghe khách hàng hiệu quả nhất. Simplamo vẫn còn những công cụ diệu kỳ khác mà khi khám phá ra bạn sẽ thấy chúng tăng cường nội lực của bạn một cách logic và bài bản đến không ngờ. Vậy hãy đăng ký trải nghiệm tính năng Simplamo ngay tại đây để khoác bộ giáp mạnh mẽ lên tổ chức và bước từng bước chân vững chắc vượt qua cơn giông này.

Bạn sẽ không ngờ tới những gì chờ đón bạn sau cơn cuồng phong, có thể là siêu lợi nhuận hoặc là doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Còn bây giờ, hãy “sinh tồn”! Chúc bạn thành công^^

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm KPI

Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. KPI là gì? Tầm quan trọng KPI trong doanh nghiệp

Trước khi đi vào tìm hiểu về phần mềm KPI, Simplamo sẽ dành một ít thời gian nhắc về phương pháp quản trị hiệu suất bằng KPI.

KPI là viết tắt của cụm từ Key Performance Indicators, là các chỉ số quan trọng chính được xác định hướng tới một kết quả dự kiến, đánh giá sự thành công của một tổ chức. Các chỉ số KPI cung cấp trọng tâm cho sự cải tiến chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu các chỉ số KPI giúp đo lường sự thành công của hoạt động trong doanh nghiệp: từ các chỉ số bán hàng đến các chỉ số truyền thông mạng xã hội…điều này tạo cơ sở phân tích, đưa ra quyết định khi cần thiết.

*Lưu ý rằng KPI khác nhau giữa các công ty và giữa các ngành, tùy thuộc vào tiêu chí hiệu suất. Các chỉ số KPI được xây dựng phải mang tính thúc đẩy, đo lường được, tạo nền tảng cải thiện được hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

Một ví dụ dễ hiểu về KPI: Giả sử bạn là giám đốc bán hàng của một công ty và muốn đo lường hiệu suất của đội bán hàng của bạn. Một KPI có thể là doanh số bán hàng hàng tháng. Ví dụ, trong tháng này, đội bán hàng đã đạt được doanh số tổng cộng là 500.000.000.

2. Phần mềm KPI là gì?

Phần mềm KPI là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập, quản lý và đánh giá các chỉ số hiệu suất quan trọng của tổ chức. Giúp tổ chức tập trung vào đo lường hiệu suất tổng thể và dễ dàng cung cấp thông tin quan trọng, từ việc xác định tình hình sức khỏe tổ chức đến đánh giá kết quả, tạo ra sự rõ ràng và mạch lạc, giúp sếp nhanh chóng tập trung vào kết quả của tổ chức.

3. TOP 4 phần mềm KPI cho doanh nghiệp

3.1 Base goal

Base Goal tập trung vào quản trị các mục tiêu trong doanh nghiệp, liên kết các mục tiêu từ công ty xuống phòng ban và cá nhân. Theo đó, các mục tiêu định lượng sẽ được chia thành các chỉ số KPI để đo lường và báo cáo tiến độ đạt mục tiêu của đội ngũ.

Điểm mạnh: Base Goal cung cấp nhiều tùy chọn về KPI (tháng, quý, năm) đa dạng theo nhu cầu và ngành nghề của khách hàng. Cùng với việc có thể kết nối với các ứng dụng khác trong hệ sinh thái của mình, các chỉ số KPI trên Base Goal sẽ được tự động cập nhật số liệu dựa trên các ứng dụng đó.

Điểm yếu: Base Goal khá phức tạp vì chưa có công thức chuẩn cho người dùng, khó theo dõi tiến độ chung chỉ trên một màn hình.

3.2 Phần mềm kpi Simplamo

Simplamo được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Mỹ, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn triển khai BSC, OKR, KPI. Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng & thực thi chiến lược hiệu quả, tối ưu chi phí vận hành, gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chung và tăng trưởng doanh thu từ 10-30% hằng năm.

Điểm mạnh: Phần mềm KPI Simplamo tích hợp một cách khoa học giữa KPI và OKR, đơn giản dễ sử dụng, có công thức xây dựng KPI chuẩn. Bên cạnh đó bảng chỉ số trên Simplamo được thể hiện một cách tổng quan, rõ cho nhà lãnh đạo dễ dàng nắm bắt.

Điểm yếu: Hiện tại Simplamo chỉ tập trung vào quản trị và thực thi Mục tiêu/Chiến lược, chưa chú trọng vào các tính năng bổ trợ khác

3.3  Phần mềm KPI Fastwork

Phần mềm KPI trên Fastwork cho phép đo lường, đánh giá hiệu quả việc đạt được mục tiêu của tổ chức, bộ phận chức năng hay cá nhân thông qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng.

Việc triểh khai trên Fastwork giúp doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố chính xác, minh bạch, đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của việc khai phần mềm KPI toàn doanh nghiệp.

Điểm mạnh: Dễ dàng xây dựng và quản lý danh sách chỉ tiêu KPI, thiết lập tần suất đo linh hoạt: tháng, quý, năm.

Điểm yếu: Chưa tích hợp triển khai OKR

3.4 Phần mềm KPI Simple

SimpleKPI là một giải pháp phần mềm KPI trực tuyến hoàn chỉnh, cung cấp tất cả các chức năng cần thiết để tạo, quản lý và giám sát tất cả các Chỉ số hiệu suất chính (KPI) của bạn. Simple KPI giúp xác định và đo lường tiến độ hướng tới thành công trong kinh doanh của mình và cung cấp sự kết hợp hoàn hảo giữa mục nhập, quản lýbáo cáo KPI – tất cả ở một nơi.

Điểm mạnh: phần mềm KPI Simple được đánh giá cao bởi giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng

Điểm yếu: Chưa tích hợp triển khai OKR

4. Cách phần mềm KPI Simplamo giúp sếp khắc phục các điểm nghẽn triển khai KPI

Xây dựng bảng chỉ số KPI giúp sếp hiểu được vị trí của doanh nghiệp và cách duy trì hoạt động kinh doanh. Không có KPI, một công ty có thể nhanh chóng mất đi phương hướng và mục đích. Nói một cách đơn giản là thật khó để một lãnh đạo điều hành một công ty tốt nếu không biết được tình hình hiện tại của doanh nghiệp, rằng doanh nghiệp đang ở đâu và về đâu.

Trong bài viết hôm nay, Simplamo sẽ giúp sếp nhận ra các lỗi phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình áp dụng KPI, và cách mà tư duy trên Simplamo giúp sếp khắc phục những điểm yếu này:

Hiện trạng doanh nghiệp triển khai KPI cần chú ý: Trong một khảo sát cho thấy rằng có khoảng 40% doanh nghiệp đo lường mọi số liệu cần đo lường và đây là sai lầm tồi tệ nhất mà một công ty có thể mắc phải. Những chủ doanh nghiệp khác khoảng 38% cho biết họ đo lường mọi thứ và không bao giờ review lại KPI của mình. Song song đó khoảng 25% người tham gia cũng không liên kết được KPI của họ với chiến lược của công ty mà thay vào đó họ thu thập các dữ liệu KPI có sẵn mà những người trong ngành đã sử dụng.

4.1 Đầu tiên, KPI được xây dựng không được kết nối với chiến lược

Một bảng chỉ số KPI hiệu quả sẽ giúp sếp cải thiện được hoạt động công ty và cung cấp thông tin “tình báo” cho doanh nghiệp. Việc xây dựng KPI kết nối với chiến lược sẽ giúp sếp phát huy được sức mạnh của mình và giúp cho mọi thứ được liên kết và thông suốt. Sếp sẽ cân bằng việc phát hiện tình hình hiện tại gây tác động đến chiến lược đồng thời đảm bảo việc điều chỉnh kịp thời.

Phần mềm KPI trên Simplamo được gọi là bảng chỉ số Scorecard. Đo lường các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, cung cấp thông tin phản hồi một cách trực quan và giúp đưa ra các quyết định trong quá trình thực thi chiến lược. Để tạo sự liên kết với chiến lược Simplamo giúp sếp xây dựng bảng chỉ số dựa trên: Tầm nhìn => mục tiêu 10 năm => mục tiêu 3 năm => mục tiêu 1 năm => mục tiêu quý => chỉ số Scorecard. Chính vì sự khoa học, liên kết, và thông suốt như vậy sẽ giúp sếp đưa ra các quyết định đúng đắn trong quá trình thực thi.

Trên một bảng chỉ số giúp sếp: dễ dàng nhìn thấy, dễ dàng nắm bắt, đưa ra quyết định nhanh chóng. Trong quá trình triển khai đội ngũ chuyên gia Simplamo giúp sếp khai thác các chỉ số liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

  • Ở các chỉ số xanh sếp dễ dàng nhận diện được chỉ số đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngược lại ở các chỉ số màu đỏ là chưa đạt – đây là điểm khai thác những vấn đề, đưa ra trách nhiệm giải trình từ đội ngũ.

4.2 Tất cả mọi thứ có thể đo lường mặc dù vậy không nhất thiết phải đo lường tất cả.

Việc đo lường tất cả các chỉ số khiến sếp không thể tập trung vào các chỉ số đặc biệt quan trọng dẫn đến hiện trạng chồng chất thông tin, khó khăn trong việc đưa ra các quyết định.

Đây là lý do vì sao Simplamo giúp sếp chú trọng từ 10- 15 chỉ số cốt lõi, giúp sếp thể hiện được một cách tổng quan các chỉ số “cốt lõi” trên phần mềm. Không mang đến sự phức tạp, rắc rối, tất cả chỉ số đều được cô đọng trong một màn hình.

Khi sếp xác định được những dữ liệu quan trọng, đây là kim chỉ nam giúp sếp đưa ra những quyết định đúng đắn, khám phá hiện trạng thực tế, từ đó điều chỉnh cách giải quyết các vấn đề của mình.

4.3 Lời nhắc: “KPI không phải là công cụ tĩnh” mà cần được theo dõi và đo lường thường xuyên

Để các chỉ số KPI thật sự hoạt động trong doanh nghiệp, chúng cần được đo lường và theo dõi thường xuyên, giúp mọi thứ không bị thả trôi và rơi vào tình trạng chạy nước rút.

Sau đây là một số lý do nhắc nhở sếp nên theo dõi KPI thường xuyên:

  • Giúp sếp quản trị hiệu suất liên tục
  • Đưa ra các quyết định nhanh chóng
  • Thúc đẩy quá trình “hành động” của đội ngũ

Phương pháp Simplamo giúp sếp khắc phục tình trạng này đó chính là việc tích hợp Review theo dõi bảng chỉ số Scorecard thông qua cuộc họp hàng tuần, tạo nhịp điệu follow một cách liền mạch.

Thông thường, khi các doanh nghiệp quyết định triển khai KPI trong doanh nghiệp và điểm chết nằm ở phần chúng ta không theo dõi mọi thứ. Để việc thực thi được thành công cũng như nhanh chóng bắt mạch, giải quyết vấn đề, bảng chỉ số Scorecard sẽ là một phần được Review trong khung cuộc họp hàng tuần.

5. Các tiện ích tích hợp trong phần mềm KPI trên Simplamo

*KPI, OKR là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản trị hiệu suất, dù vậy việc sử dụng 1 trong 2 không giúp sếp giải quyết được bài toán trọn vẹn. Khi kết hợp cả 2 phương pháp quản trị hiệu suất OKR và KPI sẽ giúp sếp phát huy được tối đa sức mạnh của đội ngũ.

“Nếu không có KPI, rất khó để biết điều gì cần cải thiện và nếu không có OKR, bạn sẽ không thể tập trung vào các mục tiêu kinh doanh của mình.” – Andy Grove, một trong những nhà sáng lập của công ty Intel.

Song song với việc xây dựng bảng chỉ số Scorecard, Simplamo giúp doanh nghiệp triển khai OKR hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung tốt cho nhau khi cả 2 được kích hoạt. Trong khi bảng chỉ số Scorecard giúp doanh nghiệp theo sát hoạt động kinh doanh và đây là điểm bắt đầu “cuộc trò chuyện” về những điều cần cải thiện, thì bảng xây dựng mục tiêu OKR (trên Simplamo gọi là Rock) giúp doanh nghiệp xây dựng và bám đuổi mục tiêu hiệu quả.

Việc kết hợp cả 2 một cách khoa học sẽ giúp sếp kiểm soát tốt tình hình của mình qua bảng chỉ số, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm nền tảng đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình thực thi mục tiêu.

Khi doanh nghiệp xây dựng được hệ thống chỉ số KPI của riêng mình cũng là lúc xác định được việc mình cần làm cũng như hệ thống được công tác hỗ trợ việc truy cập, đo lường thường xuyên để mọi thứ không bị thả trôi.

Mời Sếp tìm hiểu thêm về Mô hình BSC cùng với Phương pháp đơn giản hóa BSC, biến chiến lược thành hành động hàng tuần tại đây.

Mời Sếp tìm hiểu về MBO và lỗ hổng trong phương pháp quản trị mục tiêu MBO và giải pháp toàn diện cho sếp  tại đây

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa OKR và KPI. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.*

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

*Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Cover blog (8)

10 thay đổi quan trọng nhất mà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Theo một cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây của McKinsey & Company – The State of Organizations 2023, khảo sát hơn 2,500 lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới, dưới đây là 10 thay đổi lớn mà doanh nghiệp trên khắp thế giới đang đối mặt. Những thay đổi này vừa là thách thức vừa là dấu hiệu của cơ hội, tùy thuộc vào cách các tổ chức nhìn nhận và giải quyết chúng.

1. Tăng tốc độ & củng cố năng lực tự phục hồi

Một nữa số người được hỏi trong cuộc khảo sát nói rằng tổ chức của họ không được chuẩn bị để đối phó với những biến cố trong tương lai. Trong khi đó, những doanh nghiệp có khả năng vượt lên và nhanh chóng thoát khỏi các cuộc khủng hoảng liên tiếp có thể đạt được những lợi thế đáng kể so với những tổ chức khác.

Xem thêm Tăng cường sức khỏe doanh nghiệp vượt bão kinh tế khó khăn

2. “True hybrid”: Sự cân bằng mới giữa làm việc trực tiếp và từ xa

Kể từ đại dịch Covid-19, khoảng 90% tổ chức đã áp dụng nhiều mô hình làm việc kếp hợp cho phép nhân viên làm việc tại các địa điểm bên ngoài văn phòng, trong một phần hoặc phần lớn thời gian. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cung cấp một cấu trúc hoạt động và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên dù làm việc trực tiếp hay từ xa vẫn được diễn ra hiệu quả.

4 trên 5 người lao động làm việc trong môi trường hybrid trong suốt 2 năm qua vẫn muốn được tiếp tục duy trì hình thức làm việc này

3. Mở đường cho ứng dụng AI

AI không chỉ là một cơ hội tiềm năng để thúc đẩy hoạt động của công ty, nó cũng có thể được sử dụng để xây dựng các tổ chức tốt hơn. Các công ty đã và đang sử dụng AI để tạo ra các tài năng bền vững, cải thiện đáng kể cách thức làm việc và thực hiện các thay đổi cấu trúc dựa trên dữ liệu nhanh hơn.

4. Các quy tắc mới về thu hút, giữ chân và cắt giảm nhân sự

Người lao động đang nhìn nhận lại thái độ của họ cả với công việc và tại nơi làm việc. Các tổ chức có thể xem xét các đề xuất của nhân viên và điều chỉnh theo sở thích cá nhân của họ để thu hẹp khoảng cách giữa những gì người lao động mong muốn và những gì công ty cần.

39% người lao động được khảo sát tại 7 quốc gia nói rằng họ có ý định nghỉ việc trong 3 đến 6 tháng tới

5. Hoàn thiện lỗ hỏng năng lực

Các công ty thường công bố các yếu tố công nghệ hoặc kỹ thuật số trong chiến lược phát triển của mình trong khi lại không có khả năng để tích hợp chúng. Chỉ có công nghệ là chưa đủ, doanh nghiệp cần xây dựng một tập hợp vững chắc bao gồm cả con người, quy trình và công nghệ mới đảm bảo đạt lợi thế cạnh tranh liên tục so với các đối thủ của mình.

6. Thắt chặt tài năng

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ lâu đã đi theo con đường thắt chặt tài năng – cân đối cẩn thận ngân sách trong khi giữ chân những người chủ chốt. Trong môi trường kinh tế không chắc chắn ngày nay, họ cần tập trung nhiều hơn vào việc kết hợp nhân tài với các vị trí cao nhất trong tổ chức. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy rằng, trong nhiều tổ chức, từ 20 đến 30% các vai trò quan trọng không được đảm nhiệm bởi những người thích hợp nhất.

7. Lãnh đạo tự nhận thức và truyền cảm hứng

Các nhà lãnh đạo ngày nay cần có khả năng lãnh đạo bản thân, lãnh đạo một nhóm C- level và thể hiện các kỹ năng lãnh đạo cũng như tư duy cần thiết để lãnh đạo trên quy mô lớn, điều phối và truyền cảm hứng cho mạng lưới các nhóm. Để làm được điều đó, họ phải xây dựng nhận thức sâu sắc về cả bản thân và môi trường hoạt động xung quanh họ.

Chỉ 25% người lao động nói rằng những nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ là những người gắn kết, đam mê và truyền cảm hứng cho nhân viên ở mức tốt nhất có thể

8. Đạt được tiến bộ có ý nghĩa về sự đa dạng, công bằng và hòa nhập

Nhiều tổ chức đang ưu tiên sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (viết tắt là DEI), nhưng trong nhiều trường hợp, các sáng kiến không chuyển thành tiến bộ có ý nghĩa. Để hiện thực hóa nguyện vọng DEI, các nhà lãnh đạo cần xác định các cơ hội để đạt được tiến bộ cả trong tổ chức, trong cộng đồng và rộng hơn là trong xã hội.

9. Sức khỏe tâm lý: Đầu tư vào các chương trình phù hợp

Khoảng chín trong số mười tổ chức trên khắp thế giới cung cấp các chương trình hạnh phúc cho nhân viên (employee well-being). Tuy nhiên, điểm số về sức khỏe và hạnh phúc toàn cầu vẫn còn kém. Các tổ chức cần tái tập trung nỗ lực vào việc giải quyết một cách có hệ thống các nguyên nhân gây ra các thách thức về sức khỏe tâm lý và hạnh phúc; chỉ chỉnh sửa một lần và gia tăng sẽ không đủ.

10. Hoạt động hiệu quả

Hơn một phần ba các nhà lãnh đạo trong cuộc khảo sát của chúng tôi coi hiệu quả là top ba ưu tiên hàng đầu của tổ chức. Nâng cao hiệu quả không chỉ là quản lý các cuộc khủng hoảng tức thời hoặc hoàn thành cùng một công việc với ít nguồn lực hơn; mà còn là triển khai hiệu quả hơn các nguồn lực dành cho những việc quan trọng nhất.

Trong bài viết này Simplamo cũng chia sẻ đến sếp “10 Chiến lược kinh doanh thành công trong thời kỳ suy thoái – Forbes”. Đọc chi tiết bài viết tại đây.

Đúc kết từ 10 thay đổi quan trọng nhất

Các kết quả khảo sát của McKinsey cho chúng ta thấy một góc nhìn lớn hơn và khách quan hơn về những gì doanh nghiệp đang phải đối mặt trên khắp thế giới. Chúng ta đã bước chân vào giai đoạn nền kinh tế khó khăn, khi làn sóng doanh nghiệp phá sản và sa thải nhân sự đang diễn ra hàng ngày không còn gây nên quá nhiều kinh ngạc như trước đây nữa.

Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng trong đó vẫn có những doanh nghiệp kiên cường và những nhà lãnh đạo tài năng đủ bản lĩnh để vượt qua các thách thức và nắm bắt cơ hội để tiến lên không ngừng.

Theo đó, dưới đây là một vài đút kết gửi đến các doanh nghiệp SME Việt Nam:

  • Hãy tập trung vào xây dựng nội lực vững chắc trước hết, bao gồm con người, quy trình rồi sau đó là kết hợp với công nghệ để mang lại hiệu quả tối ưu
  • Tập trung nguồn lực vào những mục tiêu quan trọng giúp tối ưu chi phí vận hành và vượt qua cơn bão khó khăn
  • Tìm kiếm những nhân sự tài năng, đặt vào đúng vị trí và tạo điều kiện cho họ tỏa sáng
  • Cung cấp một cấu trúc hoạt động và sự hỗ trợ cần thiết để nhân viên dù làm việc trực tiếp hay từ xa vẫn được diễn ra hiệu quả
  • Thường xuyên trao đổi, hiểu rõ và đáp ứng các nguyện vọng phù hợp của nhân viên, gia tăng sự gắn kết và chỉ số hạnh phúc trong công việc
  • Nâng cao năng lực lãnh đạo, truyền cảm hứng cho toàn đội ngũ bằng cách thường xuyên chia sẻ tầm nhìn và cho đội ngũ thấy vai trò của họ trong bức tranh đó

Song song đó, Simplamo gửi đến Sếp bài viết giúp Nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ ban lãnh đạo tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm quản trị mục tiêu okr

TOP 5 Phần Mềm OKRs Triển Khai Mục Tiêu Hiệu Quả Trên Thế Giới Và Việt Nam

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. Phần mềm OKRs là gì?

Quản trị theo mục tiêu OKR là gì? (Objectives and Key Results): là một trong những phương pháp quản trị hiệu suất dùng để xác định, theo dõi và đánh giá tiến trình đạt được mục tiêu trong tổ chức. OKR được phát triển bởi Andy Grove, CEO của Intel và được thực hiện rộng rãi bởi John Doerr, một nhà công nghệ hàng đầu.

Phần mềm OKRs là một công cụ giúp doanh nghiệp triển khai, theo dõi, đánh giá và đo lường mục tiêu trong tổ chức. Một số phầm mềm OKR nổi tiếng: Perdoo, Lattice, Simplamo, VNOKR, Base Goal,…

2. TOP 2 phần mềm quản lý OKRs trên thế giới

2.1 Phần mềm OKRs Lattice

Lattice – Phần mềm quản trị mục tiêu hàng đầu của Mỹ về đánh giá hiệu suất nhân viên dựa trên báo cáo tổng quan và sự hỗ trợ mạnh mẽ của công cụ OKR & Goal. Các tính năng nổi trội của Lattice tập trung vào yếu tố con người, trao đổi 1:1, gắn kết đội ngũ và biểu dương khen thưởng. Với Lattice doanh nghiệp dễ dàng xây nên lộ trình nhân sự rõ nét với đầy đủ các công cụ giúp kết nối – thực thi và phát triển nhân sự.

Điểm mạnh: Song song với việc theo dõi và đo lường mục tiêu, Lattice tập trung nhiều vào khía cạnh con người. Lattice giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất trở nên dễ dàng, xây dựng cho nhân viện lộ trình phát triển nghề nghiệp và mạnh mẽ ở khía cạnh thu hút và giữ chân nhân tài. Lattice cho phép theo dõi sự nghiệp của bất kỳ cá nhân nào cũng như liên kết với sự phát triển của tổ chức.

Điểm yếu: Doanh nghiệp phải trả các mức giá tăng dần để sử dụng nhiều tính năng khác nhau trên Lattice. Các tính năng khá phức tạp và đòi hỏi phải cập nhật dữ liệu thường xuyên.

Phù hợp: Các doanh nghiệp đã phát triển ổn định, có văn hóa cởi mở hiện đại, muốn tập trung xây dựng lộ trình đào tạo và phát triển nhân tài.

Xem thêm: So sánh Simplamo vs Lattice

2.2 Phần mềm OKRs Perdoo

Perdoo là một phần mềm quản lý OKR giúp các tổ chức xây dựng, theo dõi và đạt được mục tiêu của họ một cách hiệu quả. Perdoo có một giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, cung cấp các công cụ để giúp người dùng dễ dàng thiết lập và quản lý các mục tiêu. Người dùng có thể tạo các mục tiêu chính và các kết quả cụ thể, và theo dõi từng tiến độ của các OKR thông qua các biểu đồbáo cáo.

Điểm mạnh: Perdoo giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và kiểm soát các họat động diễn ra trong tổ chức trên cùng một nền tảng. Bên cạnh đó, việc cập nhật lộ trình thường xuyên giúp cho việc theo dõi số liệu trở nên trực quan hơn, mang tính định hướng hơn.

Điểm yếu: Perdoo có một giá khá cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này có thể là một rào cản đối với đối với một số tổ chức. Có một số đánh giá cho rằng Perdoo cung cấp nền tảng triển khai OKR có tư duy khá “rộng” làm doanh nghiệp mất một khoảng thời gian dài để tìm hiểu và thích nghi.

Phù hợp: Phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

3. TOP 3 phần mềm OKRs thông dụng tại Việt Nam

3.1 Phần mềm OKRs Simplamo phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam và Quốc Tế

Simplamo được xây dựng dựa trên nền tảng tư duy quản trị hiện đại chuẩn Mỹ, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn triển khai BSC, OKR, KPI. Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng & thực thi chiến lược hiệu quả, tối ưu chi phí vận hành, gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chung và tăng trưởng doanh thu từ 10-30% hằng năm.

Điểm mạnh: Simplamo cung cấp góc nhìn từ tổng quan đến chi tiết, có sẵn các công thức thiết lập mục tiêu chuẩn và khung vận hành mẫu, dễ áp dụng trong toàn đội ngũ, tạo nên sự đồng bộ, có hiệu quả chỉ sau 4 tuần sử dụng. Với hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt.

Điểm yếu:  Chưa tập trung vào quy trình làm việc, tính năng này sẽ được phát triển trong thời gian tới

Phù hợp: Simplamo phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 10 – 250 nhân sự, mong muốn có một cấu trúc chuẩn và hiệu suất cao để tập trung đạt được mục tiêu, tăng trưởng doanh thu và gắn kết đội ngũ.

3.2 Phần mềm Base Goal

Base Goal là một phân hệ trong bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện của Base.vn. Base Goal hỗ trợ việc phân rã & báo cáo mục tiêu, thích hợp để theo dõi & đánh giá KPI nhân viên. Base Goal cung cấp cho người dùng một góc nhìn tổng quan với giao diện “cây mục tiêu” được phân cấp rõ ràng.

Điểm mạnh: Base Goal giúp quản lý thuận tiện trong giao việc và theo dõi nhân viên của mình, Base Goal kết nối với nhiều ứng dụng khác giúp quản lý đồng thời kiểm soát dự án và quy trình. Ngoài ra, Base Goal cũng có một mức giá hợp lý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Điểm yếu: Việc kết nối với nhiều ứng dụng khác vừa là điểm mạnh, đồng thời cũng là điểm yếu khi vô tình mang đến sự phức tạp, buộc nhân viên phải dành nhiều thời gian thao tác trên phần mềm, bỏ qua các công việc quan trọng. Bên cạnh đó, Base Goal cũng cung cấp khá nhiều tùy chọn (về chu kỳ, metric) không có công thức thiết lập chuẩn, gây khó khăn trong việc áp dụng đồng bộ và người mới bắt đầu.

Phù hợp: Base Goal phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn giao mục tiêu và theo sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên.

Xem thêm: So sánh Simplamo vs Base 

3.3 Phần mềm VNOKRs

VNOKRS chỉ tập trung vào OKR như đúng tên gọi của mình, không gây xao nhãng và đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc quan trọng của OKR. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp cần kết hợp nhiều phương pháp quản trị khác để xây dựng nền tảng và cách phối hợp làm việc hiệu quả, bổ sung các mảng còn thiếu của VNOKRS.

Điểm mạnh: Giúp doanh nghiệp theo sát việc triển khai OKR trong tổ chức

Điểm yếu: VNOKR chỉ có OKR đơn lẻ, không có bảng chỉ số theo sát và đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục, hiệu quả. Ngoài ra, việc áp dụng VNOKR cũng gây mất thời gian trong các cuộc họp checkin 1-1 nếu doanh nghiệp có đông nhân sự.

Phù hợp: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xem thêm: So sánh Simplamo vs VNOKRS

4. Tiêu chí lựa chọn phần mềm OKRs cho doanh nghiệp

Một số tiêu chí khi lựa chọn phần mềm OKRs cho doanh nghiệp:

  • Mục tiêu sử dụng: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình trong việc áp dụng phần mềm OKR. Mỗi phần mềm OKR có các điểm mạnh khác nhau và sẽ hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp khi họ biết mình tập trung vào điều gì tại thời điểm hiện tại.
  • Quy mô nhân sự và độ phức tạp trong cơ cấu: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hiệu suất làm việc cao, tối ưu chi phí và sự linh hoạt trong vận hành, một phần mềm OKR với sự đơn giản trong thao tác và dễ áp dụng đồng bộ có thể là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, các doanh nghiệp với quy mô nhân sự lớn, phức tạp (>250 nhân sự), bên cạnh phần mềm OKR doanh nghiệp nên sử dụng thêm các phần mềm giao việc, quy trình khác để mang đến hiệu quả toàn diện.
  • Khả năng đáp ứng của đội ngũ: Khi có một đội ngũ nhân sự khá đa dạng về trình độ, tuổi tác hoặc mới áp dụng OKR lần đầu, doanh nghiệp nên tìm một phần mềm OKR có sẵn công thức chuẩn, chung nhất để áp dụng đồng bộ trong tổ chức, dễ mang đến kết quả nhanh hơn so với các phần mềm cung cấp nhiều tùy chọn.
  • Sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia: Mặc dù OKR không quá mới, có nhiều khóa học và tài liệu viết về OKR, nhưng để áp dụng đồng bộ, liên kết và phân rã mục tiêu phù hợp, sự hỗ trợ của chuyên gia triển khai sẽ là một điểm cộng rất lớn.
  • Giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện phần mềm cũng là yếu tố quan trọng để tăng độ yêu thích của đội ngũ nhân sự với phần mềm. Trong đó, các điểm quan trọng bao gồm: giao diện cung cấp đầy đủ các góc nhìn tổng quan & chi tiết, sự logic – mượt mà trong các thao tác, tập trung vào các tính năng quan trọng và dễ dàng nhập, xuất dữ liệu.

5. Điểm khác biệt mang tính đột phá khi triển khai OKR trên Simplamo

phần mềm okrs

5.1 Triển khai OKR kết hợp KPI, xây dựng hệ thống quản trị toàn diện trong doanh nghiệp

Song song với việc giúp doanh nghiệp triển khai OKR, Simplamo tích hợp việc triển khai KPI trên phần mềm (gọi là các chỉ số Scorecard). Bảng chỉ số Scorecard hàng tuần là giải pháp hoàn thiện cho mô hình OKR hiện tại (khi OKR chỉ tập trung vào các kết quả then chốt mà không có các chỉ số đo lường hàng tuần để đảm bảo công việc đang diễn ra đều đặn và đúng tiến độ).

Thay vì cung cấp các chức năng tùy chỉnh không tuân thủ theo bất kỳ tư duy hay nguyên tắc nào, tùy thuộc vào cảm tính của mỗi người, Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng và theo dõi mục tiêu dựa trên tư duy quản trị hiện đại, khoa học và tất cả đều có chủ đích:

  • Mục tiêu được phân rã khoa học từ Bảng tầm nhìn của doanh nghiệp. Trên Simplamo, Bảng Tầm nhìn được thể hiện cô đọng chỉ với 8 phần cốt lõi.
  • Tư duy “tập trung vào điều quan trọng” giúp đội ngũ tập trung nỗ lực vào những công việc quan trọng tại mỗi thời điểm. Mỗi cá nhân có tối đa 3 mục tiêu quý và doanh nghiệp có tối đa 7 mục tiêu quý, giúp phát huy tối đa năng lực đội ngũ, hạn chế các công việc nữa vời.
  • Tích hợp sẵn phương pháp xây dựng mục tiêu Smart cùng với các tính năng gợi ý thông minh.
  • Mục tiêu sau khi xây xong sẽ được phân rã thành các cột mốc – đo lường từng tiến trình thực thi mục tiêu cụ thể.
  • Chỉ số scorecard đo lường sức khỏe của doanh nghiệp hàng tuần: giúp doanh nghiệp xây dựng riêng cho mình bảng chỉ số cốt lõi, dễ dàng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện nhanh chóng các vấn đề xảy ra trong tổ chức.

Tìm hiểu Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp tại đây.

phần mềm OKRs

5.2 Sơ đồ trách nhiệm xây dựng một nền móng vững chắc để mọi người cam kết và trách nhiệm hơn với mục tiêu

Sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc mang lại sự rõ ràng về vai trò cho mỗi cá nhân về các mục tiêu được giao, mỗi mục tiêu được chỉ định người đảm nhận cụ thể và: đúng người, đúng trách nhiệm. Bên cạnh đó sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo thể hiện rõ: người chịu trách nhiệm đảm nhận tại vị trí, cùng với 5 chức năng – công việc cần làm, giúp tất cả các thành viên đều rõ ràng ở trách nhiệm trong mỗi vị trí. Điều này giúp loại bỏ sự lẫn lộn và chồng chéo vai trò trong quá trình thực thi mục tiêu.

5.3 Kiên trì với khung cuộc họp hàng tuần giúp doanh nghiệp nhanh chóng đánh bại mục tiêu đã đề ra

Không chỉ xoay quanh ở vấn đề xây dựng mục tiêu, doanh nghiệp cần chú trong chặt chẽ đến từng tiến trình thực thi để mọi thứ đạt được như kỳ vọng.

Hầu hết các phần mềm OKRs hiện nay trên thị trường đều có thể giúp sếp đo lường tiến trình thực thi của đội ngũ. Tuy nhiên có một điểm yếu đó chính là không có yếu tố giúp toàn bộ đội ngũ cam kết, và việc “đo lường” có thật sự đang diễn ra đều đặn? Rằng mọi người có đang ý thức và trách nhiệm với mục tiêu hàng ngày hay thực tế đội ngũ của sếp thả trôi mọi thứ.

Đây chính là lý do vì sao sếp cần khung cuộc họp tuần và đây là công cụ quan trọng để doanh nghiệp liên kết toàn bộ quá trình thực thi của doanh nghiệp. Khung cuộc họp trên Simplamo sẽ giúp sếp theo dõi từng tiến trình thực thi mục tiêu và giải quyết vấn đề liên tục. Quá trình này sẽ giúp sếp không bỏ sót mục tiêu, kịp thời theo dõi các vấn đề, nhận được sự thảo luận và phản hồi liên tục của đội ngũ về việc thực thi mục tiêu.

Khung cuộc họp tuần trên Simplamo bao gồm:

  1. Chi sẻ tin tốt
  2. Rà soát chỉ số
  3. Rà soát mục tiêu
  4. Phản hồi
  5. Danh sách hành động
  6. Vấn đề cần giải quyết
  7. Kết luận

phần mềm OKRs

Để tìm hiểu chi tiết về khung cuộc họp tuần trên Simplamo mời sếp nhấn vào link tại đây

5.4 Tính năng đơn giản, dễ áp dụng phù hợp SME triển khai OKR và KPI thành công

Việc triển khai OKR, kết hợp KPI đơn giản với các tính năng dễ dàng thao tác. Bên cạnh đó phần mềm đã setup sẵn hệ tư duy quản trị giúp nâng tầm lãnh đạo, năng lực quản lý của mọi thành viên.

Đơn giản vì giúp doanh nghiệp đi từ những gì cốt lõi nhất chính là tầm nhìn – cô đọng tầm nhìn thành 2 trang giấy trên Simplamo. Bên cạnh đó đơn giản hơn cơ cấu của tổ chức thông qua “Sơ đồ trách nhiệm”, cung cấp một cái nhìn “rõ ràng” hơn ở các vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong doanh nghiệp. Giúp đội ngũ không ngừng tập trung mục tiêu quan trọng cùng với đo lường các chỉ số sức khỏe doanh nghiệp hàng tuần.

Simplamo đơn giản, nhưng không dễ dàng sử dụng vì cần có tư duy, quá trình sử dụng Simplamo doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm Coaching tư duy & thao tác sử dụng phần mềm.

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

phần mềm quan trị mục tiêu hiện đại

Phần mềm quản trị mục tiêu phá tan mọi rào cản thực thi trong doanh nghiệp

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

1. Phần mềm quản trị mục tiêu OKR là gì?

Quản trị theo mục tiêu OKR là gì? (Objectives and Key Results): một trong những phương pháp quản trị hiệu suất dùng để xác định, theo dõi và đánh giá tiến trình đạt được mục tiêu trong tổ chức. OKR được phát triển bởi Andy Grove, CEO của Intel và đã được thực hiện rộng rãi bởi John Doerr, một nhà công nghệ hàng đầu.

Theo đó, phần mềm OKR là một công cụ giúp doanh nghiệp triển khai, theo dõi, đánh giá và đo lường mục tiêu trong tổ chức. Một số phầm mềm OKR nổi tiếng: Perdoo, Simplamo, VNOKR, Base Goal, Lattice…

2. Lợi ích khi sử dụng phần mềm OKR cho doanh nghiệp

Một phần quan trọng trong hành trình phát triển của doanh nghiệp là làm thế nào để thúc đẩy nhân viên hướng tới mục tiêu chung. Thế nhưng sau nhiều nỗ lực của ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên vẫn không thể biết được mình cần làm gì để giúp công ty đạt được những mục tiêu lớn.

Nhiều doanh nghiệp luôn tìm kiếm phương pháp để thúc đẩy hiệu suất, nâng cao kết quả, xây dựng mục tiêu và thực thi chúng một cách xuất sắc. Và phần mềm quản trị mục tiêu OKRs là phương pháp tối ưu mà nhiều doanh nghiệp tìm đến. Sau đây là một số lợi ích sử khi sử dụng phần mềm OKR trong doanh nghiệp:

  • Sử dụng phần mềm quản trị mục tiêu OKRs là công cụ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa những gì muốn đạt được và cách để biến điều đó thành hiện thực. Bên cạnh đó giúp sếp dễ dàng theo dõi đánh giá và quản lý mục tiêu một cách nhanh chóng.
  • Tiết kiệm thời gian, dễ dàng điều chỉnh mục tiêu và truyền thông đến đội ngũ: Sử dụng các phần mềm triển khai mục tiêu OKR giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian khi thay thế các thao tác thủ công phức tạp, cồng kềnh. Song song đó sếp cũng dễ dàng tinh chỉnh mục tiêu và nhanh chóng truyền đạt cho đội ngũ.
  • Định hướng và mục tiêu rõ ràng: Phần mềm quản trị mục tiêu OKR giúp nhân viên có cái nhìn rõ ràng về mục tiêu cá nhân và sự đóng góp của họ đối với mục tiêu tổ chức. Giúp cho mọi người hiểu rõ những gì cần làm và cách đạt được những mục tiêu đó. Điều này tạo ra sự tập trung và hướng dẫn rõ ràng trong công việc hàng ngày và nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, thông qua phần mềm sếp sẽ có được những phản hồi liền tục của nhân viên về mục tiêu của mình.

Thế nhưng có một sự thật rằng, không phải doanh nghiệp nào triển khai phần mềm OKR cũng thành công, để tìm hiểu thêm các lý do vì sao quản trị theo mục tiêu OKR lại thất bại mời bạn đọc chi tiết bài viết 5 lý do tại sao OKR thành công tại phương Tây, thất bại thảm hại tại Châu Á tại đây

3. Điểm cần nắm khi triển khi sử dụng phần mềm quản trị mục tiêu OKR

3.1 Một số điểm lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản trị mục tiêu OKR

  • Lựa chọn phần mềm phù hợp: Đảm bảo lựa chọn phần mềm có tính năng và giao diện phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Sự phức tạp, cồng kềnh hay chồng chéo chức năng sẽ kìm hãm tốc độ của cả đội ngũ. Chính vì vậy sếp cần tìm một phần mềm đơn giản, đội ngũ dễ hiểu và thúc đẩy tiến trình thực thi hiệu quả.
  • Đào tạo và hỗ trợ: Để việc triển khai phần mềm quản trị mục tiêu OKR được hiệu quả, đội ngũ cần được hướng dẫn và đào tạo sử dụng phần mềm OKR, từ đó hiểu được cách áp dụng chúng vào trong công việc hàng ngày. Vì vậy khi lựa chọn công ty cung cấp phần mềm một điểm ưu tiên để sếp lựa chọn đó chính là có sự hỗ trợ của chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong việc quản trị mục tiêu.
  • Cuối cùng, trong việc sử dụng phần mềm quản trị mục tiêu, một kỳ vọng sai lầm đáng tiếc là kỳ vọng quá lớn và quên rằng phần mềm chỉ là một công cụ. Đây chỉ là một phần của giải pháp, nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Quan trọng hơn, trong quá trình triển khai, sự thay đổi văn hóacam kết từ đội ngũ là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Và quá trình này đòi hỏi sự chủ động từ mỗi thành viên trong tổ chức để hướng tới mục tiêu chung và đạt được kết quả tốt nhất.

3.2 Giải thích sự khác biệt giữa phần mềm KPI, OKR

Phần mềm KPI (Key Performance Indicator) là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thu thập, quản lý và đánh giá các chỉ số hiệu suất quan trọng của tổ chức. Giúp doanh nghiệp tập trung vào đo lường hiệu suất tổng thể và cung cấp thông tin quan trọng cho quyết định chiến lược, từ việc xác định sức khỏe tổ chức đến đánh giá kết quả. Phần mềm KPI giúp doanh nghiệp rõ ràng và mạch lạc trong việc đặt ra mục tiêu và chỉ số quan trọng, tập trung vào kết quả và thành tựu của tổ chức.

Quản trị theo mục tiêuCác phần mềm quản trị mục tiêu OKR, ngược lại, giúp doanh nghiệp thiết lập và theo dõi mục tiêu của tổ chức đến từng cá nhân, tạo định hướng cho tất cả mọi người hướng tới mục tiêu quan trọng. Chúng kết hợp với quy trình theo dõi và đánh giá để đảm bảo tiến trình thực hiện mục tiêu. Phần mềm quản trị theo mục tiêu OKR tập trung vào việc đo lường và theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu của đội ngũ, giúp sếp dễ dàng quản lý và đo lường tiến bộ của từng thành viên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải chọn giữa phần mềm KPI, OKR. Thực tế, việc kết hợp cả hai có thể khai phá sức mạnh của doanh nghiệp, và sếp có thể đảm bảo sự cân bằng giữa việc đo lường hiệu suất và định hướng mục tiêu, từ đó tạo nên một hệ thống quản trị toàn diện và hiệu quả cho doanh nghiệp.

4. Phần mềm quản trị mục tiêu OKR đơn giản Simplamo

Simplamo là phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Mục đích quan trọng của việc triển khai OKR là đảm bảo rằng mọi thành viên đều nhận thức được mục tiêu của tổ chức và điều quan trọng chính là mọi người làm việc cùng nhau để đạt được chúng.

Song song với điều này trong quá trình thực thi mục tiêu doanh nghiệp cần ghi lại tiến trình của việc hoàn thành mục tiêu chính. Simplamo giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu chung cùng với tiến trình đo lường mục tiêu đã được xây dựng, mọi thứ đơn giản từ việc xây dựng đến tiến trình thực thi hiệu quả.

phần mềm quan trị mục tiêu hiện đại

Dưới đây là một vài điểm đặc biệt khi sử dụng phần mềm quản trị mục tiêu OKR trên Simplamo:

4.1 Dễ dàng triển khai OKR kết hợp độc đáo với KPI

Trên Simplamo, bảng chỉ số KPI được gọi là Scorecard và được xây dựng để đo lường hàng tuần. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ tự quản lý các chỉ số của mình và thực hiện đo lường một cách nhất quán. Nguyên tắc hoạt động của Scorecard là cập nhật định kỳ, điều này rất quan trọng vì trong môi trường kinh doanh, sự thay đổi diễn ra liên tục và việc đo lường các chỉ số vào cuối tháng hoặc cuối quý có thể làm mất đi tính kịp thời.

Lưu ý rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có bảng chỉ số riêng của mình khi xây dựng Scorecard và từ 5-15 chỉ số cốt lõi. Trong quá trình triển khai phần mềm, các chuyên gia Simplamo sẽ hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc xác định các chỉ số quan trọng phù hợp với tình hình và nguồn lực của doanh nghiệp. Hình ảnh dưới đây giúp bạn hình dung một cách rõ ràng về cấu trúc của bảng chỉ số KPI (Scorecard) trên Simplamo.

triển khai phần mềm kpi, okr

Bên cạnh đó, các OKR trên Simplamo được gọi là các Rocks (mục tiêu ưu tiên quý): Tiền đề của việc xây dựng Rocks trên Simplamo là luôn đưa các ưu tiên của doanh nghiệp lên hàng đầu, một điểm đặc biệt của Rocks nữa đó chính là được thiết lập trong thời hạn hàng quý nhưng được theo dõi, đo lường hàng tuần. Điều này sẽ xóa bỏ điểm nghẽn thiếu hệ thống theo dõi và đo lường mục tiêu.

Thực tế các bộ khung xây dựng OKRs sẽ trở nên đầy lý thuyết và khô cứng nếu như không thể bám sát từng tiến trình thực thi cụ thể, linh hoạt thay đổi. Có nghĩa là toàn bộ đội ngũ làm gì để đạt được mục tiêu cuối cùng, không bỏ lỡ những gì quan trọng và nhận diện mọi vấn đề một cách kịp thời?

Đầu tiên, sếp có thể xem qua một mục tiêu được xây dựng trên Simplamo ngay sau đây:

Quản trị theo mục tiêu

Ở trên, là một ví dụ về một mục tiêu cấp phòng ban trên Simplamo. Thực tế là nhiều khi sếp sẽ thấy rằng nhân viên làm rất nhiều việc nhưng cuối cùng mục tiêu lại không hoàn thành hoặc không biết việc cần phải làm để hoàn thành, ở nhiều trường hợp mục tiêu được chạy nước rút vào cuối quý.

Trong khi đó, từ mục tiêu chính Simplamo giúp doanh nghiệp đo lường các cột mốc Milestone với thời hạn hoàn thành cụ thể: đội ngũ biết việc cần phải làm hiện tại, việc cần làm tiếp theo,… sếp cũng dễ dàng nắm được tình hình thực thi của đội ngũ.

 4.2 Cuộc họp liên kết, tạo ra sự tập trung và tính kỷ luật trong thực thi

  • OKRs là công cụ tuyệt vời nhưng để nó không phải là một bộ khung khô cứng, bị động… Simplamo, phần mềm quản trị mục tiêu sẽ chia sẻ đến sếp khung cuộc họp tuần.

Ở phần trên Simplamo đã giúp sếp lựa chọn điều quan trọng, vậy nhịp họp hàng tuần có ý nghĩa gì trong quá trình thực thi mục tiêu. Thực tế cuộc họp hàng tuần luôn được Simplamo nhấn mạnh, sau khi doanh nghiệp xác định được các mục tiêu ưu tiên, cùng với các cột mốc cụ thể… Và để mọi người thực thi đúng như kế hoạch đội ngũ cần phải ngồi lại thường xuyên để nói về mục tiêu của mình. Điều này sẽ giữ cho mọi người tập trung vào điều quan trọng, cam kết và kỷ luật trong thực thi và linh hoạt tinh chỉnh.

Các thành viên sẽ cùng rà soát mục tiêu theo khung của cuộc họp tuần, sau khi các mục tiêu được xây dựng minh bạch, thành viên đảm nhận rõ ràng. Các mục tiêu sẽ được review hàng tuần dễ dàng trên Simplamo.

  • Cuộc họp hàng tuần trên Simplamo – Mẹo tâm lý để quản lý thời gian một cách tuyệt vời để các thành viên khai phá sức mạnh của một mục tiêu tập trung

Các khách hàng vận hành doanh nghiệp luôn có nhiều niềm trăn trở về đội ngũ của mình. Hầu hết các khách hàng tìm đến Simplamo đều có chung một nỗi đau rằng: Hàng ngày họ thấy đội ngũ của mình làm rất nhiều việc nhưng cuối cùng mục tiêu lại không hoàn thành và đội ngũ cũng chưa quản lý tốt thời gian của mình để “thực thi mục tiêu ưu tiên”.

cuộc họp quý review kpi, okrChính vì vậy mà cuộc họp hàng tuần là một mẹo tốt giúp đội ngũ luôn tự ý thức về mục tiêu của mình, tự quản lý thời gian xếp chỗ cho những việc cần làm để thúc đẩy mục tiêu vì nếu không ai nhắc về mục tiêu, mọi người sẽ bỏ quên nó.

4.3 Tạo ra môi trường thực thi mục tiêu cho đội ngũ

Simplamo mang đến một phương pháp quản trị mục tiêu đơn giản khi được đúc kết từ những quá trình phức tạp. Sau cùng bất kỳ một phần mềm quản trị mục tiêu nào cũng là một công cụ, và cách để biến Simplamo trở thành một vũ khí chiến đấu mạnh mẽ trong việc xây dựng và thực thi mục tiêu chính là tư duy ở phía sau đó.

Tư duy xây dựng MÔI TRƯỜNG THỰC THI trong tổ chức từ phần mềm quản trị mục tiêu OKR, nơi mà mọi người có thể tham gia vào guồng công việc một cách có trật tự.

  • Xây dựng mục tiêu một cách khoa học với các thành viên cam kết thực hiện cụ thể, ấn định thời gian rõ ràng. Lộ trình thực thi là các cột mốc (milestone) được xây dựng chi tiết trên Simplamo. Các mục tiêu được truyền thông đến toàn bộ tổ chức và “bản địa hóa” tầm nhìn của công ty cho từng cá nhân, đưa mọi người lên cùng một con thuyền với sếp.
  • Kết hợp giữa phần mềm quản trị mục tiêu OKR và KPI, giúp sếp dễ dàng theo dõi tình hình thực thi hàng tuần của doanh nghiệp và không bỏ rơi các mục tiêu quý.
  • Sợi dây liên kết giữa chiến lược và việc thực thi thông qua cuộc họp hàng tuần. Tại cuộc họp đội ngũ cùng review các chỉ số, các mục tiêu để xem xét tình hình và tiến độ. Cuộc họp này cho phép đội ngũ trao đổi rõ ràng, liên tục về những mục tiêu và thách thức trong tổ chức và giải quyết các vấn đề trong quá trình thực thi hiệu quả.

Thực tế là, nhiều doanh nghiệp tập trung vào quá trình xây dựng chiến lược, nhưng khi đã có chiến lược tốt, các nhân viên trở lại bàn làm việc và không biết cụ thể những công việc tiếp theo cần thực hiện. Một môi trường thực thi trên hết để mọi người biết rõ nhiệm vụ, chủ động theo dõi và thực hiện chiến lược đã được xây dựng.

Đã đến lúc biến giấc mơ của sếp thành sự thật và biến những gì tưởng chừng như không thể thành có thể. Sếp hãy nhanh tay đăng ký tìm hiểu và trải nghiệm phần mềm quản trị mục tiêu Simplamo bằng cách nhấn vào link sau đây: https://app.simplamo.com/sign-up

Xem thêm: Tổng hợp bài viết quản trị Doanh nghiệp hay dành cho chủ Doanh nghiệp & CEO 2024

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

rút ngắn khoảng cách giữa chiến lược và thực thi

Rút ngắn khoảng cách giữa kế hoạch và thực thi chiến lược

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Sếp luôn có những ý tưởng tuyệt vời và đầy triển vọng cho doanh nghiệp, thế nhưng một kế hoạch kinh doanh tốt cũng sẽ bị đánh bại nếu có nhiều lỗ hổng trong quá trình thực thi. Ở nhiều trường hợp, thách thức không nằm ở việc xây dựng một chiến lược tốt, mà ở chỗ làm thế nào để biến chiến lược đó thành hiện thực.

Bài viết “Rút ngắn khoảng cách giữa kế hoạch và thực thi chiến lược” sẽ giúp chủ doanh nghiệp phát hiện những nút thắt trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh và đi sâu vào quá trình thực thi mục tiêu của đội ngũ.

Để biến giấc mơ của sếp thành sự thật là một chặng đường dài, sẽ có những ngày mọi thứ không diễn ra như điều sếp muốn, hoặc đội ngũ đi chệch hướng so với dự định ban đầu. Thì đây là lúc sếp nhìn lại kế hoạch của mình, và cân bằng đội ngũ trong quá trình thực thi mục tiêu. Sau đây là cách Simplamo hướng dẫn sếp một lần nữa review lại kế hoạch và công việc thực thi của đội ngũ.

1. Đầu tiên, sếp hãy đặt câu hỏi: Tầm nhìn, chiến lược của sếp có được “gửi gắm” một cách rõ ràng hay không?

“Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được viết ra, thì thực sự bạn không có kế hoạch kinh doanh. Thay vào đó, bạn chỉ có một giấc mơ, một tầm nhìn, hoặc có thể là một cơn ác mộng.” – từ sách Binh Pháp Tôn Tử

Sếp là một người không thiếu tầm nhìn và đầy chiến lược, hay chúng đã là thế mạnh sẵn có của sếp… Thế nhưng, chúng có được viết ra cho toàn bộ đội ngũ nhìn thấy?

Thực tế việc truyền đạt tầm nhìn thường bị lờ đi bởi sếp luôn có nhiều công việc hằng ngày quan trọng. Tuy nhiên, để nhân viên đóng góp tối đa cho công việc và luôn vì lợi ích chung của tổ chức, việc truyền thông tầm nhìn sẽ giúp nhân viên luôn hiểu rõ về định hướng của người làm chủ, đây là điều rất cần thiết. Việc “viết” ra sẽ làm rõ nét bức tranh của doanh nghiệp, đặc biệt để đội ngũ “hiểu” những gì sếp đang nghĩ – chiến lược trong đầu của mình và biết được điều bản thân cần phải làm khi là thành viên thuộc về tổ chức.

Các doanh nghiệp vận hành trên Simplamo sử dụng tính năng “Tầm nhìn” để viết ra định hướng mà công ty muốn theo đuổi. Tính năng Tầm nhìn giúp sếp cô đọng các yếu tố: Giá trị cốt lõi, sứ mệnh, mục tiêu 10 năm, chiến lược marketing, mục tiêu 3 năm.

Mời sếp đọc thêm bài viết ” Tầm nhìn là gì? Hướng dẫn xây dựng Tầm nhìn Doanh nghiệp 2024″ tại đây.

2. Thứ 2, đội ngũ có cùng tham gia vào quá trình phân rã kế hoạch kinh doanh?

Sếp là người gánh vát tất cả mọi thứ, từ việc xây dựng, phân rã cho đến việc giao mục tiêu cho từng cá nhân. Nhưng sau khi làm tất cả mọi thứ, quá trình từ lập kế hoạch và thực thi mục tiêu của đội ngũ còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cũng không ý thức được trách nhiệm của mình. Bằng cách để đội ngũ cùng tham gia vào quá trình phân rã mục tiêu sẽ cho nhân viên cảm thấy được đóng góp nhiều hơn vào sự thành công của công ty, và sẵn sàng đưa ra những quan điểm cá nhân của mình, tạo nên một tinh thần hợp tác, cam kết với mục tiêu được xây dựng.

3. Sau khi phân rã mục tiêu, bước tiếp theo sếp cần đội ngũ đảm nhận chúng, nhưng sếp cần chú trọng đến vấn đề “đúng người, đúng trách nhiệm”

Sơ đồ trách nhiệm là nền tảng để giúp sếp giao việc “đúng người, đúng trách nhiệm” và chịu trách nhiệm giải trình với kết quả đạt được của đội ngũ. Điều này sẽ giúp sếp tiết kiệm được một khối lượng lớn thời giờ để xem xét “ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này”. Xây dựng sơ đồ trách nhiệm trên Simplamo giúp sếp xác định được các vị trí cần có trong tổ chức, song song đó vai trò cũng được làm rõ. Có nghĩa là khi một thành viên ngồi tại một vị trí bất kỳ đều hiểu rõ mình cần đảm nhận công việc gì.

4. Sếp có xác định mục tiêu ưu tiên quý?

Xuất phát từ mục tiêu 3 năm, Simplamo kéo mọi người về gần hơn với thực tế bằng việc xác định kế hoạch kinh doanh 1 năm, sau đó phân rã thành các công việc ưu tiên quý. Mỗi thành viên đảm nhận tối đa 3 mục tiêu, để tập trung làm điều quan trọng, không bị xao nhãng. Ít hơn để tập trung hơn, sẽ khác biệt với nhiều mục tiêu nhưng tạo ra sự mơ hồ cho đội ngũ.

Giả sử, sếp bắt đầu một cuộc hành trình dài với điểm đến đã được dự tính sẵn. Trên đoạn đường đi sếp sẽ luôn có những cột mốc quan trọng cần phải vượt qua trước khi đến đích. Simplamo ví điểm đến của sếp là kế hoạch kinh doanh cần phải đạt được, khi đó các Rocks (mục tiêu ưu tiên quý) là các cột mốc để đội ngũ chinh phục trước khi chạm tới kế hoạch lớn hơn. Việc phân rã mục tiêu năm thành các ưu tiên quý sẽ giúp sếp dồn năng lượng làm điều quan trọng, dần dần tiến tới mục tiêu năm với các bước đi chắc chắn.

Quản trị theo mục tiêu

5. Công việc cần phải duy trì hàng tuần để thực thi thành công: Cuộc họp đều đặn

Nếu không thể liên lạc liên tục, nhân viên sẽ mất kết nối với mục tiêu của doanh nghiệp.

Khi đã xây dựng các Rocks, điều cần làm quan trọng để sếp hiện thực chiến lược là giữ cho quá trình lên kế hoạch và thực thi mục tiêu diễn ra điều đặn, và sếp cần công cụ để hỗ trợ việc này. Thông qua quá trình tổ chức cuộc họp hàng tuần trên Simplamo sẽ giúp đội ngũ thường xuyên review mục tiêu, checkin các cột mốc đã thực hiện. Bên cạnh đó vấn đề được giải quyết giúp toàn bộ đội ngũ vượt qua những chướng ngại trong quá trình hiện thực chiến lược:

  • Tổ chức cuộc họp hàng tuần để mọi người cùng nhau nói về mục tiêu thường xuyên sẽ giúp đội ngũ liên kết được quá trình lên kế hoạch và  thực thi trong tổ chức.
  • Giảm bớt khó khăn, tiết kiệm thời gian trong quá trình theo đuổi mục tiêu từ kế hoạch và thực thi nó. Cuộc họp tuần trên Simplamo sẽ giúp cho đội ngũ khả năng nhận diện vấn đề ở các cấp phòng ban. Đầu tiên giúp sếp nhận diện các vấn đề len lỏi trong quá trình thực thi, sau đó giải quyết chúng theo tư duy khoa học. Có nghĩa là sếp sẽ rèn luyện được tư duy giải quyết vấn đề cho đội ngũ, chính vì trong quá trình thực thi sếp không thể lúc nào cũng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi để xem đội ngũ đang có kế hoạch và thực thi như thế nào, gặp phải vấn đề gì để hỗ trợ.

Sếp muốn tìm kiếm một phần mềm biến chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình thành thực tế, đội ngũ lập kế hoạch và thực thi thành công, chủ động giải quyết vấn đề? Mời sếp nhấn vào link sau đây để đăng ký trải nghiệm Simplamo: https://app.simplamo.com/sign-up

Mời Sếp đọc thêm bài viết “Phần mềm quản trị mục tiêu tiên tiến, hiện đại” tại đây.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Chat GPT đang trở nên thông minh một cách điên rồ, giờ thay vì tò mò hãy học cách thi nghi với sự đến gần của nó (2)

5 lý do tại sao OKR thành công tại phương Tây, thất bại thảm hại tại Châu Á

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

OKR (Objectives and Key Results) là một phương pháp quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp phương Tây như Google, Intel, hay LinkedIn,… đưa các công ty này vụt sáng thành các Siêu Sao trên thánh địa Kinh Doanh toàn cầu. Tuy nhiên, đa số OKR chỉ thành công tại các nước Châu Âu và Mỹ còn với Châu Á thường chỉ nhận lại kết quả thất bại ê chề, có lý do gì đằng sau bài toán hiệu suất này không, phải chăng vì “bên Tây họ có nhiều siêu anh hùng hơn”, câu trả lời là không hẳn. Vì sao, vì thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á, chắc chắn chúng ta đang bị sai ở một số bước nào đó thôi, cùng Simplamo.com tìm hiểu qua bài viết sau nhé! 

Theo báo cáo của McKinsey một tập đoàn tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới, đã nghiên cứu và phân tích về OKR và ảnh hưởng của nó trên các thị trường khác nhau. Dưới đây là 5 lý do mà McKinsey & Company đưa ra, giải thích tại sao OKR thường rất thành công tại phương Tây nhưng thất bại “thảm họa” tại Châu Á.

Có phải người Châu Âu thành công vì sở hữu nhiều máy móc hiện đại hơn, hay họ có nhiều người học MBA hơn, hay sở hữu bộ thần kinh thuộc hàng cấp tiến hơn tất cả, hiển nhiên là không rồi, đa số chúng ta thất bại vì bị RỐI trong tư duy từ những bước đi đầu tiên khi thực thi OKR, vậy giờ làm sao? Cùng truy tìm sự “Đơn Giản Hóa”.

Tại châu Á, với khả năng ngôn từ thiên biến vạn hóa, nét chữ uyển chuyển rồng bay phượng múa, thường có xu hướng tiếp nhận những điều mới từ nước ngoài với tâm lý “khó”, mà đã là khó rồi nên dễ mặc định nó “phức tạp”, không sao hôm nay cùng Simplamo khám phá ra 5 cách khiến ta dễ bị mắc sai lầm khi thực thi OKR, vô cùng dễ hiểu, không cần phải AI cầu kì trí tuệ đỉnh cao mới hiểu được, có khi chỉ cần đọc qua là hiểu được luôn, khi nắm rõ 5 đặc điểm này chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra rằng, thật ra việc thực thi OKR cũng không khó lắm đâu.

1. Yếu tố văn hóa

Tại các công ty Châu Á, luôn đề cao tôn trọng thứ bậc và xem việc phản bác ý kiến của Sếp là hành vi thiếu tôn trọng cấp trên, thất lễ với người lớn tuổi, điều này dẫn đến sự cứng nhắc và bảo thủ trong các tổ chức, tính thụ động chờ lệnh từ nhân viên. Mà đối với việc thực thi OKR, tư duy bảo thủ rất dễ bị sự linh hoạt của thị trường đánh bại.

“Trending” là từ khóa của tất cả hành vi khách hàng hiện nay, đó là lý có rất nhiều người thành công hiện nay không cần bằng cấp, thậm chí là thành công khi còn là một thiếu niên trên các nền tảng trực tuyến. Khởi nghiệp khi còn rất trẻ với số tiền kiếm được lên đến hàng chục triệu đô, trong khi những người khổng lồ già cỗi đã bị đánh sập bởi chính lối tư duy quản trị “văn hóa cúi đầu”, phải bán mình cho các công ty nhỏ và nhanh nhẹn thống lĩnh thị trường, tiêu biểu như trường hợp của Toshiba với 150 năm tuổi phải bán lại cho hàng loạt các công ty Đài Loan và một số tổ chức tài chính khác. 

Chìa khóa ở đây là: Lãnh đạo trao quyền, cởi mở liên tục, khuyến khích nhân viên mạnh dạn nói lên ý kiến và sẵn sàng tranh luận để có những phương án hay nhất cho các hoạt động của công ty trong các cuộc họp. Thẳng thắn và có thiện chí sẽ là cuộc đại cách mạng văn hóa cho các công ty tại Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, có cách nào không? Có cách, tất cả sẽ được giải quyết với tính năng cuộc họp trên Simplamo.com

2. Đặt OKR quá phức tạp, nghi ngờ sự đơn giản

“Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ” – Albert Einstein (Nhà vật lý lý thuyết vĩ đại nhất thế kỷ 20)

Có một hiệu ứng tâm lý thường xảy ra với các ông chủ Việt Nam và châu Á đó là, cái gì ở tầm vĩ mô thì không thể mô tả bằng những từ ngữ đơn giản. Vì sự phức tạp khiến chúng ta có cảm giác điều gì đó lớn lao, mới xứng đáng với những cái gọi là mục tiêu quý, kế hoạch năm đầy tham vọng và hoài bão, nhưng khi bắt tay vào hành động, tất cả đều thất bại. Vì để tự tin hành động tốt cần những suy nghĩ rõ ràng, và sự rõ ràng chỉ đến từ sự đơn giản.

Thành quả kinh doanh thực sự không đến từ những từ ngữ nghe có vẻ lớn lao và chỉ để trưng bày cho thật hoành tráng, thành quả thực sự đến từ những việc làm hàng ngày, hành động dứt khoát bằng những suy nghĩ rõ ràng, dễ hiểu. Vì vậy ông chủ nào càng biến những ý tưởng trong đầu thành những lời nói khẳng định đơn giản, càng dễ thúc đẩy đội ngũ áp dụng vào thực tế nhanh hơn, chia việc rõ ràng hơn và sửa sai kiểu du kích thần tốc hơn.

3. Cơ cấu tổ chức “cứng quá thì gãy”

Một số công ty Châu Á có cấu trúc tổ chức truyền thống và phân cấp quy củ, họ thích “lộ trình” và ghét sự lăn xả của tính linh hoạt, điều này có thể làm chậm quá trình triển khai, thực thi OKR. Trong khi đó, các công ty phương Tây thường có cấu trúc tổ chức đơn giản hơn và dễ dàng đưa ra quyết định nhanh chóng.

Các công ty Mỹ và Châu Âu có xu hướng tập trung vào tư duy quản lý hướng đến kết quả và hiệu suất, trong khi đó, các công ty Châu Á thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề ngắn hạn và đảm bảo tính ổn định trong tổ chức. 

Vậy để xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt, tập trung vào hành động, hướng đến kết quả thực sự, tổ chức không bị rối loạn trong các vai trò cần làm gì? Cùng tìm hiểu chức năng Sơ đồ trách nhiệm trên phần mềm Simplamo, khi tư duy hệ thống của châu  Á  kết hợp với sự nhanh nhạy của phương Tây => tất cả đều có hết trên phần mềm Simplamo.com

4. Xem nhẹ yếu tố đo lường

Ở phương Tây, các công ty thường sử dụng phương pháp đo lường dựa trên kết quả và thành tựu, tức là đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu và đạt được các kết quả mong đợi. Tuy nhiên, ở Châu Á, các công ty thường sử dụng phương pháp đo lường dựa trên nỗ lực và quá trình, tức là đo lường mức độ nỗ lực để đạt được mục tiêu và quá trình thực hiện công việc.

Việc sử dụng các phương pháp đo lường không phù hợp có thể khiến cho việc thực thi OKR thất bại ở Châu Á, bởi vì nhân viên có thể tập trung nhiều hơn vào việc hoàn thành nhiệm vụ, chỉ nỗ lực không quan tâm đến kết quả cuối cùng. Điều này có thể dẫn đến mục tiêu OKR thất bại và không mang lại giá trị thực cho công ty.

5. Mất kết nối nội bộ – “ cục sạc” teamwork vĩnh cửu

Chỉ đặt mục tiêu thì chưa đủ để đạt được nó. Thường thì, mọi người sẽ “đặt và quên”, vì vậy mục tiêu sẽ bị đẩy sang một bên khi cuộc sống hàng ngày và các hoạt động khác chiếm lấy thời gian. Thực thi OKR yêu cầu sự đồng thuận và tâm lý tích cực từ tất cả các thành viên trong tổ chức. 

Để thực sự tiến đến mục tiêu, team phải luôn đặt mục tiêu ở vị trí số 1 trong mọi hoạt động của mình. Quan trọng hơn cả là phải đảm bảo mọi người trong nhóm đều biết công việc của nhau, đang tiến hành như thế nào trong bức tranh tổng thể mục tiêu chung của toàn đội.

Nếu mọi người không biết gì về nhau sẽ rất khó để giúp đỡ, dẫn đến mạch làm việc rời rạc, đương nhiên công việc sẽ không thể smooth thực sự, dễ bất đồng nội bộ vì mơ hồ trong các kỳ vọng lẫn nhau. Truyền tải mục tiêu rõ ràng giúp team thấu hiểu, đảm bảo mọi người nắm chắc công việc của mình, không ai bị bỏ lại hoặc lạc lõng một mình khi xung quanh luôn có đồng đội.

Đọc thêm: Top 5 phần mềm OKRs triển khai hiệu quả trên thế giới và Việt Nam

Simplamo – Nền tảng khắc phục dễ dàng 5 thảm họa trong thực thi OKR 

Simplamo phần mềm giúp quản trị, vận hành doanh nghiệp bằng tư duy quản trị hiện đại dễ dàng, tiết kiệm biết bao năm khổ luyện với mớ vận hành lộn xộn, rời rạc, càng đi càng không thấy tầm nhìn ở đâu, lạc đường tìm hoài không ra phương pháp. Giờ đây, mọi điểm nhiễu trong OKR của doanh nghiệp đều có thể giải quyết dứt điểm bằng những thao tác đơn giản nhưng chuẩn xác và đi vào trọng tâm. Nơi nỗi đau về việc thực thi OKR không còn là một nốt lặng trong bản nhạc phát triển cao vút của Doanh nghiệp nữa.

Cụ thể 5 chức năng trên Simplamo khắc phục lỗi thực thi OKR thường gặp tại các công ty Châu Á:

  1. Tính năng đối thoại 1:1 tăng khả năng trao quyền – điều đó thể hiện sự vĩ đại của một ông chủ (Lãnh đạo cấp độ 5 theo Jim Collins – Tác giả cuốn sách từ tốt đến vĩ đại), đẩy nhân viên vào những việc táo bạo, cho phép họ tự làm chủ task để khám phá ra họ tài giỏi tới mức nào.

2. Thiết lập mục tiêu quý chỉ tóm gọn trong 7 mục tiêu cốt lõi của toàn công ty, tất cả các thành viên cùng thảo luận, mỗi phòng ban và thành viên có mục tiêu rõ ràng, cụ thể theo phương pháp S.M.A.R.T, giảm thiểu thói quen làm việc nửa vời, ai cũng nắm được việc của nhau và hiểu rõ việc của mình. Tất cả đều thao tác trên Simplamo.

3. Sơ đồ trách nhiệm: làm rõ bức tranh toàn cảnh, cơ cấu hiện tại của công ty, gói lại với 5 vai trò trở xuống cho từng vị trị, cách định hướng vai trò cốt lõi thật ngắn gọn và thật trọng tâm. Thông qua đó, mỗi nhân viên hiểu rõ nội tại của tổ chức, những ai bị quá tải vì đang ngồi nhiều vị trí, sẽ được cơ cấu và phân tích lại một cách khoa học, thảo luận cùng toàn đội để ra một sơ đồ tối ưu hóa cách vận hành thông minh hơn.

4. Ra quyết định đầy tự tin nhờ vào các dữ liệu có căn cứ được lưu trữ trên phần mềm. Chỉ số KPI được theo dõi toàn bộ trên Scorecard và được cập nhật liên tục để phù hợp với tình hình kinh doanh, đo lường theo từng tuần bám sát với mục tiêu Quý, nhưng vẫn giữ được khoảng thở cho sự linh hoạt của biến động thị trường. Xây dựng tầm nhìn mục tiêu cốt lõi bằng 8 câu hỏi đơn giản theo mô hình quản trị hiện đại đến từ Hoa Kỳ, giúp các lãnh đạo cùng nhìn một hướng và lao nhanh về một thế giới rộng lớn hớn.

5. Công cụ Weekly Meeting khắc phục hàng tấn các đoạn gãy trong thực thi kế hoạch – Nhịp họp Weekly hiệu quả, với bộ khung có sẵn, 7 bước cụ thể, các bước đều được link với nhau và tự động tạo các vấn đề khi phát sinh liên tục. Cần giải quyết gấp sẽ cho lên To-do list, nếu lâu hơn, sẽ được liệt kê vào Rock mục tiêu quý cần hoàn thành. PIC cho từng người cụ thể, luân phiên điều phối cuộc họp ở trên BOD giúp anh em quản lý cấp trung mạnh lên và không có thói quen ỷ lại vào Sếp lớn.

cuộc họp quý review kpi, okr

Tư duy quản trị được rap vừa khít trên Simplamo, giúp quá trình vận hành công ty thực sự hiệu quả, quan trọng lãnh đạo và nhân viên thực sự biết mình đang làm gì, cần phải đi đâu và đi như thế nào, bản đồ định hướng trên Simplamo đã có sẵn, doanh nghiệp không còn hoài nghi bị lạc trôi trong con đường mình theo đuổi, biến tầm nhìn trở thành thực tế.

Khi quản trị công ty trên Simplamo.comnăng lực trong việc hoàn thành mục tiêu rất dễ được nhìn thấy và sự kém hiệu quả trong bất kỳ khâu hành động nào là hoàn toàn không thể che giấu. Minh bạch và gọn nhẹ, loại bỏ khó khăn càng nhanh càng tốt, tập trung làm điều quan trọng.

Cùng CEO bước qua nỗi đau điều hành và cảm nhận tự do cho những tham vọng phía trước, với sự giúp sức vững từ nội lực của phần mềm quản trị đơn giản Simplamo, tự tin mơ thêm nhiều chiến thắng khác trong con đường chinh phục hoài bão triệu đô của mình!

Simplamo còn hơn cả một phần mềm, đó là tâm huyết, trí tuệ của các kỹ sư đang không ngừng cải tiến, cập nhật sản phẩm trở nên thông minh hơn, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn và đặc biệt giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh bền vững, chúng ta cùng đồng hành và cùng chiến thắng.

Sự tăng trưởng của doanh nghiệp các sếp chính là kim chỉ nan tuyệt đối cho Simplamo, bằng tất cả trái tim và khát khao, Simplamo tin là mọi nỗi đau vận hành sẽ được Simplamo hoá giải thành Zero, dọn đường cho các Sếp vươn mình bứt phá, phát huy tối đa tiềm năng phát triển của doanh nghiệp – Siêu tăng trưởng – Siêu lợi nhuận 

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Chương trình cuộc họp quý 8 bước trên Simplamo (14)

Cách sếp SMART hóa mục tiêu quý 2, chinh phục mãn nhãn 6 tháng đầu năm

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Còn vài ngày nữa là kết thúc quý 1, sếp có hài lòng với những gì mà đội ngũ phấn đấu suốt 3 tháng qua mang lại?

Sếp đã trang bị cho đội ngũ rất kỹ từ khâu xây dựng chiến lược, chuẩn bị nguồn lực,… để dồn sức chiến đấu hoàn thành mục tiêu chuẩn SMART đã được vạch ra. Nhưng để “đội ngũ thực thi” chưa bao giờ là dễ dàng, và đây cũng là bài toán khó nhất của doanh nghiệp khi tiến tới thành công.

Khi đọc bài viết này, Simplamo mong sếp hãy tạm gác lại những trăn trở, những kết quả ở quý 1 vừa qua, chúng ta hãy cùng đi đến những điều cốt lõi nhất khi xây dựng và thực thi một mục tiêu quý. Liệu sếp có bỏ sót điều gì trong suốt quá trình thực hiện hay không?

Bài viết ngày hôm nay sẽ nói một cách chi tiết về cách xây dựng mục tiêu SMART và cách theo đuổi, thực thi mục tiêu đúng cách hàng tuần cùng với đội ngũ đến từ Simplamo, giúp sếp không bỏ lỡ bất kỳ điều gì trong suốt 90 ngày hoạt động sôi nổi sắp tới.

1. Khung xây dựng mục tiêu SMART đi từ góc nhìn tổng thể đến chi tiết

  • Xây dựng mục tiêu quý dựa vào góc nhìn tổng thể: mục tiêu năm

Nếu chỉ quan tâm đến các mục tiêu cụ thể mà không xem xét đến bức tranh lớn hơn của doanh nghiệp, thì trong quá trình thực thi có thể dẫn đến các quyết định không đồng nhất, mọi hoạt động sẽ trở nên rời rạc. Chính vì vậy Simplamo giúp sếp có những đánh giá từ góc nhìn tổng thể khi đi từ tầm nhìn, từ đó đảm bảo rằng các mục tiêu quý luôn được đóng góp vào mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp.

Bắt đầu từ hướng đi này sẽ cung cấp cho sếp và đội ngũ có được các góc nhìn tổng quan ở các khía cạnh, quá trình thực thi mục tiêu quý của doanh nghiệp sẽ không trở nên vô nghĩa, mà là để phục vụ cho tầm nhìn lớn lao.

  • Phương pháp xây dựng mục tiêu SMART, có người chịu trách nhiệm minh bạch cùng với thời gian rõ ràng

Anh Lê Đồng Minh Tước  –  Leader trải nghiệm khách hàng của Bye Béo chia sẻ trong buổi triển khai phần mềm Simplamo:  “Mình đã tìm hiểu, học rất nhiều về phương pháp đặt mục tiêu Smart, nhưng khi bắt tay vào làm thì mọi thứ không Smart. Simplamo giúp mình đi sâu vào mục tiêu, nhìn rõ được nội tại của doanh nghiệp, kể cả một bạn leader cũng dễ dàng nhìn thấy được doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào.”

Không biết khi nói đến đây sếp có bắt gặp mình trong những câu chuyện khách hàng của Simplamo hay không? Vậy hãy để các tính năng xây dựng mục tiêu của Simplamo sẽ giúp sếp giải đáp bài toán này và giúp sếp xây dựng các mục tiêu theo phương pháp SMART: Các mục tiêu được xây dựng cụ thể, đo lường được, có khả thi, liên quan đến tầm nhìn dài hạn và có thời hạn cụ thể.

Simplamo giúp xây dựng các mục tiêu đạt chất lượng, chuẩn SMART với tính năng gợi ý thông minh, được đảm nhận với các thành viên cụ thể để chắc chắn rằng quá trình thực thi các thành viên chịu trách nhiệm giải trình. Song song đó, bộ đếm thời gian linh hoạt trên Simplamo giúp sếp dễ dàng theo dõi, luôn được nhắc nhở và không bỏ sót bất kỳ mục tiêu nào.

Tìm hiểu về cách Simplamo giải quyết bài toán mục tiêu quý cho doanh nghiệp tại đây.

  • Phân chia mục tiêu thành các cột mốc Milestone, dễ dàng checkin hàng tuần

Các milestone cụ thể hóa mục tiêu của doanh nghiệp thành các bước nhỏ để dễ đo lường và checkin hàng tuần. Nói cách khác các milestone vẽ ra một lỗ trình cụ thể để giúp sếp và đội ngũ đi đến mục tiêu đã SMART và chắc chắc rằng các công việc mà đội ngũ đang làm không bị chệch hướng xa rời mục tiêu quan trọng.

Xem tài liệu hướng dẫn xây dựng mục tiêu quý

2. Tất tần tật những gì sếp cần để thực thi mục tiêu SMART thành công

Sau khi đã xây dựng các mục tiêu SMART kết nối với tầm nhìn doanh nghiệp và có các mốc milestone cụ thể, bước tiếp theo, Simplamo sẽ cùng sếp chinh phục các mục tiêu này bằng cách theo sát tiến trình một cách khoa học và nhịp nhàng:

  • Đo lường chỉ số hoạt động hàng tuần, dễ dàng đưa ra dự báo và nhận diện vấn đề

“Lỗ hổng” thì nhỏ nhưng sẽ tạo ra các “Vấn đề” lớn, chính vì vậy mà một phần trọng yếu cần có để giúp sếp luôn chiếm ưu thế, đi đường dài và làm chủ cuộc đua thực thi mục tiêu đó là không ngừng tìm ra các vấn đề và giải quyết chúng. Bằng việc đo lường các chỉ số quan trọng hàng tuần giúp sếp đưa ra các dự báo về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp ⇒ Chiết xuất được vấn đề trong quá trình thực thi ⇒ Giải quyết các vấn đề trước khi quá muộn.

  • Nhịp họp hàng tuần checkin milestone

Sếp đã có trong tay những mục tiêu đáng để theo đuổi, nhưng sau đó bước tiếp theo sếp sẽ làm gì với mục tiêu đã đề ra? Các mục tiêu không thể auto “hoàn thành 100%” vì vậy sau khi thiết lập, chúng ta cần phải theo dõi và đo lường thường xuyên. Simplamo với khung cuộc họp tuần được thiết kế 7 bước, giúp sếp tận dụng được sức mạnh của cuộc họp một cách triệt để. Bên cạnh việc giúp sếp kiểm soát tốt thời gian, Simplamo đã lồng ghép sẵn quy trình review, checkin milestone hàng tuần giúp cho đội ngũ luôn theo dõi mục tiêu, đo lường hiệu quả.

  • Xử lý vấn đề dứt điểm trong 3 bước, ra hành động cụ thể (todo)

Đối với Simplamo, giải quyết vấn đề là phải chốt được phương án và đưa ra được quyết định cuối cùng. Nhận thấy rằng, điểm yếu của các doanh nghiệp khi bước vào quá trình giải quyết vấn đề là làm mọi thứ đi lan man, không xác định được nguyên nhân cốt lõi, tạo điều kiện cho vấn đề quay trở lại một lần nữa. Chính vì vậy Simplamo hướng dẫn sếp cùng với đội ngũ giải quyết vấn đề theo 3 bước đảm bảo được: Xác nhận được nguyên nhân cốt lõi, ghi nhận được sự đóng góp của đội ngũ, chốt phương án giải quyết và ra được hành động cụ thể.

Bằng việc nhận diện, giải quyết vấn đề cản trở một cách hiệu quả và bám sát các mục tiêu thông qua việc checkin tiến trình thực thi milestone hàng tuần, sếp đã có đủ các công cụ cần thiết cho một quý 2 rực rỡ thành công mỹ mãn.

3. Cuối cùng, khung cuộc họp quý trên Simplamo giúp sếp cùng đội ngũ xây dựng mục tiêu hàng quý

Nội dung ở 2 phần trên Simplamo đã gửi đến sếp phương pháp để xây dựng mục tiêu Smart cùng với các công cụ để giúp sếp đo lường bám sát tiến trình thực thi mục tiêu.

Việc còn lại cần phải làm là tập trung đội ngũ ban lãnh đạo trong cuộc họp quý để cùng thảo luận và xây dựng nên những mục tiêu đầy thách thức cho một quý 2 thành công rực rỡ. Nhưng làm sao để cuộc họp quý này diễn ra một cách suôn sẻ, nhận được sự thảo luận sôi nổi và đồng thuận trong các mục tiêu đề ra?

Sếp đừng lo lắng, Simplamo sẽ giúp sếp cùng với đội ngũ tổ chức một cuộc họp quý thành công khởi đầu ấn tượng cho 90 ngày sắp tới với khung cuộc họp quý khoa học được setup sẵn trên Simplamo.

Mục tiêu của cuộc họp quý:

Đánh giá hoạt động của quý trước, rà soát lại bảng Tầm nhìn doanh nghiệp đảm bảo mọi thành viên có chung một cách hiểu và thiết lập các mục tiêu cho quý tiếp theo.

Buổi họp kinh doanh hằng quý của Simplamo thường diễn ra trong vòng 8 tiếng và được tổ chức bên ngoài văn phòng.

Chương trình họp quý bao gồm 8 phần:

Thế mạnh khi tổ chức họp quý trên Simplamo

  • Khung cuộc họp được thiết kế khoa học, logic

Khung cuộc họp trên Simplamo được thiết kế theo 8 phần, tích hợp bộ đếm thời gian cho từng phần cụ thể. Với việc tổ chức cuộc họp theo định khung nhất định giúp sếp loại bỏ được những phần báo cáo truyền thống dài lê thê nhưng cuối cùng lại không đi vào trọng tâm. Bên cạnh đó, khung cuộc họp trên Simplamo còn rèn luyện cho đội ngũ của sếp “nghi thức” họp hành trong tổ chức, xóa bỏ hiện trạng mệt mỏi, ngán họp hành.

  • Review tầm nhìn giúp doanh nghiệp làm rõ bức tranh chung, tạo sự đồng thuận cho đội ngũ, lập kế hoạch quý mới chính xác hơn

Một phần quan trọng trong cuộc họp quý đó chính là giúp sếp cùng đội ngũ Review tầm nhìn của doanh nghiệp: Tạo sự tập trung cho đội ngũ, bổ sung các vấn đề dài hạn mới cần phải giải quyết. Việc nhận diện các vấn đề dài hạn trong cuộc họp quý sẽ giúp đội ngũ ban lãnh đạo có thời gian “nhìn rõ” các vấn đề – tảng đá cản trở quá trình thực thi của doanh nghiệp và giải quyết tận gốc.

Bên cạnh đó, Simplamo giúp sếp review giá trị cốt lõi, mục tiêu 10 năm, mục tiêu 3 năm của doanh nghiệp, đây là nền tảng giúp đội ngũ tập trung vào mục tiêu 1 năm của doanh nghiệp, sau đó tiến hành thiết lập mục tiêu quý 2 đầy  thống nhất khoa học.

  • Đầu ra của buổi họp quý, giúp đội ngũ hiểu việc cần tập trung trong 90 ngày

Đầu ra của buổi họp quý trên Simplamo, giúp toàn bộ đội ngũ hiểu được việc cần tập trung trong 90 ngày, xây dựng các mục tiêu liên kết bám sát từ tầm nhìn của doanh nghiệp. Các mục tiêu quý (Rocks) được làm rõ cho từng phòng ban, cá nhân cụ thể, và đạt được sự đồng thuận của toàn bộ đội ngũ, sẵn sàng chinh phục quý 2 đầy bùng bổ.

Nếu sếp đang sử dụng Simplamo, sếp chỉ cần thực hiện đơn giản các bước ngay sau đây để có một buổi họp quý thật sự chất lượng, và mang lại hiệu quả:

  • Tổng kết số liệu quý 1, suy nghĩ trước về các mục tiêu quý 2
  • Tổ chức buổi họp quý này tại một địa điểm thật chill, thật thoải mái, tạo không gian cho những ý tưởng đột phá, sự khác biệt của các thành viên được thể hiện.
  • Cùng trao đổi sôi nổi, nhận phản hồi từ phía đội ngủ về tình hình doanh nghiệp, tình hình thực thi mục tiêu ở quý trước, sau đó xây dựng và thống nhất mục tiêu đặt ra ở quý tiếp theo. Tạo đà cho một quý 2 sôi nổi và vượt đích thành công.
  • Bí quyết: Và cuối cùng cứ sau mỗi 90 ngày, sếp hãy đều đặn tổ chức nhọp họp này mỗi quý để xây dựng thói quen thành công, đạt được mục tiêu năm sếp nhé!

Chia sẻ đến Sếp bài viết Nâng cao năng lực thực thi cho đội ngũ ban lãnh đạo tại đây

Sếp chưa có tài khoản Simplamo, đừng lo lắng, một quý 2 “mãn nhãn” vẫn đang chờ sếp phía trước, hãy đăng ký tài khoản simplamo ngay tại đây và nhận buổi demo từ chuyên viên Simplamo: https://app.simplamo.com/sign-up

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

Chặn đua quý 1 đầu năm 2023 - Sếp có về đích (8)

Chặng đua đạt mục tiêu quý 1 đầu năm – Sếp có về đích?

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Vậy là ¼ chặng đường chinh phục mục tiêu kinh doanh năm đã đi qua, nhớ lúc tất cả chúng ta từ lãnh đạo tới nhân viên hăm hở lập bản kế hoạch kinh doanh đầy triển vọng từ cuối năm ngoái, những con số tăng trưởng đầy hy vọng, thị phần chúng ta muốn thống lĩnh, cách chúng ta chiều lòng khách hàng, cách công ty đạt vị thế trên bản đồ thị trường,…..

Quý đầu tiên đã dần đi đến những ngày cuối cùng, nếu nói 1 năm có 4 chặng đường chính, thì việc đi qua chặng đầu tiên như thế nào có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xét đến toàn bộ kế hoạch mục tiêu năm của công ty.

Nó không phải là chặng đường quá dài nhưng chắc chắn là chặng đường đủ sâu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc khi review lại toàn bộ quá trình vận hành của doanh nghiệp suốt 3 tháng qua.

Tuy nhiên theo báo cáo của Weatwork có 70% công ty thất bại với mục tiêu Quý đã đề ra, vì không hiểu và áp dụng đúng chiến lược hoạt động của OKRs.

Sẽ là rất vui nếu thành công, nhưng thất bại cũng không phải là không có cách giải quyết. Đây có phải những điều sếp luôn trăn trở khi mục tiêu quý vừa qua chưa đạt được kết quả như mong đợi:

  • Lúc đầu cả team đề ra rất nhiều mục tiêu quý, nhưng đến giờ không có mấy cái được hoàn thành! Cảm giác thất vọng là không thể tránh khỏi khi nhìn thấy hiệu quả công việc không được như mình mong đợi.
  • Có quá nhiều vấn đề và nhiều thay đổi trong suốt một quý, ước gì thời gian quay trở lại để kịp thời xử lý vấn đề trước khi nó trở nên “hỗn loạn và bế tắc”.
  • Thật sự không biết được đội ngũ đang làm tới đâu, có cách nào để quan sát tiến trình hoạt động của công việc không, để mình biết và kịp thời support.
  • Mình quá sâu sát thì đội ngũ thụ động, luôn chờ chỉ thị từ mình, còn mình để cho họ tự chủ, chỉ quan tâm đến deadline thì nước đến chân mới nhảy.

Đâu là cách làm đúng cho sếp?  Có thể mục tiêu quý này sếp chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, thế nhưng còn tận 3 quý còn lại trong năm, quá khứ thì không thể thay đổi, nhưng tương lai thì có thể nắm bắt. Điều này không hoàn toàn dựa vào may mắn, đó là một chuỗi các quá trình hoàn thiện, không ngừng loại bỏ các điểm nhiễu trong thực thi. Và bước cần làm trước tiên là cần hiểu đúng và đủ bản chất thực sự của mục tiêu Quý.

Ông hoàng giải trí YG từng nói: “Sự hoàn thiện không bao giờ đến ngẫu nhiên đó chính là điểm thăng hoa của một chuỗi các quá trình”

I. Hiểu đúng và đủ khi áp dụng mục tiêu Quý – Gót chân Achilles của đa số doanh nghiệp

Mục tiêu quý là những công việc quan trọng cần thực hiện để đảm bảo việc hoàn thành mục tiêu năm. Nếu các mục tiêu này không được xây dựng đúng, phân rã đủ và có công cụ theo sát đo lường, hợp lý, việc thực thi sẽ khó thành.

1. Thế nào là hiểu đúng?

  • Thật ngắn gọn và dễ hiểu: Hãy đảm bảo tên các chỉ số và mục tiêu quý team đặt ra đều dễ hiểu, ngay cả một bạn nhân viên văn phòng cấp thấp nhất vẫn hiểu được điều họ mong muốn là gì. Vì phải hiểu thì mới làm được, những từ ngữ dài dòng và phô trương chỉ làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn, nhân viên sẽ không nhớ và không làm đúng theo ý của Sếp.

Ví dụ: Tuyển dụng thành công 2 nhân viên kinh doanh/Hoàn thiện nội dung trang website công ty/ Tổ chức thành công workshop khách hàng tháng 3.

  • Bám sát hoạt động doanh nghiệp và liên tục cải tiến: Mỗi doanh nghiệp là một cá thể khác nhau, do đó các chỉ số và mục tiêu quý cũng sẽ khác nhau. Sếp có thể bắt đầu bằng những chỉ số- mục tiêu quý quan trọng trước, trong quá trình thực hiện bạn và đội ngũ sẽ nhận ra đây có phải là chỉ số-mục tiêu phù hợp, xứng đáng được theo đuổi trong thời gian tới hay không. Sau đó, điều chỉnh và lại tiếp tục theo dõi nó. Không có gì là hoàn hảo và cố định ngay từ đầu, ngay cả chỉ số và mục tiêu kinh doanh, nó sẽ nhiều lên theo sự phát triển của doanh nghiệp, vậy nên hãy để mọi thứ thật tự nhiên.

2. Vậy bao nhiêu mới là đủ cho một mục tiêu Quý tại Việt Nam?

Thông thường, chúng ta hay có thói quen đặt ra càng nhiều mục tiêu càng tốt, nhưng suy nghĩ đó rất sai lầm đối với các mục tiêu kinh doanh bởi vì, tâm lý càng nhiều sẽ dễ nảy sinh ra cảm giác quá tải và mất tập trung cho các ưu tiên cần làm cho các vấn đề trọng điểm. Vì thế con số gợi ý tốt nhất cho một mục tiêu quý đối với cấp công ty chỉ nên tối đa là 15 chỉ số và tóm gọn thành 7 mục tiêu cốt lõi.

3. Tại sao Review hiệu suất theo tuần thường dễ đạt mục tiêu quý?

Trong một tháng, thậm chí là một tuần có rất nhiều vấn đề xảy ra, từ nội bộ cho đến khách hàng. Nếu chỉ gặp nhau vào cuối mỗi tháng, cái mà sếp nhận được là report các con số, sếp không còn cơ hội để giải quyết các vấn đề gây cản trở cùng đội ngũ suốt một tháng vừa qua và kịp thời đưa ra các quyết định. Đó là chưa kể đến các mục tiêu quý và chỉ số team đặt ra có còn phù hợp hay không.

Do đó, hãy họp mặt định kỳ vào mỗi tuần, vào một ngày và một giờ cố định để đội ngũ sắp xếp công việc và chuẩn bị những thông tin cần thiết cho một cuộc họp. Họp review định kỳ hàng tuần là một sự kết nối vừa đủ, nếu họp nhiều hơn, đội ngũ sẽ không còn khoảng trống để làm việc và không có sự chủ động trong công việc của họ.

Giờ chúng ta đều biết đúng và đủ, nhưng khâu khó nhất, là điểm yếu chí mạng cho mọi kế hoạch bị thất bại đó là “Vận dụng vào thực tế”. Ông bà ta có câu “nói thì dễ, làm thì mới khó”. Yên tâm sếp sẽ không còn quá lo sợ đến thục thi khi có Simplamo – phần mềm quản trị mục tiêu, KẾT HỢP OKR VS KPI, sếp bận rộn đã có Simplamo tiếp tay!

II. Simplamo giải quyết bài toán mục tiêu quý như thế nào

Simplamo cung cấp đủ 3 tính năng cần có đã nêu ở trên để đạt mục tiêu Quý một cách tối đa!

  1. Cung cấp công cụ xây dựng mục tiêu hiệu quả + Milestone đo lường cụ thể: Trên Simplamo đã tích hợp sẵn công cụ Thiết lập mục tiêu quý theo phương pháp S.M.A.R.T, các mục tiêu đều được tóm gọn dưới 7, sau đó phân rã nhỏ xuống cột mốc (Milestones) tất cả đều được đo lường có đơn vị. Làm đến đâu check-in đến đó, cả sếp và nhân viên đều có thể nhìn thấy kết quả ngay trên màn hình, tất cả số liệu được công khai, hoàn thành hiện màu xanh, không hoàn thành hiện màu đỏ. Đơn giản nhưng hiệu quả, lại còn dễ hiểu không cầu kỳ phức tạp, thúc đẩy sự tự giác trong công việc, nhiệm vụ không bị “lạc trôi”. Sếp dễ dàng quan sát tiến độ hoàn thành mục tiêu của đội ngũ đang đi tới đâu để có những hỗ trợ kịp thời.

Mời Sếp đọc thêm bài viết cách Smart hóa mục tiêu quý tại đây.

2. Công cụ theo dõi chỉ số hàng tuần Scorecard: Các chỉ số được tính toán và thảo luận theo từng tuần, bám sát với mục tiêu Quý, nhưng vẫn giữ được khoảng thở cho sự linh hoạt của biến động thị trường. Ví dụ các chỉ số chất lượng, chỉ số hài lòng, chỉ số đánh giá,… Tất cả rất cụ thể và dễ hiểu. Sự tập trung là chìa khóa chinh phục mục tiêu Quý, những chỉ số đo lường hàng tuần giúp team nhận diện vấn đề nhanh nhất có thể, sai đâu sửa đó, không để bị ùn tắc trong hành động. Tập trung hoàn thành tốt nhất các bước nhỏ, thì mục tiêu lớn sẽ tự động được hoàn thành.

Hơn nữa trên Scorecard việc theo dõi hàng tuần sẽ giúp nhân viên hình thành thói quen làm việc tự giác và chủ động trong sắp xếp công việc. Sức mạnh của thói quen tốt sẽ tạo hành động tốt và cho kết quả tốt.

3. Công cụ Cuộc họp hàng tuần khắc phục những đoạn gãy trong thực thi kế hoạch – Nhịp họp Weekly hiệu quả, với bộ khung có sẵn, 7 bước cụ thể, các bước đều được link với nhau và tự động tạo các vấn đề khi phát sinh liên tục. Cần giải quyết gấp sẽ cho lên To-do list, nếu lâu hơn, sẽ được liệt kê vào Rock mục tiêu quý cần hoàn thành. Ban lãnh đạo kịp thời nắm được các hoạt động đang diễn ra trong tổ chức và có chiến lược tinh chỉnh phù hợp.

Theo sát lộ trình, đảm bảo về đích thành công!

Sếp đã sẵn sàng quý 2 toàn thắng với Simplamo chưa!

Tất cả những những điểm yếu gây cản trở việc hoàn thành mục tiêu Quý 1 trước đây giờ đã có các tính năng trên phần mềm Simplamo giải quyết. Thật tuyệt vời khi ta có thể chuẩn đoán bệnh và có luôn đơn thuốc chữa bệnh chỉ bằng một phần mềm, việc đạt mục tiêu Quý không còn là quãng đường trèo đèo lội suối vất vả. Với Simplamo, sếp và Team chỉ cần vài cú click chuột đơn giản và nhanh chóng đã có thể thấy ngay sự hiệu quả, đi cùng với tốc độ phát triển của thời đại tiên tiến.

Hy vọng với sự giúp sức từ phần mềm Simplamo, mục tiêu quý 2 của Team sẽ dễ dàng đạt tăng trưởng ngoài mong đợi, các dữ liệu được theo sát trong quá trình giúp nhân viên tập trung vào công việc, đoàn kết đội ngũ và nỗ lực hết mình vì thành quả của công ty.

Mỗi người một tay sẽ không thấy ngọn núi nào là cao nhất thế giới, miễn là đi cùng nhau và chung giá trị cốt lõi. Chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở chinh phục mục tiêu Quý mà xa hơn nữa là kế hoạch năm và tầm nhìn dài hạn cho nhiều năm sau đó, mọi thứ đều có thể khi ta nắm được cách làm đúng và thông minh.

Mời sếp đọc thêm bài viết “5 sai lầm OKR “thịnh hành” nhất tại Việt Nam và cách phòng tránh chúng” tại đây.

Một lần nữa Simplamo chúc cho Sếp và Team sẽ có những thắng lợi vượt bậc trong mục tiêu quý tiếp theo và rộng ra là mục tiêu năm thật trọn vẹn.

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up

trien-khai-okr-kpi

Simplamo xóa bay trở ngại trong quá trình THỰC THI OKR/KPI

By Quản trị Mục tiêu và Chiến lược

Một sự thật rất đau lòng là chúng ta chỉ biết viết OKR/KPI nhưng không biết cách theo dõi và thực thi đúng cách…..

OKR/KPI đang là những phương pháp quản trị được nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng trong thời gian gần đây, mặc dù đây đều là những phương pháp rất nổi tiếng trên thế giới nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thành công.

Có nhiều lý do dẫn đến việc áp dụng một phương pháp OKR/KPI thất bại, nhưng phần nhiều có thể kể đến, là chúng ta dành nhiều thời gian cho viết và ban hành, nhưng lại không đầu tư cho khâu thực thi – review và cải tiến.

Bài viết ngày hôm nay Simplamo chia sẻ đến Bạn sẽ tập trung làm rõ những điểm đang gây nhức nhối trong khâu thực thi và đưa ra phương pháp cụ thể, trực quan giúp Bạn thực thi OKR/KPI thành công, tăng trưởng doanh thu.

1. Viết được OKR/KPI thôi là chưa đủ

Nhiều doanh nghiệp dành từ 2-3 tháng đầu năm để lập kế hoạch kinh doanh cho năm mới, sau đó ban hành và …. “thả trôi”. Tới cuộc họp định kỳ (thường là cuối tháng hoặc cuối quý) mới tập trung đội ngũ lại để review, nhưng mọi thứ đã quá muộn:

  • Nhân viên quên mất các mục tiêu và chỉ số đã đặt ra
  • Các mục tiêu hoặc chỉ số này không còn phụ hợp do sự thay đổi liên tục từ thị trường/chiến lược công ty
  • Có quá nhiều vấn đề phát sinh trong tiến trình thực thi nhưng không được giải quyết kịp thời hoặc tái đi tái lại nhiều lần
  • Cuối cùng là các mục tiêu, chỉ số không đạt như kỳ vọng, cả nhân viên và sếp đều mệt mỏi sau mỗi lần họp

Rõ ràng, viết và ban hành là một chuyện, có thực thi thành công được hay không, đó còn phụ thuộc vào cách ta review và cải tiến.

2. Viết OKR/KPI đúng và đủ

OKR/KPI không còn xa lạ với chúng ta, có rất nhiều sách, tài liệu và các template mẫu để doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, khi viết nên bộ chỉ số-mục tiêu cho mình, doanh nghiệp cần để tâm đến vài điều sau:

  • Chất lượng hơn số lượng: hãy chọn ra những chỉ số và mục tiêu thật sự quan trọng cho doanh nghiệp. Một bảng dài với hàng loạt các chỉ số và mục tiêu thường sẽ không mang lại hiệu quả cho đội ngũ, họ sẽ bị choáng ngợp bởi hàng loạt các chỉ số, không biết ưu tiên làm gì và bắt đầu từ đâu. Con số gợi ý ở đây là tối đa 15 chỉ số cho toàn doanh nghiệp và 7 mục tiêu quan trọng cho mỗi quý.
  • Thật ngắn gọn và dễ hiểu: hãy đảm bảo tên các chỉ số và mục tiêu bạn đặt ra đều dễ hiểu, ngay cả một bạn nhân viên văn phòng cấp thấp nhất vẫn hiểu được điều bạn mong muốn là gì. Đơn giản là họ phải hiểu thì mới làm được, những từ ngữ dài dòng và phô trương chỉ làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn, nhân viên sẽ không nhớ và không làm đúng theo ý của bạn.
  • Bám sát hoạt động doanh nghiệp và liên tục cải tiến: Mỗi doanh nghiệp là một cá thể khác nhau, do đó các chỉ số và mục tiêu cũng sẽ khác nhau. Bạn hãy bắt đầu bằng những chỉ số-mục tiêu quan trọng trước, trong quá trình thực hiện bạn và đội ngũ sẽ nhận ra đây có phải là chỉ số-mục tiêu phù hợp, xứng đáng được theo đuổi trong thời gian tới hay không. Sau đó, bạn điều chỉnh và lại tiếp tục theo dõi nó. Không có gì là hoàn hảo và cố định ngay từ đầu, ngay cả chỉ số và mục tiêu kinh doanh của bạn, nó sẽ nhiều lên theo sự phát triển của doanh nghiệp, vậy nên hãy để mọi thứ thật tự nhiên.

3. Review đúng cách

Sau khi viết xong bộ chỉ số- mục tiêu và ban hành, đây là lúc mà doanh nghiệp cần thực hiện những buổi review định kỳ và đúng cách để đảm bảo mọi thứ luôn diễn ra đúng tiến độ.

3.1. Về mức độ thường xuyên:

Cuối mỗi tháng hay cuối mỗi quý là không đủ để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ. Thử tưởng tượng, nếu họp vào cuối mỗi tháng, bạn chỉ có 12 lần gặp đội ngũ trong năm và nếu họp vào cuối quý thì bạn chỉ còn 4 lần để gặp họ.

Trong một tháng, thậm chí là một tuần có rất nhiều vấn đề xảy ra, từ nội bộ cho đến khách hàng. Nếu chỉ gặp nhau vào cuối mỗi tháng, cái mà bạn nhận được là report các con số, bạn không còn cơ hội để giải quyết các vấn đề gây cản trở cùng đội ngũ suốt một tháng vừa qua và kịp thời đưa ra các quyết định. Đó là chưa kể đến các mục tiêu và chỉ số bạn đặt ra có còn phù hợp hay không.

Do đó, hãy họp mặt định kỳ vào mỗi tuần, vào một ngày và một giờ cố định để đội ngũ sắp xếp công việc và chuẩn bị những thông tin cần thiết cho một cuộc họp. Họp review định kỳ hàng tuần là một sự kết nối vừa đủ, nếu họp nhiều hơn, đội ngũ sẽ không còn khoảng trống để làm việc và không có sự chủ động trong công việc của họ.

3.2 Về phương pháp:

Bạn đã xác định được tầm quan trọng của việc tổ chức một cuộc họp định kỳ hàng tuần, vậy ở cuộc họp này chúng ta phải làm gì và nói gì để đảm bảo đội ngũ luôn bám sát các mục tiêu? Dưới đây là các nguyên tắc của một cuộc họp định kỳ hàng tuần hiệu quả:

  • Bắt đầu và kết thúc đúng giờ: bạn hãy setup một cuộc họp cố định hàng tuần này để đội ngũ làm chủ thời gian và có mặt tham dự đúng giờ. Một cuộc họp chỉ nên diễn ra trong vòng 90 phút, quá thời gian này, mỗi người sẽ không còn đủ năng lượng và sự tập trung để đưa ra phương án giải quyết vấn đề tốt nhất.
  • Người điều phối và người thư ký: cuộc họp cần có một người điều phối chính để đảm bảo mọi người luôn đi đúng theo các nội dung của cuộc họp và tập trung thảo luận đúng vấn đề. Người thư ký sẽ ghi lại các thông tin thảo luận quan trọng, các phương án hành động được tạo ra để gửi cho đội ngũ sau khi cuộc họp kết thúc.
  • Đảm bảo review đúng và đủ: hãy review những nội dung quan trọng hàng tuần và đầy đủ từ trên xuống dưới, bao gồm các chỉ số và mục tiêu của bạn. Điều đó có nghĩa là các chỉ số của bạn phải được đo lường hàng tuần và các mục tiêu phải được chia nhỏ ra để thực hiện. Không được dừng lại giữa chừng trong quá trình này, nhất là khi bạn vừa mới phát hiện ra vấn đề và muốn giải quyết ngay, vì như vậy, có thể bạn sẽ bỏ lỡ những vấn đề còn lớn hơn ở những chỉ số-mục tiêu chưa được xem xét tới.
  • Giải quyết vấn đề phải ra được hành động (todo): với mỗi vấn đề, hãy tập trung năng lượng giải quyết, ra được phương án cụ thể là gì giao cho ai, rồi mới chuyển qua giải quyết các vấn đề khác. Hãy thật kỷ luật ở bước này vì hầu như 80% mọi người đều có xu hướng “bàn ra”, không tập trung vào một vấn đề cụ thể.

Trên đây là nguyên tắc của một cuộc họp định kỳ đúng cách. Để cuộc họp này thật sự hiệu quả, người điều phối phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm khác nữa. Nhưng quan trọng hơn hết, đó chính là sự rèn luyện và kỷ luật.

Bằng việc định kỳ tổ chức cuộc họp hàng tuần bạn sẽ nhận ra sự thay đổi đáng kể từ đội ngũ: mọi người đều thuộc nằm lòng các chỉ số-mục tiêu của mình và luôn tập trung vào việc hoàn thành nó; Đội ngũ nhận diện và giải quyết nhiều vấn đề phát sinh gây cản trở; Bạn xem xét được mọi hoạt động diễn ra trong tổ chức, đang thực hiện tới đâu, kịp thời điều chỉnh các chiến lược, chính sách đã đặt ra, và đặt sự kỳ vọng vào đúng chỗ.

4. Simplamo – Giúp bạn theo dõi và thực hiện OKR/KPI đúng cách

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp OKR/KPI là công cụ đắc lực giúp bạn xây dựng và triển khai OKR/KPI thành công. Thay vì chỉ số hóa những gì bạn đang làm hoặc cung cấp cho bạn một ma trận các chức năng, Simplamo cung cấp cho bạn tư duy và các nguyên tắc đảm bảo bạn đang làm đúng và đủ.

Tư duy mà Simplamo mang đến cho bạn:

  • Cách xây dựng các chỉ số KPI đo lường hàng tuần. Cung cấp bảng chỉ số KPI cấp công ty và cấp phòng ban giúp bạn nhanh chóng nhận diện vấn đề và đưa ra các dự đoán chính xác.

=> Tìm hiểu Top 4 phần mềm KPI hiệu quả nhất cho doanh nghiệp tại đây

  • Cách xây dựng mục tiêu OKR hàng quý tập trung vào điều quan trọng, tính năng gợi ý cách xây dựng đúng và đủ. Cách phân rã OKR hàng quý thành từng mốc milestone thông minh, dễ dàng đo lường tiến trình và nhận diện vấn đề.
  • Khung cuộc họp hàng tuần 7 bước thông minh, bao gồm bước review các chỉ số-mục tiêu giúp dễ dàng nhận diện vấn đề, bước giải quyết vấn đề tích hợp phương pháp “giải quyết vấn đề là phải ra được hành động”.
  • Khung xây dựng sơ đồ tổ chức kết hợp vai trò trách nhiệm cho từng vị trí, đảm bảo giao OKR/KPI đúng người đúng việc
  • Giao diện phần mềm thân thiện, dễ thao tác, tập trung thể hiện những thông tin quan trọng, giúp dễ dàng theo sát tiến trình thực thi của đội ngũ và nhận diện vấn đề gây cản trở.

Review bảng KPI – Socrecard tại cuộc họp hàng tuần

Bảng mục tiêu OKR với các mốc milestone thông minh

Điều cốt lõi mà Simplamo mang đến cho bạn chính là tư duy vận hành một doanh nghiệp, tập trung, kết nối và đạt được các mục tiêu.

Các doanh nghiệp sử dụng Simplamo đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng chỉ sau 6 tháng sử dụng phần mềm. Họ biết cách xây mục tiêu đúng, biết cách kết nối đội ngũ và đồng hành cùng họ để thực thi mục tiêu thành công. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng trên 30%, thậm chí là tăng trưởng 200% chỉ sau 6 tháng đến 01 năm áp dụng Simplamo.

Xem thêm các câu chuyện khách hàng – tăng trưởng doanh thu cùng Simplamo tại đây!

5. Về Simplamo

Simplamo mong muốn mang đến cho bạn những câu chuyện thật và giá trị thực.

Chúng tôi biết bạn là một nhà lãnh đạo, một CEO rất giỏi và tài năng, bạn có kho kiến thức chuyên môn đồ sộ và kỹ năng dẫn dắt đội nhóm tuyệt vời. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc là bạn luôn bận rộn, ý tưởng của bạn rất nhiều nhưng thật không dễ để đội ngũ hiểu và biến điều đó thành hiện thực, nội bộ có thể rối loạn và bạn sẽ rất bối rối khi doanh nghiệp ngày một phình to ra.

Thấu hiểu nỗi trăn trở đó của bạn, Simplamo ra đời là kết tinh của tư duy quản trị hiện đại thế kỷ 21, một thế kỷ bận rộn với sự lên ngôi chóng mặt của công nghệ. Thế kỷ 21 sẽ không có chỗ cho những lý thuyết quản trị dài dòng và cung cách làm việc nhiều “lớp lang”, thay vào đó, quản trị là phải đơn giản, thiết thực và mang đến hiệu quả.

Simplamo lượng hóa những kiến thức quản trị hiện đại thành những công cụ dễ thao tác, dể hiểu và dễ follow theo, để bạn và đội ngũ của mình, giữa một rừng những thông tin tấp nập hằng ngày vẫn biết việc cần làm và phối hợp làm với nhau như thế nào để đạt được mục tiêu.

Tại buổi demo tính năng của Simplamo, đội ngũ của Simplamo không chỉ mô tả các tính năng mà còn chia sẻ rất chi tiết về mặt tư duy, rằng tại sao chúng ta phải làm như vậy, để bạn và đội ngũ hiểu tường tận mọi khía cạnh trong một doanh nghiệp.

Chỉ khi nào có chung cách hiểu, đội ngũ mới ngồi chung con thuyền với bạn!

—————————————————

Simplamo – Phần mềm quản trị mục tiêu khoa học hiện đại, kết hợp độc đáo giữa KPI, OKR. Biến mọi thứ phức tạp trong điều hành trở nên đơn giản và gần gũi đến từng nhân viên. Giải phóng áp lực cho nhà lãnh đạo, tập trung vào điều quan trọng, tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.

Hãy bắt đầu trải nghiệm Simplamo và cảm nhận sự thay đổi chỉ sau 4 tuần!

Đăng ký nhận buổi demo Simplamo tại: https://app.simplamo.com/sign-up